Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo TTTN Kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty TNHH MTV TM XD Kim Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.21 KB, 64 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN HÀNG HÓA TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG KIM PHỤNG
Họ và tên: Nguyễn Phương Mai
Lớp: B11
Ngành: Kế toán
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phú Giang
Hà Nội - 12/2013
1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN HÀNG HÓA TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG KIM PHỤNG
Họ và tên: Nguyễn phương Mai
Lớp: B11
Ngành: Kế toán
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phú Giang
Hà Nội - 12/2013
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng
Có trụ sở tại: Chùa Hà, Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: (0211) 65 68 216
Website:


Email:

Xác nhận:
Anh/chị: Nguyễn Phương Mai
Sinh ngày: 05-04-1986
Số CMT:
Học viên lớp: B11
Mã học viên: 2010-02-1-15-106264
Có thực tập tại đơn vị (Công ty) trong khoảng thời gian: 20/10/2013 đến ngày
30/12/2013.
Nhận xét:












3
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Xác nhận của đơn vị thực tập
Chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E – LEARNING
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP














Ngày… Tháng… Năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
4
Mục lục
5
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các Doanh nghiệp thương mại thì hàng hóa là quan trọng nhất, bởi có hàng
hóa Doanh nghiệp mới có doanh thu, hay lợi nhuận, cũng như đóng vai trò vào sự tồn tại
của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tổ chức quản lý hàng hóa tồn kho trong Công ty
phải được thực hiện sao cho tốt nhất để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên thương mại và xây dựng Kim Phụng là Công ty
kinh doanh và gia công các loại kính xây dựng, do tính chất của hàng hóa vừa kinh
doanh, vừa để gia công thành một loại hàng hóa khác, nên việc quản lý hàng hóa tồn kho
của Công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc quản lý hàng hóa đầu vào gồm hàng
trong nước và hàng nhập khẩu, phân bổ các chi phí đầu vào và hàng hóa xuất ra bán trực

tiếp, hàng hóa xuất gia công là một khâu quản lý phức tạp mang tính cấp thiết, tránh thất
thoát và cần độ chính xác cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn cũng
như kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xây
dựng Kim Phụng, thấy tính cấp thiết của công tác kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty,
nên em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: "Kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty
TNHH một thành viên thương mại và xây dựng Kim Phụng" để làm đề tài thực tập
cho mình, nâng cao kiến thức thực tế tại Doanh nghiệp, vừa hi vọng với phần nghiên cứu
của mình , có thể giúp cải thiện một phần khó khăn, vướng trong công tác kế toán hàng
hóa tồn kho tại Công ty.
Trong khoảng thời gian ngắn thực tập tại Công ty, với một sinh viên chuyên
ngành kế toán, lần đầu tiên áp dụng các kiến thức đã được lĩnh hội trong nhà trường vào
thực tế tại một Doanh nghiệp, không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình
viết bài. Em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các Thầy Cô trong
6
khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn, và quan trọng hơn là có thể giúp em áp dụng
được vào thực tế tại Doanh nghiệp cũng như sau khi tốt nghiệp.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Kế toán hàng hóa tồn kho là một trong bộ phận vô cùng quan trọng trong toàn bộ
nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Vì vậy mục đích của để tài bao gồm:
- Đề tài được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận tổ chức kế toán hàng hóa
tồn kho trong các doanh nghiệp.
- Từ những lý luận tiến hành áp dụng vào thực tiễn trong công tác kế toán hàng hóa
tồn kho tại Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng.
- Xem xét tính hợp lý trong việc đánh công tác kế toán hàng hóa tồn kho tại Doanh
nghiệp.
- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị đưa ra những đánh giá và đề xuất một
số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tồn kho của Công ty
trong thời gian tới.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty
TNHH MTV TM và XD Kim Phụng.
- Về thời gian: Nghiên cứu số liệu của Công ty trong khoảng thời gian từ 2 - 3
năm trở lại đây.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập - thống kê số liệu: Các số liệu của đề tài này được thu
thập từ báo cáo tài chính, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các số liệu khác của Công ty và thông
tin trên sách báo.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Sau khi thu thập các số liệu sẽ tiến hành tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, từ đó đưa ra kiến nghị và nhận xét.
7
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
4. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng.
Chương II: Thực trạng về kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty TNHH MTV TM
và XD Kim Phụng.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán hàng hóa tồn kho tại Công ty TNHH
MTV TM và XD Kim Phụng.
8
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ XD KIM
PHỤNG
1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV
TM và DV Kim Phụng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ những thành tích
đã đạt được, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, những thành tích đã đạt được:
Tên gọi: Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng

Địa chỉ: Chùa Hà, Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0211 6 568 216
Mã số thuế: 2500431287
Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng là công ty Trách nhiệm hữu hạn
được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2500431287 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 03 năm 2011.
Trụ sở chính của Công ty: X.Địa Chất, khu Chùa Hà, Định Trung, Thành phố
Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn điều lệ của Công ty: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng).
Trải qua 3 năm kinh doanh dưới hình thức Kinh doanh hộ cá thể với các loại mặt
hàng về kính xây dựng, với uy tín của mình và vị trí đứng trên thị trường ngày càng
rộng, nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này ngày càng cao, chính vì vậy đến ngày 29
tháng 03 năm 2011, Công ty TNHH một thành viên thương mại và xây dựng Kim Phụng
chính thức được thành lập.
9
Những thành tích đã đạt được:
Trải qua năm tồn tại và phát triển, Công ty TNHH một thành viên thương mại và
xây dựng Kim Phụng đã từng bước trưởng thành và tự hoàn thiện, trở thành một Công
ty có chỗ đứng vững trắc trên thị trường, với doanh thu hàng năm đều tăng mạnh.
Ban đầu Công ty đã tận dụng các mối quan hệ khách hàng đã có từ trước, thiết lập
các mối quan hệ chặt chẽ và mở rộng dần với phương châm uy tín và chất lượng đứng
đầu, cùng với việc quan hệ, tiếp cận với các nhà đầu tư xây dựng vừa và nhỏ, với uy tín
của mình, sản phẩm của Công ty ngày càng được ưa chuộng và tin dùng Cho đến nay,
thị trường sản phẩm của Công ty đã tương đối rộng, không những cung cấp lẻ cho các
công trình, Công ty đã mở rộng thị trường phân phối bán buôn cho các đại lý, các Công
ty khác với giá thành ưu đãi.
Với mục tiêu ngày một phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, Công ty đã tìm
kiếm những hướng phát triển mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Công ty đã mở
rộng quan hệ liên kết làm đại lý lớn cho nhiều đơn vị trong nước như: Công ty kính nổi
Viglacera, Công ty CP kính Đáp Cầu, Công ty TNHH DomHome, Đó cũng là các

Công ty về kính xây dựng có thương hiệu từ trước đến nay. Ngoài ra, Công ty còn liên
kết với một số các Công ty khác trực tiếp gia công các loại sản phẩm kính có tính chất
thẩm mỹ và chịu lực tốt để mở rộng sản phẩm như: Công ty CP kính Kala, Công ty kính
nổi Tràng An, Mới đây, Công ty cũng đã đầu tư dây truyền sản xuất để tự gia công lên
đến trên 5 (năm) tỷ đồng. Công ty cũng đã liên hệ nhập khẩu một số mặt hàng chất
lượng từ Indonesia nhằm khẳng định dần về sản phẩm cũng như tối đa hóa lợi nhuận.
Sau đây là kế quả kinh doanh của Công ty trong suốt 3 năm hoạt động:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 9 tháng đầu năm
2013
1.Doanh thu 5.596.968.712 8.845.109.772 8.688.902.823
10
2.Lợi nhuận sau thuế 40.050.420 65.338.421 58.157.264
3.Số lao động bình quân. 30 45 52
4.Thu nhập bình quân đầu
người/tháng
3.666.666 3.890.000 4.430.000
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt 3 năm hoạt động.
Qua số liệu trên ta thấy việc kinh doanh của Công ty ngày một phát triển. Cụ thể:
- Doanh thu năm 2012 tăng 58,03% so với 9 tháng thực tế đi vào hoạt động năm
2011.
- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2013 đạt 98,23% so với năm 2012.
Doanh thu từ khi hoạt động của Công ty đến này tăng tương đối đều vì các lý do:
- Do thị trường kinh doanh đã có sẵn từ trường và ngày càng mở rộng.
- Do công ty đã đầu tư máy móc thiết bị tự gia công sản phẩm kinh doanh.
- Do trình độ tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm cán bộ công nhân ngày càng cao.
Lợi nhuận năm 2012 cũng tăng tới 63,14% so với 9 tháng đầu năm 2011
Lợi nhuần 9 tháng đầu năm 2013 đạt 89% so với năm 2012.
Bên cạnh sự phát triển tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty thì đời sống cán
bộ công nhân viên cũng được nâng cao.
Mức thu nhập năm 2012 tăng 6,09% so với năm 2011 và 2013 tăng 13,89% so

với năm 2012.
1.1.1.2. Nhiệm vụ và chức năng:
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Sản xuất kính xây dựng, các loại khung kính, khung cửa kính
11
- Mua bán kính xây dựng, các loại khung kính, khung cửa kính, khung nhôm,
hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ
- Đại lý ký gửi hàng hóa
- Sản xuất, gia công hàng thủ công mỹ nghệ, mặt bàn, lô gô bằng kính, khung
hình
1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc điều hành các hoạt động của Công ty.
Giám đốc là người kiểm tra, tổng hợp và xét duyệt các phương án kinh đoanho
phòng kinh doanh và bán hàng đưa lên để lựa chọn ra phương án kinh doanh hiệu quả
nhất.
12
Giám đốc quản lý các phòng ban về nhân sự, hành chính kế toán, và đôn đốc bộ
phận sản xuất kinh doanh thực hiện quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa của
Công ty.
- Phó Giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công
ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về
nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc cũng là người trợ lý giúp giám đốc lựa chọn chính xác các phương
án kinh doanh, đồng thười giải quyết các công việc thay giám đốc khi giám đốc vắng
mặt.
- Phòng kinh doanh và bán hàng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và các phương án
kinh doanh cho Công ty, sau đó trình lên ban giám đốc xét duyệt. Lựa chọn nhà cung cấp
có uy tín, tin cậy, đồng thời liên hệ với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, mở

rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang các tỉnh diện rộng. Trong đó:
Phòng Thị trường: Trực tiếp làm việc quan hệ khách hàng ngoài thị trường, tiếp
thị hàng hóa mở rộng quy mô.
Phòng tư vấn bán hàng: Trực tiếp tư vấn tiếp thị bán hàng tại công ty trong đó có
bán hàng trực tiếp và bán hàng qua điện thoại.
- Phòng hành chính kế toán: có 2 bộ phận
+ Phòng hành chính nhân sự: Có trách nhiệm quản lý nhân sự toàn công ty,
quyết định nghỉ việc hay kế hoạch tuyển thêm nhân sự, phòng nhân sự sẽ chịu trách
nhiệm và trình lên ban giám đốc phê duyệt khi cần thiết.
+ Phòng kế toán sản xuất: Chia làm 2 bộ phận là Phòng kế toán tổng hợp và kế
toán sản xuất:
P.Kế toán tổng hợp: Quản lý tổng hợp toàn bộ sổ sách chứng từ phát sinh trong
doanh nghiệp, trong đó có bộ phận gia công sản xuất và bộ phận kho hàng hóa tổng hợp.
Kết hợp với phòng kinh doanh, lên kế hoạch nhập hàng, xuất hàng. Lên báo cáo xác định
chi phí, lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp theo tháng, theo quý và kết thúc năm tài
13
chính. Chịu trách nhiệm giải trình thuế các vướng mắc mà cơ quan thuế yêu cầu, trực
tiếp giải trình quyết toán thuế.
P.Kế toán sản xuất: Bao gồm bộ phận kế toán quản lý hàng nhập - xuất trực tiếp
tại các phân xưởng sản xuất, kế toán kho tại kho hàng hóa tổng hợp, ghi chép chi tiết và
tổng hợp lượng hàng nhập xuất hàng ngày, báo cáo lên bộ phận kế toán tổng hợp. Hàng
tuần hàng tháng đối chiếu khớp sổ với bộ phận kế toán tổng hợp nhằm thống nhất lượng
hàng tồn kho và tránh thất thoát.
- PX. Sản xuất: Bao gồm PX. Cường lực mặt bàn, PX. uốn kính thương mại và
kho hàng hóa tổng hợp.
+ PX. Cường lực mặt bàn: Phân xưởng mới được hoạt động đầu năm 2013,
chuyên gia công kính trắng thành kính cường lực, và mặt bàn theo đơn đặt hàng, và gia
công làm hàng hóa của Công ty.
+ PX. uốn kính thương mại: Phân xưởng uốn kính, mài cạnh kính cho khác
hàng khi mua kính tại công ty, do tính chất hàng hóa dễ vỡ và sắc cạnh, nên phân xưởng

này rất quan trọng, khi xuất bán cho khách hàng, hàng hóa được qua phân xưởng này để
mài giảm độ sắc bén của kính và uốn thêm đường cong theo yêu cầu của khách hàng.
+ Kho hàng hóa tổng hợp: Là kho chưa toàn bộ hàng hóa mua về của Công ty,
xuất hàng đi gia công, xuất bán và nhập lại hàng sau gia công cũng tại kho này, kho có
diện tích khá rộng để có thể phân loại được từng lô hàng khi nhập về.
Các phòng ban hỗ trợ kết hợp với nhau để đạt được kết quả tốt nhất trong việc
quản lý hàng hóa cũng như quá trình phát triển của Công ty.
1.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng là doanh nghiệp tư nhân hoạt động
với đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng kính xây dựng,
là loại mặt hàng thiết yếu trong ngành xây dựng hiện nay. Công ty ngày một mở rộng thị
trường ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nên đầu vào không ty vừa đứng vai trò làm
đại lý phân phối lớn cho một số công ty hàng đầu trong nước, lại vừa tự nhập hàng hóa
14
về kinh doanh trong đó có cả mặt hàng trong nước, đồng thời còn nhập khẩu hàng từ bên
nước ngoài về.
Công ty vừ kinh doanh thương mại, vừa thuê các công ty khác gia công chính sản
phẩm của công ty mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, không những vậy, đầu năm
2013 Công ty còn nhập mua dây truyền gia công sản xuất kính cường lực và mặt bàn từ
nước ngoài về. Với đà phát triển như vậy, Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng
ngày một khẳng định vị trí của mình trong thị trường hiện nay.
Với tính chất sản phẩm như vậy, đầu ra của Công ty cũng rất đa dạng và phong
phú, thị trường bán lẻ rất rộng, và lấy uy tín và chất lượng đảm bảo nên tính lan truyền
nhanh, và hiện tại thị trường bán lẻ đa phần bán qua điện thoại rồi giao hàng tận nơi cho
khách hàng.
Ngoài ra, Công ty đã ký hợp đồng với nhiều đối tác làm đại lý ký gửi hàng hóa
cho mình, và nhiều công ty ký hợp đồng lấy hàng dài hạn với Công ty.
Với đặc điểm kinh doanh như vậy, các bộ phận phòng ban trong Công ty có sự
phối hợp chặt chẽ, ăn kết với nhau trong tất cả các khâu làm việc:
Phòng kinh doanh đưa kế hoạch kinh doanh > Ban giám đốc duyệt chuyển

phòng kế toán tổng hợp, phòng kế toán tổng hợp kết hợp phòng kinh doanh liên hệ với
nhà cung cấp hàng hóa để lấy hàng. Phòng kinh doanh tiếp tục làm thị trường, đồng thời
tư vấn tiếp thị trực tiếp và qua điện thoại với khách hàng >P. Kế toán nhập hàng, quản
lý hàng nhập hàng xuất bán, đồng thời căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, chuyển qua bộ
phận sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng, rồi xuất bán theo hợp đồng. Đồng thời sản
xuất thêm một số mặt hàng nhằm mở rộng thị trường theo kế hoạch phòng kinh doanh
đưa xuống.
Bộ phận kế toán kho hàng hóa tổng hợp luôn sát sao lượng hàng hóa nhập về,
hàng hóa nhập sau gia công sản xuất và hàng hóa xuất theo từng đơn hàng, nhằm quản lý
tốt tránh thất thoát tại kho cũng như thất thoát cho Công ty.
15
Các bộ phận luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp đỡ hỗ trợ nhau trong quá
trình làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán công ty đang áp dụng
và đặc điểm công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng
Hình 2. Sơ đồ bộ máy kế toán
- Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phần hành trong bộ máy kế toán
• Kế toán trưởng: Phụ trách chung; điều hành mọi hoạt động của Bộ máy kế toán,
thống kê của công ty. Tổng hợp dữ liệu từ Phó Phòng Kế toán, làm báo cáo tháng, báo
cáo quý, lên Báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế và giải trình thuế. Hàng tháng báo cáo
doanh thu, chi phí lợi nhuận lên ban giám đốc.
16
• Phó phòng Kế toán: Tham mưu, giúp việc cho Kế toán trưởng trong việc chỉ đạo,
điều hành, tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán của công ty. Phụ trách
công tác kế toán tổng hợp, Kế toán giá thành, kế toán công nợ. đối chiếu sổ sách với các
bộ phận kế toán viên theo tuần và theo tháng.
• Kế toán kho hàng hóa: Thực hiện nghiệm thu, nhập, xuất hóa theo quy định, Lập
các báo cáo phục vụ công tác quản lý hàng hóa theo quy định và đột xuất theo yêu cầu;
Trực tiếp kiểm kê hàng hóa và lập báo cáo kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất theo sự phân
công của Kế toán trưởng. Trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc mở sổ sách quản lý nhập,

xuất, tồn hàng hóa tại các kho.
• Kế toán bán hàng: Giới thiệu và tư vấn hàng bán cho khách hàng, viết hóa đơn
bán hàng theo đơn đặt hàng. Theo dõi tình hình xuất bán hàng hóa, đối chiếu xác định
doanh thu của từng sản phẩm, hạch toán tài khoản doanh thu và tài khoản giá vốn cho
từng loại sản phẩm đúng theo quy định của Công ty.
• Kế toán tiền gửi - tiền vay, Kế toán TSCĐ, kế toán đầu tư XDCB: Thường xuyên
theo dõi, cập nhật phát sinh, đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng và biến động
của tiền gửi ngân hàng theo từng tài khoản ngân hàng. Lập kế hoạch và theo dõi tình
hình dải ngân của vốn vay. Quản lý theo dõi tình hình nhập xuất, tăng giảm biến động
của TSCĐ, lập kế hoạch tính khấu hao.
• Kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, Kế toán thuế.: Căn cứ quỹ lương thực
hiện hàng tháng do phòng Tổ chức lao động cung cấp, căn cứ số tiền phải nộp BHXH-
BHYT-BHTN tính toán, phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương, BHXH-BHYT-
BHTN-KPCĐ vào chi phí sản xuất từng tháng. Tiếp nhận các chứng từ thanh toán của cá
đôn vị và làm thanh toán theo quy định, cuối ngày đối chiếu tiền tồn quỹ với thủy quỹ
đảm bảo số dư tồn quỹ. Lập và nộp tờ khai thuế GTGT theo thời hạn quy định, đảm bảo
tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý. Theo dõi thu nhập cá nhân của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong công ty, từ đó xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập cá nhân
cho từng người.
17
Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý thu chi tiền mặt, tiến hành ghi bảng thống kê thu
chi quỹ cuối ngày, đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán.
Ngoài ra mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp sổ sách của mình với
phó phòng kế toán định kỳ theo tuần, theo tháng tránh thất thoát gây thiệt hại cho Công
ty.
Tại các xưởng gia công, thống kê chịu trách nhiệm tập hợp các chứng từ như bảng
công, bảng điểm, bảng chấm cơm, báo cáo vật tư, sản lượng sản xuất báo cáo lên các
phòng ban và Công ty làm căn cứ nghiệm thu và trả lương cho CBCNV. - Hình thức
kế toán:
Với quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản và có khả năng phân công

lao động kế toán, Công ty TNHH một thành viên thương mại và xây dựng Kim Phụng sử
dụng hình thức sổ Nhật ký chung và tuân thủ đầy đủ các quy định trong chế độ kế toán
về hệ thống sổ sách cũng như trình tự hạch toán kế toán.
- Các chính sách áp dụng tại Công ty
Công ty vận dụng công tác hạch toán kế toán phù hợp với chế độ kế toán hiện
hành. Nội dung một số chế độ kế toánđược Công ty lựa chọn để phù hợp với đặc điểm
ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty, đó là báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và các sổ kế toán theo định kỳ hàng năm.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Theo giá bình quân gia quyền
Hiện nay Công ty TNHH MTV TM và XD Kim Phụng đang áp dụng kê khai
thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Trình tự ghi sổ kế toán:
18
Hình 3. Trình tự ghi sổ kế toán
Hiện nay công tác kế toán tại doanh nghiệp được làm trực tiếp trên excel trên mày
vi tính, và sử dụng hình thức nhật ký chung với trình tự như sau:
Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết liên
quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các Sổ chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
19
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký

chung cùng kỳ.
- Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty
Để thuận tiện trong công tác quản lý cũng như công tác kế toán tài chính tại Công
ty, Công ty TNHH một thành viên thương mại và xây dựng Kim Phụng đã sử dụng nhiều
máy tính ở các bộ phận khác nhau:
Phòng giám đốc: 2 máy Laptop Cho Giám đốc và Phó giám đốc
Phòng kinh doanh: 1 Laptop cho trưởng phòng kinh doanh và 2 máy bàn cho
nhân viên
Phòng kế toán tổng hợp: 6 máy tính để bàn cho mỗi nhân viên kế toán
Phòng nhân sự: 1 máy tính để bàn cho trưởng phòng nhân sự.
Việc sử dụng máy tính đã giúp cho toàn bộ nhân viên trong công ty có thể kết hợp
công việc với nhau một cách dễ dàng, tổng hợp dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Thúc đẩy
công việc tốt hơn.
- Tổ chức công tác kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty
Mẫu sổ Nhật ký chung và sổ cái các tài khoản:
20
Hình 4. Mẫu sổ nhật ký chung
21
Hình 5. Mẫu sổ cái tài khoản 156
Ví dụ về kế toán mua hàng hóa về nhập kho:
+ Chứng từ gốc: Phiếu chi tiền, phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho:
22
Hình 6. Phiếu nhập kho
Phiếu Chi tiền:
23
Hình 7. Phiếu chi tiền
1.3 Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV TM và XD Kim
Phụng
- Những thành tựu đã đạt được:

Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Điều đó đã giúp Công ty tạo được uy tín trên
thị trường mặt hàng kính xây dựng, đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và có xu
hướng ngày càng phát triển.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đáp ứng đủ nhu cầu chỉ
đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đảm bảo quản lý và hạch
toán các yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất một cách hiệu quả.
24
Sự phối hợp giữa các phòng ban của Công ty đã đảm bảo tính chính xác lượng
nhập - xuất - tồn kho hàng hóa cũng như giá thành hàng hóa sau gia công sản xuất, giải
quyết tốt các mối quan hệ giữa bộ phận công nhân viên với bộ phận quản lý các phòng
ban.
Phòng tài chính kế toán của Công ty được bố trí một cách khoa học và hợp lý với
đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và nhiệt tình trung thực. Xây dựng được hệ
thống sổ sách kế toán phù hợp với mục đích, yêu cầu và chuẩn mực chế độ kế toán hiện
hành.
- Một Số khó khăn cần hoàn thiện:
Do lượng chứng từ của Công ty nhiều, chứng từ của nhiều bộ phận kế toán
thường tập chung dồn dập vào một lúc, nên lượng chứng từ tại phòng kế toán tổng hợp
nhiều, nên dễ phát sinh ra trường hợp lẫn, mất chứng từ cũng như dễ xảy ra sai sót trong
qua trình nhập liệu, gây khó khăn trong quá trình đối chiếu sổ sách giữa các phòng ban.
25

×