Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT CỦA 13 GIỐNG/DÒNG NẾP TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2004-2005 part 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.63 KB, 10 trang )

+ Khi tiến hành hậu kiểm các dòng lúa bất dục đực đang được duy trì
trong nước hay nhập nội để sản xuất giống lúa lai F1, cần kiểm tra
thêm khả năng bất dục đực của các giống này. Các cây hữu thụ (toàn
bộ hay từng phần) đều được coi là cây khác dạng để tính độ thuần của
dòng lúa bất dục đực theo tiêu chuẩn đã được qui định.
2.5. Tình hình nghiên cứu lúa nếp và một số giống lúa nếp trong nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu
Trong năm 2001, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Sở khoa học - công nghệ - môi trường, Công ty giống cây trồng
tỉnh Hải Dương đã triển khai có hiệu quả chương trình giống quốc gia. Công ty
đã khôi phục được giống lúa nếp Hoa vàng và Tám xoan. Theo Nguyễn Công
Mai ( 2004), giống nếp Hoa Vàng là giống quí của địa phương còn được lưu giữ
trong dân (so với những giống được gieo trồng trên cùng chân đất như U17, Mộc
Tuyền, thì nếp Hoa Vàng cho năng suất tăng hơn 0,8-1,6 tấn/ha, giá trị tăng 5-7
triệu đồng/ha). Và vụ mùa năm 2002, Công ty giống cây trồng tỉnh Hải Dương
đã triển khai sản xuất 30 ha nếp Hoa Vàng. Qua chọn lọc, khử lẫn, kết quả thu
được gần 120 tấn giống nếp Hoa Vàng. Lượng giống này có thể cung ứng cho
bà con gieo cấy ở vụ mùa 2003.
Ở khu vực phía Nam, một giống lúa nếp mới cực sớm được ưa chuộng,
nhất là đồng bào Khmer, đang được nhân giống ở tỉnh Trà Vinh trong phạm vi
đề tài DANIDA (dự án do Ðan Mạch tài trợ trong hợp phần giống) và nhiều nơi
khác trên hàng chục hecta, đấy là giống nếp cực sớm cao sản, kháng sâu bệnh có
tên gốc OM 2008. Giống lúa nếp OM 2008 do KS Nguyễn Văn Loãn lai tạo.
Sau đó Viện lúa ĐBSCL đã phối hợp với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Đồng
Tháp đã tổ chức nhân rộng giống nếp OM2008 (giống xác nhận) để cung cấp
nhu cầu ngày càng tăng trong toàn vùng. Qua trồng thử nghiệm ở Long An, An
Giang, giống OM2008 cho năng suất 6 tấn/ha, cây ít đổ ngã, hạt gạo dài, thời
gian sinh trưởng 95 ngày, cơm dẻo, thơm, có khả năng kháng: rầy nâu, bệnh đạo
ôn, bạc lá. Tuy nhiên, nhận thấy nhược điểm của giống OM2008 là hạt gạo
1
trong trắng lẫn lộn, tuy không có ảnh hưởng gì đến năng suất và chất lượng,


nhưng không "bắt mắt", cho nên KS Loãn tiếp tục tuyển chọn và ra được dòng
thuần trắng đục đều đặc trưng của gạo nếp. Một cái tên kế tục truyền thống của
Viện lúa ÐBSCL được đặt là giống Nếp OMCS 22.
Bên cạnh đó, TS Lê Vĩnh Hảo đã lai tạo ra giống nếp mới, giống N97,
từ hai giống N87 và N451. Giống N97 có đặc điểm: thời gian sinh trưỏng 108-
113 ngày (trồng vụ mùa), 125-130 ngày (trong vụ xuân); cao 90cm, cứng cây,
chống đổ ngã tốt; kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đẻ nhánh tốt, bông dài,
năng suất 6-7 tấn/ha (nếu canh tác tốt có thể cho năng suất cao hơn).
Ở Tiền Giang, lúa Nếp Bè được Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Tiền
Giang gởi đi (trong năm 2000) tuyển chọn dòng lúa nếp thuần từ giống đang
trồng phổ biến trong sản xuất theo hướng sản xuất lúa nếp hàng hoá, trên 100
hạt được đem điện di để đánh giá độ thuần, protein tổng số, hàm lượng amylose.
Kết quả phân tích, chọn ra được 5 hạt ưu tú theo đặc tính mong muốn. Sau đó
các hạt này được đem nhân lên trong nhà lưới và đến thu hoạch hạt các dòng này
được kiểm tra lại độ thuần, hàm lượng protein, và hàm lượng amylose. Đến vụ
Thu Đông năm sau các dòng lúa nếp này được đem trồng so sánh sơ khởi. Dựa
theo kết quả đánh giá ngoài đồng Trung Tâm đã chọn ra được một dòng lúa nếp
Bè 1-2. Qua các thí nghiệm tiếp theo, đến tháng 4 năm 2004, dòng nếp Bè 1-2
đã được tỉnh tổ chức nghiệm thu. Dòng nếp Bè 1-2 tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn
so với giống gốc nếp Bè địa phương như chất lượng cơm nấu ngon và dẻo, năng
suất cao hơn hoặc bằng giống nguyên chủng được thanh lọc hàng năm của Trại
giống thực nghiệm Thân Cửu Nghĩa. Với năng suất và chất lượng như vậy, dòng
nếp Bè 1-2 được tỉnh Tiền Giang cho phép nhân rộng tại huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang, nơi chuyên trồng giống lúa nếp Bè 5.000 ha hàng năm.
Ở An Giang, trước đây nông dân Phú Tân chưa chú trọng đến chất lượng
hạt giống nên hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng.
Do đó để nâng cao hiệu quả sản xuất, Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn
đã cùng Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân kết hợp với Trung tâm sản xuất
1
giống của tỉnh tổ chức các điểm trình diễn kỹ thuật phục tráng các giống nếp

truyền thống ra các giống mới LV3, LX9, CK92 cho năng suất cao, chất lượng
tốt. Trung tâm giống của tỉnh còn khuyến cáo cung cấp bổ sung nhiều giống nếp
mới như: CK2003, OM 2008, VD20, nếp Bè. Tất cả các loại giống mới, giống
đã được phục tráng đều cho năng suất rất cao bình quân từ 6-8 tấn/ha, cá biệt
vùng chuyên canh Phú Mỹ, Tân Hoà, Phú Thọ năng suất đạt 9 tấn/ha trong vụ
Đông Xuân, 5,5 - 6,5 tấn/ha vụ Hè Thu, tăng 1 tấn/ha so với giống truyền thống.
Các giống này còn có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90 - 100 ngày, hạt gạo dẻo,
cao từ 85-95cm.
2.5.2. Một số giống nếp trong nước được công nhận và phổ biến
Hiện nay, công ty cổ phần BVTV-Trung tâm nghiên cứu & sản xuất
giống (Long Xuyên-An Giang) đã cung cấp cho nông dân các giống có triển
vọng:
2.5.2.1. Giống nếp CK 2003
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 85-90cm.
+ Cứng cây, gạo dẻo, bông to, bụi nở.
+ Nhiễm rầy nâu ở mức trung bình, hơi nhiễm đạo ôn.
+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5tấn/ha.
2.5.2.2. Giống nếp LV3
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 90-95cm.
+ Ít đổ ngã, gạo dẻo, nẩy chồi khá.
+ Nhiễm rầy nâu, nhiễm đạo ôn.
+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5 tấn/ha.
2.5.2.3. Giống nếp LX9
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 90-95cm.
1
+ Dễ ngã, gạo dẻo, bông to.
+ Nhiễm rầy nâu, nhiễm đạo ôn.

+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5 tấn/ha.
 Một số giống nếp khác đã được công nhận và được trồng phổ biến
trong nước.
2.5.2.4. Giống lúa nếp D21
Do kỹ sư Nguyễn Văn Bích và các ctv bộ môn Di truyền và công nghệ
lúa lai- Viện Di truyền nông nghiệp lai tạo. Giống được tạo thành từ tổ hợp lai
ĐV
2
(nếp Hoa vàng đột biến) với nếp 415. Đã qua khảo nghiệm quốc gia và
được phép khu vực hoá đầu năm 1998. D21 có các đặc tính chủ yếu:
+ Thời gian sinh trưởng: 170-175 ngày (trong vụ trà xuân), 135 - 140
ngày (trong vụ mùa).
+ Chiều cao cây 95-105cm, cổ bông hơi dài.
+ Khả năng đẻ nhánh trung bình, phiến lá dài hơi yếu.
+ Hạt bầu màu vàng rơm, trọng lượng 1000 hạt 25-26gram.
+ Năng suất bình quân 3 - 3,5 tấn/ha, cao 4 - 4,5tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ hơi yếu, giai đoạn mạ chịu rét tốt, nhiễm đạo ôn
trong vụ xuân.
+ Xôi dẻo, thơm, đậm.
2.5.2.5. Giống nếp Xoắn
Được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng Trung Du Bắc Bộ. Hiện chưa rõ
nguồn gốc và còn có các tên gọi khác như: nếp lai, nếp trũng. Nếp Xoắn có các
đặc tính:
+ Thời gian sinh trưởng: 145-155 ngày (vụ mùa), 170-180 ngày (vụ trà
xuân).
+ Chiều cao cây 120-140cm.
+ Đẻ nhánh trung bình, phiến lá cứng.
1
+ Hạt to bầu, màu vàng sáng, gân hạt nổi rõ, trọng lượng 1000 hạt 27-
28g.

+ Năng suất bình quân 4 – 4,5 tấn/ha, cao 5 – 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ khá, nhiễm khô vằn và bạc lá nhẹ.
2.5.2.6. Giống nếp TK90
Do bộ môn côn trùng, Viện bảo vệ thực vật chọn lọc từ gống nếp địa
phương Hoà Bình, được công nhận giống quốc gia năm 1991. TK90 có các đặc
tính:
+ Thời gian sinh trưởng: 120-125 ngày (trong vụ mùa), 165-170 ngày
(trong vụ trà xuân).
+ Chiều cao cây 90 - 105cm.
+ Đẻ nhánh trung bình, phiến lá cứng, giai đoạn mạ chịu rét tốt.
+ Dạng hạt bầu, trọng lượng 1000 hạt 29-30gram.
+ Năng suất bình quân 3,5 - 4 tấn/ha, cao 5 – 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ trung bình, nhiễm rầy và đạo ôn trung bình, nhiễm
khô vằn từ trung bình đến nặng.
2.5.2.7. Giống lúa nếp 415
Do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ tổ hợp lai
VN72 với một dòng thuộc loại hình Japonica. Được công nhận là giống quốc gia năm
1987. Những đặc điểm chính :
+ Thời gian sinh trưởng: 110-115 ngày (vụ mùa sớm), 135-145 ngày (vụ
xuân muộn).
+ Chiều cao cây 95 - 105cm.
+ Đẻ nhánh khá, giai đoạn mạ chịu rét tốt.
+ Dang hạt bầu, trọng lượng 1000 hạt 29 - 30gram.
+ Năng suất bình quân 3 – 3,5 tấn/ha, cao 4 – 4,5 tấn/ha.
1
+ Khả năng chống đổ trung bình, nhiễm đạo ôn và nhiễm khô vằn từ
trung bình đến nặng, nhiễm bạc lá và rầy từ nhẹ đến trung bình, dễ bị
lúa von trong vụ mùa.
2.5.2.8. Giống nếp K12
Do Bộ môn bảo vệ thực vật, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

chọn tạo từ tổ hợp lai BG90-2 với BR51-46-5 trong tập đoàn giống lúa nhập nội
của Viện lúa quốc tế (IRRI) năm 1991. Đã qua khảo nghiệm quốc gia và được
khu vực hoá đầu năm 1998. Những đặc điểm chính:
+ Thời gian sinh trưởng: 130-135 ngày (trong vụ mùa), 160-165 ngày
(trong vụ trà xuân).
+ Chiều cao cây 105-115cm.
+ Đẻ nhánh khá, phiến lá dầy, cứng, góc lá hẹp, giai đoạn mạ chịu rét
tốt.
+ Dạng hạt thon dài, màu vàng rơm , trọng lượng 1000 hạt 23 - 24gram.
+ Năng suất bình quân 3,5 – 4tấn/ha, cao 5 – 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ khá, nhiễm rầy, khô vằn, bạc lá từ nhẹ đến trung
bình. Khả năng kháng bệnh đạo ôn khá.
2.5.2.9. Giống lúa nếp 87- D2
+ Thời gian sinh trưởng: 125-135 ngày (vụ xuân),110-115 ngày (vụ
mùa) .
+ Chiều cao cây 100-105 cm.
+ Đẻ nhánh khoẻ, số hạt chắc/bông 125-155.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình: 5,5 – 6 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn, chịu thâm canh.
2.5.2.10. Giống lúa nếp 97
+ Thời gian sinh trưởng: 125-130 ngày (vụ xuân), 108-113 ngày (vụ
mùa).
1
+ Chiều cao cây 90 cm.
+ Cứng cây, số hạt chắc/bông 170-220.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình: 6-7 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn .
2.5.2.11. Giống lúa nếp 99

+ Thời gian sinh trưởng:155- 165 ngày (vụ xuân), 120-125 ngày (vụ
mùa).
+ Chiều cao cây 100 - 110 cm.
+ Cứng cây, số hạt chắc/bông 190 - 230.
+ Khối lượng 1000 hạt 25 - 26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất: trung bình 5,5- 6tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt hơn
7tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn.
2.5.2.12. Giống lúa nếp cực sớm ĐSCS.101
+ Thời gian sinh trưởng: 125-130 ngày (vụ xuân muộn), 85-90 ngày (vụ
mùa ).
+ Chiều cao cây 95-105 cm.
+ Số hạt chắc/bông 90-110.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi rất dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình 6 -7 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn.
2.6. Đặc điểm tự nhiên ở địa phương
2.6.1. Vị trí địa lý
Trại giống giống Bình Đức nằm trong khu vực thành phố Long Xuyên –
An Giang. Tỉnh An Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
1
Thành phố Long Xuyên có vị trí địa lý: Vĩ độ Bắc từ 10
0
15 đến 10
0
16, kinh độ
đông từ 105
0
22’ đến 105
0

30’. Phường Bình Đức ở hữu ngạn bờ sông Hậu, cặp
đường quốc lộ 91, phía Đông giáp sông Hậu và cồn Mỹ Hoà Hưng, phía Tây
giáp Mỹ Hoà, phía Nam giáp phường Mỹ Bình.
2.6.2.Đặc điểm đất đai nơi thí nghiệm
Địa hình đất trong vùng được chia theo các địa hình sau:
+ Địa hình rất cao: 1,8m – 4m chủ yếu là nhà ở, vườn cây ăn trái, đất
canh tác lúa rất ít.
+ Địa hình cao: 1,4m –1,8m thường phân bố theo trục quốc lộ, hàng
năm ngập lũ vào khoảng tháng 8(dl), rút vào khoảng tháng 11(dl).
Đây là vùng đất chủ yếu canh tác hàng năm có thể 2 đến 3 vụ trên
năm.
+ Địa hình trung bình: cao 1,2m – 1,4m thường phân bổ theo các kênh
rạch và các đường liên tỉnh thường bị ngập sâu trong mùa lũ.
1
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Địa điểm - thời gian thí nghiệm
+ Thí nghiệm được thực hiện tại trại giống Bình Đức, thuộc phường
Bình Đức – thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang.
+ Thời gian thí nghiệm: từ ngày 22/11/2004 đến 30/3/2005.
3.1.2. Vật liệu thí nghiệm
+ Giống: bộ giống thí nghiệm gồm 13 giống/dòng nếp do Khoa Nông
Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên cung cấp, mỗi giống với lượng
200gram. Trong 13 giống có 2 giống đối chứng. Danh sách giống
được trình bày ở bảng 1.
+ Đất: ở các vụ trước, lô đất thí nghiệm được trại giống dùng thí nghiệm
lúa 2 vụ trong một năm. Diện tích đất thí nghiệm: 8,9m x 58,5m =
520,6m2.
+ Phân bón: bón theo công thức 90 – 60 – 60NPK.
+ Thuốc trừ sâu, bệnh: Actara, Kinalux, Fuan.

+ Các vật liệu khác: dây cấy, cọc tre, bao giấy, thước đo, bảng ghi chép,
viết ghi, máy tính xử lý số liệu
Bảng 1: Danh sách 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại giống Bình Đức vụ
Đông Xuân năm 2004-2005
Stt Tên giống
1 LN1
2 LN2
3 LN3
4 LN4
5 LN5
6 LN6
7 LN7
8 LN8
9 LN9
10 LN10
1
11 LN11
12 Nếp Phú Tân (đối chứng)
13 NCT (đối chứng)
3.2. Phương pháp thí nghiệm
3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13
giống/dòng tương ứng với 13 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, tổng cộng có 39 lô
thí nghiệm, kích thước mỗi lô là 2,7m x 4,35m = 11,75m
2
, bố trí thành 3 dãy, mỗi
dãy 13 lô, một dãy là một lần lặp lại. Sơ đồ thí nghiệm như hình 2
Rep I
LN1
LN2

LN3
LN4
LN5
LN6
LN7
LN8
LN9
LN10
Nếp Phú Tân
NCT
LN11
Rep II
LN7
LN11
LN8
LN6
LN4
LN2
Nếp Phú Tân
LN10
LN3
LN1
NCT
LN9
LN5
Rep III
LN8
LN5
LN1
LN2

LN10
NCT
LN9
LN7
LN6
LN11
LN3
Nếp Phú Tân
LN4
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 13 giống/dòng nếp tại trại giống Bình Đức
vụ Đông Xuân năm 2004-2005
3.2.2. Phương pháp canh tác
3.2.2.1. Làm mạ
Mạ thí nghiệm được áp dụng theo phương pháp mạ khô. Mỗi giống
được gieo đều lên líp, mỗi giống một líp (diện tích 1m x 1,3m) cách nhau 30cm,
ở đầu mỗi líp có cắm bảng số giống để nhận diện. Sau khi gieo lấp hạt bằng tro
2

×