Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

thực trạng thương mại điện tử trên thế giới và một số quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.41 KB, 21 trang )

Phụ lục
Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới
và một số quốc gia
I. Cơ sở kỹ thuật cho phát triển thương mại điện tử.
Sự hình thành và phát triển của thơng mại điện tử toàn cầu đợc dựa trên nền
tảng của công nghệ Internet (hiểu là các phân mạng và do đó bao quát các máy
tính trên toàn thế giới) và các ngành công nghệ tính toán, viễn thông và số hoá
cũng nh việc áp dụng phổ biến các công nghệ này vào hoạt động kinh tế xã hội.
Về công nghệ Internet, trang Web: sau khi ra đời , công nghệ này phát triển
một cách rất mạnh mẽ cả về phạm vi bao phủ lẫn phạm vi ứng dụng và chất lợng
vận hành. Nếu nh nó đã đạt đến mức 50 triệu ngời sử dụng trong vòng 04 năm thì
điện thoại phải mất 74 năm, radio phải mất 38 năm, PC mất 16 năm, máy truyền
hình mất 13 năm. Số máy chủ Internet và số nớc nối mạng Internet tăng rất nhanh
đồng thời số trang Web cũng tăng với tốc độ đột biến. Số trang Web vào giữa
năm 1993 là 130 thì tới cuối năm 1998 đã lên đến 3,69 triệu. Đến năm 2000 con
số này đã là 530 tỷ trang Web.
Theo dự báo gần đây nhất thì số ngời sử dụng Internet toàn thế giới năm
2005 sẽ lên đến 1 tỷ ngời sử dụng. Điều này làm gia tăng rất lớn giá trị của mạng
Internet, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các công ty, ngời tiêu dùng, chính phủ
tham gia tích cực vào thơng mại điện tử qua mạng Internet. Công nghệ chíp điện
tử phát triển rất mạnh làm gia tăng khả năng tính toán và xử lý dữ liệu lên gấp
nhiều lần đồng thời giảm mạnh giá thành, tạo điều kiện cho nhiều ngời có thể tiếp
cận với mạng Internet. Cho tới nay theo nhiều chuyên gia khẳng định thì định
luật Moore sẽ vẫn luôn đúng ít nhất là trong nhiều năm tới, có nghĩa là cho phép
đẩy nhanh tốc độ qui mô xử lý, thúc đẩy sự phát triển của thơng mại điện tử (định
luật Moore cho rằng: cứ sau 18 tháng khả năng xử lý của chíp tăng gấp đôi còn
giá tính toán thì giảm 25%).
Công nghệ phần mềm phát triển với tốc độ nhanh không kém gì phần cứng.
Các hệ thống phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (EFR) và quản lý
tri thức (KM) sẽ giúp cho nhiều công ty cải tiến năng lực, cơ cấu quản lý cho phù
hợp với điều kiện phát triển của thơng mại điện tử toàn cầu, nâng cao tốc độ và


khả năng xử lý dữ liệu, thông tin của các công ty trong bối cảnh mọi công ty đang
tích cực tham gia vào nền thơng mại toàn cầu thông qua mạng Internet.
Công nghệ viễn thông cũng phát triển mạnh mẽ, vượt bậc trong cả hai lĩnh
vực công nghệ băng rộng (broadband) và viễn thông vô tuyến di động. Việc phát
triển băng rộng làm gia tăng khả năng chuyển tải dữ liệu với khối lượng lớn và
nhanh trên mạng Internet lên hàng megabit/giây, theo dự báo thì tốc độ này có
thể tăng lên đến 1 triệu Gigabit/giây vào năm 2005. Với tốc độ như vậy cho phép
thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách nhanh chóng với tốc độ cao.
II. Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới.
Thương mại điện tử hiện nay vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ kể cả ở các
nước phát triển vì vậy có nhiều cách nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ khác
nhau và không có sự thống nhất trong các số liệu đánh giá về thương mại điện tử.
Nếu căn cứ vào số liệu chung từ các nguồn (Forrester, OECD ) thì doanh số
thương mại điện tử trên thế giới năm 1997 đạt khoảng 18 tỉ USD, 1998 khoảng
31 tỉ USD, 2002 đạt trên 300 tỉ USD thậm chí có cơ quan còn dự báo con số này
vào năm 2002 là 1300 tỉ USD và năm 2003 con số này lên đến 4400 tỉ USD. Vào
năm 1997, một số nhà tư vấn dự đoán giá trị bán lẻ trên Internet sẽ đạt con số 7 tỉ
USD vào năm 2000, và đến năm 1998 thì đạt được 50% chỉ tiêu này. Trong khi
đó giá trị thực năm 1998 gấp 3 lần so với dự báo.
Có thể nói, thương mại điện tử đang có một tốc độ phát triển rất cao trong
những năm gần đây. Mọi dự đoán đưa ra ngày hôm nay có thể nhanh chóng trở
nên lạc hậu trong thời gian ngắn sau đó. Tình hình phát triển thương mại điện tử
trên thế giới trong thời gian qua có thể tóm tắt bằng những nét khái quát như sau:
- Thương mại điện tử tuy phát triển rất nhanh nhưng quy mô còn rất nhỏ:
tổng doanh số thương mại điện tử trên thế giới năm 1999 là 111 tỉ USD, chỉ
tương đương 0,37% tổng doanh số giao dịch thương mại bằng mọi phương tiện
(khoảng 30000 tỉ USD). Tuy nhiên cũng phải thấy rằng sự phát triển của thương
mại điện tử không biểu hiện ở quy mô hiện tại của nó mà ở tốc độ gia tăng cực kỳ
nhanh chóng, báo hiệu cả một xu thế.
- Hoạt động thương mại điện tử tập trung vào một số nước tiên tiến. Trong

đó riêng Mỹ chiếm trên một nửa, nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực thương mại
nội địa
Doanh thu thương mại điện tử theo từng khu vực (tỉ USD)
QUỐC GIA
1999 2003
Mỹ 74 708
Châu Âu 19 430
Các vùng khác 18 179
Toàn thế giới 111 1317

Doanh thu thương mại điện tử giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp (tỉ USD)
QUỐC GIA
1999 2003
Mỹ 50 634
Châu Âu 15 367
Các vùng khác 15 139
Toàn thế giới 80 1140
Doanh thu thương mại điện tử giữa doanh nghiệp - khách hàng (tỉ USD)
QUỐC GIA
1999 2003
Mỹ 24 75
Châu Âu 4 64
Các vùng khác 3 39
Toàn thế giới 31 178
(Nguồn: Forrester reseach, Gartner Group)
Mặc dù số người sử dụng Internet thông tin tăng nhanh trong những năm
gần đâ, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển
mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên, hiểu biết và nhận thức đầy đủ về
thương mại điện tử đối với đông đảo con người và doanh nghiệp vẫn còn là một
vấn đề đáng quan tâm, không chỉ ở các nước chậm phát triển mà còn ở các nước

công nghiệp phát triển.
Do tính chất toàn cầu của thương mại điện tử qua mạng Internet nên có
nhiều định chế, tổ chức quốc tế quan tâm đến việc xây dựng khung toàn cầu cho
thương mại điện tử phát triển bao gồm các luật định, các định chế để thúc đẩy sự
phát triển của thương mại điện tử cho đúng với ý nghĩa của nó.
Tháng 12.1995 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra Nghị quyết yêu cầu các
Chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn pháp lý
của các giao dịch điện tử nên cơ sở khuyến nghị của Uỷ ban Liên hiệp quốc tế về
luật thương mại quốc tế (United Nations Comission on International Trade Law:
UNCITRAL) về giá trị pháp lý của các dữ liệu chuyển giao điện tử.
Tháng 12.1992, Hội nghị của tổ chức “Hội nghị Liên hợp quốc về thương
mại và phát triển” (UNCTAD) họp tại Cartagena (Colombia) đề xuất sáng kiến
về hiệu quả thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp nhở và vừa tham gia vào
sâu hơn buôn bán quốc tế. Tháng 10.1994 tại Colombus (Ohio, Mỹ), UNCTAD
chính thức đề xướng chương trình “tâm điểm mậu dịch” (Trade point) ở các nước
đề cung cấp dịch vụ giao dịch buôn bán, cung cấp thông tin kinh tế thương mại
làm cửa ngõ dẫn các doanh nghiệp gia nhập vào mạng điện tử toàn cầu. Như vậy,
tuy Trade Point là một chương trình khác nhưng một trong ba chức năng của
Trade Point có liên quan tới thương mại điện tử. Các Trade Point có liên kết với
nhau thành một “mạng toàn cầu các tâm điểm mậu dịch” (Global Trade Point
Network, gọi tắt là GTPNet), mạng này dùng để “hỗ trợ các nước đang phát triển
trong nỗ lực tìm cách thư được lợi ích trong việc tham gia vào liên lạc điện tử
toàn cầu”. Tháng 10.1994, Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên UNCTAD
tuyên bố ủng hộ chương trình đó. Vào tháng 9.1998 mạng Trade Point có 167
điểm, trong đó 44 đã hoạt động, 21 đang trong giai đoạn khởi phát, 84 còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm. Sự gắn bó giữa chương trình Trade Point với thương
mại điện tử đang tăng dần.
Tháng 12.1996, Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra nghị quyết yêu cầu các
chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm phát hành và
phổ biến rộng rãi nội dung Đạo luật mẫu về thương mại điện tử do Uỷ ban liên

hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITAD) thảo ra.
Tháng 4.1997, Uỷ ban châu Âu phát hành một tài liệu mang tính chính sách,
vạch khuôn khổ cho thương mại điện tử ở Châu Âu. Tháng 7.1997, liên minh
châu Âu ra tuyên bố cấp Bộ trưởng tại Bonn ủng hộ thương mại điện tử.
Tháng 11.1997, tại cuộc họp ở Vancouver, các nước tổ chức APEC đã vạch
ra một chương trình công tác về thương mại điên tử trong khu vực APEC và
thành lập một tổ chức gọi tên là “lực lượng đặc nhiệm của APEC về thương mại
điện tử” (APEC Electronic Commerce Task Force) do Singapore và Australia
làm đồng chủ tịch với chương trình hoạt động hai bước (làm cho các nước thành
viên hiểu rõ về thương mại điện tử và các tác động của nó):
- Triển khai dần việc ứng dụng thương mại điện tử trong từng nước và giữa
các nước thành viên.
+ Trong ASEAN đã có hàng loạt hoạt động tập thể: Tháng 10.1997
ASEAN tổ chức hội nghị bàn tròn về thương mại điện tử tại Mã lai. Tháng
7.1998 “tiểu ban điều phối về thương mại điện tử” của ASEAN (Coordinating
Committee on Electronic Commerce - CCEC) họp hội nghị lần thứ nhất. Tháng
9.1998 CCEC họp hội nghị lần thứ hai tại Jarkarta.
Tháng 9.1998 UNCTAD phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khu vực các
nước A-rập về thương mại điện tử (ở Cairo).
Tháng 11.1998 UNCTAD ra tuyên bố báo chí kêu gọi các nước đang phát
triển tăng cường tham gia thương mại điện tử, nhất là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và kêu gọi hành động để các nước đang phát triển được hưởng các điều kiện
tương đương khi tiếp cận với các phương tiện của thương mại điện tử .
Tháng 9.1998 Hội nghị lần thứ hai Tiểu ban điều phối về thương mại điện tử
của ASEAN (tại Jakarta) thông qua lần thứ nhất bản “Các nguyên tắc chỉ đạo về
thương mại điện tử ASEAN”. Tháng 1.1999 thông qua lần cuối để chuẩn bị đưa
ra Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (lần thứ 30) phê chuẩn.
Tháng 11.1998 APEC công bố “Chương trình hành động của APEC” về
thương mại điện tử”. Hầu hết các nghị quyết tuyên bố, hội thảo và chương trình
nói trên đều nhấn mạnh hai ý tưởng chủ yếu:

- Một là tập trung nỗ lực phát triển thương mại điện tử giữa các doanh
nghiệp nào mà đã có hiểu biết về thương mại điện tử và có điều kiện triển khai
thương mại điện tử.
- Hai là, vai trò của Chính phủ tập trung vào việc cải tạo môi trường, giúp
thử nghiệm và hình thành các chính sách phát triển.
Thương mại điện tử qua Internet/Web đã tới thời điểm mà các nhà doanh
nghiệp đặt ra một số vấn đề cạnh tranh, và về việc lập ra một cơ quan trung gian
tích cực để điều tiết hình thức này.
Mới đây đã thành lập “Tổ chức đối thoại kinh doanh toàn cầu qua Internet”
bao gồm các nhà điều hành của các hãng sản xuất máy tính của Mỹ (International
Business Machines Corp, Internet Provider America Online Inc) cộng với “The
bank of Tokyo-Mitsubisi, hãng điện tử Nhật Fujitsu Ltd, và công ty giải trí
Bertalsmann AG (của Đức). Mục tiêu của tổ chức này là trở thành tiếng nói của
thương mại điện tử toàn thế giới nhằm đưa ra các khuyến nghị về chính sách liên
quan tới sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu. Ngoài ra khoảng 100 công
ty đã lập một liên minh toàn cầu nhằm định ra các tiêu chuẩn công nghiệp cho
việc tiến hành hoạt động kinh doanh trên Internet/Web.
Thương mại điện tử nói chung được nhìn nhận như một sự phát triển tự
nhiên tất yếu của thương mại trong một nền kinh tế số hoá.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà Internet đặt ra là: Internet và các mạng
thông tin số hoá là một không gian quốc tế không biên giới, một không gian đa
cực mà không tác nhân hay nhà nước nào có thể kiểm soát hoàn toàn, một không
gian không thuần nhất trong đó mỗi người có thể hoạt động, tự thể hiện và làm
việc theo cách riêng. Tóm lại là một không gian tự do và do đó pháp luật vốn
mang bản tính vạch phạm vi ứng dụng theo từng lãnh thổ, dựa trên các hành vi
các loại hình đồng nhất và ổn định, khó có thể đặt trong lĩnh vực Internet (thậm
chí một số người cho rằng chính sự đối kháng giữa pháp luật và tự hành đã thức
đẩy sự phát triển của Internet như một mạng không chịu bất cứ sự ràng buộc nào)
Nhưng bản chất có quản lý của xã hội không cho phép như vậy: trong khi đi
theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế con người phải có sự lựa chọn về chính trị và

đạo đức. Vì thế, các nước đang cùng nhau xem xét và đưa ra các quy định điều
chỉnh không gian này: ai có thẩm quyền đưa ra những quy định đó, theo những
phương thức nào và hiệu quả đến đâu. Mỗi nước đều có trách nhiệm phải tham
gia tích cực vào cuộc đàm thoại quốc tế đó mà chắc chắn sẽ đưa tới một cách
thức điều chỉnh khác về chất so với các điều chỉnh thông thường cuả luật phát
hiện hành, nói cách khác đã phát sinh nhu cầu bức bách phải có một “luật chơi”
mới.
Tới nay đã có hàng loạt hội thảo quốc tế về pháp luật về không gian, về Hợp
đồng thương mại điện tử, và Uỷ ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) đã thảo một bản quy định về “chữ ký điện tử” (Electronic
signature) và “chữ ký số hoá” (digital signature)
III. Thực trạng thương mại điện tử ở các nước phát triển.
1. Hoa Kỳ.
Công nghệ thông tin ở Mỹ đã phát triển cao, trong các năm 1995 - 1997 đã
đóng góp 28 - 41% tổng số gia tăng của GDP. Riêng về máy tính điện tử, hiện
nay cứ 100 gia đình người Mỹ thì có 38 gia đình có máy, đạt tỉ lệ cao nhất thế
giới. Theo các số liệu ước tính gần đúng, Mỹ đang chiếm tỉ trọng trên 70% trong
tổng doanh số thương mại điện tử của toàn thế giới.Theo số liệu nghiên cứu của
Douglass C.North, nhà kinh tế giải thưởng Nobel, thì vì nước Mỹ đã chuyển
mạnh sang “kinh tế tri thức” nên chi phí giao dịch trong nền kinh tế Mỹ (gọi
chung các chi phí giao dịch thương mại và bảo vệ sở hữu cả vật thể và trí tuệ)
chiếm tới 45% GDP. Trong tình huống đó, thương mại điện tử có ý nghĩa sống
còn đối với nước Mỹ. Nhờ nó chi phí giao dịch có thể giảm đi nhiều chục, thậm
chí hàng trăm lần. Đó là lý do vì sao Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực
thương mại điện tử. Tới tháng 7.1997 số lĩnh vực kinh doanh sử dụng thương mại
điện tử ở Mỹ đã lên tới hàng nghìn. Hiện nay Mỹ chiếm trên một nửa tổng doanh
số thương mại điện tử toàn thế giới (chủ yếu trong nội địa nước Mỹ).
Mặc dù thương mại điện tử đã phát triển cao ở nước này, nhưng các cá nhân
và các doanh nghiệp trong nước Mỹ vẫn còn tiếp tục nêu ra ba vấn đề có thể gây
trở ngại cho hình thức buôn bán đó:

- Thiếu một môi trường pháp lý có thể tiên liệu được (predictable legal
environment)
- Lo ngại rằng Chính phủ sẽ đánh thuế quá mức, hoặc kiểm duyệt Internet.
- Có các lo ngại về năng lực hoạt động, độ tin cậy và tính an toàn của
Internet.
Xem xét các vấn đề trên, tháng 7.1997 Chính phủ Mỹ công bố bản “khuôn
khổ cho thương mại điện tử toàn cầu (Framework for Global Electronic
Commerce) - Chữ “khuôn khổ ở đây dùng với nghĩa là các nguyên tắc chỉ đạo.
Trong đó nêu ra quan điểm của Mỹ về 05 nguyên tắc cơ bản của thương mại điện
tử thường được coi là “thách thức của Mỹ”:
- Internet là vũ đài hoàn toàn chịu sự chi phối của thị trường (với nghĩa là
không chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của Chính phủ), khu vực tư nhân giữ vai trò
tiên phong.
- Chính phủ không có các hạn chế không cần thiết đối với thương mại điện
tử.
- Nếu Chính phủ cần phải tham gia thì chỉ là tạo môi trường pháp lý giản dị
và nhất quán cho thương mại điện tử mà không phải là điều tiết nó.
- Chính phủ công nhận các tính chất đặc thù của Internet và không cho rằng
Internet phải theo các khuôn khổ điều tiết đã xác lập cho liên lạc, truyền thanh và
truyền hình.
- Thương mại điện tử trên Internet cần phải mang tính toàn cầu, không phân
biệt đối xử giữa những người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau.
Chính phủ Mỹ cũng khuyến nghị với thế giới 03 nguyên tắc sau đây đối với
thương mại điện tử:
- Thương mại điện tử trên Internet cần phải được tự do, phi quan thuế.
- Thế giới cần có một luật chung để điêu tiết hình thức thương mại điện tử.
Luật ấy phải đơn giản, bền vững và mang tính có thể tiên liệu được.
- Sở hữu trí tuệ và bí mật riêng tư phải được tôn trọng và bảo vệ trong khi
tiến hành thương mại điện tử.
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc và trong APEC, Mỹ hoạt động rất tích cực

để thúc đẩy thương mại điện tử, chính bởi việc áp dụng rộng rãi quốc tế hình thức
này sẽ đem lại lợi ích đa dạng thiết thân và mang tính chiến lược cho Mỹ (như đã
đề cập ở trên).
2. EU.
Nhu cầu sử dụng máy tính điện tử trong dân chúng tăng cao, năm 1996 số
máy tính điện tử bán ra trên thị trường nội địa Trung Quốc là 1,8 triệu cái, năm
1997 lên 3 triệu cái, năm 1998 là 4,5 triệu. Nhưng lực lượng sử dụng chủ yếu là ở
các thành phố lớn (vào cuối năm 1997, tỷ trọng số gia đình có máy tính điện tử
tính trên 100 gia đình là 6 ở Thượng Hải, 3 ở Bắc Kinh và 1 trung bình trên toàn
quốc).
Trung Quốc bước vào thương mại điện tử rất chậm. Cuối năm 1997 mới
chính thức vào mạng Internet (trước đó đã có truy nhập nhưng không chính thức,
vào năm 1996 mới có khoảng 100 nghìn máy nối vào Internet). Ngay sau đó tốc
độ phát triển tăng rất cao. Tháng 3/1998 Internet đã phủ trên 30 thành phố, số
thuê bao Internet là 0,6 triệu, tới cuối tháng 06 lên 1,17 triệu, cuối năm lên 2,1
triệu (có một dự báo cao hơn: có thể gân 10 triệu).
Tuy đã và đang tiến hành một số dịch vụ qua mạng như dịch vụ quảng cáo
và giao dịch thông qua Trade Point, dịch vụ đặt mua vé tàu, vé máy bay qua
mạng nhưng chưa thấy công bố chiến lược hay chương trình tổng thể nào về
thương mại điện tử. Mãi tới quý II năm 1999, Bộ công nghệ thông tin mới chỉ
công bố dự kiến tới cuối năm 2000 sẽ hoà mạng Internet cho ít nhất 80% chính
quyền địa phương, năm 2001 hoà mạng Internet cho 80% các công ty.
Hiện nay, Trung Quốc còn đang lo xử lý 4 vấn đề bao trùm:
- Một là, chi phí sử dụng Internet còn quá cao, chiếm tới 10% thu nhập của
người sử dụng ở mức vừa phải (so với 1% ở Mỹ).
- Hai là, người sử dụng Internet hiện nay hiện nay chủ yếu mới chỉ là một
nhóm trí thức mà chưa phổ cập rộng rãi. Dân chúng nhìn chung vẫn chưa có kỹ
năng cần thiết để làm việc trên mạng.
- Ba là, các thói quen sinh hoạt và kinh doanh truyền thống vẫn còn rất
mạnh.

- Bốn là, ảnh hưởng tiêu cực về xã hội - chính trị của Internet. Các lực lượng
chống đối đang lợi dụng Internet tổ chức nhiều diễn đàn ngôn luận, tuyên truyền
chống Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo Trung Quốc phải ra lệnh cho Bộ công an áp
dụng các biện pháp nghiêm ngặt. Bắt đầu từ 1/2/1999 theo dõi giám sát Internet
24 trên 24 giờ, kịp thời huỷ bỏ các diễn đàn này và truy bắt những người tham
gia.
Các cơ quan nghiên cứu quốc tế về thương mại điện tử cho rằng với tình
hình đó triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Trung Quốc còn chưa rõ ràng
vì một trong những đòi hỏi của thương mại điện tử là Internet không bị theo dõi
và kiểm duyệt.
3. APEC.
Tháng 2.1998 tại cuộc gặp ở Penang, các quan chức cấp cao của APEC đã
thành lập một Lực lượng đặc nhiệm (do Singapore và Australia làm đồng chủ
tịch) để lo các công việc về thương mại điện tử trong APEC. Lực lượng đặc
nhiệm đã vạch ra và thực hiện chương trình công tác gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn một: tập trung vào việc làm cho các nước thành viên hiểu rõ các
vấn đề chủ chốt sẽ phát sinh ra do việc tăng cường áp dụng thương mại điện tử và
tác động của nó tới quyền lợi kinh tế và thương mại của từng nước (giai đoạn này
đã kết thúc sau 4 tháng hành động).
- Giai đoạn hai: vừa tiếp tục trao đổi thông tin liên quan đến thương mại điện
tử, vừa tiến hành các công tác mới nhằm vào việc hình thành các nguyên tắc chỉ
đạo công tác thương mại điện tử của APEC trong tương lai; thúc đẩy cho khu vực
dịch vụ chính phủ chuyển sang số hoá làm chất xúc tác cho thương mại điện tử;
đặc định các cản trở hiện tồn đối với thương mại điện tử trong khu vực APEC;
đắc định các lĩnh vực có thể hợp tác với nhau để xây dựng cơ sở cho thương mại
điện tử; xem xét khả năng phối hợp giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp về
thương mại điện tử (bao gồm cả việc huấn luyện); đặc định các lĩnh vực hợp tác
cụ thể về thương mại điện tử. Các phân diễn đàn (sub-forum) đã bảo trợ cho các
dự án thử nghiệm thương mại điện tử trong các lĩnh vực: vận tải, bảo mật dữ liệu,
trao đổi dữ liệu điện tử v v

Tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 11.1998, APEC công bố bản “Chương trình
hành động APEC về thương mại điện tử” nhìn nhận rằng thương mại điện tử có
tiềm năng to lớn, đồng thời nhìn nhân rằng các nước thành viên đang ở các trình
độ phát triển khác nhau về kinh tế, văn hoá, xã hội và cách điều hành, và để cho
các thành viên đã phát triển có thể tiến hành thương mại điện tử vào năm 2005,
các thành viên đang phát triển vào năm 2010 hoặc muộn hơn chút ít thì cần có sự
hợp tác và nâng cao năng lực áp dụng thương mại điện tử theo hướng Chính phủ
tạo môi trường thuận lợi về pháp lý, điều hành, về lòng tin và gương mẫu đi đầu
trong việc số hoá các dịch vụ chính phủ. Còn vai trò đầu tàu thì dành cho giới
doanh nghiệp. Giao cho Lực lượng đặc nhiệm tiếp tục nghiên cứu chuyên điểm
(case study), và dự kiến sẽ thành lập thêm các lực lượng đặc nhiệm ngắn hạn để
giải quyết từng vấn đề nhỏ có liên quan.
Bản “Chương trình hành động” này mang tính lạc qua, không chỉ ra khó
khăn hay nguy cơ tiềm ẩn nào của thương mại điện tử đối với các nước còn ít
phát triển.
4. ASEAN.
Các nước ASEAN bắt đầu có các hoạt động tập thể về thương mại điện tử từ
năm 1997, mở đầu bằng hội nghị bàn tròn ASEAN về thương mại điện tử tổ chức
ở Malaysia vào tháng 10 với nội dung xoay quanh việc xây dựng một kế hoạch
hợp tác trong lĩnh vực này nhằm đáp lại tuyên bố của Tổng thống Mỹ B. Clinton
về một khuôn khổ thương mại điện tử toàn cầu.
Để xúc tiến hợp tác về thương mại điện tử, ASEAN đã lập ra “Tiều ban điều
phố về thương mại điện tử” (Coordinating Committee on Electronic Commerce -
CCEC). Tháng 7/1998 Tiểu ban này họp Hội nghị lần thứ nhất. Tháng 9/1998
họp Hội nghị lần thứ hai. Tại Hội nghị này CCEC đã thông qua bản “Các nguyên
tắc chỉ đạo thương mại điện tư”.
Khác với bản “Chương trình hành động của APEC về thương mại điện tử”,
bản “Các nguyên tắc chỉ đạo về thương mại điện tử” của các nước ASEAN (hầu
hết là thành viên APEC) bộc lộ sự lo ngại của các nước thành viên trước tình
trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng pháp lý, tài

chính của mình trước xu thế phát triển của Thương mại điện tử. Sự dè dặt không
giấu giếm trước các rủi ro, tổn thất có thể phát sinh khi buộc phải tham gia trong
lúc một môi trường thích hợp chưa được tạo dựng, và giữa các nước chưa có khả
năng liên nối kết và liên thao tác. Bản “Các nguyên tắc chỉ đạo” cho thấy một
đánh giá đúng mức của các nước ASEAN. Đó có lẽ nhờ cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chính Châu á đã giúp các nước này thấy được sự bất cập của hệ thống tổ
chức kinh tế xã hội và của nền công nghệ ASEAN so với đòi hỏi của thương mại
điện tử. Bản này cũng cho thấy: đánh giá tập thể của cả hiệp hội khác với đánh
giá của một số nước thành viên riêng lẻ ít nhiều có thể vẫn còn mang tính “phô
diễn”.
Theo bản “Các nguyên tắc chỉ đạo” này, các nước ASEAN sẽ tiếp cận
thương mại điện tử một cách thận trọng, hướng nhiều về việc hình thành môi
trường công nghệ pháp lý, và phải có nhiều thử nghiệp, mà thử nghiệm chủ yếu
sẽ do các doanh nghiệp tư nhân tiến hành.
Trương trình công tác tiếp theo của CCEC cho thấy ASEAN đang còn trong
giai đoạn “nghiên cứu” về thương mại điện tử, tìm đường phối hợp chuyển giao
công nghệ và hợp tác kỹ thuật với nhau trước khi có thề thực sự tham gia vào
thương mại điện tử với nhau và với các nước khác.
5. Malaysia.
Phù hợp với chương trình “tầm nhìn 2020” của Chính phủ, đã thiết lập dự án
“Siêu hành lang đa phương tiện” (Multimedia Super Corridor: MSC), thường gọi
tắt là “Siêu lộ thông tin”.
Năm 1996, một tiểu ban đặc nhiệm do Bộ năng lượng, Bưu điện và Thông
tin đứng đầu được thành lập để xây dựng một hệ thống luật đáp ứng các yêu cầu
thương mại điện tử, gọi chung là “các đạo luật số hoá” (cyberlaws) gồm: Luật
chữ ký điện tử, luật tội phạm máy tính, luật y tế điện tử (khám chữa bệnh qua
mạng) và luật bản quyền sửa đổi (có tính tới các yếu tố liên quan tới thương mại
điện tử). Trong năm 1997, Quốc hội đã thông qua cả 4 luật này. Tháng 2/1997,
Chính phủ công bố chiến lược thương mại điện tử bao gồm:
- Sẽ xây dựng một hạ tầng cơ sở thông tin đẳng cấp quốc tế.

- Biến “siêu hành lang đa phương tiện” (tức “siêu lộ thông tin”) của
Malaysia thành “trung tâm khu vực” (regional hub).
- Malaysia sẽ không kiểm duyệt Internet.
- Malaysia sẽ trở thành kiểu mẫu khu vực về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong kinh
doanh trên mạng.
- Malaysia sẽ đảm bảo tự do sở hữu tư nhân và giao hữu lực lượng lao động
trí tuệ toàn thế giới.
- Sẽ không đánh thuế nhập khẩu các thiết bị và kỹ thuật phục vụ cho “kinh tế
số hoá’ và thương mại điện tử trong thời gian ít nhất là 10 năm.
Năm 1997, Malaysia thành lập tiểu ban chuyên trách về thương mại điện tử
tại Bộ thương mại và công nghiệp. Và sau cùng, một Uỷ ban quốc gia về thương
mại điện tử đã được thành lập.
Hiện nay, Viện các hệ thống vi điện tử của Malaysia (Malaysia Institute of
Microelectronic System - MIMOS) là cơ quan cung cấp chính dịch vụ Internet
cho cả nước. Hệ thống thanh toán điện tử đã được thiết lập (do Ngân hàng
Negara chịu trách nhiệm chính). Bộ tài chính đang xem xét lần cuối các điều
chỉnh mới về thuế cho phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử. Chính
phủ đang chuyển công việc mua sắm chính phủ sang giao dịch Internet. Một loạt
hoạt động thương mại điện tử khác đang được triển khai như: ấn hành thẻ đa
công dụng (multi-purpose card), thiết lập trang Web chung cho các cataloge điện
tử, giải trí qua mạng và giáo dục qua mạng (theo đơn đặt hàng).
6. Singapore.
Từ lâu Singapore đã tuyên bố mục tiêu biến nước này thành một trong
những nước đứng đầu thế giới về điện toán hoá. Đã xây dựng “kế hoạch công
nghệ thông tin năm 2000 của Chính phủ với mục tiêu làm cho từng người dân
tiếp cận công nghệ thông tin và làm cho công nghệ thông tin thâm nhập vào mọi
khía cạnh của đời sống xã hội Singapore (bước thứ nhất của kế hoạch này đã
hoàn tất vào cuối năm 1997. Tới điểm đó tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên
kết vào Internet).
Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một trong những nước áp dụng

đầu tiên trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp cấp Bộ trưởng WTO tổ
chức ở Singapore, đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ
tiền mặt Internet, thẻ khôn minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử, hệ thống
giao dịch điện tử an toàn (Secure Electronic Transaction - SET) mang tính quốc
tế, thành lập tháng 4/1997 đã đưa vào sử dụng toàn diện cuối 1998. Để nhanh
chóng triển khai thương mại điện tử, tháng 6/1996 đã thành lập “điểm nóng
thương mại điện tử “ (Electronic Commerce Hotbed - ECH) gồm 60 tổ chức tài
chính, công nghệ và xây dựng hạ tầng tham gia, nhằm xúc tiến thương mại điện
tử sao cho đến năm 2001 Singapore trở thành một tâm điểm thương mại điện tử.
“Điểm nóng thương mại điện tử” lại thành lập ra Tiểu ban điều phối thương mại
điện tử (Electronic Commerce Co-ordination Committee, gọi tắt là EC3) hoạt
động dưới sự chỉ đạo “Điểm nóng”. Nhờ “Điểm nóng” tới đầu năm 1997,
Singapore đã đưa lên Internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục
vụ thương mại điện tử. Tháng 1/1997 Nhà nước thành lập Tiểu ban chính sách
thương mại điện tử, Tiểu ban này hoàn tất công việc vào tháng 9/1997.
Tất cả các hoạt động trên đưa tới các văn kiện quan trọng bậc nhất điều
chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Singapore (đều ra đời trong nửa sau năm
1998): Luật giao dịch thương mại điện tử (Electronic transaction Act – ETA),
luật chống lạm dụng máy tính điện tử (Computer Misuse Act), Luật bí mật riêng
tư (Privacy Code). Luật bản quyền cũng được sửa đổi lại cho phù hợp với các
yêu cầu của thương mại điện tử v v
Văn kiện mang tính chỉ đạo bao trùm là “Kế hoạch tổng thể về thương mại
điện tử của Singapore” (Singapore Electronic Commerce Masterlan), nhằm vào
mục tiêu chính:
- Xây dựng một hạ tầng cơ sở thương mại điện tử kết nối quốc tế.
- Biến Singapore thành một trung tâm thương mại điện tử.
- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử như một
chiến lược kinh doanh. Xúc tiến dân chúng sử dụng rộng rãi các hình thức thương
mại điện tử.
- Làm hài hoà các luật và các chính sách thương mại điện tử qua biên giới

(tức xuất, nhập khẩu).
Trong “kế hoạch tổng thể” nói trên, luật pháp được coi là nền móng dưới
cùng của hạ tầng cơ sở thương mại điện tử.
Các hình thức thương mại điện tử đã áp dụng ở Singapore hiện nay là: Các
dịch vụ chính phủ, giao dịch giữa các doanh nghiệp, thông tin qua mạng, bán lẻ
(đã có trên 180 cửa hàng ảo), và giải trí, giao dịch tài chính, cổ phiếu, ngân hàng.
Đang có kế hoạch bước đầu cấp chứng minh thư điện tử (Electronic
Identification) cho 50 nghìn người dân Singapore, dùng chứng minh thư này để
mua hàng, truy cập vào Internet và vào các dịch vụ chính phủ trên Internet.
Singapore đang là đồng chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm về thương mại điện tử
của APEC cùng với Australia và là Phó chủ tịch của Nhóm công tác thương mại
điện tử của Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (Working Group
on Electronic Commerce).
Theo kế hoạch chính phủ, tới năm 2001 kim ngạch giao dịch thương mại điện tử
của Singapore đạt 16 tỷ USD và năm 2003 thì trong số 2,3 triệu dân Singapore sẽ
có khoảng 1,5 triệu người dùng Internet.
7. Thái Lan.
Internet bắt đầu với tới Thái Lan vào năm 1998. Trang web đầu tiên của
Thái ra đời năm 1993. Tới đầu năm 1998 tại Thái Lan có 16 địa chỉ Internet với
tổng số người sử dụng Internet là 0,97 triệu người. Cuối 1998 bắt đầu có dịch vụ
Internet qua vệ tinh. Hiện nay tổ chức chủ yếu làm dịch vụ Internet là United
Information Highway Co.Ltd, một công ty liên doanh.
Tổ chức thương mại điện tử trên bình diện quốc gia ở Thái Lan triển khai
chậm, tới nay mới chỉ có một số dự thảo các luật điều chỉnh thương mại điện tử
(như Luật xúc tiến Internet, Luật bí mật riêng tư trên máy tính điện tử, Luật bảo
vệ dữ liệu, Luật trao đổi dữ liệu điện tử, Luật chuyển vốn điện tử, Luật chữ ký
điện tử) đều do các tổ chức phi chính phủ đưa ra để tham khảo. Hiện nay cơ quan
trọng tài của Bộ tài chính Thái Lan mới đang chuẩn bị một dự thảo Luật thương
mại điện tử trên cơ sở tham khảo đạo luật mẫu của UNCITRAL.
Trong khi chờ đợi thiết kế và xây dựng xong cơ sở luật pháp. Bộ thương mại

Thái Lan cho tiến hành một dự án thử nghiệm áp dụng thương mại điện tử vào
lĩnh vực xuất khẩu với sự tham gia của một số cơ quan chính phủ và một số hãng
xuất khẩu.
Tuy chậm như vậy, nhưng Thái Lan tỏ ra có tham vọng lớn và trong khuôn
khổ ASEAN đã đề xuất ý tưởng biến Thái Lan thành một đầu mối thương mại
điện tử của cả Hiệp hội này.
Tài liệu tham khảo
1. Những trở ngại trong việc phát triển thương mại điện tử - Báo tuổi trẻ (2000)
2. Dự án phát triển công nghệ phần mềm 2002 - 2005 (Bộ KHCN&MT)
3. Thương mại điện tử trong xu thế toàn cầu hoá - Tạp chí thương mại thuỷ sản
(4/2000).
4. Thương mại điện tử - Bộ thương mại (NXB thống kê 1999).
5. Tài liệu hội thảo về kinh tế tri thức ở Việt Nam tại Hà Nội, năm 2000,2001.
6. Thương mại điện tử với một số nước và khu vực trên thế giới - Tạp chí Internet
Today (8/2002).
7. Internet ở Nhật Bản, Trung Quốc, EU (8/2000).
8. Anitesh Barua, A.B Whinston, Fang Yin, Value and Productivity in The
Internet Economy, Internet watch 5/2000.
9. APEC, Electronic Commerce Task Force, Co-chairs’summaryof meeting,
Kuching 12-13/3/1998.
10. APEC, Apec vision statement on Electronic commerce, www.apecsec.org
11. ASEAN, Asian pilot project, www.asiantaskforce.org.
12. ASEAN Electronic Commerce Legistration Comparision Table, 2001.
13. Australian Ministry of Trade and Industry, E-Commerce Beyond 2000.
14. Australian Ministry of Trade and Industry, The Newsilk Road, 2000.
15. Bernard Vernges, Society and Technology: Managing Change, 26 June 2000.
16. Bologna 2000 SME Conference, Enhancing the Competitiveness of SMEs
through innovation, 13/6/2000.
17. Brad Gambil & Karsten Schween, B2B or not to be? Business Times
17/7/2000.

18. Brent R. Moulton, GDP & the Digital Economy: Keep up with the changes,
Bureau of Economic Analysis, US Dept. of Commerce 5/1999.
19. Brooks and Wahhaj, Electronic Commerce, www.goldmansach.com.
20. Business Time, Tech stocks offer growth despite dotcom crush, 12/7/2000.
21. Cathrin L.Mann, Electronic-Commerce in Developing Country 3/2000.
22. Center for Researd in Economic Commerce, Graduate School of Business,
University of Taxas, The Internet Economy Indicators, 6/2000.
23. Computer Jobs.com, E-Commerce Background, 15/8/2000.
24. Cynthia D.Waddell, The growing digital divide in access for people with
disabilities: overcoming barriers to participation, 25,26/5/2000.
25. Deloittle Researd, On-line B2B Exchanges.
26. Dick Kelsey, E-commerce marketing needs specificity, 15/3/2000.
27. DTI, Building the knowledge driven economy, 2000
28. ECOSOC, Economic and Social Council Adopts Ministerial Declaration on
Information Technology.
29. England’s DTI, The 1998 competiveness white paper, 1998.
30. European Forum Information Society, Seattle Declaration, 11/1999.
31. Gobee Ramanujalu, Electronic-commerce triggers New Market Dynamics,
The Business Times 14/07/2000.
32. Information Technology Association of America (ITAA), The opportunity
and the challenge to sustain rapid internet growth: a policy architecture for the
Internet.
33. John Dryden, Realising the potential of global electronic commerce,
9/10/1998.
34. Michael Porter, The Competive Advantage of Nations and Regions 4/11/1998.
35. OECD, Dismantling the Barriers to Global Electronic Commerce, 2000.
36. OECD, Electronic-Commerce: Impacts & Policy Challenges,2000.
37. Taichi Sakaiya, The Knowledge Value Revolution and Internet Fair 2001,
Minister of state for Economic Planning and for Internet Fair 2001, Minister of
state for Economic Planning and for Internet Fair 2001 in Japan.

38. The Australian Ministry of Trade & Industry, Electronic Commerce Beyond
2000, 2000.
39. The Banker Supplement, Paper Tiger, 8/2000.
40. The Banker Supplement, Through the glass window, 4/2000.
41. The Economist, Net Imperative, 6,7/2000.
42. The Economist, Online Finance, the Virtual Threat, 20/05/2000.

×