Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài 2:BÀI THƠ MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.12 KB, 5 trang )

Bài 2:
BÀI THƠ MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI
(Tân xuất ngục, học đăng sơn)


I. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết lúc tác giả được ra khỏi tù, đợi ngày về nước, đang
kiên trì tập luyện để phục hồi sức khỏe, sau hơn một năm
bị giam cầm.
- Lần đầu tiên lên đỉnh núi, người sung sướng, cảm hứng
viết bài này.
- Bài thơ dụng ý thông tin về quê nhà: Bác vẫn còn sống,
vẫn giữ lương tâm cách mạng trong sáng và luôn hướng
về Tổ Quốc, đồng bào, đồng chí.
II. Nội dung:
1) Cảnh thiên nhiên: (câu 1,2)
- Bức tranh sơn thủy hữu tình với thiên nhiên cao rộng
hùng vĩ, núi và mây hòa quyện vào nhau, tạo cảm giác ấm
áp, vui tươi. Lòng sông phẳng lặng, thanh khiết qua vẻ
đẹp phẳng, sáng như gương không chút bụi.
- Phải đứng ở vị trí cao mới quan sát được cảnh ấy. Qua
đó cũng biểu hiện tâm hồn trong sáng, thanh cao của
nhân vật trữ tình, dù bị giam cầm đày ải vẫn giữ được
phẩm chất, lương tâm cách mạng.
2) Tâm trạng của nhà thơ: (câu 3,4)
- Vừa vui sướng, vừa nôn nao, mong đợi ngày về nước
(bồi hồi). Tuy đi bộ một mình nhưng người không hề cô
đơn vì trong tâm hồn Người đang hiện diện hình ảnh quê
nhà.
- Luôn nhớ về trời Nam Tổ quốc và đồng bào, đồng chí.
Cả bài thơ chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu quê


hương sâu sắc. Tuy đang ở xứ người nhưng tâm hồn đã
sống giữa Tổ quốc, người thân, bạn bè, đồng bào, đồng
chí. Bài thơ nổi bật tâm hồn thi sĩ– chiến sĩ.
III. Nghệ thuật:
Đậm đà màu sắc cổ điển và tỏa sáng tinh thần hiện đại.
– Màu sắc cổ điển: Bút pháp chấm phá: suối, mây, sông
nước với tứ thơ, đề tài ước lệ (lên núi nhớ bạn). Nhân vật
trữ tình yêu thiên nhiên, tâm hồn khoáng đạt, phong thái
ung dung.
– Tinh thần hiện đại: Nghị lực phi thường của người chiến
sĩ, rèn luyện gian khổ để được tiếp tục làm cách mạng đó
cũng là ý chí mạnh mẽ vượt mọi thử thách.

Nguồn từ:
/>tích-các-tác-phẩm-của-BÁC***#ixzz1PAL0xPOI

×