38
4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (số lần
tiêm). Thí nghiệm đƣợc lặp lại 2 lần. Mỗi thí nghiệm gồm 3 lô:
Lô đối chứng (tiêm chất bổ trợ): 2 bầy heo con.
Lô 1(tiêm vaccine 1 lần): 3 bầy heo con.
Lô 2 (tiêm vaccine 2 lần): 3 bầy heo con.
Trong đó, các bầy heo đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên, từ 14 – 20 ngày tuổi, khỏe
mạnh, không bị tiêu chảy, chƣa đƣợc tiêm vaccine phòng tiêu chảy do E. coli kể cả
đối với heo mẹ.
Với phƣơng pháp bố trí thí nghiệm nhƣ trên thì chúng tôi nhận thấy có những ƣu
điểm của phƣơng pháp này:
Số heo trong mỗi lô rất lớn (trung bình là 30 con) nên thí nghiệm đƣợc đảm
bảo tính đồng đều trong cùng một lô.
Heo con và heo mẹ đƣợc chọn không bị tiêu chảy và chƣa đƣợc tiêm
vaccine ngừa E. coli nên không ảnh hƣởng đến kết quả tạo hiệu giá sau khi
tiêm vaccine.
Vì đƣợc lựa chọn nguyên bầy nên sự phát triển khác nhau của mỗi cá thể
heo con giúp thí nghiệm có tính ngẫu nhiên cao, tránh đƣợc các yếu tố
khách quan và chủ quan tác động đến kết quả thí nghiệm.
Tuy nhiên trong lúc tiến hành thí nghiệm, chúng tôi cũng còn nhận thấy những
khuyết điểm của thí nghiệm:
Vì không có một lƣợng lớn heo cùng tuổi mà tuổi heo từ 14 – 20 ngày tuổi
nên tuổi heo giữa các lô và trong cùng một lô khác nhau. Sự không đồng
đều này chắc hẳn sẽ tác động một phần làm sai lệch kết quả thí nghiệm.
39
Heo thí nghiệm mặc dù đƣợc nuôi nhốt ở các ô riêng, tuy nhiên các ô này
vẫn trong cùng một nhà với heo không đƣợc thí nghiệm. Vì vậy kết quả thí
nghiệm sẽ bị tác động sai lệch.
Chƣa loại trừ đƣợc các yếu tố khách quan tác động đến đáp ứng miễn dịch
và gây tiêu chảy ở heo thí nghiệm.
4.3. Hiệu giá kháng thể
Việc xác định hiệu giá kháng thể nhƣ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 3: tại độ pha
loãng của huyết thanh còn phản ứng ngƣng kết tạo mạng lƣới ở đáy ống nghiệm thì
đó là hiệu giá kháng thể của mẫu huyết thanh. Chỉ số pha loãng của huyết thanh là
một phân số, ta đảo ngƣợc phân số này đƣợc một số thập phân là chỉ số hiệu giá
kháng thể.
4.3.1. Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1
Lô đối chứng
Lô 1
Lô 2
P
Lần rút máu
thứ nhất
40
80
80
80
80
80
40
40
160
0,906
Trung bình: 66,7
Trung bình: 80
Trung bình: 80
Lần rút máu
thứ hai
320
80
40
1280
640
1280
1280
1280
640
0,017
Trung bình: 146,7
Trung bình: 1066,7
Trung bình: 1066,7
Lần rút máu
thứ ba
1280
320
1280
1280
1280
1280
640
1280
640
0,422
Trung bình: 960
Trung bình: 1280
Trung bình: 853,3
Bảng 4.1. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 1)
40
4.3.1.1. Lần rút máu thứ nhất
Dựa vào biểu đồ 4.1 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (lúc bắt đầu thí nghiệm) không có sự khác
biệt có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học. Điều này chứng tỏ heo thí nghiệm có
sự đồng đều về đáp ứng miễn dịch ở cả 3 lô trƣớc khi tiến hành thí nghiệm.
4.3.1.2. Lần rút máu thứ hai
Biểu đồ 4.2. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ hai (thí nghiệm 1)
Biểu đồ 4.1. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (thí nghiệm 1)
41
Dựa vào biểu đồ 4.2 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 1 và 2 bằng nhau và cao hơn lô đối chứng. Bằng xử lý thống kê thì
chúng tôi thấy sự khác biệt này rất có ý nghĩa. Nhƣ vậy auto-vaccine đã gây đáp
ứng miễn dịch rất rõ ràng sau khi tiêm auto-vaccine lần 1.
4.3.1.3. Lần rút máu thứ 3
Dựa vào biểu đồ 4.3 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể lô 1 là cao nhất và hiệu giá kháng thể của lô 2 là thấp nhất. Nhƣng về
phƣơng diện thống kê học thì sự khác biệt này không có ý nghĩa nên hiệu giá kháng
thể của lô 1 cao hơn không đáng kể đối với lô 2 và lô đối chứng.
Tuy lô 2 đƣợc tiêm vaccine 2 lần nhƣng đáp ứng miễn lại thấp hơn lô 1 (tiêm 1
lần), nguyên nhân có thể là do auto-vaccine không làm tăng đáp ứng miễn dịch khi
tiêm lần 2, hoặc do tình trạng sức khỏe của heo không tốt để sinh miễn dịch đáp ứng
với auto-vaccine.
Và cũng trong lần rút máu này, hiệu giá kháng thể của lô đối chứng (không tiêm
auto-vaccine) lại cao hơn cả lô 2 và gần bằng với lô 1. Nguyên nhân dẫn đến điều
này có thể heo ở lô đối chứng đã nhiễm type E. coli trùng với type trong auto-
Biểu đồ 4.3. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ 3 (thí nghiệm 1)
42
vaccine. Khả năng này rất cao vì điều kiện nuôi thí nghiệm hoàn toàn không loại trừ
sự nhiễm E. coli cho heo con.
Tổng kết thí nghiệm 1:
Ở lô đối chứng (tiêm chất bổ trợ): hiệu giá kháng thể của lần rút máu thứ
nhất và hai là gần bằng nhau, nhƣng ở lần rút máu thứ ba thì hiệu giá kháng
thể lại tăng rất đáng kể và gần bằng với lô 1 và 2. Qua đó chứng tỏ heo ở lô
đối chứng đã bị nhiễm type E. coli giống với type trong auto-vaccine thực
nghiệm. Điều này dẫn đến sự khác nhau không có ý nghĩa của hiệu giá kháng
thể ở 3 lô trong lần rút máu thứ ba.
Qua lần rút máu thứ 2, auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch rõ ràng giữa lô
đối chứng (không tiêm auto-vaccine) với lô 1 và 2.
Auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch và kéo dài, điều này thể hiện ở lô 1
(tiêm auto-vaccine 1 lần).
Chƣa thấy đƣợc auto-vaccine thực nghiệm có làm tăng đáp ứng miễn dịch
sau 2 lần tiêm hay không, điều này thể hiện ở lô 2 (tiêm auto-vaccine 2 lần).
Biểu đồ 4.4. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 1)
43
4.3.2. Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 2
Lô đối chứng
Lô 1
Lô 2
Chỉ số P
Lần rút máu
thứ nhất
40
80
80
320
40
1280
80
640
320
0,409
Trung bình: 66,7
Trung bình: 546,7
Trung bình: 346,7
Lần rút máu
thứ hai
1280
320
320
5120
2560
2560
5120
2560
2560
0,054
Trung bình: 640
Trung bình: 3413,3
Trung bình: 3413,3
Lần rút máu
thứ ba
80
1280
640
1280
2560
640
5120
5120
2560
0,015
Trung bình: 666,7
Trung bình: 1493,3
Trung bình: 4266,7
4.3.2.1. Lần rút máu thứ nhất
Dựa vào biểu đồ 4.5 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể lúc bắt đầu thí nghiệm của lô 1 là cao nhất và của lô đối chứng là thấp
nhất. Tuy nhiên trên phƣơng diện thống kê học thì sự khác nhau này không có ý
nghĩa nên có thể coi hiệu giá của 3 lô là nhƣ nhau. Điều đó chứng tỏ heo bắt đầu thí
nghiệm có sự tƣơng đồng về đáp ứng miễn dịch ở cả 3 lô trƣớc khi tiến hành thí
nghiệm.
Bảng 4.2. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 2)
Biểu đồ 4.5. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (thí nghiệm 2)
44
4.3.2.2. Lần rút máu thứ hai
Dựa vào biểu đồ 4.6 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 1 và 2 cao hơn rất nhiều so với lô đối chứng. Tuy nhiên sự khác
biệt này chƣa có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học (P = 0,054), điều này chứng
tỏ auto-vaccine thử nghiệm gây đáp ứng miễn dịch chƣa hoàn toàn rõ ràng so với lô
đối chứng. Và sau lần tiêm thứ nhất thì đáp ứng miễn dịch của lô 1 và 2 là nhƣ
nhau.
4.3.2.3. Lần rút máu thứ ba
Biểu đồ 4.7. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ ba (thí nghiệm 2)
Biểu đồ 4.6. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ hai (thí nghiệm 2)
45
Dựa vào biểu đồ 4.7 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 2 là cao nhất, của lô đối chứng là thấp nhất. Và sự khác biệt này rất
có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học.
Nhƣ vậy, sau khi tiêm 2 lần thì auto-vaccine đã tạo đáp ứng miễn dịch cao hơn
tiêm 1 lần.
Tổng kết thí nghiệm 2:
Hiệu giá kháng thể của lô đối chứng ở lần rút máu thứ 2 và 3 hầu nhƣ không
thay đổi. Điều đó chứng tỏ heo ở lô đối chứng của thí nghiệm 2 không bị
nhiễm type E. coli trong quá trình thí nghiệm nên chúng ta có thể đánh giá
đƣợc hiệu quả đáp ứng miễn dịch của auto-vaccine.
Auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch kéo dài, điều này thể hiện ở lô 1
(tiêm vaccine 1 lần).
Auto-vaccine tạo đáp ứng miễn dịch cao hơn sau hai lần tiêm, điều này thể
hiện ở lô 2 (tiêm vaccine 2 lần).
Biểu đồ 4.8. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 2)
46
4.3.3. Kết quả tổng kết hiệu giá kháng thể
Lô ĐC
Lô 1
Lô 2
Lần rút máu thứ nhất
66,7
313,4
213,4
Lần rút máu thứ hai
393,4
2240
2240
Lần rút máu thứ ba
813,4
1386
2560
Ở lần rút máu thứ nhất, chúng ta nhận thấy hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2
cao hơn hiệu giá kháng thể của lô đối chứng, điều đó chứng tỏ trƣớc khi thí
nghiệm heo con ở 2 lô này có kháng thể type E. coli nhƣ trong auto-vaccine.
Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do heo con bị nhiễm E. coli hoặc heo
con nhận đƣợc kháng thể từ sữa mẹ (có thể heo mẹ bị nhiễm sẳn E. coli).
Cũng nhƣ vậy ở lô đối chứng, hiệu giá kháng thể tăng dần qua lần rút máu thứ
hai và thứ ba, điều đó chắc chắn là heo con ở lô đối chứng bị nhiễm type E.
coli giống trong auto-vaccine.
Từ hai thảo luận trên, chúng ta nhận thấy hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2 chắc
chắn đã bị tác động làm tăng cao hơn. Nhƣng vì cả 3 lô thí nghiệm đều chịu
tác động nhƣ nhau bởi các yếu tố trên mà hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2 vẫn
cao hơn rất rõ ràng so với lô đối chứng (P < 0,05) nên có thể kết luận rằng
auto-vaccine đã gây đáp ứng miễn dịch tốt cho heo con.
Nhƣ vậy, auto-vaccine thực nghiệm đã gây đáp ứng miễn dịch tốt, kéo dài và
cao hơn nếu đƣợc tiêm 2 lần.
Bảng 4.3. Tổng kết hiệu giá kháng thể của 2 thí nghiệm