Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp hòa thuận huyên chợ Mới tỉnh An Giang năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.56 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRẦN THỊ MAI THI
MSSV: DPN010749
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA XÃ
VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HOÀ THUẬN HUYỆN
CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG NĂM 2004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Văn Minh
Ks. Trần Văn Khải

Tháng 7. 2005
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP HÒA THUẬN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG NĂM
2004
Do sinh viên: TRẦN THỊ MAI THI thực hiện và đệ nạp
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt
Long xuyên, ngày…… tháng 07 năm 2005
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GV1. Ths. Nguyễn Văn Minh
GV2. Ks. Trần Văn Khải
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề
tài: ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA XÃ VIÊN
HTX.NN HOÀ THUẬN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG NĂM 2004.


Do sinh viên: TRẦN THỊ MAI THI
Thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng ngày:…………………………..
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:……………………..….
Ý kiến của Hội đồng:…………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Long Xuyên, ngày…..tháng…..năm 2005
DUYỆT Chủ Tịch Hội Đồng
BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN

3
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: TRẦN THỊ MAI THI
Ngày tháng năm sinh: 1981
Nơi sinh: Vĩnh Tường-Vị Thanh-Cần Thơ
Con Ông: Trần Văn Chính
và Bà: Phan Thị Nhãn
Địa chỉ: Ấp Vĩnh Hoà-Vĩnh Tường-Vị Thủy-Hậu Giang
Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2000 tại trường PTTH Hoà An-Thị trấn Kinh
Cùng-Phụng Hiệp-Cần Thơ
Vào trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH
2
PN
2
,


Khóa II, thuộc
Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát
Triển Nông Thôn năm 2005.
4
Chương 1: Giới Thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Trong phong trào phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) của cả nước, An Giang
là một trong những tỉnh đi đầu của phong trào đó và cũng đã gặp không ít khó khăn.
Sau một thời gian hoạt động mô hình HTX đã bộc lộ những hạn chế làm cho khá
nhiều HTX bị phá sản hay sản xuất không hiệu quả cho đến khi Luật HTX kiểu mới
ban hành (năm 1996) đã khẳng định vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần. Cho đến nay, mô hình HTX An Giang tăng cả về mặt số lượng và
hiệu quả hoạt động với hình thức hoạt động ngày càng mở rộng. Tuy giá trị đóng góp
của kinh tế HTX trong tổng thu nhập của cả nước nói chung của tỉnh An Giang nói
riêng là không đáng kể nhưng có giá trị về mặt xã hội rất lớn, HTX ra đời đã giải
quyết một số lao động tại địa phương, thông qua công tác thị trường của HTX giúp
nông dân đầu ra sản phẩm nông sản dễ dàng hơn và họ mạnh dạn đầu tư sản xuất. Sự
tồn tại và phát triển mô hình HTX cho thấy nhu cầu liên kết hợp tác trong sản xuất –
kinh doanh là cần thiết, nhất là lĩnh vực nông nghiệp trong việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật để tạo nên chất lượng sản phẩm đồng loạt và khối lượng sản phẩm lớn để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thi trường. Với yêu cầu đó, HTX.NN Hoà Thuận được
thành lập (năm 1997) theo kiểu HTX kiểu mới. Giống như các HTX khác ở An Giang,
HTX.NN Hoà Thuận lúc đầu cũng thực hiện dịch vụ bơm tưới lúa 3 vụ cho các xã
viên và ngay năm đầu hoạt động HTX đã có lãi. Từ thành công ban đầu HTX.NN Hoà
Thuận ngoài dịch vụ bơm tưới đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh - dịch vụ như:
dịch vụ đầu tư và bao tiêu trồng bắp thu trái non do HTX liên kết và hợp đồng với
Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp tỉnh (Antesco), dịch vụ chăn nuôi bò cho hộ
xã viên,…các hoạt động HTX hằng năm thu lãi trên 60.000.000 đồng/năm. Cán bộ
quản lý HTX được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm quản lí
thêm các dịch vụ theo yêu cầu sản xuất của xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp,

dịch vụ lúa giống, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, công cụ sau thu hoạch,…để thực hiện
được cần có thêm nguồn vốn nhưng HTX cũng đang trong tình trạng khó khăn chung
của các HTX trên cả nước đó là thiếu vốn hoạt động và trang thiết bị. Vì vậy những
phúc lợi mà HTX đem lại cho xã viên còn hạn chế. HTX chưa có kế hoạch cụ thể,
thiết thực để giúp hộ xã viên có đầu ra cho sản phẩm mà chủ yếu là lúa. Vì thu nhập
5
chủ yếu của hộ xã viên từ lúa nhưng trong thời gian gần đây giá cả hàng nông sản bấp
bênh và ngày càng có xu hướng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung,
sản xuất lúa gạo nói riêng; thêm vào đó các mặt hàng phục vụ cho ngành nông nghiệp
lại tăng cao như phân bón điển hình như phân urê, vào năm 2002 nhập khẩu phân urê
từ Nga là 110 USD/tấn nhưng đến 09/2004 giá urê đã đạt kỷ lục là 270 USD/tấn. Vì
thế người sản xuất nông nghiệp càng ít có cơ hội đạt được hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất của họ, tuy năm nào HTX cũng có lãi nhưng lãi cổ phần còn quá thấp
(128.000 đồng/cổ phần/năm). Do đó đa số xã viên sản xuất nông nghiệp đời sống vẫn
còn gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do thực đề tài "Điều tra và đánh giá tình hình
kinh tế hộ của xã viên HTX.NN Hòa Thuận huyện Chợ Mới tỉnh An Giang " để
có thể nắm rõ hơn tình trạng đời sống vật chất và nguyện vọng của các xã viên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra tình hình kinh tế tài chính của các xã viên trong HTX.NN Hoà
Thuận.
Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra để hiểu được tình hình kinh tế hộ và
đánh giá được mô hình kinh tế nào là phù hợp.
Nêu ra những khó khăn và thuận lợi chung về đời sống kinh tế, điều kiện tự
nhiên của người dân trong xã. Đề xuất hướng để khắc phục đối với lãnh đạo các cấp.
6
Chương 2 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử hình thành HTX An Giang
Theo Lê Minh Tùng (2004), An Giang là tỉnh sớm có hình thức hợp tác dưới
dạng tổ đoàn kết sản xuất từ năm 1976, bắt đầu từ tổ đường nước số 18 ở Phú Lâm
(huyện Phú Tân) và đến tháng 10/1978 mới bắt đầu tổ chức các tập đoàn sản xuất, hợp

tác xã trên diện rộng. Đến cuối năm 1980, An Giang đã tổ chức được 347 tập đoàn sản
xuất, 6 hợp tác xã, 1.693 tổ đoàn kết sản xuất và 69 tập đoàn máy và đến ngày
30/4/1985, An Giang công bố hoàn thành cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp với gần
80% ruộng đất được tập thể hoá. Lúc bấy giờ, toàn tỉnh có 2.607 tập đoàn sản xuất, 7
hợp tác xã, tập thể hoá 93% diện tích canh tác, trong đó gần 100% diện tích lúa, 29%
diện tích màu, 86% hộ nông dân vào các hình thức tập thể hoá. Tuy nhiên, chất lượng
các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất lúc bấy giờ được đánh giá là loại khá chỉ có 11%,
còn lại 89% là trung bình và kém.
Đứng trước tình hình đó, Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IV (tháng
10/1986) đã nghiêm túc đánh giá tình hình và đề ra các chủ trương, biện pháp để tháo
gỡ ách tắc trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đây là thời điểm An Giang tập
trung đổi mới tư duy về các vấn đề kinh tế, xã hội và có thể nói, quá trình phát triển
kinh tế xã hội của An Giang đã bước qua trang sử mới.
Từ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IV, An Giang đã chủ trương phát triển nông
thôn và từng bước cải thiện đời sống nông dân. Một trong những chính sách quan
trọng khác tác động đến sản xuất nông nghiệp, đó là chủ trương phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời coi
trọng việc xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp một cách thích
hợp.
Từ năm 1991, các hình thức tổ chức hợp tác thích hợp theo ngành nghề lần
lượt ra đời. Các hộ nông dân với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ đã tìm đến với
nhau, hình thành các tổ hợp tác mới, phổ biến nhất là các tổ nông dân liên kết sản
xuất, tổ liên doanh, tổ ngành nghề (như nuôi tôm, cá bè, nuôi heo, làm vườn), tổ
7
đường nước, tổ liên kết vay vốn,…các loại hình kinh tế này thể hiện rõ nét bản chất
tương trợ của các hộ thành viên và các hộ nông dân tham gia với tinh thần tự nguyện.
Từ năm 1996, sau khi luật hợp tác xã được quốc hội thông qua (20/3/1996) và
chính phủ ban hành điều lệ mẫu về hợp tác xã nông nghiệp (29/4/1997), An Giang bắt
đầu tổ chức thí điểm các mô hình chuyển đổi từ tổ nông dân liên kết sản xuất dần lên
hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Đến cuối tháng 9/1999, đã thành lập được 70 hợp

tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã với 7.180 xã viên, diện tích 14.849 ha và có
hơn 31.000 cổ phần xã viên tham gia, vốn điều lệ 7,2 tỷ đồng. Hợp tác xã được hình
thành trên cơ sở kinh tế nông hộ. Hoạt động của hợp tác xã là tổ chức làm dịch vụ
phục vụ sản xuất nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho hộ xã viên và cho hợp tác xã.
Nông dân tham gia hợp tác xã trên tinh thần tự nguyện, cùng góp vốn, góp sức và
cùng có lợi chung.
2.2. Hiện trạng, tình hình hoạt động, thành tựu HTX An Giang
* Hiện trạng
Theo TTXVN (2005), trong số các HTX nông nghiệp có 106 HTX dịch vụ
nông nghiệp và 6 HTX thuỷ sản, khi mới hình thành tất cả các HTX nông nghiệp chủ
yếu chọn "thủy lợi phí" dịch vụ bơm tưới làm khâu "đột phá". Nếu như trong những
năm 2000 - 2002 lũ lụt liên tiếp làm cho giá lúa không ổn định, sụt giảm mạnh, bên
cạnh đó hệ thống tưới tiêu nội đồng và mặt bằng đồng ruộng chưa hoàn chỉnh đã làm
ảnh hưởng đến dịch vụ bơm tưới của các HTX, dẫn đến nợ khó đòi phổ biến hàng năm
từ 30% - 35% và kéo dài trong nhiều năm. HTX nông nghiệp ở An Giang còn có đội
ngũ cán bộ quản lý hầu hết là nông dân, trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn
là điều kiện khó khăn lớn nhất trong chủ trương phát triển mạnh kinh tế hợp tác trong
điều kiện kinh tế thị trường.
* Tình hình hoạt động của một số HTX
Cũng theo TTXVN (2005), từ khi có đề án phát triển HTX nông nghiệp
2001- 2005, tỉnh An Giang đã tiến hành thành lập HTX kiểu mới và đã khẳng định
được vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong sản xuất, kinh doanh giải quyết số lượng lớn
hàng hóa nông sản mang lại hiệu quả thiết thực cho xã viên làm nghề nông. Các HTX
8
hoạt động đa năng không còn bó hẹp trong dịch vụ bơm tưới mà tích cực chuyển
hướng hoạt động theo phương châm "nâng cao chất lượng phong trào kinh tế hợp tác".
Từng HTX có phương thức hoạt động riêng, khắc phục được nhược điểm trong công
tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh như:
HTX nông nghiệp Hưng Phát (huyện Châu Phú) ra đời năm 2003, ngoài dịch
vụ truyền thống HTX còn chủ động thành lập đại lý phân bón nông dược phục vụ sản

xuất trọn gói cho xã viên không tính lãi. Mới đây vào trung tuần tháng 6/2005 HTX đã
giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới "gạo thơm Hưng Phát" có giá 6.500 đồng/kg.
Đây là mô hình mới do HTX đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển
HTX của tỉnh đầu tư mở rộng mô hình hoạt động mới "sản xuất gạo sạch, sử dụng
công nghệ thu hoạch, phơi sấy, chế biến tiên tiến theo qui trình sản xuất khép kín".
Hiện nay mỗi năm HTX có khả năng đáp ứng cho thị trường 1.500 tấn gạo thành
phẩm/năm. Ngoài ra, Công ty Vĩnh Lợi thu mua gạo sạch của HTX có bù chi phí 20%,
Công ty Angimex, nhà máy An Giang 5, doanh nghiệp tư nhân Minh Tuấn bao tiêu
3.000 tấn lúa Jasmine và toàn bộ sản lượng lúa chất lượng cao của xã viên, ngoài ra
Làng bánh tráng Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) còn hợp đồng tiêu thụ gạo của
HTX, từ đó đã góp phần tăng vốn điều lệ ban đầu của HTX từ 120 triệu đồng lên 400
triệu đồng, chia lợi nhuận 1,93%/tháng/cổ phần.
HTX Hiệp Phú (huyện Phú Tân) thành lập năm 2001 nhưng nhờ công khai
phương án hoạt động, nên ngay trong năm đầu tiên hoạt động được lãi 135 triệu đồng
bằng 1/4 vốn cổ phần bỏ ra. Đến cuối năm 2004 HTX đã gây được quỹ 208 triệu đồng,
xã viên thống nhất mở rộng loại hình dịch vụ tín dụng nội bộ. Từ đó ngoài lợi nhuận
cổ phần xã viên còn được cộng thêm nguồn lợi từ vay vốn lãi suất thấp không quá 1%,
từ dịch vụ này đã làm tăng thêm 10% lợi nhuận cho xã viên.
HTX Trường Thạnh (huyện Phú Tân) không chọn mô hình dịch vụ bơm tưới
làm hoạt động chính mà chọn hình thức liên kết "4 nhà" làm cầu nối giữa nông dân
với doanh nghiệp theo phương thức "thu mua - chế biến theo công nghệ cao - xay xát -
bán cho doanh nghiệp". Đây còn là HTX đầu tiên tỉnh thí điểm thực hiện theo mô hình
"giám đốc" điều hành thông qua hội đồng quản trị.
Thanh Quang (2004), Hợp tác xã nông nghiệp Thành Lợi, thị trấn Cái Dầu
huyện Châu Phú có 87 xã viên, đóng góp 966 cổ phần trị giá 117 triệu 150 ngàn đồng.
9
Năm nay, bên cạnh việc sản xuất 296 ha lúa chất lượng cao và 9 ha màu 3 vụ, hợp tác
xã còn đầu tư phát triển các dịch vụ bơm tưới, cày xới, vận chuyển, thu hoạch hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm đã mang lại hiệu quả cao, nguồn thu dịch vụ tăng hơn 30% so
với năm trước và lãi toàn hợp tác xã đạt 82 triệu 754 ngàn đồng, nâng tỷ lệ lãi cổ phần

mỗi xã viên đạt từ 50 đến 83%. Ngoài mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, diện tích
màu chuyên canh luân canh và phát triển chăn nuôi thủy sản trong hộ nông dân, từ
nguồn vốn cố định, hợp tác xã còn hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng nhu
cầu tưới tiêu.
Trên báo điện tử Việt Linh có bài: “ở thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang
có HTX Nông nghiệp Hòa Thuận “phất” lên từ “bắp - bò”. Anh Nguyễn Văn Đảm,
Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hòa Thuận nói: “hồi đó ai cũng ngán “hợp tác xã”, lúc
tôi rủ bà con vào HTX nhiều người đã chê tôi không biết làm kinh tế. Nhưng nhờ cách
làm ăn mới phù hợp với kinh tế thị trường đã giúp chúng tôi vươn lên khá giả. Giờ đây
bà con rất nhiệt tình đến với HTX!”. Đúng vậy, ở Mỹ Luông đàn bò thịt ngày càng
phát triển. Bạt ngàn những rẫy bắp non khoe mình trong nắng sớm....Đi tới đâu cũng
thấy người ta nuôi bò, nói chuyện trồng bắp. Anh Lê Văn Đảng (Hai Đạn) ở ấp Mỹ
Tân, khoe: “Mô hình bắp - bò một lời một rưỡi. Trồng một đợt bắp non từ 47 đến 55
ngày là thu hoạch dứt điểm, ngoài lời trái, phụ phẩm cây bắp non làm thức ăn cho bò
rất bổ! Một công bắp trồng quanh năm nuôi được hơn 1 con bò. Đợt đầu tiên tui nuôi 2
con bò của HTX giao, sau khi thanh toán cho HTX, lời được 1 cặp bò làm vốn nuôi
tiếp”. Còn anh Nguyễn Hoàng Giang, xã viên kỳ cựu của HTX Hòa Thuận cho biết,
với 1 công đất ruộng của cha mẹ cho ra riêng, vô HTX vợ chồng anh có điều kiện tích
lũy vốn, mua thêm đất, cất nhà tường. Chỉ riêng lợi nhuận từ bò mỗi năm không dưới
50 triệu đồng. “HTX Hòa Thuận biết khai thác thị trường, đi từ sản xuất đến phân
phối, ổn định đầu ra cho nông sản nên được người dân ở đây tín nhiệm!” - anh Giang
nói như đinh đóng cột.
Các doanh nghiệp (DN) chế biến rau quả xuất khẩu ở An Giang và thành phố
Cần Thơ cho biết: “DN không thể đi đến từng hộ nông dân để thu mua nguyên liệu.
Với yêu cầu về số lượng và chất lượng nông sản, chỉ có HTX mới tập hợp được nông
dân sản xuất tập trung và đúng chuẩn”. HTX Hòa Thuận còn là địa chỉ quen thuộc
cung cấp rau an toàn cho các siêu thị với mong muốn xây dựng thương hiệu cho các
1
loại rau, củ tại địa phương. Đầu năm 2005, HTX Hòa Thuận xây dựng nhà xưởng bảo
quản rau an toàn để làm sạch, phân loại, vô bao bì, gắn nhãn mác thương hiệu cho các

loại rau, củ để cung ứng cho các đối tác (Xuân Quyên, 2005).
* Chính sách, chương trình hỗ trợ
Thành công của các HTX còn nhờ vào tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách
ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nhất là trong công tác điều hành quản lý, hỗ
trợ hoàn toàn chi phí trong suốt thời gian học đại học cho gần 200 sinh viên hợp đồng
khi ra trường về làm việc tại các HTX ít nhất là 5 năm. Trường Đại học An Giang còn
chủ động đào tạo trong hơn 1 năm qua gần 700 cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh
doanh, nghiệp vụ kế toán. Tỉnh An Giang còn xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX
giúp vay tín chấp từ 100 triệu đến 500 triệu đồng/HTX để đầu tư mở rộng qui mô hoạt
động, khuyến khích hỗ trợ 50% chi phí quảng bá sản phẩm khi các HTX xây dựng
"thương hiệu" hàng hoá nông sản. Mới nhất từ đầu tháng 6/2005 này bằng nguồn ngân
sách, tỉnh chi 100 triệu đồng phát vay không lãi trong 3 năm ưu tiên cho các HTX
trang bị máy gặt đập liên hợp, nhằm mở rộng mô hình kinh doanh dịch vụ, khắc phục
trước mắt tình trạng thiếu nhân công trong thời điểm thu hoạch lúa đại trà (TTXVN,
2005).
Trong hội thảo đánh giá tình hình sau thu hoạch và kinh tế hộ thuộc chương
trình Agromas (2003), đã tìm hiểu các hoạt động thu hoạch trên địa bàn hợp tác xã
Hoà Thuận và các xã lân cận nhằm làm cơ sở để xây dựng mô hình canh tác tổng hợp,
đặc biệt nhấn mạnh đến các công cụ sau thu hoạch như: làm khô, xay xát, lau bóng và
tiêu thụ lúa gạo của nông dân. Trên cơ sở những nguồn thông tin này sẽ có những tác
động phù hợp cho sự phát triển bền vững của hợp tác xã cũng như cho cả vùng.
* Thành tựu
Nhờ tập trung đổi mới phương thức quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh
có hiệu quả nên đã có 80% HTX trong số 112 HTX nông nghiệp trong tỉnh An Giang
hoạt động có lãi và có tích luỹ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2004, số HTX yếu
kém ngày càng bị thu hẹp nhanh, nông dân đã thật sự làm giàu nhờ có HTX. Đến nay
1
các HTX nông nghiệp đã thu hút được 8.879 xã viên (tăng hơn 200 xã viên so với năm
đầu triển khai đề án phát triển HTX) với gần 10.000 cổ phần, trong đó mỗi cổ phần có
giá trị từ 150.000 đồng đến 180.000 đồng (TTXVN, 2005).

2.3. Tình hình HTX trên thế giới
Ấn Độ là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của ấn độ phụ thuộc rất
nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để
tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu vực HTX có cơ
sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng
tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động
khoảng 18,33 tỷ USD. Nổi bật là Liên hiệp HTX sản xuất sữa Amul, bang Gujaza,
được thành lập từ năm 1953. Đây là một liên hiệp sản xuất sữa lớn nhất của ấn Độ, và
là một trong những liên hiệp HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau gần 50 năm
hoạt động, Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần. Mỗi ngày, Liên hiệp sản xuất 1 triệu
lít sữa. Sản lượng sữa do Liên hiệp sản xuất chiếm 42,6% thị phần trong cả nước
(Hồng Vân, 2004).
Ở Thái Lan, HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu. Do hoạt động của
HTX này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng được thành lập khắp cả nước.
Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình HTX nông nghiệp, công
nghiệp cũng được phát triển mạnh, và trở thành một trong những yếu tố quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như giữ vững ổn định xã hội. Năm
2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX
nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên (Hồng Vân, 2004).
2.4. Sự cần thiết tồn tại và phát triển của HTX
Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của
việc phát triển thị trường ngày càng trở nên bức thiết. Nông dân chúng ta có thể trồng
hầu hết mọi nông sản nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì không có thị
trường. Một nông dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp thì được,
nhưng muốn sản xuất hàng hóa thì phải hội đủ bốn điều kiện: loại sản phẩm là tươi
sống, đã sơ chế hay đã chế biến, chất lượng sản phẩm đồng đều đúng tiêu chuẩn quy
1
định, bao bì tùy sản phẩm, thời gian cung ứng đúng thời điểm đã định. Nông dân và
các nhà sản xuất của chúng ta thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều
lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để

điều nghiên thị trường mà chỉ bắt chước láng giềng là chính. Nông dân các nước giàu
đã thấy rõ là nếu làm ăn theo cá thể người ta sẽ không thể nào đạt được bốn điều kiện
tiên quyết để cạnh tranh như đã nêu trên, họ phải gia nhập hợp tác xã hoặc nông hội
mới làm được. Còn nông dân ta mạnh ai nấy tự lo thân mình, tự chạy tìm một ít kỹ
thuật chỗ này hoặc chỗ kia, có vốn thì làm tốt một chút còn không vốn thì bó ta, nhà
khá giả sẽ khá lên, còn nhà nghèo thì trở nên nghèo hơn, đã đến lúc nông dân chúng ta
phải hợp nhau lại để chuẩn bị đối đầu với cạnh tranh quốc tế, không thể tiếp tục cuộc
đời cá thể lạc hậu như ngàn năm ông bà để lại (Võ-Tòng Xuân, 2001).
Bà Phạm Kim Yên cho biết: ”nhằm góp phần đưa nông nghiệp tỉnh tiếp tục
phát triển, An Giang cần tập trung ra sức củng cố các mô hình kinh tế hợp tác, HTX
để hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Đồng thời tiếp tục phát triển các
ngành nghề khác, tích cực góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch
trong nông nghiệp, làm tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh…”(Nguồn tin: An Giang, 2003).
Phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại hội nghị sơ kết Nghị quyết chuyên đề
số 13-NQ/TW của hội nghị TW lần 15 về kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới tại
TP.HCM (2003) đã khẳng định: ”vai trò của nền kinh tế tập thể là không thể thiếu
được trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Trong thực tiễn,
kinh tế hợp tác và HTX là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng
hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường càng gay gắt thì những
người lao động riêng lẻ, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng
có yêu cầu liên kết hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển”. (Nguồn tin: NNVN,
2003)
Trong thông điệp của Liên minh HTX Quốc tế nhân ngày HTX Quốc tế lần
thứ 82 và ngày quốc tế về HTX lần thứ 10 của Liên hiệp quốc có nội dung sau: “Uỷ
ban đề cao vai trò rất quan trọng của HTX trong việc tác động đến quá trình phát triển
của toàn cầu hoá bên cạnh những tác nhân khác trong xã hội. Uỷ ban đặc biệt nhấn
mạnh vai trò không thể thiếu của HTX trong một số lĩnh vực như: tăng cường đối
1
thoại và quản lý - các HTX từ lâu đã được biết đến như những "trường học về dân

chủ", tăng cường năng lực kinh tế - HTX đứng đầu trong rất nhiều lĩnh vực ngành
nghề trên khắp thế giới, đồng thời cũng thường chống lại các thất bại thị trường, nhờ
đó đảm bảo chức năng kinh tế được thực hiện một cách hiệu quả hơn, xây dựng một
cơ sở kinh tế ở địa phương - HTX bắt đầu từ việc đáp ứng một nhu cầu ở địa phương,
nhưng sau đó vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu phục vụ cộng đồng, không như một số
doanh nghiệp khác” (Vô danh, 2005).
Khi nông dân làm ra sản phẩm thì gần như hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái,
không chủ động được giá bán, nơi mua. Làm sao để trình độ kỹ thuật của mỗi nông
dân phải cao hơn để cho nhiều chất xám vào sản phẩm của họ trong giai đoạn chuẩn bị
hội nhập kinh tế thế giới? Nhà nước không thể có đủ kinh phí và chuyên viên để đào
tạo kỹ thuật cho nông dân, mà nông dân cũng không có thì giờ học dự các lớp học đủ
thứ kỹ thuật trên đời! Chỉ có một lối thoát hay nhất, đó là Nhà nước tổ chức cho nông
dân tham gia hợp tác xã hoặc cụm liên kết và mỗi hợp tác xã hoặc cụm liên kết là một
vùng nguyên liệu của một nhà doanh nghiệp (Võ-Tòng Xuân, 2005).
Trong khu vực nông nghiệp, khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam rất
thấp và nông dân còn phải “bơi” nhiều. Làm gì để ngành nông nghiệp Việt Nam đủ
sức đương đầu với những sóng gió trong hội nhập kinh tế thế giới? Điều tiên quyết
nhất là nhà nông phải tự nhận rõ: làm ăn một mình, tự phát sẽ rất khó làm giàu vì
không thể chỉ bán hàng ở chợ làng mãi được mà phải bán ra khắp các tỉnh, thành và
vươn ra ngoài nước. Người mua nông sản bây giờ là những công ty lớn, họ mua với
khối lượng lớn những loại nông sản có chất lượng cao, an toàn vệ sinh và giá rẻ.
Chúng ta phải cung cấp đúng vào thời điểm khách hàng cần. Họ không phải chờ vì sẽ
ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn buôn bán của họ. Khi nông dân đã được tổ chức thành
hợp tác xã hoặc cụm liên kết sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, sẽ có tác dụng quyết
định đến tính cạnh tranh của cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ (Võ-
Tòng Xuân, 2005).
2.5. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2004 của thị trấn Mỹ Luông - Chợ
Mới - An Giang
Thị trấn Mỹ Luông với diện tích tự nhiên là 8,08 km
2

(808 ha) mật độ dân số
là 1.923/người/km
2
gồm 3.108 hộ với 15.541 người sống phân bố trên địa bàn 6 ấp:
1
Mỹ Hòa, Mỹ Tân, Mỹ Quý, Mỹ Thuận, Thị I, Thị II. Về kinh tế xã hội: tổng sản phẩm
nội địa đạt 139,9 tỉ đồng, GDP tăng 13,7% so với năm 2003 trong đó công nghiệp -
TTCN tăng 11,3%, thương mại dịch vụ tăng 16,9% và nông nghiệp - thủy sản tăng
9,4% với từng cơ cấu: khu vực I chiếm 24,2%, khu vực II chiếm 22,2%, khu vực III
chiếm 53,6%. Tổng diện tích gieo trồng là 2.265 ha trong đó lúa 3 vụ là 1.215 ha năng
suất bình quân đạt 16 tấn/ha, cây màu các loại là 1.050 ha trong đó bắp non đưa vòng
quay sử dụng đất đạt 3,99 vòng/năm. Cây màu tăng do một số diện tích vườn tạp
chuyển sang tận dụng trồng cỏ, bắp non để có nguyên liệu chăn nuôi bò. Về chăn
nuôi, đến năm cuối năm 2004 số con gia súc gia cầm các loại: bò 1.818 con, heo 776
con, một số loại thủy sản vẫn tiếp tục phát triển với 22 lồng bè, 2,5 ha mặt nước ao
hầm thả nuôi trên 500.000 con cá các loại đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của
người dân.
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2005: “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo kinh
tế tập thể HTX.NN Hoà Thuận, khuyến khích mở rộng loại hình dịch vụ, phát huy sự
liên kết giữa hội nông dân và các trung tâm trang trại khuyến nông để tiếp tục chuyển
giao công nghệ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm giảm
chi phí, giá thành ổn định được thị trường tiêu thụ nông sản. Thực hiện tốt chương
trình “3 giảm 3 tăng”.
2.6. Báo cáo tổng kết của HTX.NN Hoà Thuận từ năm 1997 - 2003
2.6.1. Sự ra đời của HTX.NN Hòa Thuận
Khu vực đê bao khép kín của HTX hiện nay, trước đây có 80% hộ nông dân là
thuần nông, 20% vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề khác, các dịch vụ đầu vào
(bơm tưới, cày xới, suốt,...) do tư nhân quản lý, giá dịch vụ cao, dễ làm khó bỏ… nông
dân thiệt thòi nhiều.
Năm 1997 luật HTX ra đời các cán bộ trong HTX cùng một số nông dân tiên

tiến ra sức tuyên truyền luật HTX và vận động bà con trong khu vực tự nguyện làm
đơn tham gia thành lập HTX.NN kiểu mới nhằm giảm chi phí đầu vào, tiêu thụ nông
sản, phát triển ngành nghề, phát triển kinh tế hộ. Đến ngày 11/11/1997 HTX.NN Hoà
Thuận được thành lập có trụ sở tại ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang. Những năm đầu thành lập HTX.NN Hoà Thuận chỉ có 85 xã viên với 195 cổ
1
phần (01 cổ phần 300.000 đồng), vốn cổ phần là 58.500.000 đồng và diện tích của
HTX sử dụng là 189 ha. Dịch vụ ban đầu của HTX bao gồm: dịch vụ trực tiếp (bơm,
tưới), dịch vụ gián tiếp (cày, xới, suốt). Đến năm 2000 số xã viên đã lên đến 101
người với 248 cổ phần, vốn cổ phần lên đến 74.400.000 đồng và diện tích đất HTX sử
dụng tăng lên 243 ha.
2.6.2. Thành tựu
* Kinh tế
Qua bảng 1 cho biết doanh thu, chi phí, lãi và phân phối lãi qua từng năm.
Tổng 3 năm HTX thu lãi là 226.362.000 đồng.
Bảng 1: Doanh thu, chi phí và phân phối lãi qua 3 năm Đvt 1.000 đ
Diễn giải 1997-1998 1998-1999 1999-2000 Cả 3 Năm
Doanh thu 210.049 385.581 389.343 984.972
Chi phí 141.023 298.796 319.391 760.220
Lãi 69.626 86.749 69.952 226.362
Phân phối lãi
- Quỹ HTX 48.318 60.749 41.971 151.038
- Chia lãi xã viên 20.708 26.035 27.981 74.724
- Lãi suất/tháng 3,49% 3,75% 3,02% 3,62%
Hằng năm HTX đều tổ chức đại hội xã viên để chia lãi cho xã viên và trình
bày phương án sản xuất của năm tới. Sau 3 năm hoạt động, một cổ phần (300.000
đồng) đã được chia lãi 393.828 đồng. Bắt đầu hoạt động từ vốn cổ phần 74.400.000
đồng đến nay HTX đã mua sắm tài sản cố định 239.546.200 đồng từ vốn tích lũy
được. Số tài sản cố định này nhằm:
- Giảm chi phí sản xuất: (bơm, tưới tiêu, cày xới, suốt) cho hộ nông dân

870.000 đồng/năm/ha.
- Tăng vòng quay của đất, tăng thu nhập cho nông dân:
+ Từ 2 vụ lúa/năm lên 3 vụ lúa/năm.
+ Mùa từ 3 vụ màu/năm lên 5 vụ màu/năm, riêng vụ màu thứ 5 mỗi hộ nông
dân thu nhập bình quân 35.000.000 đồng/ha.
Từ bảng 2 cho thấy: năm 2003 - 2004 doanh thu HTX tăng lên gần 10 lần so
với năm 1997 – 1998 và lãi gần 80 triệu đồng/năm tăng hơn gần 10 triệu đồng/năm .
1
Bảng 2: Doanh thu, chi phí và phân phối lãi từng năm Đvt: 1.000 đ
Diễn giải 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 -2003 2003 – 2004
(*)
Doanh thu 381.021 976.232 1.310.000 1.892.823.837
Chi phí 307.133 882.020 1.230.000 1.813.391
Lãi 73.887 84.211 80.000 79.432
Phân phối lãi
Quỹ HTX 44.333 39.038 48.000 47.659
Chia lãi xã viên 29.555 20.026 32.000 31.773
Lãi suất /tháng 3,72% 3,20% 3,76% 3,55%
(*): mới cập nhật từ báo cáo năm 2004
* Xã hội
HTX đã giúp cho 15 lao động nghèo tham gia cổ phần HTX bằng cách trừ vào
tiền công lao động trực tiếp cho HTX và một lao động được trả công trực
tiếp là 360.000 đồng/tháng.
* Khuyến nông
HTX kết hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm BVTV huyện, hội nông
dân huyện, xã và các doanh nghiệp khác tổ chức nhiều lần hội thảo làm điểm trình
diễn phân bón, thuốc trừ sâu, chương trình IPM, thâm canh lúa cao sản theo phương
pháp sạ hàng… Qua đó khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến nông dân, giúp nông
dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tiết kiệm nhưng có hiệu quả đồng thời hạn chế
ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt trong vụ 3 năm 2000 Ban Quản trị cùng bà con xã viên góp công sức
bảo vệ an toàn 9.000 m đê bao vượt lũ, thu hoạch trọn vẹn vụ mùa.
* Khen thưởng
Trong thời gian qua HTX được UBND tỉnh An Giang tặng 5 bằng khen và cờ
luân lưu tỉnh, chính phủ.
2.6.3. Kết quả các hoạt động
2.6.3.1. Dịch vụ bơm tưới tiêu
HTX Hòa Thuận có diện tích bơm tưới, tiêu là 260 ha. Trong đó lúa 3 vụ là
200 ha và màu là 60 ha.
1
Hằng năm việc tổ chức công tác nội đồng: điều hành, làm đất, xuống giống ,
tưới tiêu, thu hoạch và chuẩn bị cho vụ kế tiếp từng bước đi vào ổn định. Mỗi vụ HTX
đầu tư chi phí xây dựng kênh mương, cống, đập từng bước hoàn thiện hệ thống tưới
tiêu đảm bảo việc tưới tiêu đáp ứng kịp thời cho toàn diện tích.
Đối với những hộ quá khó khăn HTX đều có chính sách hỗ trợ 1 phần chi phí
hoặc giảm giá dịch vụ tưới cho bà con. Vì vậy đã có tác động tích cực đến bà con xã
viên và lợi nhuận thu được từ dịch vụ này trong năm 2002 khoảng 51.000.000 đồng
2.6.3.2. Dịch vụ đầu tư và bao tiêu trồng bắp thu trái non
HTX liên kết kí hợp đồng với công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp
(Antesco) được 2 năm. Công ty đầu tư 50% giống, còn HTX nhận về đầu tư lại cho
dân 100% đến khi thu hoạch bán sản phẩm thì HTX mới thu hồi tiền giống lại. Nhờ
đó:
- Giá cả sản phẩm được bao tiêu ổn định, phương thức thanh toán trả 100% tiền
mặt.
- Ít tốn chi phí sản xuất
- Giảm nhẹ ngày công lao động
- Thời gian thu hoạch ngắn làm tăng vòng quay của đất
- Lợi nhuận ổn định hơn các loại hoa màu khác vì có đầu ra ổn định
- Các phụ phẩm từ cây bắp (thân, vỏ) được bà con dùng làm thức ăn để chăn
nuôi bò vỗ béo rất tốt

Sắp tới HTX đề ra kế hoạch liên kết với HTX Trung Thành - Mỹ Luông và
HTX Thành Công - Hội An để mở thêm chi nhánh thu mua bắp non tại địa điểm 2
HTX trên.
2.6.3.3. Dịch vụ chăn nuôi bò
Từ nguồn quỹ phát triển sản xuất, HTX đã đầu tư 56.203.000 đồng mua 18
con bò thịt và kí hợp đồng giao cho 9 hộ xã viên theo phương thức:
HTX mua và giao bò đến tận hộ xã viên, đầu tư các khoản thú y trong toàn bộ
quá trình nuôi và cho xã viên mượn vốn xây dựng chuồng trại. Đến thời điểm bán (sau
1
6-8 tháng) thì hộ nông dân được hưởng 55% và HTX 45%. Vì vậy, để phát huy và mở
rộng dịch vụ, HTX tiếp tục lập dự án mở rộng chăn nuôi thêm 60 con bò và giao cho
30 hộ xã viên. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 210 triệu đồng, trong đó vốn tự có
của HTX 30% còn lại 70% vay ngân hàng.
* HTX trả hết các khoản nợ ban đầu, từ nguồn vốn tự có HTX đã xây dựng
các nguồn quỹ và mua sắm thêm tài sản cố định trên 250 triệu đồng. Ngoài ra HTX
còn chia lãi cho xã viên hằng năm với lãi suất 3,5%/tháng, đồng thời làm giảm nhẹ chi
phí sản xuất cho bà con xã viên, tăng vòng quay của đất. Tuy trong thời gian qua hoạt
động của HTX bước đầu có hiệu quả nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
- Nội lực HTX còn yếu, đồng vốn ít nên việc mở rộng dịch vụ chưa lớn mạnh.
- Xã viên tham gia HTX còn hạn chế về quy mô tổ chức sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm.
2.5.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Tổ chức quy hoạch vùng sản xuất lúa giống xác nhận theo quy trình kỹ thuật
của lớp tập huấn “kỹ năng chọn tạo giống lúa” với diện tích 10 ha. HTX sẽ đảm bảo
cung ứng giống nguyên chủng, dịch vụ sạ hàng và bao tiêu hết sản phẩm (ước tính 50
tấn/vụ) và phân phối lại cho các hộ nông dân trong khu vực HTX với lợi nhuận
khoảng 100-200 đồng/kg.
- Dịch vụ làm đất (cày, xới, trục, trạc), HTX cần đầu tư mua 3 máy cày trị giá
khoảng 100 triệu đồng nhằm đảm bảo kịp lịch thời vụ.
- Hiện nay việc chăn nuôi bò vỗ béo của địa phương và HTX đang ngày càng

phát triển. Vì vậy để bà con an tâm nuôi, HTX đang liên hệ tìm hợp đồng để giải quyết
đầu ra cho sản phẩm.
2.7. Chuẩn hộ nghèo
Mức chuẩn hộ nghèo được nâng lên trong thời gian tới, xung quanh vấn đề này các
báo đã đưa tin:
Trên báo Thanh Niên (24.05.2005): "Chính phủ đã đồng ý phương án xây
dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 do Bộ Lao Động- Thương binh và xã hội
1
trình. Các chuẩn nghèo mới có tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng
tiền lương...trong cả giai đoạn.
Theo đó, chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 chỉ xác định hai khu vực:
thành thị và nông thôn (chuẩn nghèo cũ xác định ba khu vực) và đã được nâng lên gấp
hai, gấp ba lần chuẩn nghèo hiện tại, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống
của người dân và ngang bằng chuẩn nghèo các nước trong khu vực. Cụ thể, ở khu vực
thành thị, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000
đồng/người/tháng (hiện là 150.000 đồng). Khu vực nông thôn, hộ có bình quân thu
nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng (hiện là 80.000-100.000 đồng) thì
được coi là hộ nghèo".
Tỉnh Khánh Hoà, Duy Hưng có bài (28.05.2005): " Những kết quả bước đầu
xóa nghèo của toàn tỉnh là đáng trân trọng, nhưng ở một khía cạnh khác cho chúng ta
thấy, việc thực hiện mục tiêu xóa nghèo của chúng ta chưa bền vững. Ranh giới giữa
nghèo và thoát nghèo của các hộ quá mong manh, những hộ cận nghèo rất dễ dàng
quay trở lại nơi xuất phát. Một trong những lý do là chuẩn hộ nghèo của quốc gia đặt
ra quá thấp trong khi tốc độ trượt giá lại rất nhanh (chuẩn quốc gia hiện là 80 ngàn
đồng/người/tháng ở miền núi, 100 ngàn đồng ở nông thôn và 150 ngàn đồng ở thành
thị).
Do vậy, các hộ đa số vượt qua được chuẩn nghèo nhưng chưa thực sự thoát
nghèo. Để giải quyết vấn đề đói nghèo một cách căn bản, Bộ LĐ-TBXH dự kiến đưa
ra chuẩn mới áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 230 ngàn đồng/người/tháng ở thành
thị và 200 ngàn đồng/tháng ở nông thôn.

Trên cơ sở tham khảo chuẩn nghèo của một số địa phương có điều kiện kinh
tế tương đương như Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…, Tỉnh ủy đã quyết định nâng
mức chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn so với Trung ương để phấn đấu và kết quả xóa
nghèo của tỉnh sẽ bền vững hơn. Theo đó, tỉnh sẽ đặt ra 3 chuẩn nghèo mới là 300
ngàn đồng/người/tháng ở thành thị và tương tự là 250 ngàn đồng ở nông thôn, 200
ngàn đồng ở miền núi".
Theo báo Thanh Niên (08.07.2005): "cuộc Hội thảo tham vấn chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 vừa được tổ chức cách đây vài
hôm tại Hà Nội thì chúng ta còn khoảng 1,4 triệu hộ nghèo (bằng 8% dân số) và dự
2
kiến cuối năm 2005 này, con số đó sẽ giảm còn 1,1 triệu hộ (bằng 7%). Tuy nhiên,
điều quan ngại ở chỗ đất nước ta còn có một tỷ lệ lớn hộ gia đình nằm ngay cận chuẩn
của khái niệm nghèo, có nguy cơ tái nghèo rất lớn.
Điều đáng suy ngẫm là cái "chuẩn nghèo" tới đây của chúng ta cũng phải phấn
đấu "nâng cấp" phần nào cho "kịp" với "chuẩn nghèo" của thế giới. Chúng ta chưa
"được" ở mức nghèo trên thế giới là 1 USD/người/ngày thì cũng đang cố nhích lên
"chuẩn nghèo" mới với mức 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn,
miền núi và 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Như vậy có nghĩa là
cái "chuẩn nghèo" của Việt Nam ta so với chuẩn nghèo của thế giới vẫn còn là một
khoảng cách, mặc dù trước đó "chuẩn nghèo" của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều
(100.000 và 150.000 đồng ở mỗi khu vực khác nhau như trên vừa dẫn).
Báo Tuổi Trẻ (13.07.2005), đưa tin về mức chuẩn nghèo mới có từ nguồn
báo Thanh Niên thì: "chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 vừa được Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định ban hành. Theo đó, người có thu nhập bình quân từ
200.000 đến 260.000 đồng/tháng là người nghèo. Cụ thể, hộ nghèo ở khu vực nông
thôn được xác định là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm). Ở khu vực thành thị, những hộ có
mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3,12 triệu đồng/người/năm)
trở xuống là hộ nghèo".
2

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
Bảng phỏng vấn (có đính kèm).
Giấy, máy tính, bút mực, thước kẻ….
Địa bàn nghiên cứu tại HTX.NN Hòa Thuận – TT Mỹ Luông – Chợ Mới – An
Giang.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nông hộ là xã viên HTX.NN Hoà Thuận.
3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thu thập từ các báo cáo của HTX.NN Hoà Thuận và thị trấn Mỹ Luông và
báo cáo chương trình Agromas 2003 từ Khoa NN – TNTN trường Đại Học An Giang.
3.2.2.2. Kinh tế xã hội
Thu thập số liệu thống kê của thị trấn về:
- Mật độ dân số, số hộ gia đình.
- Diện tích ruộng bình quân trên/hộ.
Chỉ tiêu giàu, nghèo, trung bình, thu thập từ văn kiện của Nhà nước.
Tham khảo các kết quả nghiên cứu về tình hình hoạt động của HTX ở An
Giang.
3.2.2.3. Bản đồ các loại
Bản đồ xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông) của phòng nông nghiệp
huyện Chợ Mới – An Giang.
Bản đồ địa bàn của HTX.NN Hoà Thuận trong báo cáo chương trình
Agromas.
3.2.3. Điều tra hệ thống canh tác lấy cây lúa là chính
3.2.3.1. Phân phối mẫu điều tra
Dựa vào số xã viên trong HTX đang làm nông nghiệp, chọn ngẫu nhiên để
điều tra. Hộ chọn phỏng vấn dựa vào danh sách liệt kê của HTX. Mỗi mẫu 1 hộ, trong
đó tỷ lệ hộ giàu : nghèo : trung bình là 30 : 30 : 30, số lượng mẫu điều tra là 90 mẫu

2
được phân phối trên phạm vi 5 ấp: Mỹ Hoà, Mỹ Tân, Mỹ Thuận, Mỹ Quý, Thị I thuộc
thị trấn Mỹ Luông.
Phương pháp lấy mẫu cũng chia đều tối thiểu từ 7–10 hộ /mẫu.
Chỉ tiêu giàu, nghèo, trung bình dựa vào văn kiện do Thủ tướng Chính phủ ký số
2685/VPCP – QHQT ngày 21 tháng 05 năm 2002 và kết hợp với Ban quản lý HTX
lập ra danh sách hộ xã viên theo tiêu chí giàu, trung bình, nghèo và cán bộ HTX sẽ
hướng dẫn trong quá trình điều tra.
3.2.3.2. Nội dung điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế dựa vào mục tiêu nghiên cứu và thông tin thứ cấp
thu thập được.
Phiếu điều tra được điều tra thử và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của
nông hộ trong vùng nghiên cứu. Phiếu điều tra được đính kèm phụ chương với nội
dung sau:
1.Thông tin tổng quát về nông hộ: tên chủ hộ, tuổi, số thành viên trong hộ,
trình độ văn hóa….
2. Đặc điểm và cách sử dụng đất:
Sử dụng đất
Mức độ tưới tiêu
Tổ chức sản xuất:
Cơ cấu cây trồng và năng suất
Những hoạt động chính của nông hộ trong năm
Kĩ thuật canh tác
3. Chi phí sản xuất hằng năm (trồng lúa, màu, chăn nuôi)
4. Chi phí chăn nuôi
5. Hoạt động ngoài ngành nông nghiệp
6. Nhà ở và tư liệu sinh hoạt gia đình
7. Tình hình tài chính của nông hộ trong năm: thu, chi, lợi nhuận
8. Thuận lợi và khó khăn của nông hộ
9. Đề xuất ý kiến của nông hộ

10. Nhận định chung của cán bộ điều tra
2
3.2.3.3. Tổ chức điều tra và thời gian tiến hành
Trong thời gian điều tra, liên kết với cán bộ địa phương và cán bộ HTX.
Nhờ thêm 4 bạn sinh viên điều tra giúp.
3.2.4. Tổng hợp số liệu
Dùng chương trình Excel để nhập số liệu và tổng hợp: tổng, trung bình, phần
trăm, lớn nhất, nhỏ nhất.
3.2.5. Chỉ tiêu ghi nhận
Nguồn lực nông hộ:
- Cơ cấu thu nhập nông hộ
- Các mô hình sản xuất của nông hộ
- Tương quan giữa đầu tư và lợi nhuận của các mô hình canh tác
3.2.6. Phân tích mẫu điều tra
3.2.6.1. Phân tích nguồn lực nông hộ
Nguồn lực nông hộ bao gồm:
 Lao động: Bao gồm nhân khẩu/hộ, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất,
độ tuổi trung bình của chủ hộ, ngành nghề trong hộ.
 Đất đai và tài sản nông hộ: bao gồm đặc điểm sử dụng đất/nông hộ, tư liệu
sinh hoạt gia đình và sản xuất, đầu tư sản xuất.
3.2.6.2. Cơ cấu thu nhập của nông hộ
Bao gồm thu nhập từ:
 Nông nghiệp
 Phi nông nghiệp
 Đầu tư sản xuất và tiêu dùng của nông hộ
Qua đó đánh giá mức sống cũng như khả năng sử dụng nguồn tài nguyên của
nông hộ.
3.2.6.3. Phân tích sản xuất và lợi nhuận các mô hình canh tác
Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chính, cây trồng phụ, chăn nuôi, nghề phụ…Các
công đoạn chăm sóc các loại trên.

Đầu tư kiến thiết cơ bản, khấu hao, chi phí sản xuất, lợi nhuận …
2
3.2.6.4. Phân tích tài chính mô hình canh tác
- Phân tích lợi nhuận (RAVC=Return Above Variable Cost)
RAVC = GR – TVC.
Trong đó:
GR (Gross Return) = sản lượng x đơn giá
TVC (Total Variable Cost) = Phí vật tư + lao động
Lợi tức/nhân tố đầu tư: RAVC =
Nhân tố A là lao động hoặc vật tư
RAVC: lợi nhuận
GR: tổng thu
TVC: tổng chi phí
- Lợi tức biên tế (MBCR= Marginal Benefit Cost Return): là tỷ lệ giữa mức
thu tăng thêm và mức chi tăng thêm trên một đơn vị diện tích (ha).
Trong đó: GR2: tổng thu mô hình cần so sánh
GR1: tổng thu mô hình phổ biến
TVC2: tổng phí mô hình cần so sánh
TVC1: tổng phí mô hình phổ biến
(Công thức được tính dựa theo giáo trình lý thuyết nghiên cứu và phát triển hệ
thống canh tác Trường Đại Học Cần Thơ)
3.2.6.5. Phân tích các trở ngại khó khăn trong sản xuất vùng điều tra
Thông qua bảng phỏng vấn sự phản hồi của nông hộ về những khó khăn trong
sản xuất được tổng kết lại để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục hoặc có những kiến
nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2
Nhân tố A
GR-TVC
GR2 – GR1
MBCR=

TVC2 – TVC1

×