Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.96 KB, 10 trang )

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. LIÊN HỆ
THỰC TIỄN VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK)
Trình bày: Trần Thị Hưng
HÀ NỘI THÁNG 9-2010
I. LỜI MỞ ĐẦU
Khi ngân hàng không chỉ đơn giản thực hiện mỗi chức năng cất giữ các đồ vật
quý như buổi ban đầu sơ khai mà thực hiện thêm nhiều chức năng hơn phù hợp với
sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhu cầu của nhân dân thì Ngân hàng lại đóng
góp một vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia. Ngân hàng là một định chế tài chính
trung gian có chức năng huy động vốn và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ
chức vay lại. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ
vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế
những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân
hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện
mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Ngân hàng thương
mại chính là tổ chức thực hiện chức năng cơ bản này của Ngân hàng. Ngân hàng
thương mại (NHTM) là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả kinh
doanh từ đó phát triển nền kinh tế.Giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính,
NHTM với số lượng khách hàng lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp, đa dạng trong
nghiệp vụ và đặc biệt chiếm đến 80% trong hệ thống tài chính, NHTM có tẩm ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của một quốc gia. Tình trạng tài chính của một
quốc gia liên quan rất nhiều đến các hoạt động NHTM, khi một trong số các NHTM
gặp rủi ro có thể làm xáo trộn cả nền kinh tế của một quốc gia. Những hoạt động
của NHTM rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn, vì vậy, cần có sự chính xác
và linh hoạt để đảm bảo hoạt động ổn định của NHTM cũng như của cả hệ thống tài
chính.
Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề hoạt động của NHTM với 2 nội dung chính:


hoạt động của NHTM và liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam-Vietcombank.
II. Nội dung
1. Định nghĩa Ngân hàng thương mại
Luật tín dụng do Quốc hội X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2007, định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa:
Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa về hoạt động ngân hàng vì khái niệm
này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng do Quốc hội khóa X
thông qua cùng ngày. Luật này định nghĩa: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức
nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Hoạt dộng tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình
thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê

tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các
hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các
hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
đời sống.
- Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ vad đời sống.
Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác
bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức
bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương
mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại.
Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ
có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính
nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua
ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và
ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân
hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi
dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được
mở tài khỏan tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ
sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của ngân hàng thương
mại bao gồm các hoạt động sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh tóan lien ngân
hàng trong nước
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
2.4. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số
hoạt động khác bao gồm:
Góp vốn và mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dung vốn điều lệ và quỹ
dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được
góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân
hàng lien doanh.
Tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường
tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán
các công cụ của thị trường tiền tệ.
Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được pháp kinh doanh hoặc thành
lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước
và thị trường quốc tế.
Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm
đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài
sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại
lý.
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo
hiểm, đươch thanh lập công ty trực thuộc hoặc lien doanh để kinh doanh bảo hiểm

theo quy định của pháp luật.
Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài
chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty
tư vấn trực thuộc ngân hàng.
Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo
quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có lien
quan theo quy định của pháp luật.
3. Liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam-Vietcombank.
3.1. Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

×