Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề tài " vai trò vị trí và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.44 KB, 13 trang )

Đề tài
" Vai trò vị trí và mối quan hệ
giữa gia đình và xã hội "
1
1
MỤC LỤC
2
2
MỞĐẦU
Lịch sử loài người đã trải qua năm chếđộ với những đặc thù và
màu sắc riêng từ cộng sản nguyên thuỷđến xã hội chủ nghĩa. Đồng thời lịch
sử nhân loại cũng đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đối ngẫu, gia
đình một vợ một chồng …
Trong thời đại ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội với
nhiều vấn đề mới nảy sinh , trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi
rất phức tạp. “năm quốc tế gia đình” (IYF) với chủđề “gia đình , các nguồn
lực và các trách nhiệm trong thế giới đang đổi thay” làý tưởng tốt đẹp của
cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc gia cần chúý hơn đến việc xây
dựng và củng cố gia đình .Qua đó một lần nữa cho thấy , gia đình đã trở thành
một vấn đề thời sựđược nhân loại quan tâm .
Đảng ta rất coi trọng vấn đề gia đình , Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của
gia đình trong xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống
văn hoá , làm cho gia đình thực sự là tổấm của mỗi người và là tế bào lành
mạnh của xã hội” .
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt , những đòi hỏi
của đời sống kinh tế , quan hệ giữa gia đình và xã hội dần trở nên chặt chẽ
mật thiết với nhau, giữa các thành viên trong cộng đồng xuất hiện những cơ
chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất,
sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã
hội, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ” , nhưng không phải là thu nhỏ một cách


đơn giản các quan hệ xã hội . Như vậy gia đình được coi là một thiết chếđặc
thù , nhỏ nhất, cơ bản nhất.
3
3
Tóm lại gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng
của con người , một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù ,được hình thành, tồn
tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống , quan
hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.
I.VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt , được hình
thành , duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống . Đúng
như C.Mác đã nói ‘… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa
chồng và vợ, cha mẹ và con cái , đó là gia đình”.
Cho nên yếu tố huyết thống và tinh cảm là nét bản chất nhất của gia
đình . Nhưng xét rộng hơn vàđầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị
tình cảm – tâm lý , mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng ( sở hữu, sản
xuất, thu nhập, và chi tiêu …), một môi trường giáo dục - văn hoá( văn hoá
gia đình và cộng đồng) , một cơ cấu – thiết chế xã hội ( có cơ chế và cách
thức vận động riêng) …
1.Vị trí của gia đình.
- Gia đình là “tế bào của xã hội”.Điều này trước hết chỉ ra rằng , gia
đình và xã hội có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệđó giống như sự
tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất , duy trì sự sống giữa tế bào và cơ
thể sinh vật. Xã hội ( cơ thể ) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến
bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội.
4
4
Trong mỗi quan hệ mật thiết ấy , trình độ phát triển về mọi mặt của
quyết định đến hình thức , tính chất kết cấu và cả quy mô gia đình .C.Mác

nhiều lần lưu ý rằng : tôn giáo , gia đình, nhà nước, pháp quyền , đạo đức,
khoa học nghệ thuật … chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phụp
tùng quy luật chung của sản xuất.
Thực tế lịch sử cho thấy , gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với
những giai đoạn phát triển của xã hội khác nhau. Theo Ph.Ăngghen , trong xã
hội công xã nguyên thuỷ,trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không
tách rời tập thể , cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt … đã tạo nên hình thức
gia đình tập thể- quần hôn. Mỗi bước tiến của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ
và kết quả của đào thải tự nhiên lại đưa đến những dạng mới, mang sắc thái
tiến bộ hơn cho hình thức gia đình này . Gia đình đầu của xã hội cộng đồng
nguyên thuỷ có gia đình cùng dòng máu(huyết thống), các tập đoàn hôn nhân
đều phân theo thế hệ. Đến giai đoạn giữa của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ
xuất hiện gia đình punaluna(ban thân) , trong đấy quan hệ tính giao giữa anh
em trai và chị em gái đã bị huỷ bỏ. Và giai đoạn cuối của xã hội này đã hình
thành gia đình cặp đôi(đối ngẫu) ,trong đó kết hôn từng cặp đã tồn tại (tuy còn
lỏng lẻo): trong số vợ rất đông của mình , người đàn ông có một vợ chính ,và
trong số nhiều người chồng khác anhh ta là người chồng chính của người đàn
bàấy . Những kiểu trên của gia đình gia đình tập thể, kinh tế cộng đồng
nguyên thuỷ , chếđộ mẫu hệ, không cóáp bức và bất bình đẳng giữa các thành
viên
Bước sang chếđộ nô lệ, trõngã hội nảy sinh hình thức gia đình cá thể –
một vợ một chồng . Đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành chếđộ sở hữu
tư nhân “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên điều kiện tự nhiên, mà
dựa trên những điều kiện kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối
với sở hữu công cộng nguyên thuỷ và tự phát “ (tất nhiên ,kết qủa vẫn còn do
quy luật đào thải tự nhiên, ngoài ra còn có thêm một nguyên nhân nữa
5
5
lànguyên nhân tình cảm , thể hiện người phụ nữ ngày càng có nhu cầu chỉ cần
sống với một người đàn ông nhất định …). Từđó gia đình trở thành một đơn

vị kinh tế riêng lẻ,kết cấu và quy mô thu hẹp hơn, quan hệ chồng với vợ , bố
mẹ với con cái … mang tính phục tùng và bất bình đẳng, nạn ngoại tình và
mại dâm phát triển …
Trải qua các xã hội nô lệ , phong kiến tư bản … và từng giai đoạn khác
nhau, gia đình cá thể còn có những đặc thù riêng. Theo Ph.Ăngghen ,chính từ
các xã hội có chếđộ tư hữu tư nhânvàđối kháng giai cấp , trong các tầng lớp
nhân dân lao động cũng đã xuất hiện mầm mống một kiểu gia đình mới mà
hôn nhân không phải là chỉ hình thành đầy đủ và phổ biến trong những điều
kiện mới của xã hội có tự do và bình đẳng thực sự. Đến khi đó , gia đình mới
có khả năng thể hiên đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển
chung của xã hội.
Như vậy , gia đình là sản phẩm của lịch sử .Nhưng với tư cách là tế bào
của xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã
hội.Ph.Ăngghen nhận định: “theo quan điểm duy vật ,nhân tố quyết định
trong lịch sử, quy đến cùng , là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt: thực phẩm , áo quần, nhàở và những công cụ cần thiết để sản xuất
ra những thứđó ;mặt khác là sản xuất ra bản thân con người , là sự truyền nòi
giống .Những trật tự xã hội , trong đó mỗi con người của một thời đại lịch sử
nhất định và một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết
định :một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ
phát triển của gia đình”. Nhận định đó cho thấy vai trò to lớn của gia đình đối
với xã hội .
Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau (dân tộc,giai
cấp, giới …), nhiều thiết chế lớn nhỏ(nhà nước, nghành , đoàn thể…) … Với
tính cách là tế bào của xã hội,gia đình là tổ chức cơ sở là cơ cấu và thiết chếxã
6
6
hội nhỏ nhất . Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này lại đa dạng và phong phú; trong
quá trình vận động , vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung của xã

hội ,vừa theo những quy định và tổ chức riêng của mình .
- gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đìnhvà xã hội.Nhiều
thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình .Xã hội (nhà
nước , cơ quan ban bè …) nhận đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi
nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội
không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội , mà còn thông qua
hoạt động của gia đình để tác động đến con người ; nghĩa vụ và quyền lợi xã
hội của mỗi người được thực hiện với sự tác động chung của các thành viên
gia đình. Qua đó ,ý thức công dân của cá nhân được nâng cao và gắn bó giữa
gia đình và xã hội có một nội dung xác thực.
- Gia đình là tổấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con
người.Trong gia đình ,cá nhân được đùm bọc về vật chất vàđược giáo dục về
tâm hồn, trẻ thơ cóđiều kiện được an toàn và khôn lớn , người già có nơi
nương tựa , người lao động được phục hồi sức khoẻ và thoải mãi tinh thần…
ởđó hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ – chồng ,
cha – con , anh – em, những người đồng tâm , đồng cảm nâng đỡ, đùm bọc
nhau suốt cuộc đời. Có rất nhiều vẫn đề ngoài môi trường giađình, không
ởđâu có và giải quyết có hiệu quả.Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và
hữu ái trong xã hội , cá nhân mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng
tạo. Một trong những bất hạnh lớn nhất của
con người là lâm vào cảnh “vô gia cư” , gia đình lục đục tan nát , hoặc
rơi vào cảnh khốn cùng …
Vì vậy , việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan
trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói
7
7
:” Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt.Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chúý hạt nhân cho tốt” .
2. Chức năng của gia đình.

Trong thực tế , vị trí và vai trò to lớn của gia đình vớ tính cách là tế bào
của xã hội được thể hiện ở các chức năng cơ bản sau đây :
- chức năng tá sản xuất ra con người: đây là chức năng đặc thù của con
người . Chức năng này đáp ứng như cầu tình cảm riêng,rất tự nhiên của cá
nhân là sinh đẻ con cái, đồng thời mang ý nghĩa chung lớn lao là cung cấp cho
xã hội một lớp người mới, một lực lượng lao động mới, đảm bảo sự phát triển
liên lục và trường tồn của loài người .Trong mỗi gia đình việc coi trọng chức
năng sinh đẻ của gia đình thể hiện ở việc trực tiếp quan tâm đến điều kiện vật
chất vàđiều kiện thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở của các bà mẹ.Việc
sinh đẻ diễn ra ở tưng gia đình nhưng lại quyết định đến mật độ dân cư của
mỗi quốc gia và toàn quốc tế – một yếu tố cấu thành sự tồn tại của xã hội,liên
quan chặt chẽđến quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Sinh đẻ có kế hoạnh là một nội dung trong toàn bộ kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Mục đích sinh đẻ có kế hoạch là
nhằm thực hiện việc tái sản xuất con người phù hợp và hài hoà với những
điều kiện đảm bảo cụ thểđể lớp người mới ra đời có khả năng phát triển toàn
diện về thể lực và trí lực , đem lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình nói riêng
và sư phát triển phồn vinh của xã hội nói chung.
8
8
- Gia đình có chức năng kinh tế. Khi hinh thành gia đình cá thể – hôn
nhân một vợ một chồng thì chức năng kinh tếđóng vai trò cơ sởđảm bảo cuộc
sống và các chức năng khác của gia đình. Thực tế cho thấy sự phân công lao
động giữa gia đình và xã hội đã vàđang tồn tại chức năng này .Tất nhiên cùng
với quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất , ở từng lúc, từng nơi, kinh tế gia
đình biến đổi với nhiều dạng phong phú và có vị trí khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của xã hội xã hội chủ nghĩa còn sản xuất hàng hoá,
còn nhiều thành phần kinh tế và khi kinh tế tập thể và nhà nước chưa đáp ứng
đầy đủ nhu cầu phong phú của cuộc sống, thì kinh tế cá nhân và tiểu chủ hoạt
động phần lớn dưới hình thức hộ gia đình là một bộ phận đông đảo, có tiềm

năng to lớn và vị trí quan trọng lâu dài. Hoạt động kinh tế hộ gia đình có
những mức độ và hình thức khác nhau ở mỗi dạng gia đình cụ thể, nhưng đều
vì mục đích tăng thu nhập, làm giầu chính đáng tạo nên điều kiện vật chất để
thúc đẩy các chức năng khác của gia đình, góp phần phát triển gia đình và xã
hội . Dóđó cần có chính sách giúp đỡ hỗ trợđể kinh tế gia đình.
- Gia đình có chức năng tiêu dùng. Việc tiêu dùng của gia đình hướng
vào việc mua sắm những sản phẩm phục vụđời sống vật chất cũng nhưđời
sống tinh thần của gia đình. Chức năng này thường phụ thuộc nhiều vào thu
nhập vàđóng
góp chung từ kết quả lao động của các thành viên trong hoạt động kinh
tế gia đình hoặc tập thể.
Xã hội càng phát triển càng thúc đẩy việc mua sắm các sản phẩm, các
dụng cụ , thiết bị phục vụ sinh hoạt cũng nhưđời sống tinh thần của gia đình.
Chức năng này thường phụ thuộc nhiều vào thu nhập vàđóng góp chung từ
9
9
kết quả lao động của các thành viên trong hoạt động kinh tế gia đình hoặc xã
hội.
Trong chủ nghĩa xã hội cần tạo cho gia đình cóđiều kiện thuận lợi để
nghỉ ngơi hưởng thụ hợp lý và chính đáng các thành quả lao động của
mình.Việc động viên các gia đình nâng cao thu nhập, trên cơ sởđóđịnh hướng
cho sự tiêu dùng lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho kiến thức khoa học và các
phương tiện khoa học kỹ thuật đi vào công việc nội trợ góp phần giải phóng
phụ nữ là vẫn đề thiết thực góp phần xây dựng gia đình mới.
- Chức năng giáo dục của gia đình.Sinh con, nuôinẫng, dạy dỗ là những
hoạt động ko thể tách rời nhau trong gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu
,nuôidưỡng , giáo dục con cáI , chăm lo việc học tập và phát triển lành
mạnh,toàn diện của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chức năng giáo dục của gia đình là rất quan trọng và có nội dung rộng
lớn. Nội dung giáo dục gia đình chính là những yếu tố của vẫn đề văn hoá gia

đình và văn hoá cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con
nguời, như : đạo đức, lỗi sống, ứng xử, tri thức lao động và khoa học Giáo
dục gia đình được thực hiện ở mọi chu trình sống của con người : lúc con ẵm
ngửa, giai đoạn tuổi thơ,khi trưởng thành,lúc già cả… ở từng chu trình ấy có
những nội dung và hình thức giáo dục cụ thể như: lời ru của mẹ,tấm gương
sống và lao động của người thân, những nhắn nhủ của cha mẹ,giảng giải của
ông bà …
Trong chủ nghĩa xã hội với chức năng giáo dục, gia đình thực sự góp
phần lớn lao vào sự hình thành nhân cách, đạo đức lao động, đào tạo thế hệ
trẻđể duy trì và phát triển đạo đức văn hoá dân tộc. Giáo dục gia đình là một
bộ phận của giáo dục xã hội, sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo
10
10
dục (gia đình – nhà trường – xã hội) để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một nhu cầu quan trong.
- gia đình có chức năng thoả mãn các chức năng tâm - sinh lý cho các
thành viên của mình.Nhiều vấn đề tâm – sinh lý thuộc giới tính , thế hệ … cần
được bộc lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình giữa những người thân. Sự
hiểu biết tâm - sinh lý của cá nhân, sở thích của nhau đểứng xử phù hợp ,
chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm
cho các thành viên có tinh thần sống lạc quan và tích cực.
Mọi thành viên đều có trách nhiệm vun đắp cho tổấm gia đình đều phải
tham gia vào thực hiện các chức năng của gia đình với mức độ khác nhau,tuỳ
theo cương vị khả năng và thoả thuận cụ thể… trong đó phải kểđế vai trò rất
lớn bậc cha mẹ, đặc biệt là của người phụ nữ trong gia đình
Phụ nữ , mà trước hết là người vợ, người mẹ,là trung tâm tình cảm của
gia đình ,là sợi dây hàn gắn những rạn nứt, mẫu thuẫn giữa các thành viên
trong gia đình. ở người phụ nữ hội tụ những đức tính : giàu tình yêu, tấm lòng
bao dung ,vị tha và hơn hết là họý thức được hơn ai cả về hạnh phúc của tổấm
gia đình mình. Những gánh nặng gia đình và công việc xã hội cũng với những

thiên kiến lạc hậu vàđối xử không bình đẳng … đã làm cho người phụ nữ trở
thành những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình và xã hội. Do vậy
sự nghiệp giảI phóng phụ nữ trong xã hội nói chung và trong gia đình nói
riêng cóý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy công cuộc xây dựng gia đình mới.
Trong chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp giải phóng phụ nữđựơc coi như một
mặt của giải phóng người lao động và giảIiphóng xã hội. Sự nghiệp này lâu
dài và phải thông qua nhiều cuộc vận động lớn cũng như tuyền truyền, giáo
dục ý thức tôn trọng sự bình đẳng trong mỗi người công dân. Tạo điều kiện để
phụ nữđược tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực chính trị, hoạt động xã hội
11
11
… vàđiều mẫu chốt như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lenin đã nêu
ra,làphảI có nền kinh tế phát triển, nền công nghiệp hiện đại để kinh tế gia
đình và lao động gia đình nói chung ngày càng mang tính xã hội cao mới tiến
tới giải phóng phụ nữ triệt để.
12
12
LỜIKẾT:
Vị trí và chức năng của gia đình được quy định một cách khách quan.
Những tư tưởng quá nhấn mạnh đến gia đình, coi gia đình như là hình mẫu
của mọi thiết chế… hoặc hạ thấp gia đình, coi nhẹ hoặc cắt xén các chức năng
gia đình, đánh đồng và gia đình và xã hội, thậm chíđòi xoá bỏ gia đình ….
đều là sai lầm và với mức độ khác nhau sẽ gây mẫu thuẫn giữa gia đình và xã
hội, ngăn cản sự phát triển của xã hội cũng như của chính gia đình.
Qua đó chúng ta mới thấy rằng: gia đình có một vai trò vô cùng quan
trọng thúc đẩy sựổn định cũng như phát triển của xã hội. Nhắc lại lời căn dặn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ởđây quả là không thừa chút nào : “Nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt.Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà phải chúý hạt nhân cho tốt”

13
13

×