TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ
Những người theo phái trọng thương cho rằng nắm giữ vàng bạc, kim loại quý là rất quan
trọng đối với xây dựng và bảo vệ đất nước; và Quốc gia muốn trở nên giàu có, chính phủ phải
tăng cường điều tiết nền kinh tế và bảo hộ thương mại. Liên hệ thực tiễn hiện nay của Việt
nam.
Hà nội, tháng 03 năm 2010
Trường phái trọng thương ra đời ở Tây Âu vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu
thế kỷ XVI, là thời kỳ mà sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp đang là phổ biến
nhưng đã bắt đầu manh nha phương thức sản xuất TBCN. Lúc này, mậu dịch bắt
đầu phát triển do người ta đã khám phá ra thêm nhiều vùng đất mới, giao thương
mở rộng ra các vùng, các khu vực, các châu lục trên thế giới. Người ta thu được
nhiều của cải từ việc khai thác, buôn bán với các vùng đất mới giàu có tài nguyên,
kim loại quý. Đồng thời, sự gia tăng dân số cũng tạo nên thị trường lao động, thị
trường tiêu thụ thúc đẩy nhu cầu sản xuất và mậu dịch, làm tăng vai trò của mậu
dịch. Bên cạnh đó, con người cũng có thêm nhiều hiểu biết về thế giới tự nhiên và
xã hội xung quanh do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Doanh lợi từ khu vực sản xuất công nghiệp và mậu dịch đem lại cao hơn nhiều so
với khu vực nông nghiệp dẫn đến vai trò của thương mại và mậu dịch được đánh
giá cao hơn. Trong bối cảnh như vậy, nhiều người đã biện hộ và tán đồng cho một
trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương.
Những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có
phải là quốc gia có nhiều tiền bạc chứ không phải là nguyên liệu và hàng hóa; chỉ
có tiền mới là tài sản quốc gia. Ở thời kỳ này, do tiền giấy chưa được sử dụng
nhiều nên tiền ở đây chính là vàng bạc, kim loại quý. Họ cho rằng vàng bạc là
những quý kim bền nên có thể làm phương tiện tích trữ và bảo tồn giá trị. Vàng bạc
được coi trọng đến mức mà, nếu quốc gia nào không có mỏ vàng, mỏ bạc cần
thương mại quốc tế để đổi lấy quý kim. Và rằng, con đường để quốc gia trở thành
phồn thịnh và có nhiều tiền là phải phát triển thương nghiệp, chú trọng xuất nhập
khẩu trong đó xuất khẩu phải vượt nhập khẩu. Quan điểm của họ là tìm mọi cách
để tăng được xuất khẩu cả về số lượng và giá trị trong khi hạn chế nhập khẩu đặc
biệt là đối với sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ. “Thà phải trả giá $2 để
mua một món hàng mà tiền đó vẫn còn trong nước còn hơn là chỉ trả $1 nhưng lại
mất vào tay ngoại quốc” – Von-Hornick (1638-1712). Như vậy, họ đã đánh giá
2
được vai trò của thương mại quốc tế nhưng lại không coi đó là xuất phát từ lợi ích
chung của hai quốc gia. Họ tin tưởng rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi từ thương
mại quốc tế từ sự hy sinh của quốc gia khác.
Từ quan điểm như vậy, vai trò can thiệp của Chính phủ trong lĩnh vực ngoại
thương được đánh giá cao. Chính phủ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách lập các
hàng rào thuế quan, khuếch trương xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ thực
hiện độc quyền mậu dịch tại các vùng, miền mà họ chi phối. Cán cân thương mại
được cải thiện bằng cách mỗi quốc gia mua ở những nơi thuộc quyền kiểm soát của
họ với giá rẻ và bán đắt ở những nơi cần thiết.
Ở thời điểm đó, sản xuất công nghiệp chưa phát triển, hàng hóa sản xuất ra
chưa nhiều, lao động dư thừa nên vấn đề khan hiếm nguồn lực chưa phải là bức
bách. Quan điểm cho nắm giữ vàng bạc, kim loại quý là rất quan trọng đối với xây
dựng và bảo vệ đất nước không còn hoàn toàn phù hợp ở thời điểm hiện nay. Vàng
bạc thực ra chỉ là một phần tài sản quốc gia. Sự giàu có của một quốc gia ngày nay
không chỉ thể hiện ở tài sản nắm giữ mà được thể hiện ở nhiều tiêu chí như chất
lượng cuộc sống của người dân, thu nhập bình quân trên đầu người vv Một quốc
gia giàu có phải là quốc gia mà có hàng hóa, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất dồi
dào. Ngày nay, không chỉ có quý kim mới làm phương tiện tích trữ và bảo tồn giá
trị của cải.
Cũng chính những hạn chế về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, những người theo
chủ nghĩa trọng thương cũng có cái nhìn chưa phù hợp về lợi ích của thương mại
quốc tế. Quan điểm cho rằng ngoại thương không phải xuất phát từ lợi ích chung
của hai phía mà chỉ có thu vén cho lợi ích cho một quốc gia nào đó đã biến các học
giả trọng thương thành những nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa. Những hạn chế về tư
tưởng này đã được khắc phục bởi các nhà kinh tế khác như Adam Smith, David
Ricardo vv… khi mà họ đưa được các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh,
lợi thế tương đối vv… khẳng định rằng ngoại thương đem lại lợi ích cho tất cả các
3
bên tham gia. Các bên đều được lợi trong việc tập trung sản xuất và xuất khẩu các
mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng đòi hỏi những nguồn lực khan
hiếm. Kết quả là, trên cả bình diện quốc tế và quốc gia, hàng hóa được sản xuất
được nhiều hơn, các nguồn lực được phân bổ tối ưu hơn, phân công lao động xã hội
hợp lý hơn.
Tuy nhiên quan điểm cho rằng, chính phủ phải tăng cường điều tiết nền kinh
tế và bảo hộ thương mại vẫn được áp dụng rộng rãi. Để bảo hộ các ngành sản xuất
còn non trẻ trong nước, chính phủ các nước thiết lập các hàng rào thuế quan, dùng
các chính sách, biện pháp hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện, nâng cao năng lực cạnh
tranh của các nhà sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng thực hiện
các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu; khắc phục những khiếm khuyết của thị trường.
Đối với Việt nam hiện nay, trong thời điểm nước ta ngày càng hội nhập sâu
rộng thì những quan điểm của chủ nghĩa trọng thương cũng bộc lộ những điểm đã
lỗi thời, nhưng có những điểm vẫn còn mang tính thời sự như đã phân tích ở trên.
Lịch sử thế giới đã chứng minh không có quốc gia nào có thể phát triển nếu
bị cô lập hoặc thực hiện các chính sách tự cung tự cấp; ngược lại các quốc gia phát
triển là những quốc gia có kinh tế đối ngoại phát triển, biết áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật để hiện đại hóa nền sản xuất và biết khai thác nguồn lực bên
ngoài để phát huy các nguồn lực trong nước. Sự phụ thuộc giữa các quốc gia bắt
nguồn từ các yếu tố khách quan như sự phân bố không đều tài nguyên thiên nhiên,
sự phát triển của lực lượng sản xuất và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên
thế giới. Nhà nước Việt nam đã hoàn toàn nhận thức được vai trò của thương mại
quốc tế đối với công cuộc xây dựng đất nước. Điều này có thể thấy rõ nhất ở văn
kiện Đại hội Đảng CSVN – thể hiện chủ trương, đường lối ở mức cao nhất. Các
văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X đều cho rằng phát triển kinh tế đối ngoại là
một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất
nước; để phát triển kinh tế đối ngoại cần phải xử lý hợp lý mối quan hệ giữa kinh tế
4
và chính trị; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối cũng kết hợp
với chủ trương phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh của dân tộc với
thời đại, triệt để khai thác những lợi thế khu vực và thế giới; chủ trương mở rộng
diện bạn hàng, đối tượng hợp tác, đa phương hóa các các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại, phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có
lợi; chủ trương đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với điều kiện của
nền kinh tế và điều kiện quốc tế; chủ trương nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế và
đời sống xã hội; chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và các cam kết quốc tê. Thực tế,
không chỉ thể hiện trên chủ trương đường lối, Nhà nước Việt nam đã và đang thực
hiện các chính sách kinh tế cụ thể. Sau khi mở cửa, Việt nam từng bước hội nhập
với các tổ chức quốc tế trong khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, WTO…
Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng ngoại thương trung bình khoảng 20% mỗi năm làm
quy mô kim ngach xuất – nhập khẩu tăng nhanh chóng: năm 1988 đạt 1 tỷ USD thì
đến năm 2006 đạt 36 tỷ USD. Thị trường ngoại thương cũng mở rộng do chủ
trương đa phương hóa bạn hàng và đa dạng hóa sản phẩm của Nhà nước. Tính đến
nay, Việt nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 165 quốc gia và ký hiệp đinh
thương mại song phương với 72 nước.
Thực tiễn ở Viêt nam cũng cho thấy, nắm giữ vàng bạc không phải là chính
sách hợp lý nhằm phát triển đất nước ở thời điểm hiện tại. Quan niệm về một quốc
gia giàu có không chỉ là nước đó có nhiều quý kim mà còn là dân nước đó có cuộc
sống sung túc, ấm no; khoa học công nghệ hiện đại đem lại năng suất cao và giảm
bớt cực nhọc cho người lao động. Việt nam là một nước đang phát triển, có lợi thế
về nguồn lao động dồi dào nhưng lại khan hiếm về vốn và yếu về công nghệ. Phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng suất lao động
xã hội, chúng ta cần nhiều vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ. Để làm
5
được như vậy cần phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao
động, những sản phẩm có lợi thế so sánh đổi lấy ngoại tệ dùng cho nhập khẩu.
Trong giai đoạn này, tình trạng nhập siêu tức là giá trị nhập khẩu lớn hơn nhiều giá
trị xuất khẩu là khó tránh khỏi.
Các chính sách điều tiết kinh tế và bảo hộ thương mại tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài,
tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác
triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước đồng thời cũng bảo vệ thị trường
nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên
trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
Việt nam cũng đã thực hiện nhiều chính sách hướng đến xuất khẩu như miễn giảm
thuế, tạo điều kiện về tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất hàng
xuất khẩu, quảng bá thương mại thông qua kênh ngoại giao vv… Chính phủ cũng
sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch đối với các ngành nông nghiệp,
công nghiệp còn non trẻ như ngành công nghiệp sản xuất thép, công nghiệp ô tô
vv… bằng cách đánh thuế cao các sản phẩm hoàn chế như ô tô nguyên chiếc nhưng
lại đánh thuế thấp đối với các hàng hóa trung gian. Chính phủ cũng đánh thuế cao
đối với các hàng hóa xa xỉ. Bảo hộ cũng có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt
tích cực như đã nêu trên, nhưng mặt tiêu cực, theo Lý thuyết bảo hộ thì bảo hộ phi
thuế quan làm phát sinh phần mất không của xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước và
người tiêu dùng. Nếu bảo hộ không hợp lý còn làm cho các nhà sản xuất có tâm lý
“ỳ” dựa vào Nhà nước mà không tự mình tăng cường năng lực cạnh tranh như
ngành ô tô hay điện tử của nước ta là những ví dụ điển hình. Sau nhiều năm bảo hộ,
các ngành này không những không phát triển mạnh mà còn có nguy cơ thụt lùi.
Bảo hộ chưa hợp lý còn có thể phải đối mặt với sự trả đũa bởi các quốc gia khác.
Theo số liệu mà Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương tổng hợp được, tính
đến hết tháng 7/2009, Việt Nam bị kiện chống bán phá giá 39 vụ, tỷ lệ thua kiện
6
gần 70%, đứng thứ 7 trong 100 nước bị kiện nhiều nhất thế giới. Số liệu này không
hoàn toàn quy kết rằng nguyên nhân dẫn đến kiện tụng và tranh chấp thương mại là
do các chính sách bảo hộ chưa hợp lý mà muốn khẳng định đây là hiện tượng đáng
chú ý mà các chính sách bảo hộ chưa hợp lý là một phần trong các nguyên nhân.
Khi hội nhập quốc tế, các chính sách bảo hộ trái với các nguyên tắc và cam kết
quốc tế cần phải được xóa bỏ và Nhà nước nên sử dụng các công cụ quản lý kinh tế
đối ngoại gián tiếp như dự báo, định hướng, chính sách kinh tế, luật pháp thay cho
công cụ trực tiếp.
Có thể thấy, những quan điểm, tư tưởng của phái trọng thương, cho đến nay
đã bộc lộ nhiều hạn chế do hoàn cảnh đời sống kinh tế, chính trị xã hội lúc bấy giờ
tạo nên. Thế nhưng, sự khẳng định vai trò của thương mại quốc tế, vai trò can thiệp
của Nhà nước vào kinh tế thông qua luật pháp và chính sách kinh tế vẫn còn giữ
nguyên giá trị.
7