Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường làm việc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.45 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI: Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí
và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi
trường làm việc tốt đẹp nơi cơ quan, đơn vị công tác tương lai của
mình.
Giảng viên hướng dẫn : TS. HUỲNH QUỐC THẮNG
Sinh viên thực hiện : LỮ NHẬT THUYÊN
Lớp : K16KT4
MSSV : K104058
Năm 2011
MỞ ĐẦU
Tại sao với rừng vàng biển bạc, có nhân dân cần cù, lại được lãnh đạo bởi một Đảng vững
mạnh, giàu kinh nghiệm và ý chí, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu? Vậy
chúng ta còn thiếu những gì? Có quá nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi
không định và cũng không thể đề cập hết tại đây. Nhưng có một lý do rất quan trọng, và
ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, dồi mới và xây dựng
một nền kinh tế thị trường - chúng tôi muốn nói đến một thực trạng là chúng ta chưa có
một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũng như một nền văn hóa kinh doanh.
Trong bối cảnh thực tế hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hóa truyền thống dân tộc, bên
cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những điểm khiếm khuyết rất
đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất
nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo đuổi
chính sách “trọng nông ức thương” là chủ yếu, hơn nữalại mới vừa phải trải qua một cuộc
chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi
người thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày
giải phóng thống nhất đất nước: đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có một nền văn hóa kinh
doanh đúng nghĩa. Đi vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đi vào xã hội phát triễn
theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập (chủ động) với quá trình toàn
cầu hóa (trước hết về kinh tế) như hiện nay hình như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn


hóa Việt Nam?! Xây dựng văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp chính là một trong
những nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng, củng cố lại nội lực, tạo ra tư
thế mới làm tiền đề và là “điểm tựa” cho chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta
trong thời gian tới.
1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
Kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, hay như nhiều người đã nói, là tối đa hoá lợi nhuận.
Nhưng kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận, càng không phải chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận
bằng mọi giá. Có thể nói, cái làm cho hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa xã hội tích cực,
thậm chí được xem như nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh
mẽ và bền vững chính là nhân tố văn hoá - văn hoá kinh doanh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà
ngày nay, không riêng gì ở các nước chậm phát triển mà cả ở các cường quốc kinh tế,
người ta ngày càng đặt nặng vấn đề tính trung thực trong thông tin về sản phẩm, niềm tin
của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường sinh thái,
hoặc vấn đề lao động ở trẻ em... Ở nước ta, từ khi theo đường lối mở cửa, đổi mới, hoạt
động kinh doanh bùng phát đã mang lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, kèm theo đó, thời gian qua cũng xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực khiến dư
luận phải đặt vấn đề về văn hoá và đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Vụ nước tương
chứa chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép hay Vedan “đầu độc” sông Thị Vải mới đây là
hai trong nhiều trường hợp điển hình.
Vậy nên việc kinh doanh đi kèm với văn hóa về lâu dài sẽ tạo dựng một bản sắc riêng
cho mỗi doanh nghiệp.
1.1 Vai trò, vị trí của Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh
doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh
doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.
Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho kinh
doanh và chủ thể kinh doanh một sử mạng cao cả. Đó là sứ mệnh phát triển con người,
đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh và vững mạnh của đất
nước, sự vẻ vang của dân tộc. Nhận thức được sứ mệnh ấy con người sẽ hay say lao
động, không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả lợi ích riêng của mình đóng

góp vào lợi ích chung vì xã hội. Do đó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành
của nền văn hoá dân tộc, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh.
Bản chất của văn hoá trong kinh doanh đó là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng
cái tốt, cái đẹp. Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngược lại cái đúng, cái
tốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. Văn hoá kinh doanh cuả
các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua hai phương diện chính.
Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) được vận dụng vào quá
trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng có văn hoá. Đó chính là kiểu kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh
doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá dân tộc.
Hai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật
kinhdoanh...mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động và làm nghề kinh
doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hoá mà họ
đang theo đuổi. Đó chính là lối sống có văn hoá của các chủ thể kinh doanh.
Đề cao cái lợi của hoạt động kinh doanh gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái đẹp,
nhằm thoả mãn có chất lượng nhu cầu và thị hiếu của đời sống xã hội, mỗi xã hội cần
định hình ra thành các truyền thống văn hoá kinh doanh trong nền văn hoá chung của
dân tộc.
1.2 Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì nhà lãnh đạo phải xác định và lựa chọn một
hệ thống các giá trị sẽ được sử dụng làm “thước đo” mọi hành vi, hoạt động của mọi
thánh viên trong tổ chức và những nguyên tắc vận dụng cơ bản làm triết lý hành động;
thiết lập những phương pháp ra quyết định mang phong cách riêng của tổ chức, doanh
nghiệp. Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức của mọi thành viên tổ chức và
giúp họ hình thành năng lực hành động một cách nhất quán. Khi hành vi của nhiều
thành viên cùng thể hiện hệ giá trị thống nhất, một triết lý nhất quán và mang phong
cách đặc thù, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được hình thành bằng bản sắc riêng của
doanh nghiệp.
Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc.
Để tạo dựng được một bản sắc văn hóa cho doanh nghiệp thì việc trước mắt phải

làm đó là chính trong nội bộ của mỗi doanh nghiệp việc tạo dựng một môi trường làm
việc tốt đó là điều rất khó khăn. Ngày trước, tôi có ở trọ cùng hai anh làm viêc tại hai
công ty với lĩnh vực hoạt động khác nhau, lương của họ cũng không đến nỗi nào thế
nhưng mỗi khi đi làm về đều với vẻ uể oải, mệt mỏi. Nhưng vấn đề điều làm nên sự
chán chường trong công việc ấy là do trong công ty các anh ấy phải làm việc trong một
môi trường làm việc hết sức căn thẳng. Các đồng nghiệp thì đấu đá, mạt sát lẫn nhau,
sếp thì suốt ngày ngồi trong văn phòng, chỉ một số ít trưởng bộ phận là có dịp tiếp xúc,
công nhân do các anh ấy quản lý thì không chịu làm việc. Các hoạt động sinh hoạt tập
thể trong Công ty thì rất hiếm, hầu hết là trong từng nhóm riêng lẻ, những nhóm này
đàn áp tinh thần nhân viên nhưng không ai dám đụng tới vì thường những người này là
người nhà của sếp. Một vài sự cân nhắc những kẻ nịnh bợ đã làm cho tinh thần nhân
viên hết sức căn thẳng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp điều này ở khá nhiều công ty. Vậy
nên để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng thì đầu tiên mỗi người phải có một ý
thức tập thể. Vì chúng ta đang nói về một cộng đồng thật sự, nơi mọi người cảm nhận
được ý thức chung về trách nhiệm và bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau, và mỗi người
đảm nhiệm phần trách nhiệm được chia sẽ công bằng cho họ đối với những thách thức
chung mà công ty hay doanh nghiệp phải đương đầu. Hiếm khi nhìn thấy được sự hiện
diện của ý thức có tác động mạnh mẽ này!
Một số biện pháp để có một nội bộ vững mạnh:
- Nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của nhân viên để kích thích lòng say mê,
tính chủ động, sáng tạo của họ.
- Giáo dục ý thức cho từng thành viên để họ coi doanh nghiệp là “ngôi nhà thứ hai”
của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát
triển cho doanh nghiệp.
- Tạo sự công bằng và công khai trong việc khen, thưởng, phạt. Những người có
cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều phải được tôn trọng và được hưởng
lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
Khách hàng phải là “Thượng Đế”.
Doanh nghiệp phải lấy mục tiêu phục vụ khách hàng làm trung tâm, cùng với việc
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh lợi.

Hướng tới vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các
doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả
của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên
thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau.
Ý thức tinh thần trách nhiệm xã hội.
Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa
mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ
cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến
bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp sẽ
đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển
lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công
cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà
Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.
1.3 Xây dựng thương hiệu.
Hãy thử tưởng tượng thương hiệu như một con người…
Hầu hết các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều dành phần lớn thời gian để đầu
tư vào việc tạo dựng phần “hồn” cho mình. Một thương hiệu có sức sống sẽ tạo nên sức
hấp dẫn trong tâm trí khách hàng.
Linh hồn thương hiệu.
Khách hàng thường đánh giá về thương hiệu sản phẩm và công ty như một con
người. Họ thường phàn nàn: “Công ty X này không thân thiện với khách hàng”, hay “
tôi thấy khó chịu khi sử dụng dịch vụ của X”, “Tôi biết những nhân viên của X không
nói đúng sự thật về sản phẩm”, hay “Nó không thích hợp với tôi”. Nhận thức của khách
hàng thường bị tác động bởi tính cách của họ. Cho rằng đó là sự thật, nhưng làm cách

×