Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phương pháp học đại học hiệu quả - nhóm thực hiện we are one

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.38 KB, 33 trang )

THÀNH ĐOÀN TP.HCM
NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN – CTCP ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO DOANH CHỦ
Bài tiểu luân :
Nhóm thực hiện: WE ARE ONE
TP.HCM ngày 19 tháng 03 năm 2009
THÀNH ĐOÀN TP.HCM
NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN – CTCP ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO DOANH CHỦ
Bài tiểu luân :
Nhóm WE ARE ONE: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Thiên Lý
Trần Thị Hòa
Trần Thị Mỹ Huệ
Lớp T7N4, khoa Kế toán- tài chính ngân hàng
Trường ĐH Mở Tp.Hồ Chí Minh
TP.HCM ngày 19 tháng 03 năm 2009
Phương pháp học đại học hiệu quả
LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian
theo học chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, chúng em đã
được các thầy cô giáo của trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kế toán-
Tài chính-Ngân hàng truyền đạt những kiến thức cơ bản, quý báu và bổ ích
nhằm trang bị cho chúng em những lý luận về kết hợp với thực tiễn để chúng
em học tập được tốt hơn và đạt chất lượng cao.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, cung cấp chúng em nhiều kiến thức hơn
một năm qua, đặc biệt là những kiến thức về kỹ năng và phương pháp học tập
ở bậc đại học ngay hôm đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học. Chính
những định hướng ban đầu đó đã giúp chúng em xác định được mục tiêu và
phương pháp học tập, từ đó cố gắng phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã
đặt ra.
Chúng em xin chân thành cảm ơn NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN TP.HCM


cùng CTCP ĐẦU TƯ & ĐÀO TẠO DOANH CHỦ đã tổ chức cuộc thi Phương
pháp học tập ở bậc Đại học. Đây là cơ hội để chúng em có thể giao lưu, học
hỏi với các đội bạn về các phương pháp và kỹ năng học tập. Cuộc thi cũng là
một sân chơi bổ ích giúp chúng em thể hiện sự năng động, tự tin, sáng tạo, tinh
thần đồng đội trong làm việc nhóm và là nơi kết nối bạn bè từ mọi nơi.
Đây là lần đầu tiên Nhà văn hóa sinh viên tổ chức cuộc thi này và cũng là
lần đầu tiên nhóm tham gia chương trình này nên đề tài sẽ không tránh những
thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban tổ chức để nhóm có thể
xây dựng hoàn thiện phương pháp học tập của mình.
Sau cùng, nhóm chúng em xin kính chúc Qúy thầy cô khoa Kế toán - Tài
chính - Ngân hàng của Trường Đại học Mở TP.HCM cùng toàn thể ban tổ chức
cuộc thi “PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ” luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm: WE ARE ONE
(Sinh viên lớp T7N4, Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Mở
TP.HCM)
Trang 1
Phương pháp học đại học hiệu quả
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM KHẢO :

































Trang 2
Phương pháp học đại học hiệu quả
LỜI MỞ ĐẦU
Đã nộp luận văn và chỉ một tuần sau là bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây
dựng (trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh )
nhưng sinh viên T (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết quả giám định pháp y cho
biết sinh viên T đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng
thẳng và không khoa học. “Bình thường T học đến 3h sáng và hôm sau ngủ đến

trưa”. Một cán bộ quản lý ký túc xá của Đại học Quốc gia cho biết. Phải chăng
đó là kết quả của những năm dài đại học T phải chịu áp lực nặng nề từ bài vở
và những kỳ thi căng thẳng và không khoan nhượng ?
Có quá nhiều sinh viên vừa học vừa chơi và cũng có quá nhiều sinh viên
quên mọi thứ trên đời để học. Cả hai kiểu học như thế đều mang lại những kết
quả tiêu cực khác nhau. Một bên là sự hụt hẫng về kiến thức, thường xuyên đối
diện với những nguy cơ bị đuổi học. Còn bên kia là sự mệt mỏi và căng thẳng,
những lo âu trong những lo âu chất chồng trong những năm dài đại học khiến
sức khỏe suy sụp, sự lạc lõng với những diễn tiến xung quanh của xã hội, thờ ơ
với những biến đổi của cuộc sống hàng ngày…Tại sao lại như vậy? Phải chăng
họ chưa xác định được mục tiêu và phương pháp học tập ngay từ khi bước vào
giảng đường đại học?
Vâng, cuộc sống cũng như việc học đều có những vòng xóay và điểm
ngoặt, tất cả chúng ta đều phải học và có nhiều sự thất bại quay vòng, và đáng
lẽ người ta thành công, người ta lại bỏ qua nó. Thông qua đề tài: “Phương
pháp học tập ở bậc Đại học”, nhóm WE ARE ONE hy vọng sẽ gợi mở cho các
bạn sinh viên một phương pháp học tập đúng đắn, thích hợp nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất.
Thành công là những thất bại bị đảo ngược. Chúng ta không thể nói
chúng ta đạt gần đến mức nào. Có thể nó thật gần khi có vẻ thật xa. Điều quan
trọng là chúng ta hãy đeo đuổi phương pháp học tập của mình ngay cả những
khi gặp khó khăn nhất. Sinh viên nên thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của mình trong
cuộc sống cũng như trong học tập. Tuổi trẻ dám nghĩ dám làm và đừng bao giờ
sợ sai. Hãy cứ mạnh dạn làm và chấp nhận sai sót. Chúng ta sẽ lớn lên rất
nhiều và học được rất nhiều từ những sai sót đó! Và nhất là đừng để bao giờ
lửa trong mình tắt đi! Lửa của hòai bão, lửa của nhiệt huyết, lửa của san sẻ,
đóng góp và của yêu thương.
Mục đích của đề tài:
• Giúp các bạn sinh viên biết cách thiết lập kế họach và mục tiêu trong học
tập, trong cuộc sống để thực hiện có hiệu quả.

• Xác định được phương pháp học tập cho riêng mỗi người
• Có cách học sảng khóai, bền sức nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
• Cân bằng giữa cuộc sống và học tập.
• Phương pháp học tập của nhóm có thể ứng dụng thành công và rộng rãi.
Trang 3
Phương pháp học đại học hiệu quả
Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập tài liệu từ tạp chí, sách báo,
internet,…
• Phương pháp điều tra nghiên cứu ra bên ngòai.
• Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát, thăm dò bảng câu hỏi, tâm
lý, quan sát trên mẫu đã chọn.
• Phương pháp nghiên cứu định tính.
Bố cục
• CHƯƠNG I: Cơ sở khoa học của đề tài
• CHƯƠNG II: Thực trạng của nhóm.
• CHƯƠNG III: Phương pháp học tập nhóm ứng dụng ở bậc Đại học.
• CHƯƠNG IV: Đánh giá kết quả vận dụng phương pháp học tập.
Giới hạn phạm vi đề tài:
• Đối tượng nghiên cứu và ứng dụng: sinh viên.
• Phạm vi nghiên cứu: phương pháp học tập ở bậc Đại học.
Trang 4
Phương pháp học đại học hiệu quả
MỤC LỤC
Trang 5
Phương pháp học đại học hiệu quả
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Học tập là quá trình tự thân vận động, là quá trình phấn đấu không
ngừng và khó khăn, và mỗi người đều có một cách học khác nhau. Cách học đó

được định hình trong quá trình học tập sao cho phù hợp với khả năng của mỗi
người, đồng thời nó cũng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ
và tri thức. Hiện nay phương tiện hỗ trợ học tập rất phong phú và ngày càng
tiện ích hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và việc tiếp thu cũng như
cập nhật kiến thức trở nên dễ dàng, mau chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên, có
những kỹ năng học: đọc, viết, ghi,chép,…có thể nói là thủ công, cho dù qua thời
gian nào đi chăng nữa cũng không bị coi là lỗi thời. Và đó là “ Phương pháp học
Đại học hiệu quả”,những phương pháp mà nhiều tác giả đã đề cập từ trước đến
nay, xoay quanh nó để tìm hiểu và đề ra cách thức áp dụng trong thực tế.
Phương pháp P.O.W.E.R là một trong những phương pháp học Đại học
hiệu quả. Từ “Power” ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi
của phương pháp học tập ở bậc Đại học do Gíao sư Robert Feldman (Đại học
Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên đặc biệt là sinh viên năm
nhất, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER gồm 5 yếu tố cơ
bản là chữ viết tắt ghép thành POWER:
• Prepare (chuẩn bị sửa sọan)
• Organize (tổ chức)
• Work (làm việc)
• Evaluate (đánh giá)
• Rethink (suy nghĩ lại – luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác).
Ngòai ra chữ R còn là Recreate (giải lao, giải trí).
Bobbi Deporter và Mike Hernacki đã trình bày một cách đặc biệt
phương pháp học tập siêu tốc với những hình vẽ, biểu đồ, ký tự minh họa…
mang tính tư duy cao. Các kỹ thuật đưa ra-đã được thử nghiệm, đánh giá hiệu
quả trong nhiều năm-rất phù hợp với phương thức làm việc của não bộ, sẽ giúp
chúng ta đạt được kết quả tốt nhất trong học tập. Phương pháp của Bobbi
Deporter và Mike Hernacki không những bổ ích với học sinh, sinh viên mà còn
phù hợp với người học ở mọi lứa tuổi. Với những mẹo nhỏ, gợi ý và kỹ thuật
đặc biệt, phương pháp học tập siêu tốc giúp chúng ta thấy phấn chấn, vui tươi
và say mê công việc học tập hơn, tăng cường khả năng lĩnh hội và ghi nhớ, tiết

kiệm thời gian đồng thời giúp chúng ta thay đổi cách nhìn nhận về khả năng
tiềm tàng của mình.
Bên cạnh những phương pháp để học tập hiệu quả cũng cần phải có
những kỹ năng nhất định. “Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI” (Colin Rose
và Malcolm J.Nicholl) đã trình bày dưới hình thức sơ đồ, tóm tắt một cách rõ
ràng, mạch lạc và khoa học với rất nhiều ví dụ thực tế sinh động đang có tác
động tới rất nhiều người, ở nhiều lĩnh vực: Học tập và suy nghĩ như thế nào để
không chỉ tồn tại – mà còn tồn tại thoải mái và hạnh phúc trong thế kỷ mới?
Trang 6
Phương pháp học đại học hiệu quả
2. Cơ sở thực tiễn:
Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc Đại học là vô cùng lớn, phương
pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy,
sinh viên cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết
khối kiến thức đồ sộ đó.
Bước vào giảng đường đại học, không ít tân sinh viên bỡ ngỡ vì cách
học, cách dạy mới. Vấn đề không phải ở chỗ càng học lên cao kiến thức càng
khó mà cái chính là do sinh viên chưa thích nghi được với môi trường học tập
mới, chưa thóat khỏi cách học thụ động. Việc nhiều sinh viên đi học chuyên
cần, học hành chăm chỉ nhưng kết quả vẫn không được như mong muốn thứ
nhất là do những sinh viên này chưa có phương pháp học phù hợp.Thứ hai là
sinh viên vẫn bị thói quen xem thầy cô là cuốn bách khoa tòan thư và mình chỉ
học theo cuốn sách ấy là đủ nên khả năng nắm bắt vấn đề chưa sâu, lối tư duy
sáng tạo cũng vì thế mà bị hạn chế. Thứ 3 là cách học của sinh viên vẫn mang
nặng tính đối phó, học vẹt chứ chưa thực sự tự giác tích lũy kiến thức. Vì thế
nếu sinh viên học hành chăm chỉ nhưng học theo kiểu học vẹt không tự phân
tích, mổ xẻ vấn đề một cách thấu đáo thì không những khó đạt được điểm số
cao mà khi ra trường cũng sẽ không đủ kiến thức để hành nghề.
Do sinh viên được xem là những con người đã trưởng thành, việc học
và dạy ở bậc đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và sự tự chịu trách nhiệm về

kết quả học tập của mỗi cá nhân; vì vậy, cách học đại học luôn xoay quanh vấn
đề: làm sao để tự nỗ lực học tập mà đạt được kết quả học tập cao nhất? Do
vậy,việc xác định phương pháp học tập là rất quan trọng. Phương pháp học đại
học có nhiều phương pháp nhưng bạn phải xác định phương pháp nào là phù
hợp và hiệu quả với mình.
Trang 7
Phương pháp học đại học hiệu quả
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NHÓM
Có một nhóm bạn cùng nhau học tập và hỗ trợ nhau trong học tập, sinh
hoạt đời sống sinh viên là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết. Nhóm học tập
sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mua tài liệu. Học cùng nhau có thể
tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là sinh viên siêng năng
đến mấy, đời sinh viên có những lúc bạn buộc phải vắng mặt trên lớp để làm
thêm hay tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Lúc này bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ
bạn bè là quan trọng như thế nào. Bạn bè sẽ là những người bạn có thể dễ dàng
trao đổi, học hỏi những kiến thức mà bạn chưa tiếp thu kịp hoặc còn thiếu sót. Do
vậy, việc học tập cũng như tham gia các hoạt động, phong trào của trường, của
lớp tiến hành theo nhóm là có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế làm việc nhóm cũng có những khó khăn nhất định
mà không phải nhóm nào cũng vượt qua được. Và những khó khăn đó đa số
nhóm nào cũng gặp phải nhưng mỗi nhóm có cách xử lý, cách khắc phục khác
nhau. Hơn một năm học tập và làm việc với nhau, nhóm WE ARE ONE chúng em
đã cố gắng lấy những điểm mạnh, những thuận lợi mà nhóm có được để hạn chế
phần nào những trở ngại, những khó khăn và gia tăng hiệu quả làm việc nhóm.
THUẬN LỢI
Sinh viên các trường Đại học đến từ nhiều nơi khác nhau, điều này tạo nên
sự đa dạng và phong phú về văn hóa, phong tục. Thông qua bạn bè, mỗi sinh
viên chúng em sẽ có cơ hội mở rộng vốn kiến thức cũng như là khả năng hiểu
biết của mình. Chúng em cũng đến từ nhiều nơi khác nhau (Hà Nội, Gia Lai, Bình
Thuận, Bình Định) nhưng điều đặc biệt mà hiếm khi gặp là chúng em có rất nhiều

điểm chung: đều là sinh viên của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, ngành
Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Mở TP.HCM. Như vậy là cùng
trường, cùng khoa, cùng ngành nhưng chúng em cũng là sinh viên trong cùng
một nhóm của cùng một lớp và…cũng là những sinh viên ở cùng phòng trọ. Đây
là thuận lợi lớn trong việc làm việc theo đội nhóm. Chúng em có mục tiêu chung,
có thời gian tham gia thảo luận trao đổi ý kiến ( trên lớp, trong giờ học, khi ở
nhà…). Minh chứng: giả sử có một đề tài thuyết trình với thời gian chuẩn bị ngắn,
chúng em có thể tận dụng ưu thế này mà hoàn thành tốt bài thuyết trình. Cả
nhóm có thể tập hợp một cách dễ dàng, cùng nhau nghiên cứu thông qua thư
viện hoặc internet, vạch ra những kế họach cụ thể, tập thực hành thảo luận trước
ở nhà và có thời gian để chỉnh sửa những sai sót và hoàn thiện đề tài của mình.
Có thể nói thế này, dù chúng ta là người có óc tưởng tượng tốt đến mức
nào đi chăng nữa, chúng ta dù có giỏi giang đến đâu đi chăng nữa thì vẫn chỉ có
một quan điểm chủ đạo về một vấn đề cụ thể mà thôi. Trong khi cả nhóm ta thu
đựơc nhiều quan điểm khác nhau. Khi tập hợp lại chúng ta sẽ có nhiều ý kiến
phong phú hơn. Trong học tập cũng thế, khi cả nhóm cùng nhau giải quyết một
bài toán, người này bổ khuyết cho người kia, phương án giải quyết sẽ được tìm
ra nhanh hơn. Không chỉ có phương án nhanh, mà chúng ta còn thu được
phương án hay hơn, đơn giản vì đó chính là sự tập trung trí tuệ của một nhóm, nó
vượt hẳn so với một người. Trong học tập hay bất cứ lĩnh vực nào khác, việc thảo
luận để cùng nhau đưa ra phương án giải quyết một vấn đề nào đó luôn là một
phương án tốt để đảm bảo thành công.
Các thành viên của nhóm đều có mục tiêu rõ ràng, định hướng đúng đắn.
Đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy nhóm hoạt động có hiệu quả. Chúng em biết tận
Trang 8
Phương pháp học đại học hiệu quả
dụng thời gian tối đa làm việc của mình để thực hiện những mục tiêu đặt ra. Mọi
thành viên đều lập kế họach cho bản thân đi lên ngay từ những ngày đầu tiên
bước vào năm học, biết nhận định điểm số của mình để phấn đấu, biết vạch ra
mục tiêu để tiến lên, học cách suy nghĩ, thói quen và hành động của một sinh viên

giỏi, biết nhận định thời gian ôn tập hợp lý, có chiến thuật khi nghe giảng, ôn tập
và làm bài. Đó là những sự chuẩn bị rất đơn giản: chúng em luôn ngồi ở hàng
ghế đầu tiên của giảng đường, dậy sớm hơn 30 phút để lướt mắt qua những gì
sẽ học, một cách ghi chép đơn giản, dễ hiểu, có sự nhấn mạnh, lưu ý: đó là việc
học bài và ôn bài mang tính tổng quát, đó là việc đọc sách sao cho đúng cách…
Tất cả những điều này ngày qua ngày sẽ tích lũy cho chúng em những kiến thức
quý giá.
Mỗi thành viên trong nhóm đều có những sở trường, những ưu điểm riêng
(có người thành thạo vi tính, có người giõi anh văn, có người có năng khiếu ca
hát, giao tiếp, tư duy sáng tạo,…). Điều này giúp nhóm hỗ trợ các thành viên
đồng thời tận dụng triệt để mọi nguồn lực có thể để mang lại hiệu quả tối đa cho
nhóm. Đây là điều sống còn cho mọi thành viên làm việc theo nhóm. Mọi người
đều có trách nhiệm với công việc và được giao quyền để thực hiện cải tiến công
việc của mình. Các thành viên nhận thức được sự quan trọng cũng như tác động
tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm.
”Cái tôi cá nhân” của mỗi người không cao lắm nên nhóm có thể dễ dàng
trong việc thảo lụân, tổng hợp thông tin, ý kiến. Nhờ vậy, hoạt động của nhóm
luôn thống nhất mà đảm bảo sự tham gia của tất cả thành viên.
Nhóm không chỉ phối hợp trong học tập mà các thành viên trong nhóm còn rất
năng nổ, nhiệt tình trong các họat động ngọai khóa, các hoạt động tình nguyện,
các hoạt động xã hội…( như tham gia hiến máu nhân đạo, họat động văn nghệ,
Trang 9
Nhóm làm
vịêc vì mục
tiêu chung
Sự nỗ lực
của từng cá
nhân
Nhu cầu cá
nhân được

chăm lo
Phương pháp học đại học hiệu quả
công tác nghiên cứu khoa học, tham gia mùa hè xanh, các chương trình từ thiện,
…). Thông qua các hoạt động đó các thành viên trong nhóm đòan kết hơn, gắn
bó hơn, hiểu nhau hơn và lấy nó làm động lực phấn đấu.
Chỗ trọ của nhóm nằm ở trung tâm thành phố nên nhóm có điều kiện trong
việc tiếp cận, cập nhật và xử lý thông tin. Hơn nữa, chỗ trọ cũng thuận lợi cho
việc đi học ( vì trường có nhiều cơ sở) và nghiên cứu, hoc nhóm ở thư viện.
KHÓ KHĂN
Phương tiện hỗ trợ học tập còn thiếu thốn ( máy vi tính, máy ghi âm, usb,
…). Nói chung đây là những thiết bị cần dùng thường xuyên trong học tập (khi
làm tiểu luận, thuyết trình, thực tập, nghiên cứu khoa học,…) nhưng không phải
sinh viên nào cũng có. Đa phần sinh viên đều ở các tỉnh nên việc thiếu thốn là
điều hiển nhiên. Tuy nhiên, không có các thiết bị bổ trợ đó nhóm cũng bị hạn chế
phần nào trong việc vận dụng các công nghệ tiên tiến, hạn chế cả về mặt thời
gian và công sức.
Trường Đại học Mở có khá nhiều cơ sở và học theo hệ thống tín chỉ nên
khi có thông báo gì thì đa số sinh viên không được biết đầy đủ, nhóm đăng ký học
chung lịch nhưng đôi khi không được (vì bị giới hạn bởi sĩ số, địa điểm học, ).Do
vậy, nhiều sinh viên học cùng lớp mà còn chưa biết đến nhau, và điều này lý giải
vì sao các thành viên trong cùng một nhóm mà có lịch học khác nhau. Hơn nữa,
lịch học còn chồng chéo lên nhau khi các lớp mình chọn học đã đủ sĩ số. Chính
đây là lý do khiến nhiều sinh viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bị áp lực nhiều
từ học tập ( nhất là đến mùa thi cử) và tất nhiên nó sẽ tác động lên kết quả học
tập của sinh viên.
Đôi khi việc quản lý thời gian chưa hiệu quả. Vì thế sẽ có những lúc giải
quyết công việc không hiệu quả, trong khi thời gian chưa tận dụng hết. Thời gian
sắp xếp không hợp lý còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Đó là những khi làm vịêc, học
hành quá sức mà ăn uống không điều độ, không đủ chất,…
Những phương pháp học tập của nhóm vận dụng còn chưa hiệu quả đối

với một số môn học mang tính đặc thù. Đối với những môn học này nhóm vẫn
chưa có phương pháp ghi nhớ có hệ thống, thiếu linh động và sáng tạo. Do vậy,
kết quả của những môn này không cao.
Dù kết quả như thế nào thì qua mỗi học kỳ, nhóm chúng em luôn họp tổng
kết đánh giá những thành tích đạt được cũng như những mặt còn tồn tại để đề ra
những chiến lược mới trong học tập. Bốn năm học đại học, thông qua tương tác
với thầy, với bạn chúng em muốn định hình cho bản thân một nhân cách nghề
nghiệp. Nói cách khác, chúng em luôn phấn đấu để gặt hái vốn kiến thức vô tận
của nhân loại.
Trang 10
Phương pháp học đại học hiệu quả
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC ĐÃ ỨNG
DỤNG THÀNH CÔNG CHO NHÓM.
Phương pháp được hiểu là những cách thức, thủ thuật giúp chúng ta tiến
hành công việc đạt được mục đích.Cụ thể hơn, phương pháp là cách thức suy
nghĩ của con người dựa trên sự kế thừa những thông tin, tri thức và kinh nghiệm
hữu ích của thế hệ trước, kết hợp với những khả năng hiện có, từ đó người sử
dụng phương pháp sẽ tìm tòi, sáng tạo ra phương hướng, cách thức (có thể mới
hoặc không) phù hợp với bản thân họ.
Khi có phương pháp đúng đắn, nó sẽ điều khiển hành động của chúng ta
hợp lý, cụ thể trong trường hợp này là hành động học tập đạt hiệu quả. Phương
pháp nói chung và phương pháp học tập nói riêng rất quan trọng, nó quyết định
thành bại của người học gần như ngay từ đầu. Nếu bạn có phương pháp thích
hợp bạn sẽ có hướng đi đúng và dần dần tiếp cận mục đích mà mình đã đề ra;
ngược lại, nếu bạn không có phương pháp phù hợp thì bạn sẽ ngày càng xa rời
mục đích và gặp khó khăn, trở ngại trên đường học. Bạn sẽ phải cố gắng nhiều
hơn, tốn công sức và tiền bạc nhiều hơn, trả giá đắt hơn….thậm chí phải hủy bỏ
công việc, phải làm lại từ đầu,…
Phương pháp như là chiếc la bàn chỉ hướng và con đường bạn đi là do
chính bạn chọn. Bill Gates từng nói: “Bạn không nên quyết định hai lần cho một

vấn đề. Hãy dành đủ thời gian và suy nghĩ để ra một quyết định đúng đắn ngay
lần đầu tiên để bạn không phải quay lại vấn đề một cách không cần thiết. Nếu
bạn quá mong muốn xem xét lại các quyết định, bạn không chỉ làm ảnh hưởng
đến quy trình công việc của bạn mà còn làm ảnh hưởng đến những tâm thế, động
lực mà bạn đã có được của lần ra quyết định đầu tiên”. Vì thế,ban hãy dành đủ
thời gian để suy nghĩ và quyết định lựa chọn cho mình một phương pháp học tập
phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng trước tiên, bạn phải xác định
rằng: Tại sao học đại học lại quan trọng với bạn? Tại sao bạn phải có phương
pháp học ở bậc đại học? Có nhiều lý do nhưng lý do nào khiến bạn có đủ động
lực thực hiện nó, đó chính là mục tiêu học tập của bạn. Việc xác định được mục
tiêu học tập đúng đắn giúp bạn định hướng được hành động của mình.
1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU:
1.1. Nhận biết sự thay đổi:
Trong suốt cuộc đời, chúng ta sống và chơi trong sân chơi của thay đổi.
Lựa chọn mà chúng ta có là hân hoan đón nhận thay đổi hay để nó cuốn đi. Phũ
phàng như vậy đó. Thế nên, sự hiểu biết về thay đổi cũng như thái độ chúng ta
đối với thay đổi sẽ là các yếu tố quyết định tương lai chúng ta.
Nhưng đặc tính chung của bất kỳ sự thay đổi nào chính là:
 Thay đổi không phải là dễ dàng
 Thay đổi hầu như luôn nhận được sự chống đối
 Sự thay đổi tạo môi trường không thân thiện
 Sự thay đổi cần có sự can đảm
Trang 11
Phương pháp học đại học hiệu quả
Và biểu hiện gần gũi nhất chính là chúng ta _ những sinh viên với muôn
vàn trở ngại và thử thách. Ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến ngưỡng cửa giảng
đường, điều mà một tân sinh viên cần nhất phải chăng là một chỗ trọ “giá rẻ”, một
mức học phí “dễ thở” nhất hay một môi trường học tập thực sự phù hợp với
mình? Và để có mặt ở giảng đường đại học, sinh viên nào cũng trải qua những kỳ
thi cam go mang dấu ấn của sự cạnh tranh không khoan nhượng. Và quá trình

học đại học cũng là quá trình sinh viên thông qua thầy cô và bạn bè để định hình
cho mình một nhân cách nghề nghiệp. Và…tất cả những cái đó đều là sự thay
đổi. Sự thay đổi ấy cứ từng bước, từng bước diễn ra vì cuộc sống không ngừng
vận động và biến đổi. Đứng trước sự thay đổi bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Đối mặt với thay đổi, sợ hãi là bình thường nhưng chúng ta phải tập thích
nghi, phải đối mặt với chính nó nếu không chúng ta sẽ bị xã hội đào thải. Thay đổi
là động lực cho sự phát triển! Sự thay đổi là tất yếu. Chúng ta cần thích nghi và
xem nó là cơ hội để phát triển.
1.2. Xác định mục tiêu
Mục tiêu là những thứ mà chúng ta muốn hướng đến, có chủ ý muốn hoàn
thành hoặc đạt được.
Mục tiêu xuyên suốt trong bốn năm học đại học chính là làm sao đạt được
kết quả mình mong muốn trong kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng. Tích lũy sâu và rộng
kiến thức chuyên ngành, cộng với những kỹ năng cộng đồng mà bản thân được
rèn luyện một cách tích cực là những yếu tố cơ bản cần đạt được để có thể tìm
được một việc làm tốt và phù hợp, phát huy được khả năng của bản thân mình.
Hơn nữa, với tốc độ phát triển xã hội như hiện nay, nếu chúng ta không có năng
lực thì sẽ bị đào thải rất nhanh. Vì vậy, mục tiêu phải xác định ngay bây giờ là
phải thường xuyên, liên tục cập nhật kiến thức, tích lũy kiến thức đầy đủ và chắc
chắn, biết cách vận dụng nó để đáp ứng yêu cầu công việc sau này. Hãy tự hỏi
mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong bước tập trung xây dựng mục tiêu
của riêng bạn để đi đúng con đường, đạt đúng mục tiêu và thành công.
Trang 12
Phản ứng đối với sự
thay đổi
Phản kháng Chấp nhận và thích
nghi
Chủ động đi trước
Phương pháp học đại học hiệu quả
1/ Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình
bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sự khó khăn mới đạt được,
thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.
Điều cần làm là bạn cần phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ
hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý.
Thường thì bạn sẽ đạt được những mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những
mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng
thực thế và dễ thực hiện càng tốt.
2/ Mình có đủ tự tin?
Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành
công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt
được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai họa lớn nhất và là trở ngại lớn nhất
mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào
những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ của bản
thân?
3/ Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?
Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt
được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có
thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có kế
hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu của mình chưa? Những
thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đạt đến mục tiêu
không?
Hãy bỏ một tí thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm,
hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia chúng thành những mục tiêu nhỏ
và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.
4/ Mình có đang trải sức quá nhiều?
Thỉnh thỏang, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng lúc đổ sức cho
quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều
trở ngại cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể
tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng

đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy
chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên
nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm
được và đạt được nhiều cái hơn.
5/Mình có là người dễ bỏ cuộc không?
Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản
thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự
hỏi.Vâng, bạn sẽ thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài
thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa
khóa đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm
những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu
tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính
bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người.
1.3 Lập kế hoạch
Trang 13
Phương pháp học đại học hiệu quả
Trong kế hoạch của mình bạn phải lên lịch trình chi tiết, những việc cần
làm và phương pháp làm. Bạn có thể lập kế hoạch bằng cách trả lời những câu
hỏi sau:
 Việc gì?
 Tại sao phải làm?
 Làm như thế nào?
 Thời hạn?
 Nơi thực hiện?
Hãy hình dung đây là một quá trình bạn lập kế họach để tiến tới mục tiêu:
KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI_MỤC TIÊU
BAN ĐẦU
ĐIỀU CHỈNH

KẾT QUẢ THỰC TẾ

`
HIỆN TẠI_NGUỒN LỰC
Ta thấy rằng: khi con đường đi dao động liên tục theo đường xiên tức
chúng ta đã làm sai hoặc không hiệu quả. Dao động càng lớn thì nguồn lực sử
dụng càng không hiệu quả. Hiệu quả chỉ xuất hiện khi con đường đi là đường
thẳng hoặc nó ôm sát đường thẳng (có thể dao động khoảng 5%).
Có ai đó đã từng nói: “Cuộc đời là những chuyến tàu với những nhà ga,
những điểm đến và những người đồng hành. Bạn chính là người quyết định sẽ đi
lên chuyến tàu nào, sẽ đi với ai và muốn đi tới đâu”. Thế nhưng có quá nhiều sinh
viên “muốn đi” nhưng lại không biết mình muốn đi đến đâu? Lối thóat cho vấn đề
này chính là bạn phải lập kế hoạch tương lai cho chính bản thân mình, bởi vì kế
hoạch chính là cầu nối cho những giấc mơ của bạn.
2/ PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ Ở BẬC ĐẠI HỌC:
2.1. Phương pháp P.O.W.E.R
Đây là phương pháp do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề
xướng. Nhóm quyết định chọn P.O.W.E.R là phương pháp học tập cho nhóm vì:
đây là phương pháp có thể nói là đơn giản và gần gũi đối với sinh viên chúng ta.
Trang 14
Phương pháp học đại học hiệu quả
Phương pháp này là một quá trình học tập từ khi bắt đầu đến khi có kết quả.
Không có gì là quá phức tạp trong cách vận dụng, chúng ta chỉ cần nắm được
cách thức và kiên trì vận dụng thì sẽ có hiệu quả. Phương pháp P.O.W.E.R bao
gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER (Prepare, Organize,
Work, Evaluate, Rethink)
1.Prepare (chuẩn bị sửa sọan):
Quá trình học tập ở Đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh
viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Qúa
trình này chỉ thực sự bắt đầu khi chúng ta chuẩn bị một cách tích cực các điều
kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc giáo trình, tài liệu có liên quan.
Sự chuẩn bị tư liệu này ngày càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó

là một sự chuẩn bị về mặt tâm lý để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động
và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm lý này, sinh viên có thể chủ động đặt trước cho
mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể
tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học
một cách có hệ thống.
Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà sinh viên có được không phải
là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính sinh
viên tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực tế và tâm lý thuận lợi cho
việc tiếp cận tri thức.
2.Organize (tổ chức)
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vào
giai đọan thứ hai, giai đọan người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học
tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.
3.Work (làm việc)
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi
làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.
Trong giai đọan này, sinh viên chúng ta phải biết cách làm việc một cách có ý
thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.
Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú:
lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin,
xử lý các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm…tất cả đều đòi hỏi phải làm
việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
4.Evaluate (đánh giá):
Ngòai sự đánh giá của nhà trường, sinh viên còn phải biết tự đánh giá
chính bản thân mình cũng như sản phẩm mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ
có qua đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí,
thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự
đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức
học tập.
5.Rethink (Suy nghĩ lại – luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một

cách khác)
Khả năng suy nghĩ lại này giúp sinh viên luôn biết cách cải thiện điều kiện,
phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không
Trang 15
Phương pháp học đại học hiệu quả
phải là một thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó chính là tư duy đa tuyến, phức
hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao,
luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những
khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Cuối cùng, chữ R của giai đọan thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate
(giải lao, giải trí, tiêu khiển), một họat động cũng quan trọng không kém so với các
hoạt động học tập chính khóa. Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì
người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.
2.2 Phương pháp tự học:
Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó. Vì lẽ đó cái bệnh chung của
sinh viên thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong việc học. Tất
nhiên, bên cạnh những sinh viên chăm lo học tập, thì cũng có những sinh viên sa
đà, cho việc học là một chuyện thường như muôn chuyện khác, hàng ngày. Sách
cặp sách đến giảng đường cho có mặt. Trưa về, thậm chí còn đi chơi cho lâu dài.
Ở lớp, nếu thầy cô gọi trả bài thì đứng như phỗng đá. Rồi nhiều lần thành “chai
mặt”. Lâu dần trở thành chứng bệnh khó chữa và có khi là vô phương cứu chữa.
Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy? Nguyên nhân phát sinh chính là sinh viên
không biết cách tự học. Để có thể áp dụng phương pháp tự học trước hết sinh
viên cần loại bỏ:
Tính lười biếng:
Đây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm khác. Đặc tính chung của sự
lười biếng là thích ăn không, ngồi rồi, ngại khó, không muốn làm việc gì, ngay cả
đến việc bổn phận mình phải làm. Kẻ lười biếng thường thờ ơ, trễ nãi, lừng
khừng, không tha thiết gì với công việc. Hoặc có làm thì chỉ làm cẩu thả, làm lấy
có chứ không có ý thức rõ ràng.

Lười biếng là tính rất tai hại chẳng những cho cuộc đời sinh viên của bạn
hiện tại, mà còn cả về sau, nếu mầm móng ấy không sớm dập tắt ngay từ bây
giờ. Bởi làm việc là con đường dẫn đến thành công.
Cũng như chim có cánh để bay, người có tay để làm, có khối óc để suy
nghĩ và nhận định. Có họat động thì các tài năng của bạn mới được phát huy. Có
học tập tốt các nhu cầu học tập của bạn mới được thỏa mãn. Do vậy, bạn phải
làm sao?
Bạn hãy tôn trọng việc làm và cố gắng làm tất cả những việc mà bổn phận
của bạn phải thực hiện. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ lại xem rằng việc học phải là
một nghĩa vụ, một trách nhiệm của tuổi trẻ bạn không?
Hãy rà sóat lại những phần mà kiến thức mất căn bản, môn nào bạn còn yếu kém
để bạn bắt đầu làm lại và phải học thực sự. Học ở thầy cô, học ở bạn bè.
Thực ra việc học tập cũng thực sự có khó nhọc, nhưng trong sự khó nhọc ấy, bao
giờ cũng đem lại cho chúng ta nguồn an ủi và thành công. Và đến một lúc nào đó
bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn tìm thấy điều lý thú trong học tập.
Tính hay khất lần:
Lần lựa và “ tiến thóai lưỡng nan” là một hình thức làm suy nhược ý chí.
Tính khất lần cũng là tính xấu không kém tính lười biếng. Nó làm tiêu hao nghị
lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu của bạn vì nay “nó” hẹn việc này, mai “nó”
lại hẹn việc khác. Để lại đó đã! Ngày mai học vẫn chưa muộn. Thế rồi mọi điều
trôi qua, ý chí bạn không làm chủ được bạn nữa, không còn muốn cố gắng phấn
Trang 16
Phương pháp học đại học hiệu quả
đấu và cứ thế ngày ngày cái tính xấu khác thi nhau mọc lên rồi “dìm” bạn lúc nào
không hay. Những cái “ngày mai” ấy sẽ đi qua rồi lại đến, một ngày mai khác và
rõ ràng vịêc học của họ vẫn chưa bao giờ thực hiện được. Vậy bạn phải cần tiêu
diệt ngay tính xấu này. Cách tốt nhất là áp dụng phương châm “ Việc hôm nay,
chớ để ngày mai” một cách triệt để.
Phương pháp tự học được mô tả như sau: (chia làm 3 giai đoạn)
Giai đọan thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi.
Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn.Gỉa sử bạn là
một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của
một bài tóan rất khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa,
hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản
như: trứoc khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ “Tức giận
chẳng giải quyết được vấn đề gì” để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy
nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lại từ đầu để
tìm được vướng mắc của bài toán…Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân
chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là:
Tiền tệ ngân hàng và Chủ nghĩa xã hội khoa học và bạn đặt kế hoạch cho mình là
phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ
chia đều ra mỗi môn học trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên
kế hoạch bạn hãy giành thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến
thức nhiều hơn rồi từ đó phân bổ thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn
hãy bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm
say mê học tập.
Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết
trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó
bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường
được dùng nhưng khi bạn chứng minh bạn đột nhiên chẳng nhớ phải chứng minh
thế nào, lúc này bạn sẽ đặt cho mình trước hai sự lựa chọn.
 Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian học các
môn khác.
Trang 17
Phương pháp học đại học hiệu quả
 Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đẳng thức đó trong chồng

sách vở cũ mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn
cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại
bài tóan này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong
bài toán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng
minh bất đẳng thức A hay không?
Giai đoạn thứ ba: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện một “cuộc càn quét” lại
những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạnc ó thể ghi lại vào một mảnh giấy
những công thức, định lý…mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn
một quyển sổ tay nhỏ. Đây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn.
Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mình đã học được và cũng sẽ dễ
dàng hơn nếu chẳng may bạn quên bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không
còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm từ đống sách vở cũ nữa đâu.
Những lưu ý trong phương pháp tự học:
 Học lúc nào bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học
Nếu là những môn tính toán, hãy học sau khi nghe giảng. Nếu là những môn học
thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn
hãy xem lại, chọn lọc và tổ chức ghi chép. Việc đặt ra câu hỏi là một kỹ thuật tốt
giúp đào sâu vấn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.
 Học ở thời gian nào bạn tiếp thu bài nhanh nhất
Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ
 Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn
nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn lên giường trước giờ quy định ngủ ít nhất một
tiếng. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động.
Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ
nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính
xác.Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên trong tư thế nằm
trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn
thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm

não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như
con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy, nếu muốn bộ óc
tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ
đêm.
 Thời gian tiếp thu bài nhanh nhất. Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng
sớm khoảng 4 -5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn
thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn. Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy
vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền
sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn
nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực
hiện. Bạn tập thể dục là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có
thể học tập tốt được. Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn
ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi lên giường ngủ, bạn
đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các
môn bài đó.
Trang 18
Phương pháp học đại học hiệu quả
Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 19h -21h. Hai
giờ này giúp bạn cũng cố lại các phần bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời
gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trứoc khi lên giường ngủ,
bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn các môn học bài
đã nhớ và bài tập của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng có
thiếu sót phần nào không và hòan thiện chúng.
Thời gian buổi sáng này phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn
lại lần cuối chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít
thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để làm quen với nó, để
trên lớp dễ nắm bắt bài học hơn, tiếp thu mau lẹ hơn.
Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập
không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ.
Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn.

Không phải ngủ nhiều mới có sức khoẻ đâu.
 Học cách chủ động chứ không thụ động: không nên đọc đi đọc lại một câu
như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy
được.
Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên
quan.
 Tập trung tư tưởng
Đây là điều kiện ban đầu, rất quan trọng mà cần phải có. Nếu không làm
tốt khâu này, bạn sẽ ngồi vào bàn học cho dù một, hai, ba hay năm giờ đồng hồ đi
nữa thì bạn cũng không thu hái kết quả gì trong học tập. Vậy làm thế nào để tập
trung tư tưởng? Cho dù bạn đang làm việc gì, hay suy nghĩ điều gì thì khi ngồi
vào bàn học cũng hãy:
- Gạt phăng nó ra: phải tự nhủ với tâm trí rằng “ Bây giờ là giờ học tập”.
Rồi bạn chỉ nên chú ý vào việc học mà thôi, quên hết những tiếng động, tiếng ồn
ào, những tiếng nói chung quanh, không để nó ảnh hưởng đến việc học tập của
mình, nghĩa là bạn cần tập trung cao độ vào việc học. Phải vạch sẵn chương
trình.
- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn
thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào
không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.
2.3. Phương pháp học sảng khoái bền sức:
Mỗi chúng ta ai cũng thích nhận được một nụ cười trong bất kì hoàn cảnh
nào. Đó là một biểu hiện của sự tin tưởng, đồng tình, quý mến và còn nói lên
nhiều điều khác nữa. Chúng ta, khi mới sinh ra, chẳng ai lại cười toe toét cả. Thế
nhưng khi đã hiện diện trên thế giới này được vài năm, thì bắt đầu nhoẻn miệng
cười. Cười khi thích thú, cười khi thấy vui và …một phương pháp học sảng khoái
mang lại kết quả tốt cũng làm chúng ta cười vì thoải mái, vì hạnh phúc vậy.
Phương pháp học sảng khoái sẽ giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, giải tỏa
được áp lực từ công việc, học tập,…và gặt hái được kết quả cao hơn.

Trang 19
Phương pháp học đại học hiệu quả
Phương pháp học sảng khoái bền sức là một sự kết hợp nhịp nhàng giữa
các yếu tố: quản trị thời gian, không gian học tập, dinh dưỡng; nghỉ ngơi, giải trí;
thể dục, thể thao.
2.3.1 Quản trị thời gian
Thời gian không phải là nguồn lực tái tạo. Một khi nó ra đi, thì sẽ ra đi vĩnh
viễn. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và biết cách quản trị thời gian, chống lãng
phí thời gian. Và cách lên lịch làm việc cũng bắt đầu từ việc chia thời gian:
 Thời gian lên lớp
 Lịch làm việc
 Ăn uống
 Ngủ
 Thời gian cho việc lặt vặt
 Thời gian cho vui đùa
 Thiết lập các mục tiêu thực tế
 Lên kế hoạch linh hoạt
 Thời gian học
 Tránh thời gian học kéo dài
 Thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng
 Lên kế hoạch cho những việc ngoài dự tính.
Để nhóm cũng như các thành viên trong nhóm làm việc có hiệu quả thì
những cách quản trị thời gian tốt nhất là:
1. Tạo thời gian lên lớp là thời gian học tập tốt nhất
- Chuẩn bị trước khi lên lớp
- Không có thời gian đọc hết bài – ít nhất là xem lướt sơ qua
- Ôn tập những phần ghi của buổi lên lớp trước
- Lắng nghe tập trung
- Diễn giải những gì giáo viên nói thành lời của mình
2. Tạo ra các danh mục công việc hàng ngày

- Ưu tiên các công việc
- Ghi ngắn gọn
- Lập ra những mục tiêu cụ thể nhỏ hơn
3. Tạo ra lịch làm việc tuần
Dành cho tất cả các giờ học, công việc và các hoạt động phụ trợ khác, bổn
phận gia đình, ăn ngủ, để dành chỗ trống điền những hoạt động khi cần thiết nếu
nó đột xuất.
4. Sử dụng từng phút và giờ ban ngày
* Ở trường
Trang 20
Phương pháp học đại học hiệu quả
- Tìm nơi yên tĩnh để học
- Nới lỏng bản thân về tài liệu bằng cách đọc trước
- Thiết lập từng khoản thời gian để học
- Sử dụng thời gian giữa hai giờ trên lớp
- Ôn bài ghi chép ngay trước khi tới lớp
- Nhớ những phần quan trọng
- Tạo ra sơ đồ
5. Tạo ra lịch học kỳ
- Lịch tường hoặc lịch bàn cho những ngày thi chính thức – tập trung, ngày nộp
bài, cuộc họp
- Lịch bỏ túi – nhắc giờ lên lớp, hẹn, họp, lặt vặt.
6. Không để lãng phí
- Không để câu hỏi về bài đọc tích lũy quá nhiều
- Thay vì cố gắng đạt được hòan hảo - thì chỉ cần làm được nó
7. Tập trung một việc vào một thời điểm
8. Sử dụng lịch làm việc tuần của bạn. Học cách nói “Không” .
9. Lập thời hạn và tưởng thưởng cho bản thân bạn
10. Những mục tiêu phải thực tế và của chính mình
2.3.2. Không gian học tập

2.3.2.1. Góc học tập của bạn
* Địa điểm
Bạn cần chọn một địa điểm tốt, vừa thoáng mát, vừa đầy đủ ánh sáng.
Muốn vậy bạn nên kê bàn học sát bên cửa sổ tốt hơn. Điều quan trọng là bạn
phải tạo cho được một góc học tập tương đối yên tĩnh và thoáng mát.
* Trang bị bàn học
Nếu một phòng ngủ, một phòng khách hay một căn bếp, đều cần gọn sạch
và thẩm mỹ, thì góc học tập nói chung và riêng bàn học của bạn cũng đòi hỏi sự
ngăn nắp, trật tự, đơn giản và đẹp mắt.
* Bảng ghi thời gian biểu
Đây là chương trình sinh hoạt của bạn thường ngày. Bạn cần ghi cụ thể và
bám chắc thời gian đã quy định trong thời gian biểu mà bạn đã lập. Bạn cũng nên
ghi một vài câu châm ngôn nhằm củng cố tinh thần học tập. Bạn có thể viết một
hàng chữ lớn lên đầu bảng hoặc trên các loại bìa cứng được trang trí đẹp mắt.
bạn có thể treo lên ở một vị trí sao cho dễ đập vào mắt bạn nhất. Những câu
phương châm sẽ là lời nhắc bạn luôn tiến bước trên con đường học vấn, chẳng
hạn như:
”Học, học nữa, học mãi”
”Việc hôm nay không để đến ngày mai”
Trang 21
Phương pháp học đại học hiệu quả
”Tiền đồ phải do chính mình tạo ra. Việc hưởng thụ phải đổi bằng lao động cần
cù”……
2.3.2.2 Những nơi học khác
* Một góc vườn:
Ngồi hoài một chỗ trên bàn trên ghế chắc cũng mỏi. Bạn cần đứng lên,
thay đổi bầu không khí mới để tinh thần bớt căng thẳng, thì khu vườn là nơi lý
tưởng cho bạn. Hãy ôm sách vở ra đó, bạn tìm một góc nào trong khu vườn yên
tĩnh để học tiếp. Bạn bắt đầu học vừa ngắm nhìn cây cỏ. Nhưng không phải đây
là nơi chốn để bạn mộng mơ, mà bạn học giữa bầu không khí thoáng mát để đầu

óc dễ tiếp thu mà không phải gò bó trong một góc học tập chật hẹp trong căn nhà.
* Một góc lan can:
Nếu nhà bạn không có vườn tược, bạn cũng có thể thay đổi vị trí học tập
nhất thời bằng một góc ở lan can, hiên nhà. Trời chiều gió nhè nhẹ thổi, một chiếc
ghế mây với mấy quyển sách để ở một góc lan can, hiên nhà có thể giúp bạn học
một cách thoải mái.
* Trên sân thượng
Nơi ấy cũng cho bạn một chỗ học bài lý tưởng, nhưng khác với những địa
điểm trên, ở đây bạn chỉ có thể học buổi chiều. vì buổi chiều sân thượng mới tắt
nắng. Bạn vừa học vừa có thể nhìn xuống phố. Ở đó, bạn sẽ được dịp mục kích
nhiều cảnh tượng, biết đâu sẽ giúp bạn nhiều suy nghĩ cho cuộc hành trình còn
dài của bạn mà lo nung chí học tập. Vả lại, sân thượng sẽ cách ly mọi người
chung quanh, dễ tiếp thu bài hơn.
* Nhà thờ, đền chùa hay công viên:
Vào những lúc vắng người, những nơi đó có thể giúp bạn tiếp thu bài
nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tìm một góc vắng của hang đá trong khuôn viên
thánh đường để học. Miễn là bạn đừng phá phách, chẳng ai làm phiền bạn. Bạn
cũng có thể đến một đền chùa vắng nào đó. Những chùa chiền thường tĩnh lặng
ngoại trừ những ngày rằm và mùng một có thể là môi trừong tốt giúp bạn học tập.
Ngòai công viên cũng có khi vắng người. Tuy nhiên, dù ở đâu bạn cũng cần tập
trung ý chí đừng để môi trường chung quanh chi phối ảnh hưởng đến việc học
của bạn.
2.3.3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả
hoc tập của bạn. Nếu bạn ăn uống không điều độ, không đủ chất thì làm sao có
đủ sức khỏe để học tập, để thực hiện những ước mơ, hoài bão của chính bạn
chứ. Liên quan tới dinh dưỡng là tình trạng sức khỏe. Sức khỏe là cả về mặt sinh
lý lẫn tâm lý. Bạn khỏe về sinh lý nghĩa là bạn có cơ thể ổn định, có thể áp dụng
các hoạt động thể chất và tinh thần trở lên. Sức khỏe sinh lý được hỗ trợ mật thiết
bởi chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường và các hoạt động thể dục thể thao. Bạn

khỏe về tâm lý tức là tinh thần, hệ thần kinh của bạn ổn định, không bị mắc các
chứng bệnh tâm lý. Vì vậy hãy chú ý vấn đề dinh dưỡng hàng ngày bằng cách:
Chúng ta cần nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn lương thực khác
nhau. Vì vậy ta nên thay đổi các loại lương thực khác nhau (ngũ cốc, sản phẩm
ngũ cốc, khoai tây; thức uống, rau, trái cây, sữa và sản phẩm sữa, thịt, cá, trứng,
….)
Trang 22
Phương pháp học đại học hiệu quả
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần uống nhiều nước. Cơ thể chúng ta thải ra
mỗi ngày đến 2,5 lít nước và số lượng nước này cần phải được đưa vào cơ thể
trở lại. Một phần có trong lương thực, nhưng phần nhiều khoảng 1,5 đến 2lít
chúng ta phải uống. Loại nước giải khát tốt nhất là nước thường, nước khoáng,
nước trái cây không đường hoặc nước trà.
2.3.4 Nghỉ ngơi, giải trí
Sau quá trình học tập mệt mỏi, hãy dành ít thời gian để bộ não được thư
giản. Có nhiều cách nghỉ ngơi, chẳng hạn như: tản bộ, đọc sách báo, nghe nhạc,
chơi game…. Một ngày ngủ đủ giấc, giấc ngủ thật sâu cũng là một hình thức nghỉ
ngơi. Nghỉ ngơi không hoàn tòan có nghĩa là bạn phải ngưng hết mọi hoạt động.
Nghỉ ngơi cũng có thể là lúc bạn đang vận động trong một môi trường của riêng
chính bạn, môi trường mà bạn có thể hít thở thật sâu và thư giãn.
Đặc biệt, sự kỳ diệu của âm nhạc tạo ra những thay đổi bất ngờ. Đến với
âm nhạc khi bạn học các môn học cũng là một sự nghỉ ngơi tr Âm nhạc có tác
động kích thích hoạt động não. Những bản nhạc mang tính kích hoạt sẽ thôi thúc
chúng ta học hơn….
” Lozanov nhận ra rằng giai điệu của lọai nhạc Baroque có ảnh hưởng tới
khả năng tiếp nhận và nhớ được thông tin”, “Nhạc Baroque đều, trang nghiêm với
nhịp là 60 phách một phút, tương đương với biên độ của sóng não khi nó ở tình
trạng thư giãn….Tình trạng thư giãn của trí óc là điều kiện lý tưởng cho việc học”.
(Colin Rose và Malcolm J.Nicholl,”Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI”, Nhà xuất
bản tri thức, trang 300)

2.3.5. Thể dục thể thao
Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi giải trí bạn cũng cần tập luyện
thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất, tăng sức đề kháng của cơ thể trống
đỡ bệnh tật. Việc tập luyện thể thao thường xuyên không chỉ giúp chúng ta tăng
cường sức khỏe mà còn nâng cao tinh thần, giải tỏa lo âu muộn phiền. Khi bạn
cảm thấy hơi mệt một chút thì hãy đứng dậy và đi dạo vài vòng trong công viên.
Đó cũng chính là một trong những cách tập thể dục rồi. Bạn hãy dành thời gian
một tuần ba buổi đều đặn để tập cầu lông, nhảy dây, đá bóng, chơi bóng chuyền
hay đơn giản chỉ là đi dạo bộ. Bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ về sức khỏe cũng như
kết quả học tập của mình!
Đây là những phương pháp học ở bậc đại học mà sinh viên nào cũng có
điều kiện để thực hiện. Những phương pháp này đơn giản nhưng mang lại hiệu
quả cao khi bạn có lòng quyết tâm và kiên trì thực hiện. Nếu bạn muốn có một kết
quả tốt ở bậc đại học hoặc cao hơn nữa thì không nên bỏ qua các phương pháp
này. “Thành công là tích số: làm việc- may mắn – tài năng” (Voltaire).
3. VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG
Bên cạnh áp dụng các phương pháp học đại học thì việc vận dụng các kỹ
năng cũng giúp cho kết quả học tập được tốt hơn. Không những chỉ sinh viên mà
hầu như mọi người ai cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng nhất định. Đối
với từng vị trí, từng ngành nghề cụ thể thì mức độ yêu cầu của các kỹ năng khác
nhau. Sinh viên ở giảng đường đại học phải biết cách phối hợp và nâng cao các
kỹ năng (kỹ năng đọc, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ghi chép,
kỹ năng ôn thi, kỹ năng làm việc nhóm…). Ở đây, nhóm chúng em chỉ nhấn mạnh
một số kỹ năng mang tính đặc trưng khi làm việc nhóm để nhóm hoạt động có
Trang 23

×