Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chính sách tiền tệ ở việt nam sau thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.76 KB, 30 trang )

1
A. LÒI MỎ ĐẨU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, mà trong
đó Ngân hàng Trung ương, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm
soát và điều tiết khối lượng tiền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả,
sản lượng và công ăn việc làm.
Do vậy, đối bất cứ một quốc gia nào, đất nước nào cũng cần xem xét,
nghiên cứu tình hình nền kinh tế của quốc gia mình để nhằm xây dựng một chính
sách tiền tệ phù hợp, đảm bảo được tính hợp lý và thực hiện chúng một cách hiệu
quả nhất.
Qua đó, ta nhận thấy rằng chính sách tiền tệ có một vai trò nhất định trong
việc điều hành nền kinh tế của mỗi một quốc gia. Sự lựa chọn tính đúng đắn
trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ đem lại kết quả khả quan cho những
mục tiêu được đặt ra.
B.NÖIDUNG
I. MUC TIEU CÜA CHINH SACH TIEN TE Ö VIET NAM
1.1. Muc tieu cuoi cüng
Muc tieu cüa chinh säch tidn te hau nhu thöng nhä't ö cäc nuöc. Su didu
chinh lupng tidn cung üng nhäm muc tieu truöc het lä 6n dinh giä tn tidn te, tren
cö sö dö göp phän täng truöng kinh te vä cöng an vife läm.
1.1.1. Ön dinh giä cd
On dinh giä cä lä muc tieu häng däu cüa chinh säch tidn te vä lä muc tieu
däi han, trong quä trinh thuc nghiem da cho thä'y Ön dinh giä cä thi phäi Ön dinh
giä tri dÖng tidn, Ön dinh giä tn dÖng tidn lä Ön dinh süc mua cüa tidn te, dd dat
duoc didu dö Ngän häng Trung ung da dd ra muc tieu trong chinh säch tiön te lä
Ön dinh giä cä.
On dinh giä cä cö y nghia quan trong trong kinh te vi mö cüng nhu kinh te
vi mö, Ön dinh giä giüp cho Nhä nuöc hoach dinh dupe phucfng huöng phät tridn
kinh te möt each cö hieu qua hon vi loai trit dupe bien döng cüa giä cä. On dinh
giä cä giüp cho möi truöng däu tu Ön dinh göp phän thu hüt vön däu tu, khai thäc
moi nguön luc xä höi, thüc däy cäc doanh nghiep cüng nhu cäc cä nhän phät tridn


sän xuät dem lai nguön lpi cho minh cüng nhu cho xä höi.
Chi sö giä bien döng täng hoäc giäm ddu bät lpi cho ndn kinh tÖ trong moi
2
lihh vuc. Nguy hidm hon su bät Ön dinh giä cä dän dön su phöi hpp lai khöng
dän chü cäc nguön luc kinh tÖ trong xä höi giüa cäc nhöm dän cu. Tit nhüng ly
do tren, döi höi muc tieu häng däu cüa chinh säch tidn te phäi lä: Ön dinh giä cä
vä gän nhu chinh säch tidn te cüa cäc quöc gia ddu dua ra muc tieu näy.
1.1.2. Täng truöng kinh te
Ndn kinh tÖ vöi töc dp täng truöng Ön dinh lä yeu cäu phät tridn kinh tÖ
cüa möi quöc gia vä lä möt trong nhüng yöu tö quan trong dd dam bäo cho su Ön
dinh cüa tidn te. Ngupc lai tidn t6 cö Ön dinh thi ndn kinh tö möi phät triển. Nền
kinh tế tăng trưởng là khi tỷ lệ tăng GDP lớn hơn nhíp độ tăng dân số. Chính
sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tỷ lệ tăng đó chỉ có được
sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát cùng thời kỳ. Sự tăng trưởng phải được hiểu cả về
khối lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu
kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.
Một nền kinh tế phồn thinh với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu bất
kỳ của chính sách vĩ mô nào. Đó là nền tảng cho mọi sự ổn định, vì một nền kinh
tế tăng trưởng đảm bảo chính sách xã hội được thoả mãn, là căn cứ để Ổn định
tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định
vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.
1.1.3. Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ
Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cũng hướng vào
mục tiêu tạo công ăn việc làm cho mọi thành viên trong xã hội nhằm làm giảm
thất nghiệp. Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do:
- Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng
xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội.
- Thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của họ
đó là mầm mống của các tệ nạn xã hội.
- Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu

ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.
Chống thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đảm bảo một tỷ lệ nhất
định, khó có thể xoá bbỏ được thất nghiệp hoàn toàn. Mỗi nước đều có một tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên đó là tỷ lệ được cấu thành từ tỷ lệ thất nghiệp tạm thời và tỷ
lệ thất nghiệp cơ cấu. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng là một trong
3
những mục tiêu của chinhs sách tiền tệ.
1.1.4. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không mâu thuẫn trong dài hạn nhưng
trong ngắn hạn có những mục tiêu mâu thuẫn thậm chí là đối nghịch nhau.
Trước hết, việc giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện một
chính sách tiền tệ thắt chặt, điều đía dẫn đến lãi suất tăng không khuyến khích
đầu tư, làm giảm tổng cầu, thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Trong khi
muốn duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thì phải khuyến khích đầu tư, dân đến
thục thi chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng giá.
Thứ hai, mục tiêu công ăn việc làm mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả
còn được thể hiện qua mức cung tièn tệ tăng nhằm thoả mãn mức cầu tiền thực tế
dẫn đến giá cả hàng hoá cũng tăng.
Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh
tỷ giá, bằng việc hạ giá đồng bản tệ, các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả
năng mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm kèm theo sự tăng lên của mức doanh
thu.
Thất nghiệp và tăng trưởng không có sự mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và
trong dài hạn. Công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và sự ổn định giá cả lại tương đối
phức tạp, chúng mâu thuẫn nhau trong ngặn hạn nhưng lại bổ sung nhau trong dài
hạn.
Như vậy, trong ngắn hạn Ngân hàng Trung ương không thể đạt được tất cả
các mục tiêu trên. Phần lớn Ngân hàng Trung ương các nước coi sự Ổn định giá
cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách của chính sách tiền tệ nhưng

trong ngắn hạn đôi khi phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình
trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với
sản lượng. Ngân hàng Trung ương được coi là có tiềm lực làm việc này vì nó
nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói. Ngân
hàng Trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn
hạn.
Trong quá trình chỉ đạo chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương có thể
4
tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế,
ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất
định từ sáu tháng đến hai năm. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương phải chọn các
mục tiêu trung gian để từ mục tiêu trung gian tác động đến mục tiêu cuối cùng.
1.2. Mục tiêu trung gian
Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được Ngân hàngTrung ương lựa
chọn để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.Các chỉ tiêu được sử
dụng mục tiêu trung gian là tổng lượng tiền cung ứng (M1,M2, hoặc M3) hoặc
mức lãi suất thị trường. Để được lựa chọn là mục tiêu trung gian thì phải thoả
mãn một số yêu cầu:
Mục tiêu đó phải đảm bảo tính đo lường được một cách chính xác và nhanh
chóng, bởi vì các chỉ tiêu nàychỉ có ích khi nó phản ánhđược tình trạng của chính
sách tiền tệ nhanh hơn mục tiêu cuối cùng. Ngân hàng Trung ương có thể dựa
vào các dấu hiệu này để điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết.
Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được, khi Ngân hàng Trung ương
có khả năng kiểm soát mục tiêu trung gian, nó có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho
phù hợp với định hướng và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Việc lựa chọn các chỉ
tiêu mà Ngân hàng Trung ương không có khả năng kiểm soát làm mục tiêu trung
gian không chỉ ảnh hưởng đến định hướng và hiệu quả của chính sách tiền tệ mà
còn láng phí do mọi cố gắng để đạt được chỉ tiêu này không mang tính mục đích.
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của mục tiêu trung gian là phải có mối liên hệ
chặt chẽ với các mục tiêu cuối cùng. Khả năng có thể đo lường chính xác hoặc

khả năng kiểm soát của Ngân hàng Trung ương sẽ trở nên vô nghĩa, nếu các chỉ
tiêu được lựa chọn không có ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng hoặc giá cả.
Cả lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên nhưng
ngân hàng Trung ương không thể chọn cả hai chỉ tiêu làm mục tiêu trung gian,
mà chỉ có thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó, căn cứ vào mối liên hệ của các chỉ
tiêu này đến các mục tiêu cuối cùng. Bởi lẽ nếu đạt được mục tiêu về cung ứng
tiền tệ thì phải chấp nhận sự biến động của lãi suất và ngược lại.
Với các mục tiêu trung gian trên, Ngân hàng Trung ương không thể chủ
động tác động một cách hoàn toàn vì vậy Ngân hàng Trung ương phải lựa chọn
5
các mục tiêu hoạt động để chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp.
1.3. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là chỉ tiêu được Ngân hàng Trung ương lựa chọn để sao
cho Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ điều tiết thì nó ảnh hưởng đến
mục tiêu trung gian. Để được lựa chọn là mục tiêu hoạt động thì nó phải đảm bảo
được các tiêu chuẩn sau:
- Chỉ tiêu đó phải đo lường được nhằm tránh những sự suy diễn thiếu chính
xác làm sai lệch dấu hiệu chính sách tiền tệ.
- Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của chính sách
tiền tệ.
- Phải có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với các mục tiêu trung gian được
lựa chọn.
Các mục tiêu hoạt động bao gồm:
- Dự trữ của các Ngân hàng Thương mại: ảnh hưởng trực tiếp đến cung
ứng tiền tệ vì thay đổi R, ảnh hưởng đến vốn khả dụng của Ngân hàng Thương
mại do đó ảnh hưởng đến mức cung tiền.
- Lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ảnh hưởng trực
tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng.
- Vấn đề sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc thắt chặt là vấn đề mang
tính nhạy cảm của các nhà điều hành chính sách tiền tệ . Để làm được điều này

Ngân hàng Trung Ương phải sử dụng các công cụ của mình.
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM SAU THỜI KỲ Đổi MỚI
2.1. Đối với Việt Nam, khi chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp nặng nề sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN, chúng ta chưa có sẩn một chính sách tiền tệ
và các công cụ của chính sách tiền tệ trong cơ chế thị trường. Cho nên quá trình
đổi mới ngân hàng là một quá trình vừa đổi mới hệ thống tổ chức, vừa đổi mới
chính sách và cơ chế tiền tệ, tín dụng, thanh toán Trong đó, xây dựng và đổi
mới chính sách tiền tệ được coi là một khâu đặc biệt quan trọng.
Từ khi Nhà nước ban hành hai pháp lệnh: "Ngân hàng Nhà nước" "Ngân
hàng Thương mại- Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính", Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã xây dựng chính sách tiền tệ. Từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng
6
đến năm 1995, chính sách tiền tệ ở Việt Nam được coi là công cụ quản lý vĩ mô
của Nhà nước về tiền tệ do Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm soạn thảo và
thực thi nhằm ổn định giá tri của đồng tiền, Ổn định và tăng trưởng kinh tế. Lúc
này các mục tiêu đặt ra của chính sách tiền tệ là: Ổn định tiền tệ bao gồm ổn định
sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm
cao. Nhận thức nội dung chủ yếu của chính sách tiền tệ trong thời kỳ này thông
qua các chính sách. Chính sách cung ứng và điều tiết tiền lúc này đã nhận thức
được khối tiền tệ:
Ml: Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ
hạn tại ngân hàng.
M2: Gồm Ml và tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có thời hạn.
M3: Gồm M2 và các loại tiền gửi tại các định chế tổ chức khác.
L: Gồm M3 và các loại giấy tờ có giá.
Khối lượng tiền cung ứng tăng thêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó
trong quá trình xác định chỉ tiêu này Ngân hàng Nhà nước quán triệt các nguyên
tắc sau:
- Căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế, khối lượng tiền tệ tăng trưởng

tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế.
- Khối lượng tiền cung ứng có tính đến phạm vi tỷ lệ lạm phát.
- Khối lượng tiền cung ứng dựa vào ngoại hối trong tay người cư trú.
- Tiền cung ứng chịu ảnh hưởng bởi tốc độ lưu thông tiền tệ theo công
thức: v= GNP/M hoặc v= P.Q/M.
Khối lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm bao gồm tiền mặt, các loại
tiền gửi ở ngân hàng nhằm giành cho nhu cầu đầu tư tín dụng cho nền kinh tế,
tăng dự trữ ngoại hối và tạm ứng cho ngân sách. Khối lượng tiền cung ứng tăng
thêm chỉ là một chỉ tiêu định hướng, điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước
phải theo dõi diễn biến của hoạt động kinh tế, giá cả và tỷ giá hối đoái để điều
chỉnh kịp thời việc cung ứng tiền sao cho khối lượng tiền tăng hay giảm không
làm ảnh hưởng tới giá cả hoặc thiếu phương tiện lưu thông gây cản trở cho lưu
thông hàng hoá. Việc điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng theo tín hiệu thị
trường thông qua nhu cầu đối ứng xuất phát từ các kênh tạo tiền (tín dụng, ngân
7
sách, thị trường ngoại hối, thị trường mở).
Chính sách tín dụng cho nền kinh tế: kiểm soát lượng tiền cung ứng thông
qua chỉ tiêu hạn mức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các ngân
hàng thương mại thông qua hoạt động tái cấp vốn.
Chính sách ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản
lý ngoại hối bao gồm việc sử dụng tỷ giá nhằm điều tiết thị trường hối đoái; quản
lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Ngân hàng
Nhà nước sử dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý, phản ánh sức mua
của đồng tiền, ổn định giá cả.
2.2. Giai đoạn 1991-1995
Giai đoạn 191- 1995 là thời kỳ nền kinh tế nước ta có những chuyển biến
mạnh mẽ trong quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và đạt được những thành tựu nổi
bật tạo đà thuận lợi cho quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Kinh
tế thời kỳ này tăng trưởng khá cao (bình quân hàng năm 8,3%) và lạm phát được

kiểm soát ở mức thấp là thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta trong những
năm qua.
Trong thời kỳ này, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng đa dạng
hoá các thành phần kinh tế đổng thời kinh tế quốc doanh vẫn giữ vị trí quan trọng
trong các khâu then chốt, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo chiều hướng tích
cực: tỷ trọngcủa ngành công nghiệp trong GDP đã tăng từ 22,6% năm 1990 lên
28,9% năm 1993, dịch vụ từ 38,6% năm 1990 lên 41,2% năm 1993, nông nghiệp
giảm từ 38,8% năm 1990 xuống 29,9% năm 1993. Đó là một sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện
đại hoá.
Những mặt được trong điều hành chính sách tiền tệ:
- Mặt được nổi bật nhất là xây dựng kế hoạch và điều hành khối lượng tiền
cung ứng theo tín hiệu thị trường thay cho phương pháp điều hành theo quan
điểm phát hành tiền mặt theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do chính phủ khống chế
từ những năm 1991 trở về trước. Hàng năm, căn cứ vào dự kiến mức tăng trưởng
8
kinh tế và mức lạm phát để xác định khối lượng cung ứng tiền tệ tăng thêm đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế. Khối lượng tiền cung ứng hàng năm do Chính phủ
giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều hành sử dụng vào hai mục đích:
tăng tài sản có ngoại tệ và cung ứng phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng
thương mại thông qua phương tiện tái cấp vốn, trong đso tăng tài sản có ngoại tệ
là chủ yếu.
- Xác định và xây dựng được các chính sách tiền tệ cụ thể điều hành chính
sách tiền tệ như:
+ Chính sách tín dụng: thực hiện phương châm đi vay để cho vay, tạo
dựng nhiều công cụ huy động vốn và các mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời mở
rộng mạng lưới để huy động vốn nhàn rỗi trong dân là chính, kết hợp với nguồn
vốn từ nước ngoài, mở rộng cho vay đến mọi thành phần kinh tế theo hướng tăng
cường tỷ trọng tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh và tín dụng trung và dài hạn,
giảm dần tương ứng tỷ trọng cho vay kinh tế quốc doanh và cho vay ngắn hạn

một cách hợp lý, tốc độ tăng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
tỷ lệ lạm phát dự kiến.
+ Xây dựng chính sách lãi suất theo định hướng thị trường theo nguyên
tắc người gửi có lợi, người vay chấp nhận và ngân hàng kinh doanh được, xoá bỏ
bao cấp qua lãi suất cho vay, thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điều chỉnh
lãi suất huy động và cho vay phù hợp với biến động của chỉ số lạm phát và yêu
cầu của chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước dần dần quy định một trần lãi
suất tối đa, các tổ chức tín dụng quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi và
cho vay, từng bước khép dần khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và ngoại
tệ, lãi suất huy động và cho vay có thời hạn dài sẽ cao hơn huy động và cho vay
có thời hạn ngắn.
Lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương mại
theo phương pháp chiết khấu trên cơ sở lãi suất cho vay thị trường thông qua
phương thức tái cấp vốn, mức chiết khấu cụ thể theo yêu cầu điều hành chính
sách tiền tệ từng thời kỳ.
+ Chính sách quản lý ngoại hối dần từng bước đảm bảo Nhà nước nắm giữ
được ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu và ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Điều
9
hành tỷ giá ngoại tệ linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát, khuyên khích xuất
khẩu và thu hút vốn đàu tư nước ngoài. Định hướng lâu dài của chính sách ngoại
hối là trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, từng bước củng cố và nâng cao
giá trị của đồng Việt Nam và phấn đấu trở thành đồng tiền chuyển đổi.
+ Chính sách đối với ngân sách: xây dựng được tư tưởng chỉ đạo không
phát hành bù đắp thâm hụt; số thiếu hụt của ngân sách là một phần được vay
nước ngoài.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ để điều hành chính sách tiền tệ theo yêu cầu
và mục đích từng thời kỳ:
+ Điều chỉnh lãi suất tín dụng đối với nền kinh tế.
+ Tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Xác định hạn mức tín dụng cho các Ngân hàng thương mại.

+ Tổ chức các thị trường nội và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu
tín phiếu kho bạc.
+ Phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Kết quả của việc điều hành chính sách tiền tệ:
- Thực hiện kế hoạc cung ứng tiền có kết quả cho 02 mục tiêu: tăng tài sản
có ngoại tệ và đáp ứng phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng thương mại
bằng phương thức tái cấp vốn. Nhờ đó, lượng cung ứng tiền tệ ra đã được cân đối
với lượng ngoại tệ và khối lượng tín dụng cần thiết, không gây tác động đến lạm
phát.
- Tạo dựng các công cụ tiến hành chính sách tiền tệ gián tiếp bên cạnh
công cụ hạn mức tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại.
- Đổi mới chính sách lãi suất theo hướng thị trường, từng bước xoá bỏ bao
cấp qua lãi suất, xây dựng chính sách lãi suất theo nguyên tắc người gửi có lợi,
người vay chấp nhận và ngân hàng kinh doanh được nhằm khuyến khích huy
động vốn và mở rộn cho vay.
- Có nhiều biện pháp tình thế để kiềm chế lạm phát, nâng cao giá trị đồng
tiền Việt Nam.
- Tín dụng đối với nền kinh tế không ngừng tăng trưởng, vốn huy động
năm 1994 tăng gấp 2 lần và tổng dư nợ nền kinh tế tăng gấp 3,6 lần năm 1991,
vốn huy động ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay, cơ cấu tín
10
dụng thay đổi theo hươnge tăng tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn và kinh tế ngoài
quốc doanh, giảm tương ứng tỷ lệ trọng trong cho vay ngắn hạn và kinh tế quốc
doanh, đã đáp ứng ngày càng tốt hươn nhu cầu vốn của nền kinh tế, đặc biệt là đã
chú ý đến khu vực nông thôn.
- Thực hiện cân đối nhu cầu tiền mặt cho nrrnf kinh tế, xoá bỏ tình trạng
khấu hoãn chi tiền mặt, không phận biệt tiền mặt và chuyển khoản, xoá bỏ dần
tâm lý giữ tiền mặt trong các tổ chức kinh tế và dân, nghiên cứu, tạo điều kiện
thu hút vốn vào ngân hàng và đẩy nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Từng bước đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, tăng cường phương

thức việc Nhà nước nắm ngoại tệ, thu hút ngoại tệ vào ngân hàng để phục vụ
nhập khẩu và giữ ổn định được tỷ giá ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng tư tưởng chỉ đạo không phát hành cho ngân sách mà xử lý
thiếu hụt ngân sách bằng vay dần thông qua thị trường tín phiếu kho bạc và vay
nước ngoài.
Những mặt hạn chế:
- Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ chưa được hoàn thiện theo cơ
chế tr:
+ Lãi suất còn cao và chưa được điều chỉnh khéo léo, linh hoạt phù hợp với
các yêu cầu cần đặt ra của nền kinh tế và của chính sách tiền tệ.
+ Lãi suất tái cấp vốn chưa phát huy được tác dụng của điều tiết khối lượng
tiền một cách tích cực;
+ Công cụ dự trữ bắt buộc chưa theo yêu cầu của chính sách tiền tệ, các tổ
chức tín dụng chấp hành chưa đúng tỷ lệ quy định và Ngân hàng Nhà nước xử lý
chưa nghiêm minh.
+ Cán cân thanh toán còn bị thâm hụt lớn.
+ Ngân sách còn căng thẳng và điều chỉnh chưa ăn khớp với chính sách tiền
tệ, chi ngân sách theo thời vụ, thường tập trung vào cuối năm là một yếu tố gây
áp lực lên lạm phát.
- Hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn chưa phát rriển mạnh và
chưa hoànthiện, chưa nhạy cảm với nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.
- Chưa thực hiện triệt để tư tưởng chỉ đạo là không phát hành bù đắp thâm
11
hụt ngân sách; nhưng trên thực tế vẫn phát hành cho ngân sách chitiêu, bằng cách
ngân hàng tạm ứng cho ngân sách chi, song không được hoàn trả đúng thời hạn,
dẫn đến tăng tổng phương tiện thanh toán qua mức, gây tăng lạm phát ngoài dự
kiến.
- Hình thành thị trường tín phiếu kho bạc chậm, làm cho Ngân hàng Nhà
nước chậm nắm được và điều hành công cụ này phục vụ cho nghiệp vụ thị trường

mở.
- Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính chưa ăn khớp,
chưa nhịp nhàng.
2.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay
Chính sách tiền tệ trong thời kỳ này càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong tổng
thể các chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia, có tác động mạnh mẽ đến toàn
bộ các hoạt động kinh tế, nâng dần giá trị đồng nội tệ, tạo lòng tin trong nước và
nước ngoài, thúc đẩy đầu tư, góp phần đamt bảo sự tăng trưởng liên tục và vững
chắc cho nền kinh tế, kìm giữ lạm phát.
Mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ trong thời kỳ này là:
- Qn định sức mua trong nước của đồng nội tệ và duy trì giá trị hợp lý đối
với ngoại tệ trong giao dịch đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt
động tài chính trong nền kinh tế, góp phần kìm giữ lạm phát ở mức hợp lý.
- Góp phần tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc.
Các công cụ chính sách tiền tệ được hình thành trong thời kỳ này, cụ thể
là:
- Hạn mức tín dụng:
Công cụ này dược Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong điều hành chính
sách tiền tệ từ tháng 6/1994, đã có tác động hiệu quả đến việc hạn chế tốc độ tăng
tổng phương tiện thanh toán trong những năm 1995-1997 và qua đó kiềm chế
lạm phát. Tuy nhiên, sang đến năm 1998, tình hình lại chuyển biến ngược lại, hạn
mức tín dụng thừa ra so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Công cụ hạn
mức tín dụng trở nên không hiệu quả, một phần vì bản thân công cụ này đã mang
tính chất hành chính và thiếu linh hoạt. Hơn nữa việc mở rộng tín dụng trong giai
đoạn này cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu tiếp tục thực hiện hạn
mức tín dụng sẽ thêm những nhân tố khó khăn cho các Ngân hàng thương mại
12
mở rộng tín dụng. Do vậy, từ cuối năm 1998 Ngân hàng Nhà nước đã không áp
dụng công cụ hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều
hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng vẫn được tiếp tục

theo dõi để có những giải pháp kịp thời hạn chế sự gia tăng tín dụng khi tốc độ
tín dụng có xu hướng tăng nhanh.
Lúc này Ngân hàng Nhà nước đã chuyến việc điều hành chính sách tiền tệ
sang một số công cụ khác.
- Dự trữ bắt buộc
Kể từ khi ban hành Quyết định số 260QĐ-NHNN1 ngày 19/9/1995, mức
dự trữ bắt buộc được tính chung cho tất cả các loại tiền gửi, không phân biệt tiền
gửi không kỳ hạn hay tiền gửi có kỳ hạn 12 thanga. Quy chế dự trữ bắt buộc lần
này đã được quy định cụ thể hơn, thể hiện ở việc quy định tiền gửi dự trữ bắt
buộc tại Ngân hàng Nhà nước được tính bình quân trong cả kỳ duy trì. Năm
1998, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dngj chung cho các tổ chức tín dụng và các
loại tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 10%, từ tháng 3 đến tháng
6/1999, tỷ lệ này là 7% và từ tháng 6/1999 là 6%.
Ngân hàng Nhà nước không trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc. Đối với
việc tiền gửi dự trữ vượt quá, Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất 0,2%/tháng
(bằng Việt Nam đồng) và 4,86%/năm (bằng ngoại tệ). Đồng thời, những tổ chức
tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì thì bị phạt theo mức 200%
trần lãi suất cho vay bằng USD doThống dốc ngân hàng Nhà nước quy định
trong từng thời kỳ (đối với dự trữ bắt buộc bằng USD). Những quy định này
khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ động trong việc điều hành chính sách tiền
tệ trong giai đoạn hiện nay.
Nếu so sánh các lần tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các mức lạm phát
và lãi suất qua các năm ta thấy, thời kỳ có lạm phát cao hay lãi suất cao cũng là
lúc tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định ở mức cao điều này cho thấy đã có sự
phối hợpvận dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các công cụ khác của chính
sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Điều này rất dễ thấy
trong diễn biến của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 1999-đây là năm mà Chính
phủ mở rộng tiền tệ để kích cầu, lãi suất trần được điều chỉnh giảm 4 lần thì tỷ lệ
13
dự trữ bắt buộc cũng giảm đến 3 lần.

Trong năm 2001, công cụ dự trữ bắt buộc tiếp tục được điều hành phù hợp
với diễn biến tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ , quản lý ngoại hối
của Ngân hàng Nhà nước. Việc nâng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại
tệ lên 15% tiến hành đổng thời với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền
gửi bằng Việt Nam đồng xuống 3% (riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn xuống 2%) vào tháng 5/2001, đã có tác dụng hỗ trợ lớn đối với việc
điều hành lãi suất và tỷ giá, góp phần thu hẹp giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ so với
lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng, qua đó góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá.
Và để phù họp với diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, nhất là xu hướng
giảm mạnh lãi suất trên thị trường quốc tế. Tháng 12/2001, Ngân hàng Nhà nước
đã quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
xuống 10%.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy chính sách kinh tế nói chung, chính sách
tiền tệ nói riêng trong thời gian qua đã thực hiện được mục tiêu: ổn định đồng nội
tệ, kìm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng tài
chính, ổn định mức cung tiền cho nền kinh tế hàng năm không còn theo ý muốn
chủ quan mà dựa trên tốc độ tăng trưởng và lạm phát dự kiến, đồng thời, Ngân
hàng Nhà nước đã được quyền chủ động bơm và rút tiền khỏi lưu thông trên cơ
sở chỉ tiêu Nhà nước đã được duyệt, loại bỏ tình trạng thiếu tiền mặt có tính chất
thời điểm trong nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường mở ban đầu chưa hoạt
động một cách có hiệu quả thì phương tiện thanh toán thông qua ngân phiếu
thanh toán như vừa qua vẫn là giải pháp hữu hiệu trong việc bơm và rút tiền khỏi
lưu thông, mặc dù sử dụng ngân phiếu thanh toán cũng có những hạn chế nhất
định.
Ngoài ra, việc thực hiện công cụ dự trữ bắt buộc có hiệu quả theo mục tiêu
đề ra cần phải có sự kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ việc chấp hành dự trữ bắt
buộc và xử phạt nghiêm khắc những vi phạm.
- Tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn nhằm bù đắp khó
khăn tạm thời về thanh toán cho các Ngân hàng thương mại theo các hình thức:

14
cho vay thế chấp chứng từ và cho vay thế chấp bằng tiền gửi ngoại tệ của các
Ngân hàng thương mại tại ngân hàng Nhà nước.
Trong giai đoạn trước tháng 3/1997, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất
tái cấp vốn theo lãi suất cho vay trên từng khế ước tái cấp vốn. Chính vì vậy mà
lãi suất tái cấp vốn mang tính bị động, có sự phân biệt giữa các ngân hàng. Kể từ
tháng 3/1997, cùng với việc hoàn thiện cơ chế lãi suất, lãi suất tái cấp vốn đã
được xác định một cách độc lập, tái cấp vốn đã thực sự trở thành công cụ tiền tệ
được ngân hàng Nhà nước quan tâm hơn trong việc điều tiết cung ứng tiền. Cứ
mỗi lần thay đổi lãi suất trần thì lập tức ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh lãi
suất tái cấp vốn một cách tương ứng, công cụ tái cấp vốn chỉ có thể phát huy hiệu
quả khi nó được phối hợp với lãi suất. Nếu Ngân hàng Nhà nước muốn các tài
chính tín dụng khai thác nguồn vốn trong nhân dân thì quy định mức tái cấp vốn
cao. Ngược lại, việc quy định một mức tái cấp vốn lãi suất cao ngược với quy
định một mức tái cấp vốn lãi suất thấp, chỉ khuyến khích (có lợi) vay của Ngân
hàng Nhà nước, trong thờigian tới, khi mà thị trường mở đã đi vào hoạt động ổn
định thì đòi hỏi phải thận trong hơn nữa trong việc quy định mức lãi suất tái cấp
vôn như thế nào là họp lý. Bởi vì một mức tái cấp vốn lãi suất thấp sẽ khuyến
khích các tổ chức tín dụng vay của ngân hàng Nhà nước sau đó mua lại các giấy
tờ có giá. Trường hợp này chẳng khác nào Ngân hàng Nhà nước dùng chính tiền
của mình mua lại các giấy tờ có giá. Kết quả là nghiệp vụ thị trường mở không
có tác dụng. Như vậy, mức lãi suất tái cấp vốn hợp lý phải là mức xấp xỉ với lãi
suất các giấy tờ có giá ngắn hạn hay lãi suất tiền gửi ngắn hạn.
Năm 1998, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh từ 1%/tháng lên 1,1
%/tháng. Năm 1999, cùng việc giảm dần lãi suất cho vay, lãi suất tái cấp vốn
cũng được giảm xuống mức 0,85%/tháng. Trong những năm 1999, 2000 và đầu
năm 2001, lãi suất tái cấp vốn liên tục được điều chỉnh giả, nhằm thực hiện chính
sách mở rộng tiền tệ phục vụ cho mục đích kích cầu của nền kinh tế.
Công cụ tái cấp vốn đã được điều hành theo hướng nới lỏng tiền tệ một
cách thận trọng, khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộg tín dụng, tiếp tục thực

hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, hạn chế xu hướng giảm chỉ số giá tiêu
dùng thự tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành lãi suất tái cấp vốn và tái chiết
15
khấu khá linh hoạt nhằm tác động vào các diễn biến tiền tệ theo các mục tiêu đã
dự định. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh giảm 2
lần và hiện ở mức 0,4%/tháng và 0,35%/tháng tương ứng.
- Lãi suất
Thời kỳ này đánh dấu căn bản về điều hành lãi suất thích ứng với nhịp độ
cải cách kinh tế ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách lãi suất
thông qua các mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế tỷ lệ chênh
lệch giưã lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35%/tháng trong phạm vi trần
lãi suất và tỷ lệ lãi suất được công bố. Các Ngân hàng thương mại được điều
chỉnh linh hoạt các mức lãi suất cho vay và huy động vốn phù hợp với quan hệ
cung cầu về vốn và đặc điểm kinh doanh. Đây là bước ngoặt trong cơ chế điều
hành lãi suất theo hướng tiến tới tự do lãi suất. Do cơ chế lãi suất trước đây chưa
có mức lãi suất nào đóng vai trò là lãi suất chủ đạo, định hướng của các tổ chức
doanh nghiệp, ấn định mức lãi suất kinh doanh. Vì thế, kể từ ngày 5/8/2000, theo
Quyết định số 241/QĐ- NHNN1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chính
thức thay đổi cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế lãi suất cơ bản
đối với cho vay bằng đổng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý
đối với cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó, đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt
Nam, các tổ chức tín dụng sẽ ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ
sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, theo nguyên tắc lãi suất cho
vay không vượt quá mứac lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quy định cho từng thời kỳ.
Đối với lãi suất cho vay bằng USD, các tổ chức tín dụng sẽ ấn định mức lãi
suất cho vay theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên
thị trường tiền tệ liên ngân hàng SIBOR: kỳ hạn 2 tháng đối với cho vay ngắn
hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay (theo
biên độ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho từng thời điểm cụ

thể). Với cơ chế điều hành lãi suất mới này, về mặt bản chất cũng giống như cơ
chế lãi suất trần, bởi vì lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản cộng với
biên độ, chỉ khác là nó mang tính hướng dẫn, chỉ đạo cho các tổ chức tín dụng
hình thnàh các lãi suất hoạt động cho mình một cách dễ dàng hơn. tuy nhiên,
trong điều kiện hiện nay khi mà Nhà nước chưa thể thả nổi lãi suất thì viêc quy
16
định biên độ giao động là nhằm đảm bảo Nhà nước trước khi chuyển hẳn sang lãi
suất thị trường, lúc đó việc điều hành chính sách tiền tệ chủ yếu bằng công cụ lãi
suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính vì vậy
mang tình hình lãi suất ngân hàng đến nay hầu như không biến động so với thời
điểm trước khi điêù chỉnh.
Ngày 29/5/2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 718 v/v
thây đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng USD. Theo đó, các tổ chức tín
dụng được quyền chủ động ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất
thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước.Đây là
bước đi tự tin, táo bạo và sáng suốt, đặt tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình
tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới điều hành
lãi suất theo hướng điều chỉnh lãi suất cơ bản một cách linh hoạt trên cơ sở bám
sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế cùng với mục tiêu điều hành chính
sách tiền tệ để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng. Thực hiện
chủ trương kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi
suất cơ bản từ mức 0,75%/tháng xuống 0,6%/tháng. Trên thực tế việc điều chỉnh
lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2001 là phù hợp với tình hình
diễn biến lạm phát, tỷ giá, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa lãi suất Việt Nam
đồng và ngoại tệ.
Từ tháng 6/2002, đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, cứ 3 tháng bằng
1%/năm đối với cho vay ngắn hạn lãi suất SIBOR 6 tháng bằng 2,5%/năm, đối
với cho vay trung và dài hạn, chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại
tệ. Theo đó, các tổ chức tín dụng được tư do ấn định lãi suất cho vay ngoại tệ trên
cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vôn tín dụng ngoại tệ như trong

nước. Việc ngân hàng Nhà nước thực hiện tự do hoá lãi suất ngoại tệ trong nước
là bước chuyển biến tích cực,gấn thị trường tiền tệ trong nước với thế giới và
từng bước hội nhập quốc tế.Riêng đối với lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại
tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định khống chế ở mức thấp nhằm
hạn chế nắm giữ USD trên tài khoản, hạn chế đô la hoá trong điều kiện tỷ lệ kết
hối giảm xuống mức 40%. Ngoài ra, phù hợp với xu hướng giảm lãi suất trên thị
trường quốc tế. Tháng 12/2001, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất
17
tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn của tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước tại
Ngân hàng Nhà nước xuống 1,7%/năm.
Vì vậy, việc hoàn thiện điều hành lãi suất trong giai đoạn tới chủ yếu là
nhằm vào sự hoàn thiện nguyên tắc xác định lãi suất cơ bản. Như chúng ta đã
biết, lãi suất phải vừa đáp ứng lợi ích của người đi vay và người cho vay, đối với
người cho vay thì lãi suất phải bao gồm lạm phát dự kiến, rủi ro và lợi nhuận
mong đợi. Theo như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước xác định mức lãi suất cơ bản
chỉ dựa trên một số Ngân hàng thương mại là rất phiến diện, chưa phản ứng hết
quan hệ cung cầu tín dụng thực của thị trường .
Tỷ giá hối đoái:
Về bản chất thì chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn này hầu như không
biến đổi, với biên độ được điều chỉnh giảm từ ±0,7% xuống còn ±0,1% và hằng
ngày ngân hàng Nhà nước sẽ công bố tỷ giá liên ngân hàng của ngày giao dịch
trước đó làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng quy định tỷ giá mua và bán. Kể từ đó
đến nay, tỷ giá liên ngân hàng vẫn luôn luôn tăng kịch trần nhưng do biên độ chỉ
có ±0,1%, nên tỷ giá hối đoái chỉ dao động từ 10-20đ/USD. Tuy nhiên, nhiều lúc
tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng tăng kịch trần nhưng tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hàng ngày, hôm sau vẫn được Ngân hàng
Nhà nước công bố ở mức cũ, điều này chứng tỏ tỷ giá liên ngân hàng mà Ngân
hàng Nhà nước công bố vẫn là tỷ giá theo ý muốn chủ quan của Ngân hàng Nhà
nước .
Trong thời gian tới, khi mà lãi suất chưa được tự do hoá vẫn còn sự can

thiệp của Nhà nước, dự trữ ngoại tệ còn quá ít, kinh tế tăng trưởng nhưng chưa
thực sự vững chắc, thị trường tiền tệ chưa phát triển thì việc duy trì cơ chế tỷ giá
công bố và biên độ giao dịch như hiện nay là cần thiết. Hiện nay nhu cầu về
ngoại tệ còn rất cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó, cung ngoại
tệ thì rất hạn chế. Nhiều người thừa nhận đồng Việt Nam có giá cao, nếu cứ để tỷ
giá hối đoái theo quan hệ cung cầu thị trường sẽ tất yếu dẫn đến một sự tăng vọt
không lường, nguy cơ lạm phát và khủng hoảng sẽ xảy ra. Mặt khác ,trong nước
đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhập khẩu đang chiếm một
tỷ trọng lớn hơn so với xuất khẩu. Thực vậy, cơ cấu xuất khẩu của nước ta chủ
18
yếu là hàng nông sản, may mặc, giầy da những mặt hàng có hàm lượng chất
xám đang còn thấp; trong khi đó, cơ cấu nhập khẩu thường là máy móc, thiết bị
hiện đại, các nguyên liệu đầu vào
Do đó, lợi ích của việc nhập khẩu hiện nay là lớn hơn xuất khẩu. Ngoài ra,
nếu tỷ giá hối đoái tăng vọt sẽ làm cho các khoản nợ nước ngoài tăng. Chính vì
vậy, việc duy trì một tỷ giá hối đoái sẽ làm cho Nhà nước chủ động hơn trong
việc phân tích những lợi ích của các mức tỷ giá hối đoái mang lại.
Năm 2001, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt bám sát biến động của lãi suất
USD trên thị trường trong nước. Ngày 8/9/2001, Ngân hàng Nhà nước đã quyết
định mở rộng kỳ hạn các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng, và
điều chỉnh mức gia tăng tỷ giá hoán đổi kỳ hạn với trần tỷ giá giao ngay. Điều
này giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện thực hiện linh hoạt các giao dịch
ngoại hối, các tổ chức tín dụng chủ động hơn trong kinh doanh nhưng vẫn đảm
bảo vai trò kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước .
Trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế có nhiều biến động, việc điều
hành tỷ giá linh hoạt và sự can thiệp kịp thời của Nhà nước trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng đã góp phần ổn định tỷ giá, có tác dụng khuyến khích xuất
khẩu, kiềm chế nhập khẩu. Tỷ giá bình quân giữa Việt Nam đồng và USD trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dự kiến tăng khoảng 4% so với cuối năm 2000.
Nhìn lại năm 2001, với mức tăng tổng phương tiện thanh toán dự kiến

khoảng 23-34% và tín dụng cho nền kinh tế dự kiến tăng trưởng khoảng 21% so
với cuối năm 2000, cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ. Việc sử dụng linh hoạt và đồng bộ các chính sách tiền tệ
và các giải pháp kịp thời về điều hành chính sách tiền tệ như nêu trên đã có
những tác động nhất định đối với việc hạn chế tác động tiêu cực của thị trường
quốc tế, hạn chế xu hướng giảm chỉ số tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và ổn định giá trị đồng Việt Nam .
Bước sang năm 2002, với triển vọng kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt
Nam có nhiều thay đổi, những thuận lợi, khó khăn và thách thức mới đối với việc
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trước hết về bức tranh
kinh tế thế giới, sau sự kiện ngày 11/9/2001 và các diễn biến gần đây trên thế
19
giới, dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế thế giới năm
2002 kém khả quan hơn. Đặc biệt, vừa qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều
chỉnh giảm dự báo về tốc đọ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế của các khu vực
nói chung và các nước công nghiệp phát triển nói riêng. Chẳng hạn, như kinh tế
Mỹ dự báo sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 0,7% năm 2002, kinh tế khu vực châu Âu
tăng trưởng khoảng 1,7%, Nhật Bản tiếp tục suy thoái với mức tăng trưởng dự
kiến -1,3%. Riêng kinh tế châu Á nhìn chung vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng
khoảng 5,6%, trong đó một số nền kinh tế phát triển như Xin-ga-po, Đài Loan,
Hồng Kông sẽ chỉ phục hồi ở mức thấp. Trong năm 2002, Trung Quốc vẫn là
điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng dự kiến đạt trên
7%. Tuy
nhiên, theo đánh giá chung, kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm
2002.
Trong khi đó, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng khoảng 7%-7,3%, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến tăng khoảng 3-4% so với
cuối năm 2001. Đặc biệt, năm 2002, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được thực
hiện sẽ có tác động rõ nét đến kinh tế Việt Nam, nhất là nnh vực kinh tế đối
ngoại. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất là đối

với một số mặt hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản. Theo đó, dự kiến tín dụng phục
vụ mục tiêu xuất khẩu những mặt hàng này sẽ gia tăng. Nhìn chung, mức tăng tín
dụng cho nền kinh tế sẽ vào khoảng 25% so với cuối năm 2001.
Nghiệp vụ thị trường mở:
Thi trường mở nước ta chính thức hoạt động từ ngày 12/7/2002, tham gia
thị trường nàylà Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến nay
Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp giấy phép hoạt động cho 12 thành viên. Hàng hoá
cho nghiệp vụ này còn rất hạn chế, chủ yếu là tín phiếu Kho bạc và tín phiếu
Ngân hàng Nhà nước. Tổng khối lượng 2 loại tín phiếu này đang được các Ngân
hàng thương mại nắm giữ khoảng 3.000 tỷ đồng, trong đó 1.000 tỷ đồng là tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước. Trong phiên đấu thầu đầu tiên đã mở hơn một năm
nay, và cho đến nay, về phương diện pháp lý đã hoàn tất, từ việc ban hành quy
chế, quy trình nghiệp vụ thị trường mở, quy định về đăng ký gấy tờ có giá ngắn
20
hạn đến việc thành lập ban điều hành.
m- QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THựC THI CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
3.1. Những khó khăn và tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách
tiền tệ.
Mặc dù không nằm trong "tâm điểm" của cơn bão tiền tệ Đông Nam á
nhưng thời gian gần đây diễn biến kinh tế phức tạp và ảm đạm của hàng loạt các
nước trong và cận kề ngoài khu vực (trừ Trung Quốc, Đài Loan) cho phép khẳng
định Việt Nam cũng khó có thể thoát khỏi vòng xoáy tụt dốc "đôminô" về tăng
trưởng kinh tế đang diễn ra ít nhất là trong vòng 2-3 năm kể từ cuối năm 1997.
Có tới 70% sản lượng vốn đầu tư nước ngoài và 60% kim ngạch thương mại của
Việt Nam là nhờ quan hệ với các quốc gia Châu á. Việt Nam Việt Nam đang chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi sự sụt giảm đáng kể trong đầu tư nước ngoài trực tiếp
(FDI) và tụt giảm nhu cầu xuất khẩu chung. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng
hủng hoảng tiền tệ, sự giảm sút đầu tư nướcngoài vào Việt Nam còn bắt nguồn
sâu xa từ môi trường đầu tư chưa đủ hấp dẫn, trong khi rủi ro đầu tư tiếp tục gia

tăng cùng với mức độ khắc phục chậm về hiệu quả thấp và sức cạnh tranh yếu tố
của sản xuất - kinh doanh nội địa (đặc biệt là khu vực DNNN). Hiện tượng thiếu
lành mạnh trong hệ thống tài chính - tiền tệ nói chung và sự thiếu nhất quán về
một số mặt chính sách tiền tệ cùng bộc lộ khá sớm, đe doạ sự ỏn định kinh tế về
trung, dài hạn ngay cả trước khi khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực chưa nổ
ra.
Tình hình xấu đi càng bộc lộ rõ những khó khăn và tồn tại trong việc
hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ trong vòng 3 năm trở lại đây. Có thể
nêu một số điểm chủ yếu sau:
* Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ chưa được hoàn chỉnh theo cơ
chế thị trường và còn ở dạng sơ khai. Yêu cầu kiện toàn chính sách lãi suất trong
mối tương quan chế đọ cần tỷ giá hối đoái thích hợp hơn vẫn chưa được xử lý tốt.
Việc quy định "trần" lãi suất đã và đang gây trở ngại cho mở rộng tín dụng một
cách tích cực. vẫn còn nhiều mức lãi suất "Trần" đã và đang gây trở ngại cho mở
rộng tín dụng một cách tích cực. vẫn còn nhiều mức lãi suất "trần", và mặt bằng
21
lãi suất chung chưa phản ánh linh hoạt quan hệ cung cầu vốn của nền kinh tế,
chưa bao quát đủ mức rủi ro tiền tệ thông thường. Lãi suất cho vay cuối cùng đến
người nông dân còn cao (ngoài nguồn tín dụng ưu đãi). Kinh doanh của hầu hết
các NHTM bị gò bó, thiếu chủ động, tự chủ. Nguồn vốn tín dụng còn hạn hẹp,
mất cân đối cơ cấu với việc sử dụng, cho vay còn rải mảnh, phân tán, hiệu quả
thấp (tỷ lệ nợ chả hạn, nợ khó đòi, nợ không sinh lời khá cao). Nhìn chung rủi ro
tín dụng ngân hàng là đáng lo ngại, bên cạnh đó là các loại rủi ro khác về tỷ giá,
về thanh toán, đối ngoại do sự bất cập về chính sách, chế tài tín dụng vẫn
luôn luôn rình rập.
Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển sôi động,
chưa trở thành giao điểm hội tụ và định hướng chuyển dịch các dòng vốn nhàn
rỗi giữa các NHTM. Chưa có những điều kiện căn bản dể từng bước tự do hoá lãi
suất và thả nổi tỷ giá hối đoái thị trường. Thi trường vốn này ở dạng "manh nha"
nên khả năng cung ứng vốn đầu tư trung, dài hạn cho nền kinh tế còn rất yếu.

Việc tạo các công cụ và thể chế để phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị
trường vốn dài hạn nói chung đang bắt đầu và còn gặp không ít khó khăn. Đó là
những trở ngại lớn cho NHNN trong việc tiến tới nắm bắt và sử dụng các nghiệp
vụ thị trường "mở" để kiém soát, điều chỉnh kịp thời tổng lượng tiền trong lưu
thông.
* Sự thâm hụt lớn của cán cân vãng lai do nhập siêu triền miên và gánh
nặng nợ nước ngoài chồng chất như bội chi ngân sách còn cao luôn tạo ra những
áp lực từ nhiều phía đe doạ tín ổn định, độc lập tương đối của chính sách tiền tệ,
mà bước đầu đã tạo dựng được ở giai đoạn chóng lạm phát trước đây. Thâm hụt
cán cân vãng lai chủ yếu phải bù đắp phải bù đắp bằng "nhập khẩu" vốn là
nguyên nhân chính gây ra nạn "đô la hoá", khiến VNĐ bị định giá quá cao, kích
thích tâm lý tích trữ giá trị dưới dạng ngoại tệ, không gian tiền tệ bị méo mó.
Trong khi đó, sự nôn nóng uốn nắn một cách cứng nhắc hoạt động tiền tệ, tín
dụng và ngân hàng sau một số vụ đổ vỡ tài chính làm tái phát xu hướng bao cấp
tràn lan qua hạn mức tín dụng, qua lãi suất ưu đãi, qua áp lực chỉ định cho vay
của các cấp chính quyền Đó là những trở ngại không dễ dỡ bỏ trong quá trình
hoàn thiện chính sách tiền tệ hiện nay.
22
* Căn bệnh giảm phát bộc lộ vào cuối năm 1998, tăng mạnh từ đầu năm
1999 với triệu chứng rõ nhất là sức mua nội địa giảm sút.
23
Tương quan lãi suất và tỷ giá hối đoái 1991-1999
Hàng hoá tồn đọng nhiều xuất khẩu tăng chậm lại, thậm chí mức âm (quý
1/1999 là 7,5%) con số giá cả xuống rất thấp (suốt 9 tháng đầu năm 1999 chỉ
tăng 0,2%) trong lúc tăng trưởng kinh tế giảm mạnh đang đặt ra những thử
thách lớn cho việc tìm đối sách đồng bộ, hữu hiệu để khắc phục những khó khăn
nội tại và đối phó với ảnh hưởng khủng hoảng từ bên ngoài nội bộ vào. Vấn đề
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nội địa, phát huy tốt các lợi thế so sánh đòi
hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế. Nhu cầu vốn lớn đang đặt ra
ngày càng bức bách, trong lúc bối rối cảnh thị trường vốn đầu tư quốc tế ít thuận

lợi và bản thân việc khơi dậy, phát huy nội lực cũng không phải là dễ dàng nếu
chỉ xét riêng ở góc độ nuôi dưỡng, bảo toàn tốt nguồn tiết kiệm, tích luỹ hạn hẹp
trong nền kinh tế, bởi lẽ áp lực giảm lãi suất và giá cả hàng hoá, dịch vụ cũng
đang đặt hệ thống tài chính - ngân hàng, các nhà đầu tư trước những thách thức
rất lớn.
3.2. Những quan điểm định hướng hoàn thiện
Từ Chính phủ cho đến các cấp bộ, ngành đều hướng vào tạo lập điều kiện
cơ bản để thực hiện nhanh chóng việc cụ thể hoá chính sách tiền tệ tích cực
(theo nguyên tắc nới lỏng, linh hoạt, đồng bộ và hiệu lực). Những cơ chế, quy
chế, thể lệ hợp thức hơn, mang đầy đủ hiệu lực pháp lý hơn đwocj áp dụng.
Từng bước chuyển nhanh, chuyển mạnh điều hành chính sách tiền tệ bằng
những biện pháp hành chính mệnh lệnh còn khá phổ biến sang sử dụng có hiệu
quả những biện pháp kinh tế, những công cụ chính sách thị trường là chủ yếu.
Đề cao hiệu quả kinh tế, an toàn và chủ động phòng ngừa rủi ro, phát triển mạnh
mẽ thị trường tiền tệ và tăng cường "độ sâu tài chính" của hệ thống tiền tệ quốc
Nguồn: NHNN, năm 1999 số liệu ước tính
Chỉ số 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Lãi suất danh nghĩa (%) 42,0 35,5 16,8 16,8 16,8 12,6 12,3 11,4
Lãi suất thực tế (%) 25,6 17,9 2,4 4,1 4,1 8,9 3,1 6,8
Tỷ giá hối đoái 9.540 12.000 10.642 10.642 10.956 11.025 12.998 13,988
danh nghĩa VNĐ/USD
Tỷ giá thị trường liên 9.920 11.650 230 10.636 10.636 10.979 11.500 13.902 14.002
ngân hàng
24
gia. Đi đôi với những biện pháp như vậy là mở rộng phân công, phân cấp, phân
quyền qua các tổ chức thanh tra, giám sát tài chính, chú trọng kiểm soát tài
chính-ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch trong chế độ thông tin, báo cáo tài
chính, kế toán
Tại Hội nghị Trung ương 6/lần thứ nhất (khoá vni) Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự điều chỉnh nhất quán về sách

lược, biện pháp chỉ đạo nền kinh tế với nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển nông
nghiệp, nông thôn, coi đây là "bệ phóng" để đẩy tới một bước công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nền kinh tế ở thập niên 2000-2010 với 2020. Theo đó, sẽ có sự
chuyển dịch căn bản về cơ cấu kinh tế, trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu dịch
vụ, dựa vào cơ cấu lại từ nguồn vốn cho đến sử dụng vốn, dành vốn ưu tiên đầu
tư nhiều hơn vào những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế. Do vây,
nội dung hoàn thiện chính sách tiền tệ không nằm ngoài những định hướng đã
nêu.
Để tiếp tục Ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát thấp, trước hết có sự
tập trung cải thiện cơ bản ngân sách Nhà nước, giảm thiểu mức thâm hụt, tiết
kiệm triệt để mức tiêu dùng phi sản xuất đã tăng tỷ phần tích luỹ, dành vốn đầu
tư phát triển kinh tế ở tất cả các khu vực Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư.
Triển khai việc cải cách thuế, áp dụng 2 loại thuế mới (thuế giá tri gia tăng và
thuế thu nhập doanh nghiệp) có hiệu lực từ ngày01/01/1999, nhằm tạo sự bình
đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các doanh
nghiệp trong nước và giữa các thành phần kinh tế với nhau, hỗ trợ thực hiện
chính sách "kích cầu" và khuyến khích đầu tư của Nhà nước, đồng thời bảo hộ
đầu hợp lý sản xuất trong nước.
Khẩn trương chấn chỉnh hệ thống ngân hàng, nâng cao chất lượng và đảm
bảo an toàn hoạt động tín dụng. Thí điểm đưa vào hoạt động thị trường vốn (thị
trường chứng khoán) trên cơ sở khung khổ pháp lý ban đầu ( Nghị định Chính
phủ) vào cuối năm 1999. Chủ động hoàn thiện tiếp chế độ tỷ giá hối đoái và lãi
suất ngân hàng theo hướng từng bước thả nổi có điều tiết và tự do hoá có chọn
lọc (trên cơ sở tách bạch giữa tín dụng kinh doanh và tín dụng chính sách). Có
phương án an toàn giá tri tiền gửi gắn liền với kiện toàn hệ thống thanh toán qua
25
ngân hàng. Hoàn thành dứt điểm xử lý nợ nần dây dưa khu vực tài chính, giải
toả tài sản thế chấp vay ngân hàng đóng băng, đẩy manh cơ cấu vốn, tài sản
ngân hàng. Hạn chế hệ thống ưu đãi lãi suất trước đầu tư chuyển sang phương
thức tín dụng ngân hàng và chính sách ưu đãi sau đầu tư đối với một số lĩnh vực

cần ưu tiên trên diện rộng. Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn ban đầu thành lập quỹ bảo
lãnh ts và các hình thức bảo đảm đầu tư khác để tạo thuận lơị cho mọi doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay và sử
dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả
Thường thì các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ hiếm khi giải quyết
được triệt để, đặc biệt đối với nền kinh tế đang trong quá trinh chuyển đổi như
Việt Nam. Sự đan xen phức tạp của chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế
vĩ mô khác trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hơn trước có thể đưa đến những
thay đổi về ngắn hạn kèm theo những thoả hiệp, nhân nhượng tình thế trong điều
hành chính sách. Tuy nhiên, về trung, dài hạn, mục tiêu cuối cùng và mục tiêu
trung gian của chính sách tiền tệ vẫn phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Đặc biệt là
việc hoàn thiện chính sách tiền tệ lệ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận và vận
dụng hệ thống các công cụ thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước,
gắn liền với quá trình tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ ngân
hàng hiện nay.
3.3- Biện pháp để tiến hành chính sách tiền tệ
Một là, cần xác định rõ mối tương quan hợp lý giữa các chỉ số về lãi suất,
tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khối lượng các công cụ thị trường mở, duy trì một
tỷ giá có sức thúc đẩy xuất khẩu. Cần lấy mục tiêu ưu tiên nhất làm cốt lõi để
xác định điểm cân bằng hợp lý cho tất cả các biến số, các công cụ được sử dụng.
Hai là, cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa chính sách tiền tệ
với các chính sách kinh tế vĩ mộ khác, đặc biệt là chính sách tài chính- ngân
sách. Yêu cầu này xuất phát từ sự ràng buộc có tính tương thuộc giữa các bộ
phận cấu thành hệ thống chính sách. Bởi vì tất cả chúng đều có chung những
mục tiêu tối cao. Nếu không tính đến các quan hệ này, mức độ thành công của
chính sách tiền tệ (nếu có) sẽ bị giảm thấp khi xét trên quan điểm toàn cục. Thực
tế trong những năm qua, có thời điểm khi chính sách tiền tệ được đề ra có hiệu

×