Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hình dạng và đặc tính sinh học của những ký sinh trùng đường ruột pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.21 KB, 10 trang )

Hình dạng và đặc tính sinh học của những ký sinh
trùng đường ruột thường gặp ở Việt Nam


1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Thân giun đũa hình ống dài, 2 đầu thon, màu trắng sữa hay hường nhạt có vân
ngang (h.2). Đầu của giun đũa tận cùng bằng 3 môi bao quanh miệng, bờ của môi
không đều đặn và có dạng răng cưa.
Khi trưởng thành, con đực dài từ 15-17cm và có đuôi cong. Con cái dài hơn con
đực (20-25cm) có đuôi thẳng hình nón.
Trứng có hình bầu dục, kích thước 60-70 x 45 , có một vỏ dầy. Phía ngoài vỏ có
một lớp albumin xù xì, thường có màu vàng nâu, màu này là do nhiễm sắc tố mật
– lớp albumin có thể trốc trọn vẹn hay một phần, tạo nên những trứng không điển
hình.
Giun đũa trưởng thành sống ở ruột non, nhưng cá biệt có thể chui vào ống dẫn
mật, ống tuỵ, ruột thừa hoặc chui lên miệng, mũi. Sự giao hợp xảy ra ở ruột non và
sau đó con cái có thể đẻ mỗi ngày đến 200 ngàn trứng, nhưng những trứng này
không có phôi và cũng chưa phân đoạn lúc mới sinh nên sự tự nhiễm không thể
xảy ra được. Giun đũa có thể sống tới một năm.
Súc vật (chó, heo, bò, trâu) cũng có những loài giun đũa riêng của chúng, nhưng
nếu người nuốt phải trứng của những giun đũa này thì ấu trùng không thể phát
triển đến giai đoạn trưởng thành được.
2. Giun kim (Enterobius vermi-cularis)
Giun này nhỏ màu trắng, đục, con đực dài từ 3-5mm đuôi cong, con cái dài từ 9-
12mm đuôi thẳng và nhọn (h.3).
Miệng giun lim có 3 môi, có thể thụt vô trong, giúp giun bám chặt vào niêm mạc
ruột.
Trứng hình bầu dục, kích thước 50 x 25 , lép một bên, vỏ khá dầy và trong suốt.
Giun kim sống ở đoạn đầu của ruột già: sau khi giao hợp, con đực chết và theo
phân ra ngoài, còn con cái, sau khi thụ tinh thì không đẻ ngay trong ruột mà di
chuyển đến tận hậu mon và đẻ trứng ở rìa hậu môn; cũng vì thế, ít tìm thấy trứng


trong phân. Trứng dính vào da nhờ vỏ có chất albumin và vì các trứng này có phôi
từ lúc mới sinh ra nên có thể nhiễm trực tiếp và tức khắc. Giun kim chỉ sống ở
người trong vòng 1 tới 2 tháng.
3. Giun móc:
Giun móc ký sinh người gồm có hai loại sau đây: Ancylostoma duodenale và
Necator americanus, có màu trắng sữa hay hường nhạt.
Đầu giun móc có bao miệng hơi phình ra và cong về phía mặt lưng. Ở
Ancylostoma duodenale, miệng có 2 cặp răng hình móc bố trí cân đối, mỗi bên
một cặp, còn ở Necator americanus miệng không có 2 cặp móc mà thay vào đó là
2 răng hình bán nguyệt sắc bén (h4, h5).
Con đực dài từ 7-11mm và đuôi xoè ra tạo thành một túi giao hợp hình chân vịt.
Con cái dài từ 9-15mm và đuôi hình nón.
Trứng có hình bầu dục 60-70 x40 , vỏ mỏng và trong suốt. Lúc sinh ra trứng đã
bắt đầu phân đoạn và chứa đựng từ 2-4 phôi bào rất dễ thấy.
Giun móc sống ở phần đầu ruột non (tá tràng) miệng bám vào niêm mạc ruột để
hút máu và chống lại nhu động của ruột. Giun móc có thể sống từ 5 đến 10 năm.
4. Giun Tóc (Trichuris trichi-ura):
Ký sinh trùng này màu trắng sữa hay hường nhạt và dễ nhận vì phần đầu thon như
một sợi tóc và choán dần 3/5 thân, phần còn lại phình lớn hơn nhiều (đường kính
khoảng 1.5mm) và chứa đựng các cơ quan. Con đực dài từ 30-45mm, con cái từ
35-50mm.
Trứng màu đỏ nâu (50 x20 ) hình trái cau, vỏ dầy láng, ở mỗi cực có một nút trong
suốt, tạo bằng chất nhầy. Những trứng này không có phôi luc mới sinh nên sự tự
nhiễm không thể xảy ra được.
Giun tóc ký sinh ở ruột già, chủ yếu vùng manh tràng và thường cắm đầu vào
niêm mạc ruột để hút máu, nhưng số lượng hút máu thấp hơn giun móc nhiều.
Giun tóc có thể sống 5- 6 năm.
5. Giun lươn (Strogyloides stercoralis)
Giun này rất nhỏ, mắt thường khó trông thấy và gồm có 2 dạng:
- Dạng ký sinh dài độ 2mm, sống trong đoạn đầu của ruột non, chỉ gồm con cái

trinh sản (nghĩa là có thể đẻ trứng mà không cần sự thụ tinh của con đực).
- Dạng tự do chỉ dài từ 0.7mm-1mm sống trên mặt đất và gồm có cả 2 phái đực và
cái.
những con cái trinh sản sống trong ruột non và đẻ trừng trong thành ruột. Trứng có
kích thước 50ưx30 , vỏ mỏng láng và trong suốt. Trứng nở tại chỗ và cho ấu trùng
thực quản có ụ phình, dài độ 200-300 , rất di động, theo phân ra ngoài, chỉ (chỉ
trong trường hợp tiêu chảy, phân được tống nhanh mới gặp trứng trong phân). Au
trùng này phát triển ở môi trường ngoài để cho giun lươn đực và cái tự do. Dạng
này sinh sống nhờ ăn vi sinh vật và các chất hữu cơ trong đất, giao hợp đẻ trứng.
Trứng nở cho ấu trùng thực quản có ụ phình rồi sau đó biến thành ấu trùng thực
quản hình ống, dài từ 600-700 có tính nhiễm.
Ngoài ra, ấu trùng thực quản có ụ với người bệnh) nhưng thường gián tiếp khi
uống nước hay ăn thường những thức ăn bị vấy bẩn.
Trong ruột người, Entamoeba histolytica có thể phát triển theo 2 chu trình:
phình có thể chuyển ngay ở trong ruột thành ấu trùng có thực quản hình ống, có
khả năng nhiễm bằng cách đi ngang qua thành ruột, theo đường máu đến tim, phổi,
khí quản, xuống ruột non và trưởng thành ở đó. Chính chu trình tự nhiễm nặng, có
khi gây tử vong và những trường hợp nhiễm mãn tính (10-15 năm trong khi đời
sống giun lươn tương đối ngắn (3-4 tháng).
6. Ký sinh trùng amib (Entamoeba histolytica)
Ở thể tự dưỡng, hoạt động ký sinh trùng amib có 2 dạng khác nhau:
- Dạng histolytica có tính thực hồng cầu, rất di động nhờ chân giả, đường kính khi
ở thể tròn khoảng 20-30 , sinh sản bằng cách chia đôi. Dạng nầy sống trong mô
(thành kết tràng, mô gan mà nó xâm nhập nhờ có những men dung giải protein, tạo
nên áp xe cực nhỏ có thể thông nhau. Cũng gặp trong phân lỵ: đó là dạng có sức
độc, có khả năng gây bệnh.
- Dạng minuta (không có tính thực hồng cầu), nhỏ hơn dạng trướ (15-20 ). Sống
hoại sinh trong lòng ruột già và có thể gặp trong phân của những người bề ngoài
lành mạnh. H.8
Còn ở thể bào nang bất động, Entamoeba histotica có hình tròn có đường kính 12

đến 15 , có một vỏ dầy, cũng sống hoại sinh, theo phân ra ngoài và là nguồn
truyền bệnh.
Thể tư dưỡng dễ bị vỡ và chỉ sống một thời gian rất ngắn khi ra khỏi ruột, nhất là
nếu gặp nóng và nơi khô ráo. Bào nang trái lại có thể sống khá lâu (1-2 tuần) nếu
gặp nước hay chỗ ẩm ướt.
Người nhiễm khi nuốt bào nang trực tiếp qua tay dơ (sau khi tiếp xúc với người
bệnh) nhưng thường gián tiếp khi uống nước hay ăn những thức ăn bị vấy bẩn.
Trong ruột người, Entamoeba histolytica có thể phát triển theo 2 chu trình:
* Một chu trình không gây bệnh gặp ở những người lành mang ký sinh trùng (tức
là chứa chấp ký sinh trùng nhưng bên ngoài vẫn mạnh khoẻ). Sau khi đến ruột, các
dịch tiêu hoá làm tan vỡ bào nang, 4 nhân phân chia và tế bào chất cũng vậy để
cho 8 amib con dạng minuta. Dạng này sinh sản bằng cách chia đôi nhưng vẫn
sống trong lòng ruột. Do nhiều ảnh hưởng khác nhau nhất là thay đổi pH, dạng
minuta có thể cho trở lại bào nang được phóng thích theo phân.
* Một chu trình gây bệnh xảy ra khi nào:
- Chế độ ăn uống hay khí hậu thay đổi.
- Mất thăng bằng tạp khuẩn ruột (nhất là vì dùng thuốc kháng sinh bừa bãi).
- Niêm mạc ruột bị kích thích bởi những hoá học hay bị vi trùng giun sán làm trầy,
lở loét, lúc đó amib dạng minuta sẽ biến thành dạng histolytica có khả năng gây
hoại tử mô. Nó xâm nhập thành ruột già và tăng nhanh. Nếu bệnh nhân được điều
trị hay môi trường ruột thay đổi, amib dạng histolytica sẽ cho trở lại dạng minuta.
Dạng này trở lại sinh sống trong lòng ruột và có thể cho bào nang.
(thể hiện ở sơ đồ dưới đây)
7. Trùng roi (Giardia intestinalis):
Cũng như amib, trùng roi này có thể gặp dưới hai thể:
* Thể tư dưỡng hay hoạt động: Có hình chiếc diều dài từ 15- 20 ngàn 6- 10 , phía
lưng lồi, còn phân nửa trước phía bụng biến thành một ống hút và chính nhờ đó
mà ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột (h.9)
Nó có:
- Hai nhân lớn, mỗi nhân có một hạch nhân to nằm ngay ở giữa giống như hai mắt

kính.
- 8 roi, 6 ở đằng trước và hướng về hai bên, 2 ngắn ở đằng đuôi. Chính nhờ những
roi nầy mà nó di động.
- Một sống thận và đôi khi một thể cận sống thân hình dấy phẩy.
* Thể bào nang có hình bầu dục, chiều dài 8-12 , có một vỏ láng khá dầy, trong
mang có 4 nhân và một số roi mới phát hoạ.
Thể tư dưỡng sống ở giai đoạn đầu ruột non, bám vào niêm mạc ruột và có thể
phát triển theo hai cách:
+ Chia đôi để cho hai thể tư dưỡng con.
+ Biến thành bào nang theo phân ra ngoài và là nguồn truyền bệnh. Ở nơi ẩm ướt
hay trong nước, bào nang có thể sống từ 3 tới 4 tuần.
8. Sán dải heo (Toenia solium) Sán dải bò (Tooenia saginata):
Đó là 2 sán dải lớn còn gọi là sán xơ mít ký sinh ở người, có thể dải đến 8m. Đầu
sán rất nhỏ (đường kính khoảng 1mm) có 4 đĩa hút và ngoài ra đầu sán dải heo có
thêm một chuỷ chứa đựng 2 hàng móc (h.11). Thân sán có từ 800 đến 1000 đốt
nhưng chỉ những đốt chót là già, có tử cung phân nhánh chứa đựng nhiều trứng.
Những trứng nầy hình cầu, to độ 40 , vỏ dầy màu nâu sậm và có tia, chứa đựng
một phôi có 6 móc. Ở sán dải heo, những đốt già chiều dài bằng khoản một lần
rưỡi chiều ngang và tử cung ít phân nhánh (7-12 nhánh) còn ở sán dải bò chiều dài
bằng hai lần chiều ngang và tử cung phân nhánh nhiều hơn (15 tới 30 nhánh mỗi
bên) (h.11, h.12, h.13).
Hai sán này sống tong ruột non của người. Những đốt già tách rời khỏi thân sán và
có thể tự động bò ra ngoài, ngoài những lúc đi tiêu (trường hợp sản dải bò) hoặc
được tục xuất theo phân (trường hợp sán dải heo).
vật chủ trung gian của sán dải heo là con heo, còn ký chủ trung gian của sán dải bò
là con bò.

9. Sán lá nhỏ ở gan (Clonorchis siinensis):
Thân dẹp và trong suốt, có màu đỏ nhạt, hình cái bay dài từ 1-2cm, ngang 3-4mm,
lưỡng tính. Trứng hình bầu dục, hơi phình ở chính giữa, kích thước 30 x15 , có

một nắp lồi và một gai nhỏ dễ thấy ở phía đối diện nắp.
Lúc trởng thành, sán này sống trong ống mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài
và nếu gặp nước mới tiếp tục phát triển.
10. Sán lá lớn ở ruột (Fasciolopsis buski)
Đây là loại sán lá to nhất trong các loại sán lá ký sinh ở người và cũng thường thấy
ở heo. Hình dáng đặc biệt như chiếc lá, kích thước khoảng 3-7cm dài x 15mm
ngang, dầy chừng 2-3mm. Cũng như sán lá nhỏ ở gan, sán này lưỡng tính. Khi
trưởng thành sống trong ruột non, bám vào thành ruột nhờ đĩa hút miệng và bụng.
Trứng cũng có nắp, hình bầu dục nhưng kích thước to: 140 x 80 , có vỏ khá dầy
màu nâu, cũng theo phân ra ngoài và chỉ tiếp tục phát triển khi gặp nước.


×