Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT CỦA 13 GIỐNG/DÒNG NẾP TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2004-2005 part 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.97 KB, 10 trang )

trấu để giữ ẩm. Sau khi gieo hạt tưới nước ngày 2 lần. 10 ngày sau khi gieo tưới
19g Ure và 10,4g DAP cho mỗi líp và tưới thêm nước lạnh để tránh cháy mạ.
3.2.2.2. Chuẩn bị đất cấy
Trước khi cấy dọn sạch cỏ, cày trục san bằng mặt ruộng, bót lót, chia lô
thí nghiệm trước khi cấy.
3.2.2.3. Cấy
Mạ được cấy ở 18 ngày tuổi, nhổ mạ vào buổi chiều hôm trước, mỗi
giống chia làm 3 bó có mang nhãn, bố trí vào lô đã phân trước.
Cấy có căng dây theo mật độ 15 x 15cm, cấy 1 tép/bụi, cấy cạn 2-3cm,
mạ dư cấy ở cuối lô để cấy dặm. Đầu mỗi lô có ghi ký hiệu trên cọc tre.
3.2.2.4. Phân bón
Phân bón theo công thức 90 – 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón:
+ Bón lót: Một ngày trước khi cấy bón 1/4 lượng Ure, 1/3 lượng DAP
và 1/2 lượng KCl, tương đương với 4,75kgUre, 2,27kg DAP và
2,56kg KCl.
+ Bón lần 1: 10 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/3 lượng DAP, tương
đương 4,75kgUre và 2,27kg DAP.
+ Bón lần 2: 20 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/3 lượng DAP, tương
đương 4,75kgUre và 2,27kg DAP.
+ Bón lần 3: 35 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/2 lượng KCl, tương
đương 4,75kgUre và 2,56kg KCl.
3.2.2.5. Chăm sóc
+ Sau khi cấy 3 ngày tiến hành cấy dặm lại những cây bị chết, bị nổi và
cho nước từ từ vào ruộng theo chiều cao của cây lúa, sau đó giữ mực
nước trong ruộng từ 5-10 cm cho đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
+ Làm cỏ: Sau 15 ngày bắt đầu nhổ cỏ khi trên ruộng xuất hiện cỏ.
3.2.3. Phương pháp thu cthập số liệu
3.2.3.1. Chỉ tiêu nông học
+ Chiều cao cây: Ghi nhận 10 ngày 1 lần và lần đầu vào ngày thứ 20 sau
2
khi cấy. Mỗi lô chọn ngẫu nhiên 3 vị trí theo hình ziczắc, mỗi vị trí chọn 4 bụi


và chỉ đo chiều cao 1 bụi, giữ cố định vị trí đó cho đến lúc thu hoạch (bằng cách
cắm cọc tre làm dấu). Chiều cao được đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất ở giai
đoạn tăng trưởng và đến chóp bông cao nhất ở giai đoạn lúa đã trổ hoàn toàn.
Chiều cao cây được tính theo công thức sau:
+ Số chồi: Ghi nhận cùng lúc và cùng địa điểm với đo chiều cao cây,
mỗi vị trí đếm số chồi của 4 bụi. Được tính là một chồi khi có 3 lá
thật. Số chồi hữu hiệu ghi nhận lúc thu hoạch, số chồi tối đa là số
chồi cao nhất qua các lần ghi nhận. Số chồi trung bình được tính theo
công thức sau:

+ Góc lá cờ: là góc hợp bởi lá cờ và trục bông lúa, được ghi nhận lúc lúa
trổ đến vào chắc. Các cấp đánh giá như sau:
Cấp: Thang điểm:
1 Rất thẳng ( < 15
0
)
3 Hơi thẳng ( 15-30
0
)
5 Hơi xoè ( 30-60
0
)
7 Xoè ( 60-90
0
)
9 Bẹt ( >90
0
)
+ Độ hở cổ bông: là khoảng cách từ cổ bông đến cổ lá cờ. Quan sát vào
giai đoạn chín và được đánh giá như sau:

Kín : Cổ bông nằm trong cổ lá cờ
Trung bình : Cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách từ 0-5cm
Hở : Cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách trên 5cm
+ Chiều dài bông: Ghi nhận vào lúc thu hoạch, đo ngẫu nhiên 10 bông
lấy từ mẫu thu 12 bụi, đo từ cổ bông đến chóp bông.
2
Số chồi /1 bụi =
Tổng số chồi 12bụi
12
Chiều dài bông(cm) =
Chiều dài 10bông
10
Chiều cao cây (cm)=
Chiều cao 3 bụi
3
+ Đặc tính đổ ngã: Ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần
trăm cây bị đổ ngã theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI.
Cấp Thang điểm ( % cây đổ ngã)
1 Không đổ ngã
3 Hầu hết không đổ ngã ( <25%)
5 Hơi ngã ( 25-50%)
7 Hầu hết ngã( 50-70%)
9 Tất cả đều ngã( >70%)
+ Thời gian sinh trưởng: Ghi ngày nẩy mầm, ngày cấy, ngày trổ 5%, 80%, và
ngày lúa chín 80%. Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc lúa nẩy mầm đến
lúc lúa chín 80%.
+ Chất lượng gạo: mỗi giống được phân tích 3 lần lặp lại, trọng lượng mẫu
150gram, xay trên máy Satakemini (THO-35A) và chà trắng bằng máy MC
GILL Polisher No3 của nhật bản, cân trọng lượng gạo trắng, sau đó tách gạo
nguyên và gạo gãy, cân trọng lượng gạo nguyên.

+ Tỉ lệ gạo đục: cân 25gram gạo nguyên, tách gạo đục gạo trắng, cân trọng
lượng gạo đục
+ Kích thước hạt (chiều dài gạo xay): sau khi đã xay ra gạo trắng, tiến hành đo
ngẫu nhiên chiều dài 20 hạt gạo nguyên và rồi tính trung bình, lặp lại 3 lần.
Cấp đánh giá:
Cấp Dạng hạt Chiều dài (mm)
1 Quá dài >7,5
3 Dài 6,6 – 7,5
5 Trung bình 5,51 - 6,6
7 Ngắn < 5,5
2
Tỉ lệ gạo nguyên =
Khối lượng gạo nguyên
150
Tỉ lệ gạo đục =
Khối lượng gạo đục
25
x 100
x 100
Tỉ lệ xay xát =
Khối lượng gạo trắng
150
x 100
+ Dạng hạt: Dựa vào tỉ lệ dài/ngang. Đo ngẫu nhiên chiều rộng 20 hạt gạo
nguyên, lặp lại 3 lần lấy trung bình. Cấp đánh giá:
Cấp: Dạng hạt D/R:
1 Thon dài > 3,0
3 Trung bình 2,1 – 3,0
5 Bầu 1,1 – 2,0
7 Tròn <1,0

3.2.3.2. Năng suất thực tế và thành phần năng suất
+ Mỗi lô cắt 5m
2
( tương đương 222 bụi) ở giữa lô, ra hạt, phơi khô và giê sạch,
cân trọng lượng và đo ẩm độ rồi qui về ẩm độ 14% theo công thức
Trong đó: W
14%
: Trọng lượng ở ẩm độ chuẩn 14% ( Kg).
w : Trọng lượng lúc cân ( Kg).
H
0
: Ẩm độ lúc cân.
Công thức tính năng suất thực tế:
NSTT = W
14%
x 2000 (đơn vị: Kg/ha)
= W
14%
x 2 (đơn vị: Tấn/ha)
+ Thành phần năng suất: Thu 12 bụi trên mỗi lô ở 3 vị trí. Sau đó tiến hành các
bước sau:
− Chọn ngẫu nhiên 10 bông, đo chiều dài bông (cm).
− Đếm tổng số bông của 12 bụi. Ký hiệu: P.
− Tuốt tất cả các hạt lép và chắc của P bông.
− Đếm tất cả các hạt lép. Ký hiệu: U.
− Đếm 1000 hạt chắc, cân trọng lượng, đo ẩm độ , qui về trọng lượng ở ẩm độ
14% theo công thức (1), ký hiệu: w (g).
− Cân trọng lượng hạt chắc còn lại, đo ẩm độ H
0
, qui về trọng lượng ở ẩm độ 14%

theo công thức (1) ký hiệu: W.
Các chỉ tiêu tính thành phần năng suất:
2
W
14%
=
W (100 - H
0
)
86
(1)
Số bông/m
2
= =
P
12(0,15 x 0,15)

P
0.27
Trọng lượng 1000 hạt = w
14%
3.2.3.3. Chỉ tiêu sâu bệnh
+ Rầy nâu ( Nilaparvata lugens): Ghi nhận sự xuất hiện của rầy nâu từ lúc lúa
đẻ nhánh đến lúc lúa chín. Đánh giá ngoài đồng ruộng cần phải có mật số rầy
nâu như sau: 10 con/bụi trong giai đoạn 15 NSKC; 25 con/bụi trong giai đoạn
30-40 NSKC; 100 con/bụi trong giai đoạn trổ. Đánh giá thiệt hại theo các cấp
sau:
Cấp: Mức độ:
0 Không thiệt hại
1 Hơi biến vàng trên một số ít cây

3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
5 Lá vàng rõ rệt, cây bị lùn và héo, đã bị cháy rầy, số cây còn lại bị lùn
nặng
7 Hơn nửa số cây bị héo, cháy rầy, các cây còn lại bị lùn nặng
9 Tất cả cây bị chết
+ Rầy nâu (thí nghiệm trong nhà lưới): sử dụng khay mạ rầy nâu 40x50x10cm
để gieo mỗi giống thành 1 hàng 10cm, 3 lần lặp lại, xen lẫn với các giống
chuẩn nhiễm và chuẩn kháng. Thả 6-8 rầy nâu non tuổi 2-3 trên 1 cây mạ vào
lúc 7 ngày sau khi gieo. Ghi nhận cấp hại theo tiêu chuẩn 0-9 cấp của IRRI
khi giống chuẩn nhiễm TN1 bị cháy rụi. Đánh giá theo các cấp:
Cấp: Mức độ :
0 Cây phát triển bình thường, không bị hại
1 Cây phát triển bình thường, lá 1 và 2 bị vàng (kháng)
2
Hạt chắc/bông =

(W+w)100
0
w.P
% hạt chắc = x 100
(W+w)1000/w
(W+w)1000/w + U
3 10% cây chết, lá 1 và 2 bị vàng nhiều ( hơi kháng)
5 20 đến 50% cây chết, lá 1,2 và 3 bị vàng nặng ( hơi nhiễm)
7 Trên 50% cây chết, cây còn lại vàng không phát triển được ( nhiễm)
9 100% cây bị chết
+ Bệnh cháy lá ( Pyricularia oryzae Cav): Ghi nhận từ giai đoạn mạ đến trổ.
Đánh giá dựa vào dạng hình vết bệnh phổ biến.
Cấp: Mức độ:
0 Không thấy vết bệnh.

1 Vết bệnh ánh nâu hình kim châm hoặc lớn hơn, trung tâm sản sinh bào
tử chưa xuất hiện.
3 Vết bệnh nhỏ, hơi tròn hoặc hơi dài có các vết hoại sinh nơi bào tử,
đường kính khoảng 1-2mm với đường viền nâu hoặc vàng rõ rệt.
5 Vết bệnh hẹp hoặc hơi hình elip, rộng 1-2mm với viền nâu.
7 Vết bệnh rộng hình thoi, có viền vàng nâu hoặc tím
9 Các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với nhau, có màu ngà, xám hoặc phớt
xanh, viền vết bệnh không rõ ràng.
+ Thí nghiệm bệnh cháy lá: Thí nghiệm được bố trí trên nương mạ cháy lá, hoàn
toàn ngẫu nhiên, không lặp lại. Mỗi giống gieo thành hàng dài 50cm cách
nhau 10cm xen lẫn các giống chuẩn nhiễm. Công thức phân bón 200-80-00
NPK Kg/ha. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống khi giống chuẩn
nhiễm TN1 cháy rụi theo thang điểm 9 cấp của IRRI:
Cấp: Mức độ:
0 Không cho thấy vết bệnh
1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản
sinh bào tử.
2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài đường kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt,
2
hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
3 Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng vết bệnh đáng kể ở các lá trên.
4 Vết bệnh điển hình cho các giống, dài 3mm hoặc dài hơn, diện tích vết
bệnh trên lá dưới 2% diện tích lá.
5 Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá.
6 Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá.
7 Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá.
8 Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá.
9 Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
3.2.3.4. Chỉ tiêu nông hoá
Lấy ngẫu nhiên 5 mẫu đất trên ruộng thí nghiệm theo hình chữ z. Lấy

tầng mặt (0-20cm). Để khô tự nhiên nơi thoáng mát. Đất khô được nghiền
nhuyễn và trộn 5 điểm lại với nhau, gởi về phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa
học đất để phân tích chỉ tiêu đạm tổng số, lân tổng số, chỉ số CHC, pH.
3.3. Phương pháp thống kê
Các số liệu thí nghiệm sẽ được tính toán bằng chương trình Excel và
phân tích phương sai theo mô hình khối hoàn toàn ngẫu nhiên bằng chương trình
Irristat.
2
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung
4.1.1. Tình hình sâu bệnh
Do ruộng thí nghiệm được quản lý tốt: bờ bao cao, luôn giữ nước ở chân
ruộng nên sâu bệnh ít phát triển. Trong suốt thời gian thí nghiệm chỉ có sự xuất
hiện của:
+ Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis): xuất hiện vào giai đoạn
40NSKC (ngày sau khi cấy) và tấn công trên tất cả các lô thí nghiệm ở mức
độ từ cấp 3-5. Sử dụng Kinalux xịt đều trên ruộng.
+ Bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae): xuất hiện từ giai đoạn 40 NSKC
cho đến khi thu hoạch, không xịt thuốc.
+ Bệnh cháy lá (Pirycularia oryzae Cav) có xuất hiện vào giai đoạn 50 NSKC
trên các giống LN2, LN7, LN8, LN9, nhưng ở mức độ thấp (cấp 1-3) và
không xuất hiện trên cả 3 lần lặp lại. Sử dụng Fuan xịt với nồng độ 50
cc
/bình
16lít vào giai đoạn 50 NSKC và sau đó không còn thấy vết bệnh nữa.
4.1.2. Cỏ dại
Do không xử lý thuốc cỏ trên ruộng trước khi cấy, nên 15NSKC (ngày
sau khi cấy) cỏ bắt đầu xuất hiện khá nhiều nên phải tiến hành nhổ cỏ. Ở các giai
đoạn sau cũng diệt cỏ bằng tay, không sử dụng thuốc cỏ.
4.2. Kết quả thảo luận

4.2.1. Đặc tính nông học
4.2.1.1. Chiều cao cây
Theo kết quả thống kê, trong giai đoạn 20 NSKC chiều cao giữa các lần
lặp lại có khác biệt ý nghĩa, nhưng sự khác biệt này giảm dần ở giai đoạn 30
NSKC và đến giai đoạn 40 NSKC khác biệt không có ý nghĩa và sau đó không
còn sự khác biệt giữa các lần lặp lại. Chứng tỏ rằng, trong giai đoạn đầu do còn
bị sóc nên các giống ở các lô chưa phát triển đều.
2
Theo bảng 2, ta thấy ba giống/dòng LN1, LN5, LN11 có tốc độ tăng
trưởng chiều cao nhanh hơn và đạt chiều cao tối đa sớm hơn tất cả các giống còn
lại. Giống LN3 và LN6 có chiều cao cây thấp nhất trong các giống thí nghiệm.
Bảng 2: Biến động chiều cao của của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
(Đơn vị: cm)
Giống Ngày sau khi cấy
20 30 40 50 60 70
LN1 53.2 bcd 74.1 bc 108.8 a 133.0 a 144.1 ab 149.9 a
LN2 47.7 ef 63.2 de 85.1 b 93.3 bc 100.1 de 120.7 c
LN3 44.6 f 55.7 fg 68.2 d 77.9 d 84.6 f 93.1 h
LN4 49.7 de 63.0 de 84.0 b 90.9 bcd 99.6 de 110.8 de
LN5 55.5 b 77.4 ab 110.6 a 131.1 a 149.7 a 142.8 ab
LN6 36.9 g 52.4 g 69.1 cd 78.0 d 84.9 f 96.6 gh
LN7 54.4 bc 68.8 cd 83.7 b 95.7 bc 102.1 cd 108.3 def
LN8 47.0 ef 64.3 de 82.2 b 92.3 bc 97.6 de 114.5 cd
LN9 51.3 b-e 66.2 d 82.1 b 89.5 bcd 97.9 de 107.9 def
LN10 50.8 cde 68.2 cd 85.6 b 96.3 b 110.4 c 104.3 efg
LN11 60.3 a 83.3 a 116.1 a 140.5 a 135.7 b 137.1 b
Nếp Phú Tân
43.8 f 59.1 ef 76.9 bc 82.3 cd 90.9 ef 100.6 fgh
NCT 47.8 ef 63.3 de 77.1 bc 85.0 bcd 90.3 ef 96.2 gh

Cv (%) 4.6 5.7 5.3 7.1 5 4.4
Mức ý nghĩa
(F)
** ** ** ** ** **
(Chú thích: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác
biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan; ** = khác biệt có ý nghĩa 1%)
Theo IRRI (1981) sự vươn lóng liên hệ mật thiết với thời gian sinh
trưởng. Giống LN11 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (85 ngày) đã đạt chiều
cao tối đa sớm hơn tất cả các giống còn lại. Giống LN3 có thời gian sinh trưởng
dài nên có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp.
Theo kết quả ghi nhận, trong giai đoạn đâm chồi tích cực (30NSKC), do
cây lúa tập trung dinh dưỡng tăng số chồi nên ở các giống/dòng có tốc độ tăng
chiều cao chậm hơn ở giai đoạn sau.
2
Chiều cao các giống/dòng biến động từ 97 – 150 cm, và chiều cao giữa
các giống/dòng đều khác biệt có ý nghĩa. Phần lớn các giống/dòng có chiều cao
thấp hơn 120cm, đây là kiểu hình khá lý tưởng.
Nhìn chung , có thể chia thành 2 nhóm:
+ Cao từ 140 - 150cm: LN1, LN5, LN11.
+ Cao từ 97-121cm: LN2, LN3, LN4, LN6, LN7, LN8, LN9, LN10, Nếp Phú
Tân, NCT.
4.2.1.2. Số chồi
Theo kết quả phân tích thống kê số chồi của các giống/dòng có sự khác
biệt ý nghĩa giữa các giống. Từ bảng 3, cho ta thấy trong giai đoạn đầu do còn
hồi phục sau khi cấy nên số chồi của các giống/dòng đều thấp, nhưng từ 20-
30NSKC do cây hấp thu và tập trung dinh dưỡng cao cho sự đâm chồi nên số
chồi gia tăng nhanh. Mặc dù các giống/dòng có thời gian sinh trưởng khác nhau
nhưng đều đạt số chồi tối đa ở giai đoạn 30 NSKC.
Dựa vào kết quả phân tích thống kê, ta có thể chia 13 giống/dòng thành 3
nhóm như sau:

+ Nhóm có số chồi hữu hiệu từ 8-9 chồi: Nếp Phú Tân ,LN2 , LN3 , LN6, LN8.
+ Nhóm có 7 chồi hữu hiệu: NCT, LN4, LN7, LN9, LN10.
+ Nhóm có 5 chồi hữu hiệu: LN1 , LN5, LN11.
Giống LN3 có số chồi tối đa cao nhất (16 chồi) và khác biệt ý nghĩa với
tất cả các giống nhưng lại có số chồi hữu hiệu tương đương với LN6 và thấp hơn
Nếp Phú Tân (giống đối chứng).
Giống LN2 và LN8 mặc dù có số chồi tối đa thấp hơn giống đối chứng
NCT nhưng lại có số chồi hữu hiệu lớn hơn NCT.
Ba giống LN1, LN5, LN11 đều có số chồi tối đa và chồi hữu hiệu thấp
hơn tất cả các giống còn lại.
3

×