Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tầm quan trọng của việc sát trùng trong chăn nuôi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.98 KB, 3 trang )

Tầm quan trọng của việc sát trùng trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi, vấn đề sát trùng chuồng trại là hết sức quan trọng với mục đích nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất những vi sinh vật ngoài môi trường gây bệnh cho vật nuôi,
nhằm để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp một phần đáng kể cho sự thành
công hay thất bại trong nghề.
Tuy nhiên thực tế, vấn đề sát trùng chuồng trại chưa quan tâm đúng mức vì hiệu quả không
thấy ngay được trước mắt, không có tác dụng trực tiếp ngay như việc sử dụng thức ăn hay
thuốc thú y. Vì vậy vấn đề này cần phải hết sức quan tâm để tiến hành đúng qui trình, đúng
đối tượng mà hóa chất tác động có hiệu quả.
Để bắt đầu công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại, cần phải tuân thủ các qui định sau:
A. Về nguyên tắc:
- Chọn loại hóa chất sát trùng phù hợp: Hiện đàn heo trong trại mình đang nghi mắc
bệnh gì? Do tác nhân nào gây ra (vi khuẩn hay vi rút?). Bởi vì mỗi loại hóa chất sát trùng sẽ
có hiệu quả đặc hiệu cho từng loại đối tượng (có nghĩa là mỗi loại vi khuẩn hoặc virus gây
bệnh sẽ mẫn cảm với từng loại hóa chất).
- Ấn định thời gian và khoảng cách sát trùng, phương pháp sát trùng: điều này
vận dụng vào các tính chất của hóa chất sát trùng (thuốc có tác dụng hiệu quả nhất ở nhiệt
độ nào?, lúc bề mặt sát trùng khô hay ướt?…tất cả đều nhằm vào việc hỗ trợ tác dụng và
kéo dài thời gian tác dụng của thuốc)
- Loại hóa chất sử dụng có độc và có an toàn với người sử dụng hay không: thực
tế có những loại hóa chất khi có tác dụng tiệt diệt vi sinh vật thì đồng thời cũng có tác hại
cho con người.
- Địa điểm sát trùng: phải dự đoán được nơi nào trong khu vực chuồng nuôi có vi
khuẩn khu trú nhiều nhất.
B. Qui trình: Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng, khi tiến hành cần theo từng bước
sau:
- Tiêu độc cơ học: Đây là bước quan trọng, bao gồm dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có
trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành rửa cọ bằng nước, bước này làm giảm đi mật
số vi sinh vật và bề mặt chuồng trại, để làm tiền đề cho các bước sau.
- Tiêu độc vật lý: Sau khi quét dọn sạch, nếu không dùng hóa chất có thể dùng nước
sôi, lửa để diệt các tác nhân gây bệnh trong chuồng.


- Tiêu độc bằng hóa chất: Đây là phương pháp quan trọng, tuy nhiên, việc lựa chọn
hóa chất cần phải theo các nguyên tắc ở trên.
Một số loại hóa chất đang được sử dụng và những nhược điểm của chúng:
Tên thuốc sát trùng Nhược điểm
Formaldehyde
- Kích ứng mạnh đường hô hấp.
- Mùi khó chịu, khó phân hủy, có khả năng gây ung thư.
- Độc tính cao.
NaOH
- Ăn mòn kim loại.
- Độc, tác động lên người.
Chlorine
- Không tác động môi trường chất hữu cơ.
- Mùi khó chịu, ăn mòn kim loại.
Phenol
- Không tác động trên virus không có vỏ bọc.
- Không phun được trên gia súc, gia cầm.
- Hoạt tính yếu khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 7.
- Ăn mòn da.
Việc lựa chọn thuốc sát trùng để khắc phục các nhược điểm trên là rất quan trọng, nó sẽ
góp phần vào hiệu quả chăn nuôi, bởi thực tế sử dụng hóa chất không phù hợp không
những không tiêu diệt được mầm bệnh mà còn làm tăng chi phí chăn nuôi một cách vô ích,
đồng thời có tác hại cho người sử dụng.
Có những sản phẩm được đưa vào thị trường nước ta đã khắc phục được những nhược
điểm trên, hiện được sử dụng rộng rãi:
Ä Sản phẩm của công ty SoGeVal là TH4 đã được đưa vào Việt nam là chất sát trùng
rất mạnh có phổ tác động rộng, an toàn cho người và gia súc. TH4 là sản phẩm đa hóa trị
có hoạt tính chống lại tất cả các mầm bệnh thường có trong chuồng trại. Hiệu quả của TH4
đã được kiểm chứng ở nhiều phòng thí nghiệm độc lập. Hiệu quả diệt trùng cao của TH4 ở
nồng độ pha loãng 0,1-0,5%.

Ä Các sản phẩm của công ty BAYER AGRITECH Sài Gòn như:
- VIRKON: tỷ lệ pha 1/100, 1/400, 1/1.000 tùy theo mục đích sử dụng.
- Farm Fluid: tỷ lệ pha 1/250.
- Longlife 25OS: tỷ lệ pha 1/250.
-D.S.C 1000: tỷ lệ pha 1/1.000.
Tóm lại: Cần phải xem việc sát trùng chuồng trại là một khâu quan trọng nhất trong qui
trình phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Nếu làm tốt khâu này sẽ làm cho việc phòng trị
bệnh bằng kháng sinh giảm đi rất nhiều, giá thành chăn nuôi sẽ giảm, lợi nhuận đem lại sẽ
cao. Đó là mục đích cuối cùng và duy nhất mà người chăn nuôi mong muốn.

×