Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
MỞ ĐẦU
Việt Nam có một thảm thực vật rất phong phú với hơn 12.000 loài bao
gồm 2500 chi và 300 họ. Nhiều loài trong đó đã được sử dụng từ lâu trong các
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa bệnh.
Plantago major L. tên thường gọi là cây Mã đề, thuộc họ Mã đề
(Plantaginaceae) là loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên
khắp nước ta và nhiều nước trên thế giới. Đây là một cây dược liệu được dùng
phổ biến, các bộ phận đã được sử dụng riêng biệt trong điều trị bệnh cho các vị
thuốc khác nhau như: Xa tiền tử (Semen Plantaginis), Lá mã đề (Folium
Plantaginis) hay Mã đề thảo (Herbal Plantaginis). Nó mang nhiều tác dụng
dược lý có giá trị: tác dụng lợi tiểu, chữa ho, tác dụng kháng sinh, chữa lỵ cấp và
mãn tính, tác dụng làm hưng phấn thần kinh, ngoài ra lại ít độc với cơ thể sinh
vật. Do đó, các vị thuốc từ cây Mã đề đã được quan tâm nghiên cứu và đã được
tiêu chuẩn hoá trong sử dụng, các tiêu chuẩn về kiểm nghiệm dược liệu từ Mã
đề có trong từ điển quốc gia.
Như đã biết, tác dụng chữa bệnh của dược liệu được quy định bởi hoạt
tính sinh, dược học của các hợp chất hoá học có trong đó. Mặc dù cây Mã đề đã
được nghiên cứu nhiều cả về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học, song cho
đến nay nó vẫn đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
trên thế giới. Với mong muốn góp phần tìm hiểu cây Mã đề, chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hoá học cây Mã đề (Plantago major L.,
Plantaginaceae)”.
Theo hướng nghiên cứu này, luận văn có những nhiệm vụ sau:
1.Tách chiết và khảo sát sự có mặt của các lớp chất có trong cây Mã đề
(Plantago major L.).
2.Phân tách các phần chiết và phân lập một số thành phần chính.
3.Khảo sát cấu trúc một số chất phân lập được.
1
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Plantago major L. đã được sử dụng làm thuốc từ hàng thế kỷ nay. Đây
là một cây dược liệu mang nhiều tác dụng dược lý có giá trị: tác dụng lợi tiểu,
tác dụng chữa ho, kháng sinh, chữa lỵ cấp và mãn tính, tác dụng làm hưng phấn
thần kinh, làm lành vết thương, chống viêm, giảm đau, chống oxy hoá, kháng
sinh yếu, điều biến miễn dịch và chống loét ngoài ra lại ít độc với cơ thể sinh
vật. Theo kinh nghiệm sử dụng lưu truyền trong dân gian, các bệnh dùng mã đề
để điều trị bao gồm: bệnh có liên quan tới da, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá,
di truyền, chuyển hoá, chống ung thư, giảm đau và chống nhiễm khuẩn. Về
thành phần hoá học, trong cây có chứa polysaccarit, lipid, dẫn xuất của axit
caffeic, flavonoid, iridoid glycosid, alkaloid, terpennoid và các axit hữu cơ.
1.1. THỰC VẬT HỌC [1, 2, 3 ]
1.1.1. HỌ MÃ ĐỀ (PLANTAGINACEAE).
Họ Mã đề, danh pháp khoa học: Plantaginaceae Juss., là một họ thực
vật có hoa trong bộ Hoa môi (Lamiales). Chi điển hình là Plantago L.
Họ Plantaginaceae nghĩa rộng (sensu lato) là một họ đa dạng, phổ biến
toàn cầu, nhưng chủ yếu tại các khu vực ôn đới. Nó bao gồm chủ yếu là các cây
thân thảo, cây bụi và một ít cây thủy sinh có rễ mọc trong đất (chẳng hạn chi
Callitriche). Lá của chúng mọc thành vòng xoắn hoặc mọc đối, các lá có dạng lá
đơn hay lá kép. Cấu trúc và hình dạng của hoa rất đa dạng. Một số chi có 4 đài
hoa và 4 cánh hoa, những loài khác có từ 5-8 đài/cánh hoa, chẳng hạn chi
Sibthorpia. Hoa của phần lớn các chi là đối xứng theo nhiều mặt phẳng. Tràng
hoa thông thường có 2 môi. Trong một số chi, bộ nhị được hình thành trước
tràng hoa. Quả là dạng quả nang, thường nứt ra tại các phần chia giữa các ngăn.
Trong chi Veronica phần phân chia này theo chiều dài; trong các loài của chi
Antirrhinum thì khi quả nứt nó giải phóng phấn hoa thông qua các lỗ ở đầu bao
phấn; hoặc nó có thể xoay chuyển thông qua đường tuần hoàn ngang xung
quanh bao vỏ.
2
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1.1.2. CHI MÃ ĐỀ.
Họ Plantaginaceae (nghĩa rộng) bao gồm khoảng 90 chi và khoảng 1.700
loài.
Chi Mã đề (danh pháp khoa học: Plantago) là một chi chứa khoảng 200
loài thực vật nhỏ, không dễ thấy, được gọi chung là Mã đề. Phần lớn các loài là
cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá
của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng giả-
cuống lá. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của
phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm
hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn
hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió. Các loài mã đề
bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) ăn lá.
Các loài Mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á,
Australia, New Zealand, châu Phi và châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng
khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
1.1.3. MÃ ĐỀ LỚN (PLANTAGO MAJOR L.). [1,3]
Mã đề lớn, (tên của loài này xuất phát từ việc nó hay mọc ở vết chân ngựa
kéo xe; mã là ngựa, đề là móng chân); các tên gọi khác như mã đề thảo, nhả én,
dứt (Thái), suma (Thổ).
Tên khoa học: Plantago major L., Plantago asiatia L., thuộc Giới:
Plantae; Ngành: Magnoliophyta; Lớp Magnoliopsida; Bộ Lamiales; Họ
Plantaginaceae; Chi Plantago L.
Mã đề là một loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc,
phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và
gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính,
đài 4, xếp chéo, hơi đính nhau ở gốc. Tràng màu nâu gồm 4 thuỳ nằm xen kẽ ở
giữa kẽ lá đài. Nhị 4, chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiền noãn. Quả hộp
trong chứa nhiều hạt nhỏ tròn hay bầu dục, màu nâu đen bóng. Mã đề là cây ưa
sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn nhẹ. Mã đề mọc hoang và được trồng tại
nhiều nơi ở nước ta. Thường trồng bằng hạt ở nơi đất ẩm vào mùa xuân.
3
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Thu hoạch Mã đề thường vào tháng 5-8, thu hái vào lúc cây đang ra hoa,
nhổ cả cây về, bỏ gốc rễ và các lá sâu úa, đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem
phơi hoặc sấy khô. Thu hoạch hạt Mã đề thường vào tháng 7-8, thu hái vào
những ngày khô ráo, cắt lấy những bông quả đã già, đem phơi hay sấy khô, rồi
vò xát, sàng sẩy sạch rồi lấy hạt và tiếp tục phơi khô.
Cây mã đề ( Plantago major L.)
4
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1.2. ỨNG DỤNG [1, 2, 10, 23, 26].
1.2.1. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
Các loài trong chi Plantago thường được sử dụng làm thuốc. Chúng có
tác dụng làm se, giải độc, kháng trùng, chống viêm nhiễm, cũng như làm dịu
chứng viêm, long đờm, cầm máu và lợi tiểu. Sử dụng ngoài, dạng thuốc đắp từ lá
là có ích đối với các vết cắn của côn trùng, chứng phát ban do sơn độc, các chỗ
lở loét nhỏ cũng như nhọt. Sử dụng trong, nó dùng để điều trị ho và viêm phế
quản dưới dạng chè, thuốc sắc hay xi rô. Hạt của Plantago psyllium là có ích để
điều trị táo bón, ruột kết co cứng, bổ sung chất xơ dinh dưỡng và bệnh túi thừa,
hạ thấp cholesterol và kiểm soát bệnh đái đường.
Theo y học cổ truyền, Mã đề có vị ngọt, nhạt, tính hàn, không độc, vào 3
kinh can, thận và tiểu trường, có tác dụng tiêu viêm, phong nhiệt, lợi tiểu, chữa
ho, làm long đờm, sáng mắt, thuốc bổ. Mã đề thường được dùng chữa sỏi niệu,
nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, cảm lạnh ho, viêm khí quản, viêm ruột,
viêm kết mạc cấp, viêm gan. Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu,
chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, đau mắt đỏ. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp
và mãn tính; Giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt nhanh chóng vỡ mủ và mau
lành. Hạt Mã đề chữa phù thũng, thấp tả, mắt đỏ, ho do phế nhiệt. Cả cây nấu
cao đặc bôi trị bỏng hoặc lấy cây non, tươi sắc lấy nước uống chữa cao huyết áp.
Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, Plantago major L. cũng được sử dụng
ở nhiều nước khác trên thế giới trong điều trị nhiều loại bệnh (bảng 1) bao gồm
các bệnh về da, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, tuần hoàn, bệnh
chuyển hoá, chống ung thư, giảm đau và làm lành vết thương.
5
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Bảng 1: Ứng dụng P. major trong điều trị bệnh
CÁC LOẠI BỆNH PHẦN SỬ DỤNG
Các bệnh ngoài da: áp xe, mụn, chống viêm,
sưng đau do côn trùng đốt,cắn, thâm tím, bỏng,
viêm da, chống nhiễm khuẩn cho vết thương hở,
làm mềm những phần da bị chai cứng, nổi ban
đỏ, cầm máu vết thương, mẩn ngứa, chống tạo
mủ cho bệnh chốc lở, làm nhanh liền vết thương
hở.
rễ, lá, hạt, toàn cây,
dịch chiết nước
Các bệnh hô hấp: chữa ho, hen suyễn,
viêm phế quản, cảm lạnh, thối tai, tác dụng long
đờm, các bệnh phổi, viêm họng.
lá, rễ, hạt, toàn cây,
dịch chiết nước
Các bệnh tiêu hoá: tả, táo bón, lỵ, viêm loét dạ
Dày, viêm lợi, sâu răng, viêm miệng.
lá, rễ, hạt, toàn cây, dịch
chiết nước, dịch chiết cồn
Các bệnh hệ sinh dục- tiết niệu: rối loạn kinh
nguyệt, sỏi thận, đau bàng quang, nhiễm khuẩn
niệu đạo, viêm âm đạo.
lá, rễ, hạt, toàn cây,
dịch chiết nước
Bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn và tim: chống
tan máu, tăng lọc máu, dùng cho người bị tiểu
đường, tác dụng lợi tiểu, phù, trĩ, cao huyết áp.
lá, rễ, hạt, toàn cây,
dịch chiết nước
Bệnh hệ thần kinh: hạ sốt, giảm đau, chữa sốc
tâm lý, suy nhược thần kinh, giảm đau răng.
lá, rễ, hạt, toàn cây,
dịch chiết nước
Chống ung thư: chống u bướu toàn cây, lá, dịch chiết nước
Chống ký sinh trùng, giải độc: tẩy giun, chữa
sốt
Rét, rắn cắn
toàn cây, lá, dịch chiết nước
6
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1.2.2. MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ MÃ ĐỀ
1. Trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt:
2. Trị tiêu chảy:
3. Trị đau mắt sưng đỏ do can nhiệt:
4. Trị tiêu chảy trẻ em
5. Trị ho.
1.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC [4-7, 12, 16-19, 22-27]
1.3.1. CACBOHYDRAT.
Trong hạt chứa một số monosaccharit: glucozơ, fructozơ, xylozơ và
rhamnozơ; disaccharit có sucrozơ; trisaccharit có planteozơ đóng vai trò một
cacbohydrat dự trữ trong hạt. Vỏ ngoài của hạt có chứa chất polysaccharit có khả
năng tạo dịch nhầy có độ nhớt cao trong nước. Thành phần dịch chiết
polysaccharit hạt mã đề có xylozơ, arabinozơ, axit galacturonic, axit glucuronic,
rhamnozơ, galactozơ và glucozơ. Trong lá có chứa trisaccharit raffinozơ,
tetrasccharit stachyozơ, stachyozơ đóng vai trò là cacbonhydrat dự trữ tạm thời
trong thực vật.
Thử nghiệm trên động vật thực nghiệm đối với một số plantaglucid từ
Mã đề như galactoarabinan, galactan cho thấy các chất này có tác dụng chữa loét
ở liều 1,5-3 g/ngày. Ở liều 1 mg/kg, các plantaglucid này làm giảm tỷ lệ loét ở dạ
dày chuột gấp 20 lần so với không điều trị; có tác dụng làm tăng tiết dịch vị ở
chó; làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và chống co thắt đường ruột ở thỏ; làm giảm
phản ứng viêm, phù nề gây bởi formalin và dextran.
Một số dạng pectin đã este hoá có phân tử lượng lớn (46-48 kDa) có tác
dụng hoạt hoá đại thực bào ở người (in vitro) làm tăng sinh TNFα
(tumornecrosis α ).
7
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1.3.2. LIPIT
Một số axit béo phân lập được từ P.major được hệ thống lại ở bảng dưới
đây:
Bảng 2: Axit béo phân lập từ hạt P.major
AXIT BÉO HÀM LƯỢNG (%)
Axit Myristic -
Axit Plamitic -
Axit Stearic -
Axit Oleic 37,4
Axit Linoleic 25,3
Axit Linolenic 0,9
Axit Arachidic -
Axit Behenic -
Axit Lignoceric -
Axit 9-Hydroxy-cis-1octadecenoic 1,5
Bảng 3: Axit béo phân lập từ lá P. major
AXIT BÉO HÀM LƯỢNG (%)
Axit Myristic 1,8
Axit Plamitic 15,9
Axit Stearic 2,1
Axit Arachidic 1,3
Axit Behenic 1,3
8
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1.3.3. ANKALOIT
Từ P.major đã nhận dạng và phân lập được indicain và plantagonin
.
N
O
OH
CH
3
N
CH
3
O
Plantagonin Indicain
1.3.4. CAFFEIC VÀ DẪN XUẤT
Từ dịch chiết methanol P.major đã phân lập được axit caffeic và một số
dẫn xuất của nó:
OH
OH
OH
O
OH
OH
O
O
OH
OH
OH
O
OH
N
N
N
N
O
O
CH
3
CH
3
CH
3
axit caffeic axit chlorogenic caffein
Caffein (3,7- Dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purine-2,6-dione) có tác dụng
kích thích hoạt động của thần kinh trung ương chọn lọc trên vỏ não, làm tăng
khả năng nhận thức, tăng khả năng làm việc trí óc, giảm cảm giác mệt mỏi và
buồn ngủ.
9
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
OH
OH
O
O
OH
OH
O
O
O
O
OH
OH
OH
CH
3
OH
OH
axit acteoside axit plantagoside
Plantagoside có tác dụng ức chế sinh arachidonic axit trong quá trình
phù nề tai chuột, chống viêm, ức chế 7-lipoxygenaza, 15-lipoxygenaza, cAMP
phosphodiesteraza và tác dụng chống oxy hoá đồng thời có tác dụng kháng sinh
vi sinh vật.
Acteoside có tác dụng diệt gốc tự do gây bệnh, chống oxy hoá và ức chế
quá trình peoxy hoá lipit; ức chế 15-lipoxygenaza kém hơn so với plantagoside;
ức chế protein kinaza C; ức chế andozơ reductaza và sự tạo thành 5-HETE; tác
dụng kháng khuẩn, giảm đau, điều biến miễn dịch. Tác dụng chống tăng huyết
áp, ở liều 10 mg/kg trên chuột, acteoside có tác dụng giảm áp suất trên cả thời kỳ
tâm thu, tâm trương và trên động mạch chủ.
1.3.5. FLAVONOIT
Một số flavonoit đã phân lập từ P.major bao gồm: lutein 7-glucosit,
hispidulin 7-glucuronit, luteolin 7-diglucosit, apigenin 7-glucosit, nepetin 7-
glucosit, luteolin 6-hydroxy 4’-methoxy 7-galactosit, plantaginin,
homoplantaginin.
10
O
OH
O
OH
OH
O
O
OH
OH
OH
OH
OH
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
O
OH
H
H
H
OH
H
OH
OH
OH
O
O
OH O
OH
OH
8
2'
5'
6'
6
Tác dụng sinh học nổi bật của nhóm chất flavonoit là khả năng chống oxy
hoá, diệt trừ gốc tự do hoạt động gây bệnh, ức chế quá trình peoxy hoá lipit,
ngoài ra còn nhiều tác dụng quan trọng khác bao gồm cả tác dụng chống virut,
kháng khuẩn, chống ung thư, Đặc biệt, một số flavonoit từ P.major như
planaginin, homoplantaginin và luteolin 7-glucosit có tác dụng ức chế HIV-
reverse transcriptaza (in vitro).
1.3.6. IRIDOIT GLYSOSIT
Một số Iridoit glysosit phân lập được từ P.major được tổng kết lại dưới
đây:
plantaginin
O
O
OH
OH
O
OH
OH
O
OH
OH OH
homoplantaginin
11
OH
O
O
OH
O
CH
3
O
O
OH
OH
OH
OH
Luteolin 7-O-β-D-glucopyranozit
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
O
O
O
O
CH
3
O
O
O
OH
OH
OH
OH
asperuloside aucubin
O
OH
OH
OH
OH
O
O
CH
2
OH
OH
O
O
OH
OH
OH
OH
O
O
OH
O
OH
gardoside axit geniposidic
Aucubin có tác dụng chống viêm, chống co thắt, giải độc đối với trường
hợp ngộ độc nấm, tác dụng bảo vệ gan gây bởi α-amanitin và CCl
4
, ức chế virus
viêm gan B.
1.3.7. TERPENOIT.
Một số triterpenoit phân lập được từ lá P.major bao gồm: axit oleanolic,
axit ursolic, 18 β- glycyrrhetinic axit và sitosterol. Ursolic axit có tác dụng ức
chế cyclooxygenase-2 và cyclooxygenase-1 là các enzym xúc tác sinh tổng hợp
prostaglandin (in vitro). Axit ursolic và axit oleanolic có tác dụng bảo vệ gan,
chống ung thư, hạ mỡ máu.
12
O
OH
OH
O
O
OH
OH
OH
OH
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
OH
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
O
OH
CH
3
OH
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
O
OH
CH
3
axit oleanolic axit ursolic
CH
3
CH
3
OH
O
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
OH
O
CH
3
CH
3
OH
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
18β-glycyrrhentinic β-sitosterol
Axit Ursolic (axit 3-Hidroxy-12-ursen-28-oic) có tác dụng sinh học: lợi
tiểu, chống ung thư, chống viêm loét và xơ hoá, ức chế hoạt động của virus HIV,
ức chế protein kinase C, kìm hãm HIV-1 protease.
Axit oleanolic có tác dụng sinh học: chống viêm khớp, chống độc, chống
rối loạn gan và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Gần đây, hoạt tính kháng
HIV được phát hiện do khả năng ngăn cản quá trình sao mã của virus HIV-1 ở tế
bào H9.
1.3.8. VITAMIN
Bảng 4: Một số vitamin có trong P.major
VITAMIN NGUỒN HÀM LƯỢNG
β-caroten hạt 6 mg/100g
Vitamin C hạt 19 mg/100g
Vitamin C lá non 25 mg/100g
Dehydroascobic lá non 31 mg/100g
Vitamin K1 lá -
1.3.9. AXIT HỮU CƠ.
13
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Từ P.major phân lập được một số axit hữu cơ: axit fumaric, axit
syringic, axit vanillic, axit p-hydroxy benzoic, axit ferulic, axit p-coumaric, axit
gentisic, axit salicylic, axit benzoic và axit cinamic.
OH
OH
O
O
OH
O
CH
3
O
CH
3
OH
O
O
CH
3
OH
O
OH
axit fumaric axit syringic axit vanillic
OH
O
O
CH
3
OH
OH
O
OH
OH
OH
O
OH
OH
O
OH
axit ferulic axit p-coumaric axit gentisic axit salicylic
1.4. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ [13, 19-22, 25-30]
Trên thế giới, P.major được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau, các
tác dụng này được quan tâm tìm hiểu bởi nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế
giới. Nhiều nghiên cứu tác dụng sinh học đã được tiến hành nhằm giải nghĩa tác
dụng chữa bệnh này. Dưới đây là kết quả công bố mà chúng tôi thu thập được:
1.4.1. Tác dụng chống loét.
Nghiên cứu đánh giá khả năng chống loét của P.major thực hiện trên
mô hình gây loét dạ dày chuột bằng cách nhúng nước gây stress, sau đó điều trị
bằng dịch chiết từ P.major. Kết quả cho thấy ở nhóm chuột điều trị bằng cặn
chiết (metanol-nước) với liều lượng 1.2g/kg giảm 40% hiện tượng loét so với
nhóm chuột đối chứng không điều trị. Đối với cặn chiết từ dịch chiết nước, tác
dụng này là 37%, ở cặn từ dịch chiết metanol là 29%.
1.4.2. Tác dụng chống ung thư.
14
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy P.major có tác
dụng phòng chống ung thư, chống di căn ung thư, phòng ung thư vú, không có
tác dụng trên bệnh bạch cầu cấp. Nghiên cứu trên chuột gây ung thư tử cung
bằng cách lây nhiễm virus herpes, sau 60 tuần 93,3% chuột không điều trị xuất
hiện khối u, trong khi đó chỉ có 18,2% chuột điều trị bằng dịch chiết từ P.major
xuất hiện khối u. Tác dụng ở trên chủ yếu là do sự tăng cường hệ miễn dịch hơn
là tác dụng trực tiếp lên virus, bởi vì dịch chiết từ P.major có tác dụng tốt điều trị
nhiễm virut herpes trên lâm sàng song lại không có tác dụng lên virus herpes
trong nghiên cứu in vitro. Tương tự đối với vi khuẩn gây bệnh, trên lâm sàng
dịch chiết từ P.major có tác dụng tốt điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn song
không có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên in vitro.
1.4.3. Tác dụng điều biến miễn dịch.
Theo nghiên cứu của Basaran và cộng sự, dịch chiết từ lá P.major có
tác dụng điều biến miễn dịch.
1.4.4. Nghiên cứu chống nhiễm khuẩn (in vitro).
Dịch chiết methanol có tác dụng ức chế Salmonnella typhimurinum, S.
aureus và M.phlei, ức chế nấm F. tricuictum và M. gypseum, C. albicans và S.
cerevisiae. Dịch chiết 50% methanol có tác dụng ức chế S. aureus, B.subtilis,
S.dysenteriae và E. coli. Dịch chiết 70% methanol có tác dụng ức chế S. flexneri,
S. aureus, S. sonnei, E. coli, Esherichia ‘crim’ và M. smegmatis.
Chữa lỵ amip do có tác dụng chống giardia
Tác dụng chống sốt rét : ức chế Plasmodium falciparum, được sử dụng
ở Tanzania chữa sốt rét.
Chống virus: không chống herpes và polio virus, chống bovine corona
virus, bovine herpes virus type I, bovine parainfluenza virus type III, bovine
rotavirus, bovine respiratory syncytial virus, vaccinia virus và vesicular
stomatitis virus.
1.4.5. Chống viêm và giảm đau
15
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Dịch chiết nước từ bột lá P. major có tác dụng chống viêm, các nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng tác dụng này có liên quan tới tác dụng ức chế sinh tổng hợp
prostaglandin, tác dụng ức chế sinh tổng hợp cyclooxygenase. Các nghiên cứu
cũng cho thấy dịch chiết từ P.major có tác dụng giảm đau, an thần.
1.4.6. Tác dụng chống oxy hoá và loại gốc tự do gây bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy phần chiết giàu flavonoid từ P.major có tác
dụng chống oxy hoá, ức chế peoxy hoá lipid màng tế bào gan, bảo vệ gan.
1.4.7 Tác dụng lợi tiểu.
Kết quả nghiên cứu của Casceres và cộng sự, cho thấy nước tiểu ở
chuột tăng 108±44% sau 6h, nghiên cứu sử dụng bột lá mã đề với liều lượng
1g/kg trọng lượng.
Chương 2: THỰC NGHIỆM
16
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây đã sử dụng các
phương pháp:
Sắc kí lớp mỏng (TLC): Thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel
Merck 60 dày 0,25 mm trên nền nhôm. Thuốc thử hiện màu là dung dịch
vanilin/H
2
SO
4
1% và đèn tử ngoại bước sóng 366 nm.
Sắc kí cột (CC): Sắc kí cột đựoc thực hiện dưới trọng lực của dung môi.
Chất hấp phụ cho sắc kí cột là silica gel (cỡ hạt 63-100 μm), được nhồi theo
phương pháp nhồi ướt.
Kết tinh phân đoạn được sử dụng trong việc tinh chế các chất.
Cấu trúc của các hợp chất được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương
pháp phổ:
Phổ hồng ngoại (IR) được ghi trên máy Impac 410-Nicolet FT- IR.
Phổ khối lượng (EI-MS, 70eV) ghi trên máy Hewlett Packard HP 5890,
Serie II.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
1
H-NMR,
13
C-NMR được ghi trên máy
Brucker Avance-500 MHz, chuẩn nội TMS (tetrametyl silan), độ chuyển dịch
hoá học được biểu thị bằng ppm, hằng số J tính theo Hz.
2.2. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY MÃ ĐỀ
2.2.1. Mẫu thực vật
17
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Mẫu nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây mã đề (P. major L.), được
thu hái vào tháng 7 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Mẫu sau khi lấy về được rửa sạch,
phơi trong bóng râm rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 40-50°C, sau đó đem vò thật
nhỏ. Phần nguyên liệu thu được đem ngâm chiết với etanol 95%, sau đó được
phân bố chọn lọc với các dung môi thích hợp. Các dung môi được dùng là ete
dầu hoả 30-60
0
, etyl axetat, n-butanol.
2.2.2. Điều chế các cặn chiết
800 g bột khô nguyên liệu được ngâm với etanol 95% ở nhiệt độ phòng
trong 3 ngày. Sau đó lọc lấy dịch chiết, cặn bã lại được ngâm tiếp với etanol
95%. Quá trình này được lặp lại 2 lần. Các dịch chiết được gộp lại, và cất loại
etanol ở 60°C dưới áp suất thấp đến khi còn 200 ml. Pha loãng dịch chiết etanol
với 200 ml nướccất rồi chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần:
ete dầu hoả 30-60
0
, etyl axetat, n-butanol. Các dịch chiết ete dầu hoả, etyl axetat,
n-butanol được làm khan bằng Na
2
SO
4
. Lọc bỏ Na
2
SO
4
và cất loại hết dung môi
ta thu được các phần cặn chiết tương ứng.
Bảng 5: Hiệu suất các phần cặn chiết từ cây mã đề
* Tính theo khối lượng mẫu khô ban đầu.
2.3 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY MÃ ĐỀ.
2.3.1. Phần chiết ete dầu hoả
Phân tích phần chiết ete dầu hoả (PMD) bằng TLC
TT Phần chiết Khối lượng (g) Hiệu suất*(%)
1 Ete dầu hoả 34 4.250
2 Etyl axetat 15 1.875
3 n-Butanol 25 3.125
18
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Dùng capila đưa chất lên bản mỏng tráng sẵn DC Aluflolien 60F
254
Merck. Sau đó tiến hành khảo sát sắc kí lớp mỏng trong các hệ dung môi sau:
diclomethan/ etyl axetat; n-hexan/ etyl axetat; diclomethan/ axeton.
Sự phân tách đạt kết quả tốt khi triển khai trong hệ dung môi: n-hexan/
etyl axetat: 7,5/2,5 (v/v).
Bảng 6: Kết quả khảo sát phần chiết ete dầu hoả bằng TLC
STT Rf AS thường AS UV Vanilin/H
2
SO
4
Vanilin/ H
2
SO
4
,t°
1 0.875 Tím
2 0.8 Xanh Đỏ Xanh Xanh
3 0.75 Tím
4 0.7 Xanh Đỏ Xanh Xanh
5 0.625 Vàng Vàng Vàng
6 0.575 Tím
7 0.475 Vàng Vàng Vàng
8 0.3 Vàng Hồng Vàng Vàng
Từ kết quả phân tách thành phần cặn chiết ete dầu hoả có thể đưa ra các
nhận xét sau:
1) Phần cặn chiết ete dầu hoả gồm nhiều chất phức tạp.
2) Một số vệt màu hồng tím khi phun với vanilin- axit sunfuric; hơ
nóng có hàm lượng tương đối phù hợp cho việc phân tách.
Phân tách cặn chiết ete dầu hoả bằng phương pháp sắc kí cột.
Chuẩn bị mẫu: cho 15g silica gel vào một cối sứ. Hoà tan 10g cặn ete dầu
hoả trong axeton rồi dùng công tơ hút nhỏ từ từ lên silica gel. Đợi cho dung môi
bay hơi bớt, ta dùng chày sứ trộn đều cho đến khi silica gel tơi ra. Tiếp tục tẩm
chất lên silica gel, trộn đều. Quá trình được lặp lại cho đến khi tẩm xong chất và
silica gel đã khô tơi có màu xanh đen.
Chuẩn bị cột sắc kí
Cân 50g silica gel (cỡ hạt 63-100 μm), cho vào cốc, đổ dung môi n-
hexan vào, khuấy cho hết bọt khí rồi nhồi vào cột, dùng qủa bóp cao su gõ nhẹ
cho đến khi trong cột không còn bọt khí, dùng đũa thuỷ tinh dàn đều mặt cột, sau
19
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
đó đưa hỗn hợp bột tẩm mẫu chất lên cột, cho lên trên một ít bông thuỷ tinh để
tránh bị khuếch tán ngược. Giải hấp phụ gradien bằng hệ dung môi n-hexan: etyl
axetat, sau khi khảo sát bằng sắc kí lớp mỏng đã thu được 7 nhóm phân đoạn
gồm những chất có giá trị R
f
gần nhau kí hiệu từ I đến VII.
Bảng 7: Kết quả sắc kí cột phần chiết ete dầu hoả
ST
T
Tỉ lệ n-H/E Số ml Phân đoạn
1 100% n- H 100 1-5
2 9.5: 0.5 100 6-10
3 9.0: 1.0 100 11-15
4 8.5: 1.5 100 16-20
5 8.0: 2.0 200 21-29
6 7.5: 2.5 300 30-44
7 7.0: 3.0 200 45-55
8 6.5: 3.5 200 56-65
9 6.0: 4.0 100 66-70
Kết hợp xử lý loại màu và kết tinh lại, từ nhóm phân đoạn I, II, III, VII,
ta thu được các chất, kí hiệu là PMD-1, PMD-2, PMD-3, PMD-4 kết tinh màu
trắng.
2.3.2 Phần chiết etyl axetat
Phân tích phần chiết etyl axetat( PME) bằng TLC
Hoà tan phần chiết etyl axetat trong methanol. Dùng capila đưa chất lên
bản mỏng tráng sẵn DC Alufoluen 60F254 Merck. Triển khai chạy sắc kí lớp
mỏng với các hệ dung môi toluen/ axeton; toluen/ etyl axetat,
diclomethan/axeton cho thấy hệ dung môi toluen/ etyl axetat (8,0:2,0) có khả
năng tách tốt nhất.
20
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Bảng 8: Kết quả khảo sát phần chiết etyl axetat bằng TLC
ST
T
Rf AS thường AS UV Vanilin/ H
2
SO
4
Vanilin/H
2
SO
4
,t°
1 0.8 Nâu Hồng Xanh Xanh
2 0.725 Tím
3 0.65 Nâu Hồng Xanh Xanh
4 0.6 Vàng nhạt Vàng Vàng
5 0.375 Tím
Phân tách phần chiết etyl axetat bằng sắc kí cột
Các bước chuẩn bị cột sắc kí và triển khai sắc kí được thực hiện tương
tự như đã trình bày ở mục 3.4.2. Phần chiết etyl axetat (10g) được hoà tan trong
methanol, tẩm mẫu và đưa lên cột, rửa giải với gradien hỗn hợp dung môi toluen/
etyl axetat chúng tôi thu được 60 phân đoạn, mỗi phân đoạn 25 ml.
Sau khi khảo sát sắc kí lớp mỏng và gom các phân đoạn giống nhau đã
thu được 6 nhóm phân đoạn, kí hiệu từ I đến VI
Kết hợp xử lý kết tinh và loại màu, từ các nhóm phân đoạn III và V thu
được chất vô định hình kết tinh màu trắng kí hiệu là PME-1, PME-2.
Bảng 9: Kết quả sắc kí cột phần chiết etyl axetat
STT Tỉ lệ To/E Số ml Phân đoạn
1 100% To 100 1-4
2 9.0: 1.0 100 5-9
3 8.5:1.5 200 10-19
4 8.0: 2.0 400 20-39
5 7.5: 2.5 200 39-49
6 7.0: 3.0 100 50-55
7 6.0: 4.0 100 55-60
2.3.3 Phần chiết n- butanol
Phân tích phần chiết n-butanol (PMB) bằng TLC
21
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Hoà tan phần chiết n-butanol trong methanol. Dùng capila đưa chất lên
bản mỏng tráng sẵn Alufloluen 60F254 Merck. Triển khai chạy sắc kí lớp mỏng
với các hệ dung môi diclomethan/ methanol; diclomethan/ methanol/ nước;
clorofoc/ methanol/ nước nhận thấy hệ dung môi diclomethan/ methanol (7/3) có
khả năng tách tốt nhất.
Bảng 10: Kết quả khảo sát phần chiết n-butanol bằng TLC
STT Rf AS thường AS UV Vanilin/H
2
SO
4
Vanilin/H
2
SO
4
,t°
1 0.875 Vàng Vàng Nâu đỏ
2 0.725 vàng Nâu đỏ Vàng Vàng
3 0.625 Nâu
4 0.375 Tím
Phân tách phần chiết n-butanol bằng sắc kí cột
10 g mẫu được hoà tan trong methanol và được tẩm với 15g silica gel
và đưa lên cột sắc kí đã chuẩn bị trước.Rửa giải bằng gradien hệ diclomethan/
methanol thu được 125 phân đoạn, mỗi phân đoạn 20 ml.
Tiến hành khảo sát sắc kí lớp mỏng các phân đoạn thu được, gom các
phân đoạn giống nhau lại ta thu được 8 nhóm phân đoạn, kí hiệu từ I đến VIII.
Kết hợp xử lý loại màu và kết tinh lại, từ các nhóm phân đoạn III, IV,
VII ta thu được 3 chất PMB-1 màu trắng, PMB-2 màu trắng, PMB-3 màu vàng.
Bảng 11: Kết quả sắc kí cột phần chiết n-butanol
STT Tỉ lệ D/M Số ml Phân đoạn
1 100% D 100 1-5
2 9.5 :1.5 100 6-10
3 9.0 :1.0 100 11-15
22
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
4 8.5 : 1.5 100 16-20
5 8.0 : 2.0 200 21-30
6 7.5 : 2.5 300 31-45
7 7.0 : 3.0 400 46-65
8 6.5 : 3.5 100 66-70
9 6.0 : 4.0 100 71-75
10 5.0 : 5.0 100 76-80
2.4. ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT
PHÂN LẬP .
Chất PMD-1
Chất PMD-1 có điểm nóng chảy 60-61ºC, R
f
= 0.9 (n-hexan/ etyl axetat,
8/2, v/v ), cho vệt màu hồng sáng với dung dịch vanillin/ H
2
SO
4
.
Phổ khối lượng (MS) của PMD-1có pic ion phân tử m/z =436.
Chất PMD-2
Chất PMD-2 có điểm nóng chảy 61ºC, R= 0.75 (n-hexan/etyl axetat, 8/2,
v/v), cho vệt màu hồng với dung dịch vanillin/ H
2
SO
4
.
Phổ
1
H-NMR của nó có 2 nhóm metyl -CH
3
(3H, t) Ở 0.88 và 0.89 ppm;
các nhóm -CH
2
ở khoảng 1.2 và 1.3 ppm; nhóm –OH ở khoảng 1.5 và 1.6 ppm.
Chất PMD-3
Tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh lại trong hệ dung môi n-Hexan:
EtOAC (8:2,v/v), nhiệt độ nóng chảy 133-135°C. Hiện màu tím đậm với thuốc
hiện vanillin/ H
2
SO
4
đặc.
Chất PME-1
Tinh thể màu trắng, kết tinh lại trong hệ dung môi CH
2
Cl
2
: MeOH (1:1,
v/v), nhiệt độ nóng chảy 290-291°C. R
f
= 0.725 trong hệ To/EtOAC (8/2, v/v),
không hiện tử ngoại, hiện màu tím đậm với thuốc hiện vanilin/ H
2
SO
4
đặc.
23
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
1
H-NMR (MeOD, 500 MHz) δ (ppm) 5,24 (1H, t, J=3,5 Hz, H-12); 3,20
(1H, dd, J=9,0; 7,1 Hz, H-3); 2,20 (1H, dd, J=13,5; 4,3 Hz, H-18); 1,98 (1H, dt,
J=13,5; 4,2 Hz, H-16); 1,10 (3H, s, H-27); 0,98 (3H, s, H-26); 0,93 (3H, s, H-
25); 0,91 (3H, s, H-30); 0,82 (3H, s, H-29); 0,78 (3H, s, H-23); 0,77 (3H, s, H-
24).
13
C-NMR (MeOD, 125 MHz) δ (ppm) 180,94 (s, C-28); 138,32 (s, C-13);
125,66 (d, C-12); 79,01 (d, C-3); 52,96 (d, C-5); 47,71 (d, C-9); 42,20 (s, C-17);
39,23 (d, C-19); 42,20 (s, C-14); 55,40 (d, C-18); 39,62 (s, C-8); 39,62 (s, C-4);
37,08 (t, C-1); 36,96 (s, C-10); 26,99 (t, C-21); 21,25 (q, C-29); 30,82 (t, C-7);
28,16 (t, C-22); 39,04 (d, C-20); 23,41 (q, C-23); 30,82(t, C-15); 23,64 (t, C-2);
24,34 (q, C-27); 23,64 (q, C-30); 23,41 (t, C-11); 23,64 (t, C-16); 18,45 (t, C-6);
15,53 (q, C-26); 17,02 (q, C-24); 17,10 (q, C-25).
EI-MS (70 eV): m/z 456 [M]
+.
, 438, 284, 219, 203, 189, 161, 133, 119,
95, 69, 55.
Chất PME-2
IR (CHCl
3
) cm
-1
: 3477 (OH), 2939 (C-H), 1690 (C=O), 1623 (>C=CH-),
753 (=C-H).
EI-MS, m/z (%): 456 (M
+
, 4), 248 (100), 203 (79), 133 (45), 119 (20), 69
(24), 55 (28).
1
H-NMR (CDCl
3
), δ: 2,83 (1H, dd, J= 14,0 và 4,2 Hz, H-18); 3,21 (1H,
m, H-3); 5,28 (1H, t, J=3,6 Hz, H-12); 0,78 (6H, s,s, CH
3
-23,-26); 0,90 (3H, s,
CH
3
-30); 0,91(3H, s, CH
3
-25); 0,94 (3H, s, CH
3
-29); 1,01 (3H, s, CH
3
-23); 1,15
(3H, s, CH
3
-27) .
13
C-NMR (CDCl
3
), δ: 38,86 (C-1); 27,88 (C-2); 79,13 C-3); 39,71 (C-4);
55,47 (C-5); 18,49 (C-6); 32,66(C-7); 38,66 (C-8); 47,84 (C-9); 37,16 (C-10);
23,24 (C-11); 122,58 (C-12); 143,94 (C-13); 41,92 (C-14); 25,96 (C-15); 23,55
(C-16); 46,58 (C-17); 41,42 (C-18); 46,17 (C-19); 30,77 (C-20); 34,05 (C-21);
32,93 (C-22); 28,20 (C-23); 15,53 (C-24); 15,39 (C-25); 17,06 (C-26); 24,39 (C-
29); 25,96 (C-27); 33,13 (C-30).
Chất PMB-3
24
Nghiên cứu thành phần hoá học cây mã đề Trần Thanh Hà - K
50A
Tinh thể màu vàng, kết tinh lại trong hệ dung môi CH
2
Cl
2
: MeOH (1;1,
v/v), nhiệt độ nóng chảy 255-256°C. R
f
=0.725 trong hệ CH
2
Cl
2
: MeOH (7/3,
v/v).
EI-MS (70 eV): m/z (%): 286 (100)[M-C
6
H
10
O
5
]
+
, 258 (19) [M-C
6
H
10
O
5
-
CO]
+
, 153 (27,6), 137 (13), 134 (15).
Phổ
1
H-NMR (CDCl
3
, 500 MHz),
δ
, ppm: 6,60 (1H, s, H-3); 6,50 (1H, d,
J=2,2 Hz, H-6); 6,80 (1H, d, J=2,2 Hz, H-8); 7,42 (1H, d, J=8,3 Hz, H-2’); 6,90
(1H, d, J=8,3 Hz, H-5’); 7,42 (1H, d, J=8,3 Hz, H-6’); 5,05 (1H, d, J=7,5 Hz, H-
1”); 3,51 (1H, m, H-2”); 3,44 (1H, m, H-3”); 3,50 (1H, m, H-4”); 3,52-3,54 (1H,
m, H-5”); 3,93 (1H, dd, J=12,1 & 2,2 Hz, H-6a”); 3,73 (1H, dd, J= 12,1 & 6,3 Hz,
H-6b”).
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
),
δ
, ppm: 166,3 (C-2); 107,0 (C-3); 184,0 (C-4);
163,2 (C-5); 102,3 (C-6); 164,3 (C-7); 98,0 (C-8); 158,5 (C-9); 104,5 (C-10);
123,6 (C-1’); 115,0 (C-2’); 147,0 (C-3’); 151,6 (C-4’); 116,5 (C-5’); 120,4 (C-
6’); 102,0 (C-1”); 74 (C-2”); 78,3 (C-3”); 71,6 (C-4”); 78,0 (C-5”); 62,1 (C-6”).
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT
Cây Mã đề (Plantago major L.) được chiết phân lớp chất theo độ phân
cực tăng dần của dung môi cho các cặn chiết với hiệu suất so với nguyên liệu thô
là: ete dầu hoả (4.250%), etyl axetat (1.875%), n-butanol (3.125%).
Quy trình chiết được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây:
25