Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài " phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.15 KB, 22 trang )

1
1
2
2
3
3
Đề tài
" Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa cơ hội và thách thức của Việt
Nam khi gia nhập WTO "
4
4
MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC
MẶT ĐỖI LẬP.
1.1.Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập.
1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
1.3. Phân loại mâu thuẫn.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận.
CHƯƠNG 2: MÂU THUẪN GIỮA CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO.
2.1. Giới thiệu về tổ chức thuong mại thế giới WTO.
2.1.1. Thông tin cơ bản về tổ chức thương mại thế giới.
2.1.2. Chức năng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
2.1.4. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc hoạt động.
2.2. Gia nhập WTO – Cơ hội và thách thức.
2.2.1. Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO.
2.2.2. Những khó khăn và thách thức trên con đường hội nhập.
2.3. Những giải pháp khắc phục khó khăn khi gia nhập WTO.


5
5
PHN M U:

Trong bi cnh ton cu hoỏ hin nay khi Vit Nam ó chớnh thc tr
thnh thnh viờn ca t chc thng mi th gii WTO, chỳng ta ang ng
trc nhng c hi to ln nhng cng khụng ớt nhng khú khn th thỏch
phi ng u.
Mc dự ó tri qua gn 20 nm m ca v i mi, nhng hin nay,
Vit Nam vn l nc ang phỏt trin trỡnh thp. Gn 80% dõn s vn
sng da vo nụng nghip, nn kinh t th trng ang trong giai on hỡnh
thnh v cũn nhiu nh hng ca thi kinh t tp trung bao cp. Tỡnh trng
c quyn vn tn ti khỏ nng n trong mt s lnh vc, nht l ti chớnh,
ngõn hng, in, bu chớnh vin thụng; kh nng cnh tranh ca doanh
nghip cũn rt thp; h thng phỏp lut hin hnh cha ỏp ng cỏc yờu cu
ca hi nhp
Vỡ vy vic phõn tớch mi quan h bin chng gia c h i v thỏch thc
ca Vit Nam khi gia nhp WTO tr thnh mt ti mang tớnh cp thit
hin nay.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Quá trình nghiên cứu nó phải
xut phát từ thực tế của đất nớc, dựa trên những hiểu biết, những văn kiện
Đại hội của Đảng và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mỏc- Lê Nin.
Với những hiểu biết đang còn hạn chế và trong phạm vi đề tài cho
phép em rất mong nhận đợc sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy cô trong quá trình
làm bài.
Em xin chân thành cảm ơn.
6
6
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU

TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
1.1.Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn , sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt dối lập.
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách
khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Các mặt đối lập nằm trong sư liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng.
- Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống
nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau ,
tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải
lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
- Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
“đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “ sự thống nhất của các
mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “ dồng nhất” của các mặt đó. Các mặt đối
lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
1.2.Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo hai xu hướng tác
động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu
thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “ sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các
mặt đối lập.
7
7
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đáu tranh
của các mặt đối lập là tuyệt đối.
- Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng

theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khac nhau đó càng ngày càng phát
triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. nhờ đó mà thể
thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật
mới ra đời thay thế . V.I Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh”
giữa các mặt đối lập. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động
và sự phát triển.
1.3.Phân loại mâu thuẫn.
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét người ta phân biệt các
mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn
ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy
định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. nó tồn tại trong suốt quá
trình tồn tại của sự vật
+ Mâu thuẫn không cơ bản.là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương
diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn
chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
8
8
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn
phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai
đoạn đó.
+ Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một

giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối
mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu tuẫn
trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập
đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nha.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã
hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không
cơ bản, cục bộ, tạm thời.
==> Từ sự phân tích trên có thể rút ra thực chất quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập như sau: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa
đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn
trong bản thân nó; sự thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay
thế.
1.4. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Việc nghiên cứu các quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động
thưc tiễn.
- Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn
của sự vật. Muốn phát hiện mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất
những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, túc tìm ra những mặt đối
9
9
lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối
lập đó.
- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các
mâu thuẫn: phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt

đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn
nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật,
hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu
thuẫn.
- Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu
thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn
phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức
phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải
quyết khi điều kiện đã chin muồi. Một mặt, phải chống lại thái độ chủ quan,
nóng vội; mặt khác phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm
cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chin muồi.
10
10
CHƯƠNG 2: MÂU THUẪN GIỮA CƠ HỘI VÀ THÁCH
CHƯƠNG 2: MÂU THUẪN GIỮA CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO.
THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO.
2.1.Giới thiệu về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
2.1.1.Thông tin cơ bản về Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization – WTO).
 Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ
 Ngày thành lập: 01-01-1995
 Sáng lập bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994)
 Người đứng đầu: Tổng Giám đốc Pascal Lamy
 Website: www.wto.org
2.1.2.Chức năng:
Mục đích quan trọng của WTO là hỗ trợ cho sự trao đổi suôn sẻ, tự do, công
bằng và có thể dự đoán trước của thương mại thế giới, thông qua:
- Quản lý các hiệp định thương mại của WTO
- Là diễn đàn cho các đàm phán thương mại

- Giải quyết các tranh chấp thương mại
- Xem xét chính sách thương mại của các quốc gia
- Hỗ trợ các nước đang phát triển trong các vấn đề về chính sách
thương mại, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và chương trình huấn luyện
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
2.1.3.Cơ cấu tổ chức:
WTO hiện có 150 thành viên, chiếm hơn 97% thương mại thế giới.
Hiện có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán để
trở thành thành viên WTO.
11
11
Các quyết định của WTO được thực hiện trên cơ sở đồng thuận bởi tất
cả các thành viên.
Bộ máy tổ chức:
(1) Các cơ quan lãnh đạo và có quyền ra quyết định:
-Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng.
Họp ít nhất 2 năm 1 lần với sự tham dự của tất cả các thành viên
WTO. Hội đồng có thể ra quyết định đối với tất cả các vấn đề trong
các hiệp định thương mại của WTO.
-Cấp thứ 2: Đại Hội đồng.
Đảm nhiệm công việc hàng ngày của WTO giữa các kỳ Hội nghị Bộ trưởng
là 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng
Xem xét Chính sách Thương mại.
Đại hội đồng đại diện cho Hội nghị Bộ trưởng trong tất cả các công việc của
WTO.
(2) Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các Hiệp định
Thương mại đa phương:
-Cấp thứ 3: Các Hội đồng Thương mại, bao gồm Hội đồng Hàng Hóa,
Hội đồng Dịch vụ, Hội đồng Quyền Sở hữu Trí tuệ, hoạt động dưới
quyền của Đại hội đồng.

-Cấp thứ 4: Các Ủy ban, Nhóm làm việc và Ban Công tác trực thuộc
các Hội đồng Thương mại, phụ trách các hiệp ước riêng biệt và các
lĩnh vực chuyên môn khác như môi trường, phát triển, việc gia nhập
của thành viên, thỏa thuận thương mại khu vực.
(3) Cơ quan thực hiện chức năng hành chính:
Gồm Tổng giám đốc (Tổng Thư ký) và Ban thư ký WTO.
2.1.4.Cơ sở pháp lý và nguyên tắc hoạt động:
12
12
- WTO hoạt động trên cơ sở các luật lệ quy định trong các Hiệp định đã
đạt được qua thỏa thuận giữa các thành viên WTO. Định ước cuối cùng của
Vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh, Maroc là văn
kiện pháp lý bao gồm các Hiệp định cơ bản chi phối và điều tiết các hoạt
động của WTO hiện nay.
Các nguyên tắc nền tảng của WTO:
(1) Tối huệ quốc (nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối
xử ưu đãi nào đó thì cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên
khác);
(2) Đãi ngộ quốc gia (hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ
nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa, dịch
vụ cùng loại trong nước);
(3) Mở cửa thị trường;
(4) Cạnh tranh công bằng.
2.2.Gia nhập WTO -Cơ hội và thách thức:
2.2.1.Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước
thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ
mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này,
không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị
trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và

nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc
gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch
xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là
yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
- Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các
13
13
thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước
ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những
phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút
mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công
nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm
và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư
nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này
ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất
công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một
triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành
viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội
để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý
hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương
nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng
tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta.
- Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách
thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài
nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng

thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của
ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
- Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20
năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc
tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo
14
14
phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
2.2.2. Những khó khăn và thách thức trên con đường hội nhập.
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO
mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là
trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý
nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh
nhân còn nhỏ bé.
Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh
của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của
chính quá trình hội nhập. Những thách thức này gồm:
- Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn,
trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta
với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các
nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do
thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức
trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm
mạnh hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước
trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát
huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy
được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt

trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không.
Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho
sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh,
đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh
15
15
tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh
tranh quốc gia.
- Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không
đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn.
Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận
dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu
hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ
tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính
sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt
chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.
- Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính
tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường
các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải
có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình
hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích
cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường
thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa
hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây
là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ,
với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
Thách thức đối với nước ta là phải thực hiện hàng loạt những cam kết,
những thỏa thuận đã ký từ những hiệp định thương mại song phương, đa
phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO.

- Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc
bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và
16
16
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo
đồng tiền.
Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc
tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự
nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả
năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng
tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta.
2.3.Những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn khi gia nhập
WTO.(Gồm có 11 giải pháp sau đây):
- GP1: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm
hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở
pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. Trước hết tập trung vào (i) Soạn
thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể,
công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật; (ii) Xoá bỏ mọi hình
thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi
loại hàng hoá và dịch vụ. Đối với những mặt hàng hiện còn áp dụng cơ chế
nhà nước định giá, phải xác định lộ trình thực hiện nhanh giá thị trường để
các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh;
- GP2: Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ
các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành
lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào
kinh doanh. Việc quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng quản lý chuyên
ngành chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều
kiện hành nghề, không dùng giấy phép làm công cụ để hạn chế thương mại.
- GP3: Sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước, theo yêu cầu quản lý
đa ngành, đa lĩnh vực. Làm việc này không phải là để tinh gọn tổ chức một

cách giản đơn. Làm việc này là tạo ra tiền đề tổ chức để bảo đảm sự đồng
17
17
bộ, tầm nhìn liên ngành, khắc phục sự chồng chéo, kém hiệu quả trong việc
xây dựng và thực thi các thiết chế quản lý.
- GP4: Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực:Chúng ta thường nói
và người nước ngoài cũng nói: nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động
trẻ chiếm 70% lực lượng lao động. Người Việt Nam cần cù, chịu khó học
tập, nhận thức nhanh. Đây là một lợi thế cạnh tranh. Điều đó đúng nhưng
chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nguồn nhân lực nước ta.
Hướng chính ở đây là:
+ Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ
thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và
nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị
trường trong việc trả lương cho người lao động.
+ Từ quan điểm hệ thống và bảo đảm tính liên thông trong hệ thống
giáo dục - đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc
cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có
nền giáo dục đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc, sử dụng. Trên cơ sở
bảo đảm tính thống nhất trong những nguyên tắc lớn và sự quản lý thống
nhất của nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, phát huy tính tự chủ, bản sắc
riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề. Nhà nước sẽ đầu
tư nhiều hơn cho những ngành nghề cần thiết nhưng tính cạnh tranh thấp.
- GP5:Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng:
Điều chỉnh lại việc phân cấp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng tập trung cao
hơn . Huy động mọi nguồn lực kể cả các nguồn lực của các nhà đầu tư nước
ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng.
- GP6: Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
Một là: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động

18
18
nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; đưa các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động, yêu cầu đào tạo không cao về nông thôn; phát triển các
làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình thành các thị trấn,
thị tứ mới ở nông thôn. Đây là hướng phát triển quan trọng nhất.
Hai là: Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với
việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất
khẩu nông sản để đầu tư phát triển thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Nhà nước
hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm
giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện
điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá cả, phát
triển chợ nông thôn. Giảm mạnh sự đóng góp của nông dân.
- GP7: Phát triển các loại hình dịch vụ:
Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao:
dịch vụ tài chính, ngân hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, dịch vụ viễn
thông, dịch vụ du lịch, các loại dịch vụ tư vấn để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
lập doanh nghiệp, lựa chọn phương án kinh doanh, các dịch vụ nghề nghiệp
như kế toán, kiểm toán để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
bảo đảm công khai, minh bạch về tình trạng tài chính của doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. Nhanh chóng xây dựng
hệ thống mã số các loại dịch vụ theo phân loại của Tổ chức thương mại thế
giới. Trên cơ sở đó, có định hướng đúng đắn chiến lược phát triển dịch vụ.
- GP8: Phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả
năng mở rộng thị trường.
Đi đôi với việc phát triển một số ngành, sản phẩm theo các tiêu chí nêu
trên cần hết sức coi trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và công
nghiệp nền tảng cho công nghiệp hoá.
19
19

- GP9: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích
mọi người đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình
doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- GP10: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN:
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và
chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị
trường, chiến lược mặt hàng mà đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ
quản lý; áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh;
tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình
thông qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương
hiệu. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác
lập quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Cần
nhận thức rằng cạnh tranh và hợp tác luôn song hành trong hoạt động của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trưởng.
- GP11: Tiền đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng
lợi các chủ trương và giải pháp nêu trên là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng,
nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định
hướng của sự phát triển. Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về bản
chất và nội dung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và
thách thức khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
20
20
KẾT LUẬN :
Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận
động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho
ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt
qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận
dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ
chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ
quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là

quyết định nhất.
Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực
trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh
nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
trước ta, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể
tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó
khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ
trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn
bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta.
21
21
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Triết học Mác- Lênin - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2005.
- Thời báo kinh tế Sài Gòn.
- www.wto.org
- website của Bộ Ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn
- website Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn
- vietbao.com.vn
- vndgforcus.vietnamgateway.org/ - 16-08-2006
22
22

×