sản phẩm được công ty tiêu thụ với giá hợp đồng trước (3.200 đồng/kg) và
cung cấp ngược lại cho nông dân (giống F1).
•Đất đai và địa hình: Là xã Cù Lao nên đa số đất nông nghiệp ở Bình
Thạnh thuộc loại đất cát pha thịt, đất thịt và đất phù sa rất thích hợp để
trồng màu, riêng cây bắp đây là loại đất rất phù hợp với đặc điểm sinh
dưỡng và sinh thái của nó (Dương Minh, 1999).
•Nguồn nước tưới: Xã đã có nhiều biện pháp đầu tư và quan tâm đến
công tác thủy lợi, giúp người dân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác,
do Bình Thạnh có vị trí giáp với Sông Hậu và hệ thống kênh mương chạy
xung quanh địa bàn xã (Báo cáo xã, năm 2004), nên đảm bảo được nước
tưới quanh năm.
•Khí hậu và thời tiết: Theo báo cáo về “các hoạt động ngành nông nghiệp
của huyện Châu Thành”, thời tiết và khí hậu năm 2004 là tương đối thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, quá trình sản xuất màu của nông hộ
được duy trì và gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
•Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Do Bình Thạnh có vị trí ở gần các thị
trấn và thành phố lớn như thị trấn An Châu và thành phố Long Xuyên, nên
tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm lớn. Mặt khác, đối với cây màu như bắp
lai, dưa hấu, đậu bắp…Công ty cổ phần BVTV An giang là nơi chịu trách
nhiệm cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Do đó, thị
trường tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ở đây tương đối ổn định và thuận lợi
đối với sự phát triển của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò.
•Khoa học kỹ thuật: Kết quả điều tra cho thấy có một số chi hội nông dân
sản xuất được thành lập tại địa bàn như hội nông dân chăn nuôi bò sữa và
bò thịt, hội nông dân sản xuất bắp lai, Ngoài ra, số lượng nông dân tham
gia vào các tổ chức này cũng tương đối cao (35%). Do đó, đây là điều kiện
tốt để nông dân trong vùng có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất
màu và chăn nuôi bò.
4.4.2 Chăn nuôi bò
Kết quả điều tra và tình hình thực hiện các chương trình phát triển
nông thôn của huyện Châu Thành năm 2004, kế hoạch sản xuất năm 2005 cho
31
thấy quá trình chăn nuôi bò của nông dân ở xã Bình Thạnh đang có một số
thuận lợi như sau:
•Giống bò: Hiện nay có hai giống bò được sử dụng để chăn nuôi là bò lai
Sind và bò địa phương, đây là hai giống bò rất thích hợp trong vùng do
hiệu quả của nó mang lại và do khả năng thích ứng của chúng trong điều
kiện thời tiết cũng như khả năng kinh tế của nông hộ. Mặt khác, theo báo
cáo của huyện thì “chương trình cải tạo đàn bò” đã hỗ trợ 13 con đực giống
cho các hộ nuôi thuộc huyện Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, với số tiền
2.800.000 đồng/con nhằm lai tạo đàn bò theo hướng Sind…Như vậy, đây
là yếu tố đã kích thích chăn nuôi bò phát triển trên địa bàn nói riêng và trên
toàn huyện cũng như trên toàn tỉnh nói chung.
•Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định: Kết quả phỏng vấn nông hộ cho
thấy, mặc dù chưa có công ty nhà nước hay công ty tư nhân nào đứng ra
bao tiêu sản phẩm từ chăn nuôi bò. Tuy nhiên, do giống bò mà nông hộ sử
dụng là giống bò có chất lượng thịt cao (bò lai Sind và bò Địa phương),
nên đa số đều được thương lái từ các Tỉnh khác cũng như các lò mổ của
các huyện, thị xã gần đó hoặc thị trường tại địa phương tiêu thụ khi nông
hộ cần bán hoặc họ đến tận nhà để mua với giá tương đối phù hợp từ 5,5–7
triệu đồng/con. Ngoài ra, do Bình Thành có vị trí tiếp giáp với các thị trấn,
thành phố lớn như: thị trấn An Châu, thành phố Long Xuyên, có dân số
đông, nên tiềm năng về thị trường ở đây có thể phát triển trong thời gian
tới.
•Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò: Tuy chưa thật sự thuận lợi cho nông dân
do nhiều nguyên nhân, nhưng việc các ngân hàng nhà nước cho vay bằng
cách thế chấp bằng khoán đất nông nghiệp (từ 7-10 triệu đồng/một bằng
khoán đất với thời gian một năm và lãi suất từ 1,2–1,5%) nhằm mục đích
phục vụ cho sản xuất của nông hộ, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước,
Tỉnh, Huyện, Xã đối với vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông dân
là tương đối tốt. Do vậy, đây là nhân tố góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi
của địa phương phát triển.
32
•Phương pháp chăn nuôi: Theo cách nuôi nhốt hoàn toàn trên chuồng sàn
bằng gỗ hoặc chuồng trệt lót đan ximăng hoặc đổ nền bê tông lợp lá hoặc
tole tùy theo điều kiện kinh tế hộ. Diện tích chuồng mới chỉ chiếm khoảng
15–20m
2
(tùy thuộc vào số lượng đàn bò) nằm trên đất thổ cư. Phân bò
được đa số hộ nuôi gom và sử dụng lại cho hoa màu (80%).
Với những thuận lợi trên, đã thúc đẩy nghề chăn nuôi bò và kinh tế
nông hộ ngày một phát triển. Đồng thời, tạo tiền đề cho sự tồn tại và mở rộng
mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò trong thời gian tới.
a. Những khó khăn khi mở rộng/phát triển mô hình
Hai thành phần sản xuất của mô hình là trồng trọt và chăn nuôi, chúng
tạo ra lợi nhuận và góp phần vào khả năng phát triển của mô hình. Tuy nhiên,
sự phát triển của mô hình – xét theo ý nghĩa mở rộng tối đa các thành phần sản
xuất trong mô hình – sẽ bị giới hạn bởi sự giới hạn của nguồn lực sẵn có của
nông hộ như đất đai, công lao động, và khả năng quản lý,
Ngoài ra, sự thiếu thông tin về thị trường cũng làm giới hạn sự phát
triển của mô hình. Những thông tin về thị trường từ tivi (6,7%), radio (3,3%)
hay từ lãnh đạo địa phương (6,7%) còn hạn chế, nên có thể gây khó khăn trong
vấn đề lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp nhu cầu thị trường, sản phẩm bán
được giá mà không ảnh hưởng đến các thành phần sản xuất trong mô hình.
Giống năng suất, chất lượng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất
hiện tại và hướng xuất khẩu là chưa được đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một
phần nên lợi nhuận chưa cao. Ví dụ như: giống bò mà nông dân sử dụng để
nuôi vỗ béo đa số là các giống bò trôi nổi không rõ nguồn gốc (56,7%) chủ
yếu từ Cambodia, nên khó khăn trong việc xác định năng suất, thời gian
nuôi,…cũng như hiệu quả kinh tế của nó.
Mặt khác, sử dụng nông dược không đúng cách cũng là tác nhân gây
nên tình trạng kháng thuốc bảo vệ thực vật và xuất hiện các loại bệnh mới khó
trị gây thất thu cho cây màu. Kết quả quan sát tại địa bàn cho thấy, có một loại
bệnh mới nông dân trồng bắp gặp phải trong những năm gần đây là bệnh phấn
trắng, đã làm cho toàn bộ cây bắp với sản phẩm chính (trái bắp) chỉ còn lại
thân và lá bắp dùng để bán làm thức ăn cho chăn nuôi bò với giá rẻ từ 50.000–
33
100.000 đồng/1000m
2
. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là
trình độ học vấn và kỹ thuật của nông hộ còn hạn chế, nên chưa đáp ứng hoặc
chỉ đáp ứng được một phần trong sản xuất hiện tại.
Công tác thủy lợi chưa được đầu từ kịp thời và đồng bộ, sự chậm đổi
mới trong công tác quản lý, cộng thêm lũ lụt hàng năm đã gây trở ngại đối với
sản xuất ở hầu hết các vùng tại địa bàn, nhất là đối với những nông hộ ngoài
vùng đê bao, nó gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc, tưới tiêu của cây màu cũng
như làm giới hạn nguồn phụ phế phẩm để nuôi bò. Kết quả điều tra cho thấy,
vào mùa khô nước rút xuống sâu nên khó khăn trong việc lấy nước tưới tiêu,
còn mùa lũ nước lên cao thì gây ngập úng cản trở sản xuất và thu nhập của
nông hộ.
Như vậy, để mở rộng mô hình thì cần có biện pháp nhằm hạn chế thấp
nhất những vấn đề còn tồn đọng trong sản xuất màu cũng như chăn nuôi bò
của nông hộ hiện tại và trong thời gian sắp tới. Từ đó có đánh giá cụ thể hơn
về năng suất, chất lượng, hiệu quả của các thành phần sản xuất và thúc đẩy mô
hình màu kết hợp chăn nuôi bò được phát triển hơn.
4.5 Khả năng tận dụng nguồn phụ phế phẩm từ sản xuất của nông
hộ ở xã Bình Thạnh
Cây bắp là loại cây trồng cạn, ngoài sản phẩm chính là hạt để bán thì
phụ phẩm (thân và lá bắp) của nó cũng được dùng để chăn nuôi bò, giảm chi
phí chăn nuôi và tăng thu nhập cho nông hộ. Kết quả thực nghiệm tại địa bàn
xã Bình Thạnh cho thấy, trung bình cứ 1000m
2
đất trồng bắp nông hộ tận dụng
được từ 1500 – 1800kg thân bắp, một con bò có thể sử dụng trong khoảng thời
gian từ 50 - 60 ngày (30 – 35 kg/ngày) và tiết kiệm được một khoản tiền đầu
tư cho chăn nuôi từ 250.000 – 500.000 đồng/con (trong 10 tháng nuôi).
Số lượng phân bò được sử dụng trung bình khoảng 7,5 tấn/ha để bón
trở lại cho cây màu, ngoài việc giúp trả lại dinh dưỡng cho cây trồng nông hộ
còn giảm được chi phí phân bón N.P.K hàng năm từ 400.000- 500.000
đồng/ha (Bảng 10). Ngoài ra, phân bò có giá rẻ (100 - 150 đồng/kg) hơn so
với phân N.P.K (4000- 4500 đồng/kg) nên có thể giảm được chi phí đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp.
34
Bảng 10. Số lượng và chất lượng phân gia súc
Phân Trâu, Bò Phân lợn
Tỷ lệ N.P.K (%) 1,662 2,452
Số lượng phân kg/con/ngày) 20 5
Tổng N.P.K (kg/năm) 116 44
Nguồn: Nguyễn Tiến Vởn.1991.
Tóm lại, với khả năng tận dùng nguồn phụ phế phẩm của cây màu và
chăn nuôi bò cho thấy, để mở rộng mô hình cần tăng số lượng bò và tăng lợi
nhuận cho mô hình, nhất là khi nguồn phụ phế phẩm của trồng trọt vẫn còn
tiềm năng phát triển để cung cấp cho con bò.
35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
- Mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò tại xã Bình Thạnh, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan
cho nông hộ. Đặc biệt là cây bắp lai vừa cho giá trị kinh tế từ các sản
phẩm chính vừa được dùng để chăn nuôi bò gia tăng lợi nhuận cho
nông hộ. Tuy nhiên, lợi nhuận từ chăn nuôi bò chưa cao do chủ yếu là
do nuôi với số lượng ít, sử dụng các giống bò địa phương nhỏ con,
năng suất thấp, không rõ nguồn gốc để nuôi vỗ béo.
- Các mô hình nằm trong vùng đê bao, chủ động được nguồn thức ăn
cho chăn nuôi bò vào mùa lũ và sản xuất được quanh năm. Ngược lại,
Các mô hình nằm ngoài đê bao, thức ăn cho chăn nuôi bò bị thiếu vào
mùa lũ và sản xuất 2 vụ màu.
- Sự đóng góp giữa cây màu và chăn nuôi bò vào thu nhập của nông dân
ở các vùng là chưa cân xứng, trồng màu giữ vai trò chủ yếu.
- Xét về hiệu quả kinh tế và tính ổn định của một hệ thống canh tác tổng
hợp thì mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò là có khả năng có thể phát
triển ổn định.
5.2 Kiến nghị
Để mở rộng và phát triển mô hình mà đặc biệt là chăn nuôi bò cần lưu
ý đến một số vấn đề sau:
- Có phương pháp dự trữ và chế biến thức ăn hiệu quả như: phơi khô
thân bắp, ủ chua,…
- Chọn giống bò to con và mau lớn như bò Sind và bò lai Sind.
- Giới thiệu vào mô hình những loại cây trồng cho năng suất xanh cao
như: sorghum, khoai mì, để làm thức ăn cho bò trong tương lai.
- Xử lý phân bò trước khi đem sử dụng để bón cho cây màu như: nuôi
trùn quế, phơi khô, ủ hoai để tránh ô nhiễm môi trường và tăng tính
hữu dụng của phân bò.
36
- Có thể mở rộng mô hình ở các vùng có đê bao bằng cách tăng số
lượng bò và tái sử dụng chất thải để nâng cao năng suất cây trồng
trong thời gian tới.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân An. 1997. Tài liệu giảng dạy sản xuất thức ăn gia súc nhiệt đới. Bộ
môn dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Đại học Nông Lâm TPHCM.
NXB, TP. Hồ Chí Minh.
Dương Ngọc Thành. 2004. Tổng kết và phát triển mô hình sản xuất nông thủy
sản trong mùa nước nổi để tăng thu nhập cho người dân ở An Giang.
Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, Đại Học Cần Thơ.
Dương Văn Nhã. 2003. Tài liệu giảng dạy nông nghiệp bền vững. Khoa nông
nghiệp tài nguyên thiên nhiên. Đại Học An Giang.
Dương Văn Nhã. 2004. Nghiên cứu tác động đê bao đến đời sống kinh tế xã
hội và môi trường tại một số khu vực có đê bao ở tỉnh An Giang.
Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP, An Giang 2001
– 2003).
Đoàn Hữu Lực. 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn cung cấp đạm đối với
sức sản xuất của bò lai Sind nuôi thịt tại tỉnh An giang. Tỉnh An Giang
Lê Bá Lịch. 2003. Định hướng sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Đặc san
khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi - số1_2003. Đọc từ:
nChanNuoi\sach_ta.
Niên giám thống kê. 2003. Tỉnh An Giang.
Nguyễn Quốc Đạt. 1999. Nuôi Bò Sữa. NXB nông nghiệp, TPHCM.
38
Nguyễn Tiến Vởn. 1991. Ngành chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông
nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác. Trung tâm
nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác ĐBSCL. Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Trần Nhẫn Tánh. 2003. Quản lý môi trường tài nguyên thiên nhiên và
vật liệu. Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ Môi Trường, Đại Học An
Giang.
Preston, T.R and Ogle. R.B, 2003. Hội thảo khoa học về chăn nuôi bền vững
dựa trên nguồn thức ăn địa phương. Huế, Việt Nam. 25- 27 tháng 3
năm 2003. Trang 7 – 13.
Trương Mạnh Tiến. 2000. 200 câu hỏi/đáp về môi trường. Bộ khoa học, công
nghệ và môi trường, cục môi trường. NXB, Hà Nội.
Vô Danh. 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm
Việt Nam [trực tuyến]. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Đọc từ:
nChanNuoi\sach_ta.
Vũ Duy Giảng. 2002. Một số suy nghĩ về định hướng nghiên cứu Khoa học
Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi từ nay đến 2010. Nhà xuất bản
nông nghiệp 1. Hà Nội. Đọc từ: nChanNuoi\sach_ta.
Võ Tòng Anh, Lê Minh Tùng, Trương Bá Thảo, Nguyễn Văn Phương,
Nguyễn Văn Kiền, Trần Văn Hiếu, Hùynh Ngọc Đức, Trần Nhật
Phương Diễm. 2003. Quyết định của nông dân trong việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang. Chương trình
nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP, An Giang 2001 – 2003).
39
PHỤ CHƯƠNG
Phụ lục 1
Phần chăn nuôi bò
NHẬT KÝ NÔNG TRẠI
Ngày Hoạt động Thu Chi Khó khăn Cách giải
quyết
20/10/2004 Mua bò giống 5000.000
20/10/2004 Bán bò thịt 10.000.000
25/11/2004 Thu hoạch
bắp
2.000.000 Thiếu lao
động
Thuê lao động
40