Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chẩn đoán xét nghiệm và lấy phân như thế nào ? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.69 KB, 3 trang )

Chẩn đoán xét nghiệm và lấy phân
như thế nào ?

Chúng ta đã biết rằng phần lớn các ký sinh trùng đường ruột đều đẻ trứng hay cho
bào nang và những phần tử này theo phân ra ngoài. Mỗi con giun đũa cái mỗi
ngày đẻ trên 200.000 trứng, vì thế chỉ cần một ít phân bằng đầu cây tăm cũng đủ
chứa vài ba chục trứng.
Do đó dùng kính hiển vi để xét nghiệm phân người, ta có thể tìm thấy dễ dàng:
- Phần lớn trứng giun sán.
- Bào nang hay thể hoạt động của đơn bào.
Mỗi trứng giun sán hay bào nang đơn bào có hình dạng đặc biệt khác nhau (xem
hình trang 36). Nên khi xét nghiệm phân, phòng thí nghiệm sẽ xác định chắc chắn
người bệnh đang mắc loại ký sinh trùng nào và bác sỹ điều trị sẽ dựa vào đó để
cho thuốc đặc hiệu đối với loại ký sinh trùng ấy mà thôi (vừa hữu hiệu, vừa tiết
kiệm, vừa tránh được những tác dụng phụ không cần thiết). Chính vì thế mà khi
nghi bị ký sinh trùng đường ruột, bao giờ bác sĩ cũng cho xét nghiệm phân để xác
định rồi mới cho thuốc chữa trị.
LẤY PHÂN NHƯ THẾ NÀO?
Phân phải được đựng trong một chai thuỷ tinh hay nhựa sạch, có miệng rộng và có
nắp đậy kín. Tuy chỉ cần một lượng phân bằng đầu ngón tay là đủ cho xét nghiệm
nhưng nếu có thể, nên lấy nguyên khối phân để xét nghiệm viên có thể:
a. Phát hiện những ký sinh trùng đường ruột thấy dược bằng mắt thường như giun
kim, giun đũa, đốt sán dải (bệnh nhân cũng có thể biết được điều này sau khi đọc
kỹ phụ bản này)
b. Chọn những vùng phân nào nên lấy để xem nếu phân không thuần nhất vì có thể
hoạt động của đơn bào thường gặp trong phần nhầy, trong phần sệt hay lỏng, ít khi
thấy những thể này trong phần đặc như đóng khuôn.
Sau khi lấy xong, mẫu phân phải được đưa tới phòng thí nghiệm trong vòng 24
giờ, trừ trường hợp tìm các thể hoạt động của đơn bào (amib, trùng roi) thì phải
đem ngay , không quá một giờ vì những thể này rất mỏng manh, chết và tan rã
nhanh ở ngoại cảnh, nhất là nếu môi trường lạnh và khô.


Có nhiều trường hợp phải xét nghiệm đôi ba lần, mỗi lần cách nhau không có ký
sinh trùng vì một số giun sán có thời kỳ âm tính nghĩa là không đẻ. Bào nang đơn
bào cũng vậy, có khi biến mất trọn một tuần lễ trong phân. Trên phiếu xét nghiệm
thường ghi “dương tính” hay dấu trừ là không có. Thí dụ: trứng giun đũa + + +
nghĩa là có rất nhiều trứng giun đũa.
Đối với giun kim, triệu chứng ngứa hậu môn thường quá rõ nên không cần phải
xét nghiệm. Tuy nhiên muốn xác định cho chắc thì có thể đến phòng xét nghiệm
vào sáng sớm, lúc chưa đi tiêu để nhờ tìm trứng bằng phương pháp Graham: dùng
một miếng băng keo trong, cỡ 6x2 cm, áp vào hậu môn rồi gỡ ra ngay, dán vào
hậu môn rồi gỡ ra ngay, dán lên một miếng kính mang vật và soi kính hiển vi vì
giun kim cái đẻ ở rìa hậu môn nên gần như không tìm thấy trứng trong phân.
Đối với sán dải (sán xơ mít) những đốt già tách rời khỏi sán và được phóng thích
theo phân hay tự bò ra ngoài, tìm thấy những đốt này đủ để chứng minh đã mắc
bệnh.
Giun sán còn làm tăng bạch cầu toan tính trong máu. Những giun sán nào chỉ phát
triển và định vị trong ruột như giun kim, giun tóc, sán dải heo, sán dải bò làm tăng
ít lượng bạch cầu toan tính ( từ 10 tới 15%) còn những giun sán có tiếp xúc với
các tổ chức cơ thể trong chu trình phát triển ở giai đoạn chu du như giun móc, giun
đũa, giun lươn hoặc ở cả hai giai đoạn ấu trùng và trưởng thành như sán lá nhỏ ở
gan làm tăng lượng bạch cầu toan tính rất nhiều (tư 30 tới 50% hay hơn nữa). Do
đó nếu thử máu (để tìm các bệnh khác) mà thấy số lượng bạch cầu toan tính tăng
cao là phải xét nghiệm phân để tìm trừng giun sán (ở người bình thường số lượng
bạch cầu toan tính trong máu chỉ lhoangr 2-3% so với tổng số bạch cầu).

×