Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 13 trang )

Phân tích Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong
truyện Vợ nhặt của Kim Lân




Di
ễn biến tâm trạng của b
à c
ụ Tứ.


- Bà cụ Tứ là người dân ngụ cư, nghèo kh
ổ, góa bụa,
ở vậy nuôi con, chịu nhiều đắng cay, cơ cực. Bà xu
ất
hiện trong bóng chiều hôm chạng vạng tê tái với h
ình
ảnh "lọng khọng từ ngoài ngõ vào vừa đi vừa lầm
bầm tính toán gì trong miệng". Bà cũng như bao

người mẹ Việt Nam khác rất mực yêu thương con
cái.
Vẻ đẹp nhân văn đư
ợc thể hiện qua diễn biến tâm
trạng
* Lúc đầu bà ngạc nhiên
- Thấy Tràng "reo lên như một đứa trẻ", vồn vã khác
thường khi thấy mẹ, tâm trạng bà cụ Tứ cũng trở n
ên
"phấp phỏng": Có cái gì đó bất thường đang chờ đợi


bà. Đầu tiên là tâm trạng ngạc nhiên: Ngạc nhiên
đến nỗi bà phải " đứng sững lại". Bởi căn nhà xưa
nay chỉ có bà và Tr nay lại thấy xuất hiện một người
đàn bà xa lạ. Vì thế hàng loạt những câu hỏi luẩn
quẩn trong đầu bà: "Quái, sao lại có người đàn bà
nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay
đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào
mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế
nhỉ?". Vì ngạc nhiên, phân vân nên bước chân của
bà lão cũng "lập cập". Khi đã vào trong nhà, Bà cụ
Tứ lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy tiếng ngư
ời
đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
*

Khi hi
ểu ra b
à t
ủi phận.

- Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa: "Nhà tôi nó
mới về làm bạn với tôi đấy u ạ", bà cụ mới hiểu. "Bà
lão cúi đầu nín lặng". Một sự im lặng chất chứa biết
bao suy nghĩ. "Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo
khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán
vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Một nỗi
tủi hờn, xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ
"Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc
ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt
sau này Còn mình thì ". Đằng sau lời độc thoại bỏ

lửng đó người đọc có thể thấy được nỗi cay đắng
của bà đang dâng lên tột đỉnh và người mẹ nghèo
khổ ấy đã khóc " Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ
xu
ống hai dòng nước mắt ".
* Bà lo lắng: Thương con nên lo lắng cho con: "Biết
rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn
đói khát này không". Suy nghĩ này của bà cụ Tứ
chứng tỏ bà đang rất lo lắng cho tương lai của hai
con. Cũng chứng tỏ sự ám ảnh về nạn đói ấy thật
khủng khiếp.
*Từ tủi phận và lo lắng bà lão chuyển sang tâm
trạng vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai
và người vợ nhặt. Vui mừng vì con có hạnh phúc,
xót thương vì sự thật quá phũ phàng. Bà thở d
ài nhìn
người đàn bà đang vân vê tà áo đã rách bợt nay đã
là dâu con của bà. Càng nhìn bà càng thương thị lại
càng thương con mình "Người ta có gặp bước khó
khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con m
ình, mà con
mình mới có được vợ. May ra mà qua được cái tao
đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó".

- Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn,
"nhẹ nhàng" nói với nàng dâu: "Ừ thôi thì các con đã
ph
ải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
" .
Ngôn ngữ của bà lão nhẹ nhàng, cái nhìn của bà với

nàng dâu đầy cảm thông. Tất cả xuất phát từ t
ình yêu
thương con người của bà lão. Lời nói ấy làm anh
Tràng nhẹ nhõm và cũng đã trả lại danh dự cho
người đàn bà là mang tiếng "theo trai".

*
Bà lão ch
ợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng.
Thế
là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng, bà dặn dò các
con "Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng chúng mày
liệu bảo nhau mà làm ăn". Bà ấp ủ và hướng hai con
vào niềm tin tưởng ở tương lai phía trước với triết lí
dân gian gần gũi "Rồi may ra ông giời cho khá Biết
thế nào hở con, ai giầu ba họ, ai khó ba đời". Điều
này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn. Đây chính là
niềm lạc quan hy vọng đổi đời.
* Vì thương con bà lại ám ảnh chuyện cũ: "Bà lão
thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão , ngh
ĩ
đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài
dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau,
cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia
không?".
* Song nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng th
ương yêu
của bà cụ Tứ: Bà lão, nhìn người đàn bà, lòng đầy
xót thương. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ
khác, bà cụ Tứ những mong con dâu mình hoà

thuận. Bà an ủi đôi vợ chống son "Kể có được dăm
ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng
chẳng ai người ta chấp nhặt chi lúc này. Cốt làm sao
chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói
to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá".
Bà cụ Tứ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt
cứ cháy xuống ròng ròng. Những giọt nước mắt xót
xa, tủi nhục ấy, người vô tâm như Tràng làm sao có
thể hiểu nổi.
* Sáng hôm sau: Bà cụ Tứ thật khác với ngày
hôm qua. Người đọc thấy bà "nhẹ nhõm, tươi tỉnh
khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà
rạng rỡ hẳn lên". Cùng với nàng đâu, bà cụ xăm xắn
thu dọn; quét tước nhà cửa. Người mẹ từng trải và
nhân hậu ấy đã bằng mọi cách nhen nhóm một niềm
vui, niềm hi vọng cho dâu con của mình. Bà cụ nói
toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau
này. Bà dặn Tràng nuôi gà để "Chẳng mấy chốc có
ngay đàn gà cho mà xem".
Bà cố gắng tạo niềm vui bằng nồi chè cám, nồi chè
bà đã dành dụm chắt chiu để hôm nay mới có dịp đãi
con. Tuy không ai nuốt nổi nhưng chắc chắn rằng
không ít người đọc đã chảy nước mắt trước tấm l
òng
cao thượng ấy của người mẹ nông dân nghèo khổ.
Nghệ thuật:

KL :Bà cụ Tứ là hình ảnh điển hình về một người mẹ
nghèo khổ nông dân Việt Nam với phẩm chất cao
đẹp: thương con và giầu đức hy sinh, hiểu biết , lạc

quan. Nhân vật mẹ Tứ thấm đượm tình cảm nhân
đạo sâu xa vốn có trong truyền thống dân tộc. Và là
một sáng tạo xuất sắc của KL. Khắc họa hình tượng
nhân vật bà cụ Tứ, KL đã sử dụng một ng
òi bút trong
sáng, chọn lọc để miêu tả tỷ mỉ, chân thực tấm lòng
vừa trắc ẩn, vừa bao dung của một người mẹ nông
thôn VN.




×