Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề tài: Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tế để giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.82 KB, 23 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài

Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ
(không kể mặt tiêu cực). Dùng lý
luận kinh tế để giải thích.Lấy thực tế
Việt Nam minh chứng


MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với thắng lợi to lớn của chiến dịch HỒ CHÍ MINH lịch sử, ngày 30-4 năm 1975 miền
nam hoàn toàn được giải phóng. Năm 1976, đất nước được được thống nhất về mặt nhà
nước, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội,trên cơ sở thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp như miền bắc 20 năm trước.Trong thời kỳ này nền kinh tế của
chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách
thức .Do vậy trong thời kỳ này đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối xây dựng kinh tế
như sau : “đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ,kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành
một cơ cấu công nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa


phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất;kết hợp phát triển lực lượng sản xuất
với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng”.Nhưng
sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lói trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng


chậm chạp, thậm chí đến cuối những năm 70 đã bước vào khủng hoảng,sãn xuất trì trệ, giá
cả tăng nhanh.Trong khi đó nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xơ và
Đơng Âu) khơng cịn nữa, đồng thời do khó khăn về kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa nên
nguồn vốn vay của các nước này (chủ yếu từ liên xô) ngày càng giảm sút. Trong khi đó Mỹ
tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế, ngăn cản Việt Nam bình thường háo với các nước và tổ
chức quốc tế.Những yếu tố này gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế và đời sống nhân
dân ta.Trước tình hình đó,nhiều cán bộ lãnh đạo của đảng và nhà nước ở một số địa
phương đã tìm kiếm giải pháp,thực hiện cải tiến từ cơ sở. Từ thực tiễn đó năm 1979 Đảng
và nhà nước ta bắt đầu có một số chủ trương và đến đại hội VI (tháng 12/1986) thì đảng,
nhà nước ta đã có những đổi mới thực sự quan trọng trong con đường đổi mới toàn diện và
sâu sắc ở nước ta, trong đó có đổi mới kinh tế nhằm cởi trói cho nền kinh tế để tạo điều
kiện cho sản xuất “bung ra”,thực hiện cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đây
là một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới ở nước ta.Và sau hơn 16 năm thực
hiện công cuộc đổi mới với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần này chúng ta đã đạt
được nhiều tiến bộ về kinh tế cũng như các mặt khác,phần nào xoá bỏ được khoảng cách
giữa ta và các nước khác trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay ,việc Việt Nam gia nhập
tổ chức kinh tế thế giới có lẽ cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng của nước ta,và nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần có vai trị gì với chúng ta hiện nay? Đây là một câu hỏi không
mới song cũng không dễ trả lời và những tài liệu nghiên cứu về vấn đê này có lẽ là rất quan
trọng đối với chúng ta hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài
Vào đại hội 6 năm 1986, sau khi phân tích những sai lầm trước đó, đảng ta đã quyết
định chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
xã hội chủ nghĩa và thực tế là chúng đã có được sự tiến bộ vượt bậc sau 20 năm đổi mới,
chúng ta có được sự tiến bộ này phần lớn nhờ nền sản xuất hàng hoá.Nhưng để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển một cách bền vững ở giai đoạn tiếp theo, nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO nền kinh tế chắc chắn sẽ có sự biến đổi lớn. Vì vậy
chúng ta cần có những tài liệu, những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, nhằm giúp ta
hiểu rõ được ưu điểm và hạn chế của nền sản xuất hàng hố để có cách thức, biện pháp
phát triển hợp lý nền sản xuất hàng hoá để đưa kinh tế Việt Nam phát triển.



Về phía bản thân mình, tuy rằng là một sinh viên của một trường đại học khốii kinh tế
và trong quá trình học đã được bổ sung một số kiến thức về kinh tế song những kiến thức
về thực tế của em rất hạn hẹp. Do đòi hỏi của thực tế, sau một thờii gian nghiên cứu em đã
quyết định chọn đề tài “Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt,
rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tế để giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh
chứng” vì em thấy đề tài này có liên quan đến chưng trình học của mình và nó chứa đựng
nhiều kiến thức thực tế mà em muốn tìm hiểu và một lý do quan trọng nhất là dù sao em
cũng muốn được góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng đất nước.


NỘI DUNG

1.Dùng lý luận kinh tế để giải thích
Để dùng lý luận kinh tế giải thích cho đề tài này chúng ta cần tìm hiểu về lý thuyết
của sản xuất hàng hoá, điều kiện ra đời, đặc trưng ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản
xuất tự cấp tự túc, giá trị của hàng hoá và cuối cùng là những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hoá.
1.1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế,
đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm
thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hố chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
1.1.1. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề
khác nhau của nền sản xuất xã hội.



Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên mơn hố lao động, do đó dẫn đến chun
mơn hố sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên
mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống
của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu địi hỏi
họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C. Mác
đã chứng minh rằng, trong cơng xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá
chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hố. Bởi vì tư liệu sản xuất là của
chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chun mơn hố cũng là của chung; công xã
phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với
nhau như là những hàng hoá". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều
kiện thứ hai nữa.
1.1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là
chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã
làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống
phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều
kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán
hàng hố, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hố.
Sản xuất hàng hố chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì khơng có sản xuất hàng hố và sản phẩm lao động khơng mang
hình thái hàng hoá.
1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người, đưa lồi người thốt khỏi tình trạng "mơng muội", xố bỏ nền kinh tế tự
nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã

hội.
Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao
động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng
mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản


xuất hàng hố đã xố bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội
hố sản xuất.
Sản xuất hàng hố có đặc trưng và ưu thế như sau:
- Do mục đích của sản xuất hàng hố khơng phải để thoả mãn nhu cầu của bản thân
người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị
trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động
trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và
thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá tiền tệ
làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng
phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân.

1.3. Lượng giá trị hàng hoá. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá.
1.3.1. Thời gian lao động xã hội cần thiết
Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hố đó quyết định.
Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động...
Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế,
một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản

xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là khơng giống nhau, nên thời gian lao động
cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định
lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của
hàng hố khơng phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung
bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội


nhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao
động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hố nào đó trên thị trường.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hố
cũng là một đại lượng khơng cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và
mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động.
- Lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian cần thiết
để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược
lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá
càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn
vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hố xuống, thì ta phải tăng năng
suất lao động. Đến lượt năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ khéo
léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất,các điều kiện tự nhiên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng
giá trị hàng hoá. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động. Khi
cường độ lao động tăng, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian tăng

và lượng sản phẩm được tạo ra tăng tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm
không đổi. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
- Lượng giá trị hàng hóa, phụ thuộc vào tính chất của lao động, đó là: lao động giản
đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người
bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân
gấp bội lên. Để cho các hàng hoá do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với
các hàng hố do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao


động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Sau khi tìm hiểu về các yếu tố trên, chúng ta có thể giải thích được vấn đề như sau:
Với mục đích của sản xuất hàng hố ta thấy rằng, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức
kinh tế mà sản phẩm được sản xuất ra nhằm để bán hoặc trao đổi trên thị trường, nói chung
rằng mục đích của sản xuất hàng hoá là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người
khác, của xã hội. Mà nhu cầu của con người là hầu như không có giới hạn, đặc biệt trong
thời đại hiện nay, cuộc sống ngày càng no đủ nên nhu cầu của con người về hàng hoá phát
sinh ngày càng nhiều với sự địi hỏi ngày càng khắt khe. Cùng với đó là sự tăng lên rất lớn
của số lượng người sản xuất hàng hoá, do vậy cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để tồn tại
được thì người sản xuất hàng hố Những yếu tố này đã thúc đẩy người sản xuất hàng hố
cải tiến cơng cụ sản xuất, hợp lý hố sản xuất với mục đích làm vừa lịng thượng đế để thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Những yếu tố này đã thúc đẩy người sản xuất hàng hố cải tiến
cơng cụ, hợp lý hoá sản xuất, cải tạo cơ chế quản lý, kinh doanh. Do vậy số lượng hàng
hoá ngày càng tăng lên với chất lượng không ngừng được nâng cao, từ đó thúc đẩy kinh tế
phát triển. Mặt khác sản xuất hàng hố ngày càng phát triển thì xu thế hội nhập là không
thể tránh khỏi, từ đây làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học-kĩ thuật giữa các

nước tăng lên, tạo điều kiện để phát triển đời sống văn hoá của nhân dân các nước và đưa
nền văn minh nhân loại lên một tầm cao mới.
2.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng
Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã có sự biến đổi vượt bậc về mọi mặt trong đó có kinh
tế. Sự thay đổi này diễn ra trong tất cả các mặt, các thành phần của xã hội .Sau đây ta sẽ
lấy một số ví dụ cụ thể để minh chứng điều này.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào ngành nông nghiệp và xem xét các dự án thực hiện nơng
nghiệp hàng hố ở một tỉnh của nước ta đó là Bình Dương.
Đến với Bình Dương với dự án Phát triển chăn ni theo hướng bền vững. Mục tiêu
của Đảng và Nhà nước ta phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa tập trung sản phẩm đa dạng,
hiệu quả cao, hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao, sạch, bảo đảm đáp ứng nhu
cầu cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.
Mô hình trang trại chăn ni tập trung


Từ mục tiêu này, thời gian qua, ngành chăn nuôi cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ
rệt: Người dân mạnh dạn hơn trong đầu tư chăn nuôi tập trung, thu hút được nhiều thành
phần kinh tế tham gia; đang từng bước xóa dần tập qn chăn ni nhỏ lẻ; ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, lai tạo và đưa giống mới vào sản xuất; bảo đảm an tồn dịch
bệnh tạo ra được ngày càng nhiều hàng hóa phục vụ tốt phần nào nhu cầu sản xuất công
nghiệp và tiêu dùng trong nước.
Bình Dương đến nay đã được nhiều người biết đến là tỉnh công nghiệp phát triển
nhanh. Dù tỷ trọng nơng nghiệp chỉ cịn 7% trong GDP và hàng năm diện tích đất nơng
nghiệp chuyển sang cơng nghiệp dịch vụ và đô thị từ 2.000-6.000 ha, nhưng giá trị sản
xuất của ngành nơng nghiệp vẫn tăng bình qn 6%/năm và diện tích đất nơng nghiệp
chiếm 70% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Tuy nhiên, lĩnh vực chăn ni thì chăn ni
theo phương thức cơng nghiệp và bán công nghiệp: đối với gia súc là 72%, gia cầm là 92%
và tỷ lệ sử dụng giống mới đối với heo là 100%, bò là 80%, gia cầm là 95%. Các trang trại
chăn nuôi tập trung và các doanh nghiệp chăn ni vừa và lớn đang giữ vị trí rất quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa bền

vững.
Quy mơ lớn, hiện đại
Ơng Chung Kim, Giám đốc Cơng ty thức ăn chăn nuôi Kim Long cho biết, ngay khi
chuẩn bị hội nhập kinh tế, Công ty Kim Long đã chủ động nhập toàn bộ giống heo ngoại
như Yorkshire, Duroc, Pietrain... về làm giống bố mẹ từ các nước có nền chăn nuôi tiên
tiến như Canada, Mỹ, Pháp... Đến nay, trang trại chăn nuôi của công ty tại ấp Bàu Bàng, xã
Lai Uyên, Bến Cát đã có tổng đàn 11.976 con, trong đó nái sinh sản 1.007 con, cịn lại là
nái, đực hậu bị.
Để chăm sóc cho đàn heo, ơng cũng đã thuê 8 bác sĩ, kỹ sư chăn nuôi, 28 cán bộ trung
cấp thú y, 53 công nhân chăn nuôi. Ngoài con giống phục vụ cung cấp thịt ra thị trường,
hiện nay, công ty cũng đang tổ chức cung cấp con giống phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi
của bà con nông dân. Riêng Công ty San Mugel Pure foods Việt Nam cũng đã đầu tư 40
triệu USD, ngoài chăn nuôi 130 ngàn con heo, công ty cũng tổ chức sản xuất, chế biến thức
ăn gia súc, xây dựng lò giết mổ tập trung. Hiện công ty được hệ thống siêu thị lớn tiêu thụ
thịt như Metro, BigC và các nhà máy chế biến thịt. Công ty cũng đang bắt đầu cung cấp ra


thị trường các sản phẩm thịt chế biến với thương hiệu Le Gourmet và Metro, trong năm
nay, công ty đang có kế hoạch cung cấp 1.000 tấn thịt mang thương hiệu này. Phó Giám
đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Thái Văn Thành cho biết, tại Bình Dương, các
trang trại chăn ni chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trị quan trọng trong sản xuất sản phẩm chăn
ni hàng hóa. Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ, từ con giống, chuồng trại, thức
ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi với trang thiết bị hiện đại. Các trang trại Bình Dương
sử dụng mức lao động bình quân, 4 người/ trang trại, vốn đầu tư khoảng 440 triệu
đồng/trang trại, tổng doanh thu bình quân của mỗi trang trại 383 triệu đồng, thu nhập bình
quân là 58 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các chủ trang trại là người hiểu biết kỹ thuật chăn
ni, có kinh nghiệm chăn nuôi, am hiểu thị trường, trực tiếp điều hành sản xuất. Đây là
những nhân tố đã giúp cho mô hình trang trại thành cơng hơn hộ gia đình. Điều quan tâm
nhất là con giống được đưa vào chăn nuôi chất lượng khá cao do các chủ trang trại nhạy
bén và quan tâm đầu tư chiều sâu từ con giống mới chất lượng cao. Đến nay, 100% giống

heo, 90% giống gà là giống mới, tỷ lệ Zebu (bò giống) đàn bị đạt 80%. Riêng đàn bị sữa
thơng qua các chương trình dự án đã bình tuyển, hỗ trợ giống đào tạo lực lượng thụ tinh
nhân tạo, chất lượng bò sữa được cải thiện thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh, sản
lượng sữa đạt 3.650kg/chu kỳ.
Kết hợp chế biến
Không những thế, các hoạt động sản xuất, chế biến phục vụ chăn nuôi đã gắn liền với
người dân. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mọc lên đáp ứng nhu cầu cho chăn
ni. Hiện tồn tỉnh có 41 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, không chỉ phục vụ cho địa
phương mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận. Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, tại
Bình Dương đã có Cơng ty Dutch Lady Việt Nam thu mua tồn bộ sản phẩm (sữa) của
người chăn ni. Hiện công ty đã thành lập 2 trung tâm làm lạnh trên địa bàn Bình Dương
phục vụ thu mua sữa cho người dân. Công nghiệp chế biến thịt cũng đã đạt đến mức hiện
đại với nhà máy Legourmet công suất thiết kế 2.250 tấn thịt heo xẻ/năm, thịt mảnh 1.785
tấn/năm... Các nhà máy của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Tuyền Ký, Công ty TNHH
chế biến thực phẩm Thanh Thủy, Hòa Trang... sử dụng nguyên liệu thịt heo, thịt bị chế
biến thực phẩm khơ, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp... Nói về ngành chăn ni ở
Bình Dương, Cục Trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Đăng Vang cho biết, đến nay, Bình
Dương chính thức trở thành một nền chăn ni cơng nghiệp hiện đại, điển hình cho nhiều
địa phương học tập.


Qua đây chúng ta thấy được sự phát triển của Bình Dương sau khi đổi mới nền sản
xuất từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn (là một yếu tố quan trọng của
sản xuất hàng hoá ). Điều này cũng đã chứng tỏ một điều là nền sản xuất hàng hoá đã thúc
đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
Mặt khác từ khi áp dụng nền sản xuất hàng hoá vào nền sản xuất nước ta chúng ta đã có
được sự phát triển vượt bậc, cơng cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng năm 1986
đã mở ra một giai đoạn mới trong đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam
mà nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước

trong cộng đồng quốc tế, việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa,
đa phương hóa đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam
đã không ngừng mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi
với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, các nước lớn...; hội nhập ngày
càng sâu rộng với khu vực và thế giới, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng
được nâng cao trên trường quốc tế. Gia nhập Tổ chức các nước nói tiếng Pháp
(Francophonie), Hiệp hội ASEAN, APEC, ASEM, Việt Nam đã có những đóng góp quan
trọng vào sự phát triển của các tổ chức này, rõ nhất là đã tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp
ngữ lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ sáu, Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ
năm và đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 vào cuối năm 2006,
tích cực vận động cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Không những vậy
mà hiện nay nền kinh tế nước ta đã đạt đuợc mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm
và dự tính nước ta cùng với các nước châu á Thái Bình Dương khác cũng vẫn sẽ tiếp tục
giữ được mức tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.
Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày 17/10, dự báo GDP cả năm ước tăng
8,2% (kế hoạch là 8%). GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương
720 USD (năm 2005 đạt trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD). Giá trị tăng thêm của
ngành công nghiệp và xây dựng tăng dự báo là 10,4 - 10,5% (kế hoạch là 10,2%); ngành
dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế hoạch là 8%); riêng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có thể
khơng đạt kế hoạch đề ra khi chỉ tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là 3,8%). Một số chỉ tiêu khác
như tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%); tổng nguồn vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 41% GDP (kế hoạch là 38,6%); giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn mới xuống còn 19% (kế hoạch là 20%). Tốc độ tăng giá tiêu dùng


khoảng 7 - 7,5% (kế hoạch là thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế). Tổng thu ngân sách nhà
nước năm nay cũng vượt kế hoạch, ước đạt trên 258 nghìn tỷ đồng (dự tốn là 237,9 nghìn
tỷ đồng), tăng 19%; tổng chi ngân sách nhà nước đạt trên 315 nghìn tỷ đồng (dự tốn là
294,4 nghìn tỷ đồng), tăng 20%; bội chi ngân sách nhà nước trong mức 5% GDP (dự toán
là 5%).

Trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: “Nhìn tổng quát, hầu hết các
chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra. Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng
trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố. Các cân đối lớn được bảo đảm và ổn định được kinh tế vĩ mô. Các lĩnh vực
về khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hố, thơng tin, dạy nghề, y tế, thể dục
thể thao và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng có chuyển biến tích cực". Trong đó, một số
lĩnh vực đạt kết quả nổi bật, như tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt khoảng
41% GDP, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Đáng chú ý là trong mức ấn tượng trên,
nguồn vốn của doanh nghiệp dân doanh đã chiếm tới gần một phần ba. Trong năm 2007,
Chính phủ đề ra mục tiêu đưa GDP tăng khoảng 8,2 - 8,5%; dự kiến đạt trên 1.130 nghìn tỷ
đồng, tương đương khoảng 70 tỷ USD; GDP bình quân đầu người khoảng 820 USD. Giá
trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp có mục tiêu tăng từ 3,5 - 3,8%; ngành cơng
nghiệp và xây dựng tăng 10,5 - 10,7%; ngành dịch vụ tăng 8 - 8,5%. Cơ cấu ngành trong
GDP dự kiến chiếm 19,5% là khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng khoảng 42%
và dịch vụ khoảng 38,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 theo mục tiêu của
Chính phủ là 45,2 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2006; nhập khẩu 49,1 tỷ USD, tăng
15,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội khoảng 452 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP;
tổng thu ngân sách trên 274 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% GDP và tăng 15,5%; tổng chi ngân
sách nhà nước 347 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với dự toán năm 2006 và bội chi ngân
sách nhà nước vẫn giữ trong khoảng 5% GDP.
Kinh tế của Việt Nam phát triển không chỉ thể hiện ra ở tốc độ phát triển kinh tế mà
còn thể hiện ra ở tốc độ xố đói giảm nghèo và sự tăng lên của chi tiêu đầu người ở Việt
Nam. Theo Báo cáo của các nhà tài trợ “Phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo khổ”, Việt
Nam đã đạt được “những thành tựu đáng kể” về xóa đói, giảm nghèo, và, “những thành tựu
này được đánh giá là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh
tế”. Tại Hội nghị Liên hiệp quốc ngày 11-11-2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành các mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa nghèo trước 10 năm so với thời hạn năm 2015. Từ cuối
thập niên 1980, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong giảm nhanh tỷ lệ



nghèo khổ ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ trên 70% vào cuối
thập niên 1980 xuống dưới 10% vào năm 2005. Điều đó có nghĩa là hàng triệu người dân
Việt Nam đã thốt khỏi cảnh nghèo khổ trong gần 2 thập kỷ qua.
Giảm nghèo ở Việt Nam phản ánh cả trên bình diện gia tăng chi tiêu đầu người trong
hộ gia đình và tăng thu nhập đầu người nhờ có thành tựu của 20 năm đổi mới (1986-2006).
Những số liệu điều tra trong giai đoạn 1993-1998 cho thấy, chi tiêu bình quân đầu người
trong hộ gia đình tăng 41%, chứng tỏ có một sự cải thiện đáng kể mức sống của người dân
nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 7,2%, một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất
nhiều so với tỷ lệ tăng dân số 1,6%/năm, dẫn đến tăng thu nhập bình quân đầu người
khoảng 5,6%/năm. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng nhanh từ 98 USD năm
1990 lên 729 USD năm 2006 tính theo giá hiện hành và tăng cao gấp hơn 7 lần trong
khoảng thời gian trên.
Khi đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần thì khơng những chỉ có kinh tế phát triển mà lượng hàng hoá cũng tăng lên với chất
lượng ngày càng cao, điều này được thể hiện qua sự phát triển của xuất nhập khẩu trong
những năm qua. Cụ thể Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được
nhiều thành tựu đáng kể: Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau
cao hơn năm trước. Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2087 triệu USD thì đến năm
2000 đã đạt tới 14308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt
4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,6%/năm tức là tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 2,7 lần. Kim ngạch xuất khẩu
tính trên đầu người bình quân năm 1991 là 30 USD, năm 1995 là 76 USD và đến năm 2000
đạt 180 USD (đây là mức của các quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường).
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa,
giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến. Năm
1991 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tới 52,6% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước, cịn hàng hóa ngành cơng nghiệp nặng và khống sản là 33,4% và tỷ
trọng hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp là 14%. Đến năm 2000 tỷ trọng các loại
hàng hóa đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công

nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ. Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và
về chất của quá trình xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày
càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường


này khơng cịn nữa thì các nước châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu
chính của ta. Trong số các nước ở châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trị lớn, tuy
nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi
theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và châu Mỹ. Nhìn chung, trong 10 năm
qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn cịn
chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nơng
sản, các bạn hàng lớn cịn ít và khơng ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng
trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng.
Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim
ngạch xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản của Việt Nam. Bình qn thời kỳ 1995 - 2000 kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm khoảng 70% và hàng thủy sản chiếm 25% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong hàng nông sản xuất khẩu, lúa gạo vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất (23,8%), thứ đến là cà phê (13,5%), hạt điều (4,4%) và cao su
(3,2%), còn rau quả chiếm tỷ trọng quá nhỏ (mới chiếm từ 0,5 đến 1,4%), chưa tương xứng
với tiềm năng của ngành. Nhưng xét về tốc độ gia tăng giá trị kim ngạch thì rau quả đã
tăng rất nhanh, năm 1998 đạt 52 triệu USD thì năm 1999 là 105 triệu USD và năm 2000
đạt 205 triệu USD, tăng gần 2 lần so với năm 1999. Thứ đến là hồ tiêu hạt với chỉ số tăng
51% rồi đến cà phê (28%) và cao su (22%).


KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới của đất nước ta trong thời gian qua
có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc
sâu rộng về mọi mặt. Từ một nền kinh tế cịn nghèo nàn chúng ta đã nhanh
chóng vươn lên thành một nền kinh tế năng động với tốc độ phát triển thường

xuyên trên 8 %. Sự đa dạng hoá ngành nghề, đa lĩnh vực, với các mặt hàng,
sản phẩm có tính cạnh tranh cao… Và ở đó có thể kể đến những đóng góp
khơng nhỏ từ sự đổi mới kinh tế từ một nền sản xuất thủ công lạc hậu lên một
nền sản xuất hàng hoá tiến bộ. Với những chính sách phát triển phù hợp có
thể nói chúng ta ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc
tế. Chúng ta có thể khẳng định đựơc sức mạnh của hàng hố nước ta với tính
cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được phát huy và đựơc bạn bè
nhiều nước biết đến. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia
nhập WTO thì việc phát huy hơn nữa thế mạnh của sản phẩm hàng hoá là rất
cần thiết. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh , học hỏi và mở rộng thị
trường để tiếp tục phát triển kinh tế đất nước. Với mỗi chúng ta để có thể góp
phần xây dựng kinh tế đất nước thì trong mỗi con người chúng ta phải có
được sự thay đổi về mọi mặt nhất là trong suy nghĩ và hành động, chúng ta
cần tập trung hơn vào học hành nghiên cứu hoặc đi tìm hiểu thực tế để bổ
sung thêm cho mình những kiến thức về kinh tế và xã hội để làm công cụ
phục vụ cho chúng ta sau khi ra trường. Trong suy nghĩ chúng ta cần bỏ bớt
kiểu suy nghĩ theo lối mịn cũ, khơng nên suy nghĩ là học hành khơng giúp
được gì cho mình trong cuộc sống sau này cả, và tất cả các kiến thức trong
sách vở chỉ là những kiến thức sng khơng có ứng dụng gì trong thực tế, mà


chúng ta nên biết rằng những kiến thức trong sách vở hết sức quan trọng đối
với chúng ta, khi chúng ta sinh ra đầu óc chúng ta như một tờ giấy trắng và
những kiến thức đầu đời chúng ta học được là từ bố mẹ và những người xung
quanh nhưng đây chỉ là những kiến thức về cuộc sống về một xã hội thu nhỏ
xung quanh chúng ta. Nhưng khi chúng ta lớn lên thì nhu cầu tìm hiêu thế
giới bên ngoài của chúng ta ngày càng nhiều và sách vở chính là cầu nối của
chúng ta với thế giới, sách vở là cầu nối của ta với lịch sử với tri thức của nền
văn minh nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, nó trang bị cho chúng ta những
kiến thức cần thiết để giúp chúng ta ít bỡ ngỡ hơn khi bước ra xã hội bằng

chính đơi chân của mình. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã gia
nhập WTO thì những biến đổi trong nền kinh tế của chúng ta sẽ rất lớn và
kèm theo đó là những biến đổi về xã hội. Nếu khơng chịu khó học tập nghiên
cứu thì chúng ta sẽ ngày càng bị lạc hậu đi so với các nước khác chính vì vậy
trong giai đoạn hiện nay đối với chúng ta nên xác định học tập là ưu tiên hàng
đầu và hi vọng là trong một tương lai không xa chúng ta có thể đưa đất nước
phát triển lên một tầm cao mới.


Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-LêNin
Tạp chí cộng sản điện tử
Trang Web báo nhân dân
Thời báo kinh tế Việt Nam
Thời báo kinh tế Sài Gòn
MOF WEBSITE
Tạp chí hoạt động khoa học



×