Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề tài: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.76 KB, 17 trang )

Tiểu luận
Đề tài: Thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam-Nhật Bản
-1-
1
-2-
2
LỜINÓIĐẦU
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập
và hợp tác kinh tếđã vàđang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình toàn
cầu hoá nền kinh tế thế giới. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế
quốc tếđã mang lại cho mỗi thành viên tham gia những lợi ích kinh tế mà
không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, đểđẩy mạnh
quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoáđất nước, Đảng và nhà nước ta đã
vàđang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm
tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân
công lao động quốc tếđang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế…
đã vàđang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi
thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia
khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm
thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân
mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song
phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đãđạt được, trong
quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần
được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa để tương xứng với tiềm
năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.
THỰCTRẠNGQUANHỆTHƯƠNGMẠIVIỆTNAM - NHẬTBẢN
Sau hơn 30 năm (1973 – 2006) thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản không ngừng


được củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở lợi ích riêng của hai nước, mặc dù
có sự khác biệt về chính trị, nhưng hai nước đã có nhiều cố gắng duy trì và
-3-
3
phát triển mối quan hệ này. Đặc biệt từ năm 1992 đến nay, do đã có các
bước tiến triển khả quan với nhiều sự kiện lớn trong quan hệ chính trị, ngoại
giao, kinh tế giữa hai nước, khiến cho các hoạt động xuất nhập khẩu đã diễn
ra với tốc độ và quy mô ngày càng mạnh mẽ, sôi động hơn hẳn so với giai
đoạn từ năm 1986 đến 1991.
1. Tình hình chung của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 đến nay.
Trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1996, là thời kỳ khó khăn nhất
của Việt Nam, do khối thị trường mà Việt Nam có quan hệ chính trong hơn
40 năm qua là Liên Xô và các nước Đông Âu cũđã bị sụp đổ vaò năm 1991.
Trước năm 1991, khối thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, chiếm
tới hơn 50% thị phần xuất khẩu và gần 60% thị phần nhập khẩu của Việt
Nam. Sự sụp đổ của khối thị trường này, làm cho kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam giảm 13% và kim ngạch nhập khẩu giảm 15% vào năm 1991.
Nhưng nhờ có chính sách đổi mới của Chính phủ, Việt Nam đã nhanh
chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới. Kết quả cho thấy thị
trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng, từ quan hệ ngoại
thương với 40 nước năm 1990 đã tăng lên 174 quốc gia và vùng lãnh thổ
năm 2003, trong đó hai châu lục có nhiều bạn hàng nhất là Châu Á (27,9%)
và Châu Phi (25,6%). Trong các hoạt động kinh tếđối ngoại nói chung và
ngoại thương nói riêng, nhờ có nỗ lực thực thi chiến lược phát triển kinh tế
mở với nhiều giải pháp chính sách, cơ chế quản lý ngày càng thông thoáng
hơn trước, nên chúng ta đãđược sự quan tâm ủng hộ hợp tác phát triển kinh
tế của nhiều quốc gia, không phân biệt chếđộ chính trị khác nhau trên thế
giới, do đóđã gặt hái được nhiều thành công trong mọi hoạt động kinh tếđối
ngoại. Điều khá nổi bật, đang được nhiều nhà ngoại giao, nhà kinh doanh

quan tâm. Vàcũng chính ở thời kỳ này, quan hệ Việt - Nhật được phát triển
mạnh mẽ và toàn diện, mang trong nó nhiều đặc trưng mới, điều mà không
-4-
4
phải thời kỳ nào cũng cóđược nếu không muốn nói là chưa bao giờ có. Vì
vậy, người ta đã nói đến một thời kỳ mới trong quan hệ Việt – Nhật. Chính
sự phát triển này, đã tạo lập những tiền đề vững chắc trong quan hệ hai nước
hướng tới thế kỷ 21. Đặc biệt từ năm 1992 đến nay, đã có sự tiến triển khả
quan với nhiều sự kiện đáng ghi nhớ trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư
trực tiếp FDI và viện trợ phát triển chính thức ODA.
Sự kiện đầu tiên diễn ra trong tháng11/1992 đó là: khi chính phủ Nhật
Bản tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam thì
mọi rào chắn đãđược tháo gỡ, quan hệ hữu nghị Việt – Nhật ngày càng trở
nên thân thiện.
Cũng ngay sau đó, vào tháng 12/1992, chính phủ Nhật Bản tiếp tục
tuyên bố huỷ bỏ chếđộ quy chế “hạn chế xuất khẩu một số hàng hoá kỹ
thuật cao, hàng chiến lược sang các nước XHCN trong đó có Việt Nam
đãđược áp dụng từ năm 1977”. Nhờđó, Việt Nam đã có thể nhập khẩu
những máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản để phục vụ cho quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, điều mà nhiều năm trước đó
không thể làm được.
Chính vì thế năm 1992, đãđược ghi nhận là năm cóý nghĩa rất quan
trọng trong quan hệ giữa hai nước, vìđó chính là một bước ngoặt trong sự
tiến triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Việc Nhật Bản
cung cấp trở lại ODA cho Việt Nam, không chỉđơn thuần cóý nghĩa khai
thông quan hệ cung cấp viện trợ của họ cho ta, mà còn là tín hiện bật đèn
xanh khai thông cho cả quan hệ kinh tế thương mại vàđầu tư phát triển.
Từđó trởđi, sẽ có thêm nhiều thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước. Thực tiễn phát triển những năm qua kể từ năm
1992 trởđi, đã cho thấy rõ tình hình khả quan này. Các quan hệ thương mại,

đầu tư trực tiếp FDI và viện trợ phát triển chính thức ODA đều gia tăng liên
-5-
5
tục và cóđiểm mới nhất là tất cả các quan hệđóđều đã tạo động lực hỗ trợ,
thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Nói tóm lại, hoàn cảnh môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi; công
cuộc đổi mới của Việt Nam với các chính sách phát triển kinh tếđối ngoại
năng động, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, lợi ích của hai bên Nhật
Bản - Việt Nam đã là những nguyên nhân cơ bản nhất, quan trọng nhất thúc
đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển ngày
càng mạnh mẽ, sôi động hơn và cũng ngày càng đi vào thếổn định hơn,
vững chắc hơn. Đương nhiên, đó mới chỉ là những nguyên nhân có tính
khách quan bên ngoài đối với Nhật Bản. Điều cần lưu ý là về phía những
nhân tố chủ quan Nhật Bản đã tạo ra. Nhưđã phân tích ở chương 1, sở dĩ
trong suốt thập niên 90 vừa qua, đã có nhiều nỗ lực trong các quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại với Việt Nam còn là do sự chuyển hướng chiến lược
trong chính sách đối ngoại và chính sách kinh tếđối ngoại của Nhật Bản đối
với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
giai đoạn từ năm 1992 đến nay.
Nhưđã phân tích ở trên, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
ngày càng phát triển, nhất là từ năm 1992 trở lại đây, do chính sách hợp tác
hữu nghị, đã làm cải thiện thông thoáng hơn, sau khi có sự kiện phía Nhật
Bản đã chính thức nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam vào tháng 11/1992. Đặc biệt là sau một loạt các sự kiện quan trọng
trong hai năm 1994 và 1995: Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận thương mại
chống Việt Nam vàn tháng 7/1995; Việt Nam gia nhập ASEAN cũng vào
tháng 7/1995 thì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt
Nam - Nhật Bản càng được phát triển mạnh mẽ và sôi động hơn.
-6-

6
Nếu tính từ năm 1986, là năm khởi đầu công cuộc đổi mới với tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới ở mức rất khiêm tốn chỉ có
272 triệu USD, thì sau 5 năm đổi mới, năm 1991 con sốđóđã lên tới 879
triệu USD tăng gần gấp 3,2 lần đến năm 2001 đã là 4.690 triệu USD tăng
gấp 5,3 lần so với năm 1991. Năm 2003 trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu
sang Nhật đạt 1.370 triệu USD (tăng 32,9 % so với cùng kỳ năm 2002) với
các mặt hàng xuất khẩu chính làđồ thủy sản, dầu thô và các sản phẩm dệt
may. Đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nhập khẩu 6 tháng đầu năm từ Nhật
đạt 1.470 triệu USD (tăng 2,98 % so với cùng kỳ năm 2002) các mặt hàng
nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị và phụ tùng máy móc thiết bị, sắt/thép,
máy tính và các linh kiện máy tính.
3. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản từđầu những năm
1990 đến nay, đã tăng nhanh và tương đối ổn định. Thực tế cho thấy, thị
trường Nhật Bản là một thị trường khó tính. Nhưng bước đầu đã có dấu hiệu
cho thấy sự chấp nhận hàng hoá Việt Nam của thị trường này. Tuy số lượng
giá trị tuyệt đối của (kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản) tăng lên liên tục
năm 1992: 870 triệu USD, năm 1997 là 2198 triệu USD tăng gấp 2,5 lần.
Tuy nhiên, tỷ trọng của xuất khẩu Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam lại tăng giảm thất thường. Kim ngạch có xu hưởng giảm
mạnh nhất là sau khi khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra. Từ chỗ
chiếm 33.71 % năm 1992 đã tăng lên 35,81 % năm 1993, sau đó lại xuống
còn 23,93 % năm 1997, đếnnăm 2000, còn 17,7% năm 2001 tăng lên 23,25
%, nhưng năm 2002 và năm 2003 lại tiếp tục giảm xuống theo tỷ lệ tương
ứng là: 15,03 % và 13,97 %.
Hiện tượng này, được lý giải một phần bởi chất lượng hàng tiêu dùng
xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủđảm bảo đúng tiêu chuẩn
-7-
7

về chất lượng cũng như mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam, đôi khi còn
thiếu trung thực trong kinh doanh. Ví dụ như: đã ký hợp đồng một số mặt
hàng sang Nhật Bản rồi nhưng lại đòi tăng giá mới chịu xuất hoặc tựý huỷ
bỏ hợp đồng hoặc lại xuất sang các nước khác để thu được nhiều lợi hơn.
Có thể nói rằng, không ít doanh nghiệp Việt Nam ta không biết giữ chữ tín
trong kinh doanh, không biết giữ bạn hàng. Do vậy, số lượng hợp đồng xuất
khẩu sang Nhật Bản cũng bị giảm sút đáng kể.
Phần nữa, do áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tếở Nhật Bản từđầu
những năm 1990, việc mất giá của đồng tiền Yen và các đồng tiền khác, đã
khiến cho hàng hoá của Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh, mất đi một phần
thị phần trên thị trường Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu này, bị giảm sút đã làm
thiệt hại đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Xét về cơ cấu
xuất khẩu, những sản phẩm chế tác bịảnh hưởng mạnh nhất trong đó có
hàng dệt may, tôm đông lạnh… mặt hàng dầu thô và các mặt hàng nguyên
liệu khác hầu như không bịảnh hưởng lắm về số lượng nhưng do giá giảm
nên tổng giá trị cũng bị giảm. Thêm vào đó, sự thay đổi chính sách thuế tiêu
dùng, thuế xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản trong năm 1997, đã tác động
đến chi tiêu của người dân Nhật Bản làm giảm đi sức mua của người dân
cũng như, làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản.
Ngoài ra, do đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị
trường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 đến nay cho thấy: một mặt,
quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng
được mở rộng; đồng thời Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần
màđã vươn nhanh đến các thị trường xa như (Tây Bắc, Bắc Mỹ, Châu Đại
Dương…). Việt Nam đã chuyển dần cơ cấu thị trường, từ việc chỉ xuất khẩu
sang các nước Châu Á - Thái Bình Dương là chủ yếu, đến xuất khẩu sang cả
các khu vực thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa
-8-
8

dạng hoá kinh tếđối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nếu năm 1991,
thịtrường Châu Á chiếm tới 80 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
thì năm 1994, giảm xuống còn 75,8% và năm 1997, chỉ còn chiếm 67,7 %.
Riêng thị trường Đông Bắc Á năm 1995, chiếm tới 50 % tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 1997, chỉ còn chiếm 44,0 %. Thị
trường xuất khẩu của Việt Nam, phát triển theo hướng mở rộng sang Châu
Âu, đặc biệt Tây Bắc Âu. Ngoài ra, các thị trường Liên Bang Nga và thị
trường các nước Châu Âu có dấu hiệu phục hồi. Năm 1995, thị trường các
nước G7 (7 nước công nghiệp phát triển) chiếm tỷ trọng 39,7 % kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, riêng Nhật Bản chiếm tỷ trọng 31,49 % các nước
còn lại chiếm 18,81 %. Năm 2003, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 13,97
% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Như vậy tất cả những nhân trên đã khiến cho tỷ trọng xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản giảm xuống.
4. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
Nếu như tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là khá cao (so với tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam) thì hoạt động nhập khẩu từ Nhật Bản lại diễn ra với
nhịp độ khác. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản còn khá nhỏ
so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, cho đến cuối năm 2003.
mới ở mức tương đương (kim ngạch xuất đạt 2.901.51 nghìn USD; kim
ngạch nhập khẩu là 2.993.959 nghìn USD – nguồn: tổng cục Hải Quan)
Trong số những thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, Nhật
Bản đã vàđang là thị trường tiêu thụ lớn nhất mà Việt Nam cóđược. (mười
bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2003 vẫn là Nhật
-9-
9
Bản; Trung Quốc; Australia; Singapore; Hoa Kỳ; Đài Loan; Đức; Anh;
Pháp; Hàn Quốc.)
Mặc dù Nhật Bản luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong số những nước

nhập khẩu hàng Việt Nam, nhưng nhìn chung tỷ trọng của nó trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lại cũng tăng giảm thất thường.
Thực tế cho thấy, chỉ có thời kỳ trước năm 1989, Việt Nam mới nhập
siêu từ Nhật Bản. Cụ thể năm 1986 số lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
là 109 triệu USD, còn các năm sau kể từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đều
suất siêu sang Nhật và mức xuất siêu này ngày càng tăng. Tuy bịảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật trong những năm 1997 – 2000 có sự giảm sút.
Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới,
thăng dư thương mại của Nhật với Châu Á lên tới 70.7 tỷ USD. Năm 1993,
thặng dư thương mại của Nhật với Thái Lan lên tới 7.66 tỷ USD, với
Singapore 13.2 tỷ USD. Các nước Châu Á khác gồm Hàn Quốc;
Indonesia… đều nhập siêu từ Nhật Bản. Tuy nhiên năm 2002 lần đầu tiên
cán cân thương mại bị thâm hụt kể từ năm 1999. Đối với nền kinh tế Việt
Nam, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là hiện tượng lành mạnh, vì
nó tạo ra nguồn thu ngoại tệđáng kể có thể chuyển thành vốn giúp cho sự
phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, nó là cơ sở cho sự thay đổi cơ
cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
Tóm lại, trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản,
sự hỗ trợ và quan tâm tích cực của Chính phủ, các công ty thương mại, các
ngân hàng và qũy phát triển của Nhật Bản đãđẩy hiệu quả buôn bán kinh
doanh với Việt Nam, khiến mối quan hệ này mở ra những triển vọng lớn
trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn một số khúc mắc và hạn chế sau:
-10-
10
Trước hết, về kim ngạch buôn bán giữa hai nước mặc dùđã tăng lên
một cách ổn định và tích cực nhưng quy mô buôn bán còn nhỏ bé so với
tiềm năng kinh tế của hai nước. Tỷ trọng thương mại Việt – Nhật trong tổng
kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng gần 1%
vàchiếm trung bình các năm khoảng sấp xỉ 15 % tổng kim ngạch ngoại

thương của Việt Nam. Với tình hình này, nếu không có thiện chí hợp tác,
tương trợ lẫn nhau thì bất cứ một sự thay đổi nào trong chính sách ngoại
thương của Nhật Bản cũng như sự trừng phạt buôn bán, sự tăng giảm giá
của đồng Yen đều gây tác hại đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn
những gì Việt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản.
Việt Nam thường xuất sang thị trường Nhật Bản những hàng hoá sử
dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên như giầy dép; hàng may mặc;
dầu thô; than đá; hàng thủ công và các loại nông sản khác… hàng thủ công
cũng là một thế mạnh độc quyền của ta mà không phải lo sợ cạnh tranh trực
tiếp. Hàng thủ công nhập khẩu vào Nhật được gia tăng. Năm 2003, tổng giá
trịđược xuất là 43.671.000 USD tăng 1,1 lần so với năm 2002 là 39.460.000
USD. Cơ cấu mặt hàng xuất còn tương đối đơn giản, chủng loại ít, chủ yếu
là mặt hàng thô, chưa qua chế biến. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu
vào chủ yếu là máy móc, thiết bị, công nghệ kỹ thuật của ngành công
nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo những mặt hàng sử dụng ít nguyên liệu,
chứa hàm lượng chất xám cao. Cơ cấu buôn bán giữa hai nước cũng có sự
biến động nhưng rất chậm chạp…
5. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Có thể nói, buôn bán song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày
càng phát triển và không ngừng tăng lên cả vể khối lượng và qui mô. Sự gia
tăng này đãđáp ứng được về cơ bản nhu cầu của cả hai phía. Tuy nhiên,
trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn một số hạn chế sau đây:
-11-
11
Quy mô buôn bán còn quá nhỏ so với tiềm năng kinh tế của hai nước;
kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch
ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng chừng 0,7 – 0,9 % và
chiếm khoảng trung bình 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam
trong các năm nhưđã nói ở trên. Điều này cho thấy, trong quan hệ thương
mại song phương Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản

không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam. Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào
Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác ở Châu Á như
Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia… Vì vậy, nếu như có bất kỳ một sự thay đổi
nào trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản hoặc thị trường Nhật Bản
thì sẽ gây cho nền kinh tế của Việt Nam một cú xốc tương ứng; Ví dụ như:
sự trừng phạt buôn bán, sự tăng giảm giá của đồng Yên hoặc sự thay đổi
chính sách… đều gây tác hại đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn những
gì mà thị trường Việt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản.
Cơ cấu hàng hoá trao đổi còn nhiều bất cập: Việt Nam xuất sang Nhật
Bản nguyên liệu khoáng sản, thủy hải sản chủ yếu dưới dạng thô hoặc mới
qua sơ chế và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công, nhưng lại
nhập từ Nhật những hàng công nghiệp nặng. Như vậy, Việt Nam đã xuất
sang thị trường này những hàng hoá sử dụng nhiều lao động, tài nguyên
thiên nhiên, đồng thời nhập từđó những loại hàng hoá sử dụng ít nguyên
liệu nhưng chứa đựng một hàm lượng chất xám cao.
Cơ cấu buôn bán giữa hai nước phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại
của nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao
động. Về mặt thực tiễn, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một
hiện tượng lành mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam vì doanh thu ngoại tệ.
Khả dĩ có thể chuyển thành hàng hoá giúp cho sự phát triển các ngành công
nghiệp chế tạo – cơ sở cho sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam
trong tương lai. Tuy nhiên, cơ cấu này chỉ cóưu điểm trong thời gian ngắn
-12-
12
từ 3 – 5 năm hoặc tối đa là 7 năm, nếu kéo dài sẽ hoàn toàn bất lợi đối với
Việt Nam trong trao đổi mậu dịch. Thặng dư thương mại của Việt Nam với
Nhật Bản trong thời gian qua chủ yếu là do dầu thô mang lại. Mức thặng dư
của Việt Nam trong buôn bán vớ Nhật Bản là khá lớn nhưng những thiệt hại
khác thì chưa ai tính được.
Rất có thể, trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự

thâm hụt trở lại trong cán cân thương mại với Nhật Bản vì với yêu cầu của
Công nghiệp hoá, đòi hỏi Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn máy
móc; thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại… Người ta dự báo rằng, với
tiến trình Công nghiệp hoáđang diễn ra ở Việt Nam thì trong thời gian một
vài năm tới (từ năm 2006 – 2010) Việt Nam sẽ nhập siêu từ Nhật. Mức nhập
siêu sẽ không phải là nhỏ nếu; Việt Nam không nhanh chóng thay đổi cơ
cấu hàng xuất khẩu của mình sang thị trường này.
Quan hệ buôn bán giản đơn chưa gắn liền với hình thức hợp tác kinh
tế quốc tế, đặc biệt là với hình thức đầu tư (liên doanh, liên kết) và tài trợ
phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có chỗđứng trên thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, quan hệ buôn bán
của phía Nhật Bản đã bước đầu được đặt trong mối quan hệ với ODA và
hình thức đầu tư trực tiếp FDI cũng như phân bố mạng lưới sản xuất trong
khu vực, do đó các doanh nghiệp Nhật Bản tạo được chỗđứng vững chắc
trên thị trường Việt Nam.
Với thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản như hiện
nay, vấn đềđặt ra là Việt Nam phải giải quyết những tồn tại, và khắc phục
các mặt hạn chếđể thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phát triển
tương xứng vơí tiềm năng của hai nước. Nói cách khác, Việt nam cần phải
mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại song phương với Nhật
Bản.
TRIỂNVỌNGMỐIQUANHỆTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN.
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ tháng 9/1973,
nhưng quan hệ Việt - Nhật thực sự phát triển vững chắc kể từ sau năm 1991,
-13-
13
bắt đầu bằng việc nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam. Kết quả sau nhiều vòng đàm phán là vào tháng 11/1992, hai bên đã ký
kết hiệp định về việc Nhật Bản viện trợ có hạn định cho Việt Nam 45 tỷ 500
triệu Yên – mở ra một trang sử mới trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

tháng 3/1993. Tháng 11/1993, tại hội nghị các nước viện trợ cho Việt Nam,
Nhật Bản đã quyết định viện trợ 60 tỷ Yên (khoảng 560 triệu USD) và trở
thành nước viện trợ trực tiếp cao nhất cho Việt Nam. Tháng 8/1994, thủ
tướng Murayama là vị Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sang thăm Việt
Nam, trong cuộc hộđàm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai bên đã nhất trí thắt
chặt quan hệ hợp tác giữa hai nước, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, giao lưu con người, hướng tới thời kỷ mới trong quan hệ Việt – Nhật.
Tháng 4/1995, nhận lời mời của thủ tướng Murayama, Tổng bí thưĐỗ Mười
đã sang thăm chính thức Nhật Bản. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng
bí thưĐảng Cộng sản Việt Nam đến Nhật Bản, đánh dấu một bước phát
triển quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Năm 1999 là năm kỷ niệm lần thứ 26 quan hệ ngoại giao Việt – Nhật,
để khẳng định sự gắn bóđoàn kết giữa hai nước, các nhà lãnh đạo cấp cao
của hai nước đã liên tục có những chuyến viếng thăm và làm việc với nhau.
Tiếp theo là chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi nhân
dịp dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 12/1998 tại Việt Nam.
Chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 3/1999, chuyến thăm
của phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Nhật Bản vào tháng 6/1999,
chuyến thăm của Bộ trưởng tài chính Miyazawa vào tháng 5/1999; chuyến
thăm của Hoàng tử và Công chúa Nhật Bản Akishino tới Việt Nam vào
tháng 6/1999. Từ ngày mùng 4 đến mùng 6/6/2001 Thủ tướng PhanVăn
Khải đã tham dự hội thảo “Tương lai Châu á” vàđã thăm Nhật Bản. ngày
27/03/2002, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi cùng các thành viên
trong đoàn đại biểu Chính phủ Nhật Bản đãđến Hà Nội, tại cuộc hộđàm,
-14-
14
Thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Koizumi đã dành nhiều thời gian
trao đổi ý kiến về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ
hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực để hướng tới kỷ niệm 30
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản vào năm 2003.

Qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo, Việt Nam và Nhật Bản
đã ký kết với nhau nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, giải quyết những vấn đề
tồn đọng và xục tiến quan hệ mậu dịch, đầu tư giữa hai nước. Tính đến ngày
29/2/2004, tổng vốn đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản lên tới 4,585 triệu
USD và tổng vốn thực hiện là 3,947 triệu USD chiếm 86 %. Có thể nói
Chính phủ ta đã có cố gắng nỗ lực trong việc tạo điều kiện tối đa cho các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, liên doanh liên kết vào thị trường Việt
Nam.
Mấy năm gần đây Việt Nam dần dần hiểu rõ hơn thị trường Nhật
Bản, các doanh nghiệp thành thạo hơn trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
vàđã có sự chủđộng hợp tác với nước bạn. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng hiểu
rõ khả năng hợp tác vớc các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sởđôi bên cùng
có lợi. Cho đến nay, rất nhiều sản phẩm của các hãng nổi tiếng ở Nhật Bản
như Toshiba, Mitshubisi, Toyota, HonDa, SamSung… đã trở nên khá quen
thuộc vàđãđi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy
nhiên, không phải dễ dàng mà các sản phẩm trên đạt được điều này. Để
cóđược điều đó, các công ty của Nhật đã phải nỗ lực trong việc tiếp thị,
quảng cáo và hoạt động quan trọng hơn cả là tìm hiểu được thị hiếu người
tiêu dùng Việt Nam. Phần nữa là nhờ vào những thiết bị máy móc tiên tiến
hiện đại của mình mà Nhật Bản có thể sản xuất hàng hoá có chất lượng cao,
mẫu mãđẹp được người tiêu dùng tin tưởng. Như vậy, các doanh nghiệp
Nhật Bản đã dựa vào thế mạnh, uy tín của mình để phát huy. Còn Việt Nam
thì sao? Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nỗ lực phát huy những lợi thế
so sánh của mình trong lĩnh vực hàng nông sản, dầu thô, dệt may… như lao
-15-
15
động rẻ, nguyên liệu đầu vào rẻ… vì vậy, các doanh nghiệp của ta cũng đã
từng bước thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AESAN), Diễn
đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương ( APEC) sẽ tạo ra những cơ hội mới

cho hoạt động thương mại. Khi chưa tham gia vào WTO (tổ chức thương
mại thế giới) thì việc gia nhập vào (APEC) sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị
trường với nhiều ưu đãi giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đẩy
mạnh. Nếu muốn tham gia vào WTO, Việt Nam buộc phải mở rộng thị
trường của mình và phải chấp nhận một môi trường cạnh tranh ác liệt và
hoàn toàn bình đẳng với các nước trong khu vực và thậm chí là với các
nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Đây vừa là thách
đố vừa làđộng lực kích thích các doanh nghiệp Việt Nam phải khẩn trương
nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của mình cả trên thị trường trong
nước cũng như thì trường ở nước ngoài. Để làm được điều này, Việt Nam
phải thực hiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lí,
tiếp thị, cải tiến mẫu mã, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
Việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, một khu vực vẫn còn chứa nhiều yếu tố của sự phát triển năng
động vàđầy hứa hẹn trong thập kỷ tới. Với tư cách là một thành viên lâu đời
của APEC và WTO, là bên đối thoại tích cực của ASEAN, Nhật Bản sẽ cho
Việt Nam được hưởng các ưu đãi theo qui định của các tổ chức này trên các
lĩnh vực khác nhau và cũng cóđiều kiện hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ Việt
Nam học hỏi những kinh nghiệm xúc tiến nhanh hơn quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế.
Tóm lại, triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong thời
gian tới rất khả quan, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới WTO. Nó phù hợp với chiến lược mở của thị trường
-16-
16
tăng cường quan hệ kinh tếđối ngoại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tuy nhiên để triển vọng hợp tác đó trở thành hiện thực, chính phủ hai nước
cần có những nỗ lực, cố gắn hơn nữa trong việc tạo dựng hành lang pháp lý,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau,
thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.

Chúng ta cũng hy vọng rằng, với dấu hiệu tích cực của công cuộc
khôi phục kinh tế Nhật Bản và khu vực, cùng với quá trình đổi mới của Việt
Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn
nữa quan hệ giữa hai nước trong thiên niên kỷ mới này, góp phần vào sự
phát triển kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo ra bầu không khí hợp tác
kinh doanh trong toàn khu vực.
-17-
17

×