Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tìm hiểu tác phẩm "Chiếucầu hiền" - Ngô Thì Nhậm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.51 KB, 19 trang )

Tìm hiểu tác phẩm "Chiếu
cầu hiền" - Ngô Thì Nhậm




I.Tìm hi
ểu chung


Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu

Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh

vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng
đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc
quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán
nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ
Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề
tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân
lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới n
ên có
người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,…Quang
Trung giao cho Ngô thì Nhậm thay mình viết Chiếu
cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước
an dân.

Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà
vua trẻ tài đức, qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm
thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản,
thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng l


à
người được vua Quang Trung tin cậy.

Thể loại: Chiếu

Là một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh
lệnh cho thần dân.
Công văn hành chính thời xưa gồm hai loại: một loại
do cấp dưới đệ trình lên nhà vua hoặc triều đình (
tấu, chương, biểu, sớ, khải,…), một loại do nhà vua
truyền xuống cho bề tôi ( chiếu, mệnh, lệnh, chế, dụ,
cáo, …)

- Chiếu nói chung, chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại
văn nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc
loại công văn nhà nước, lệnh cho thần dân th
ực hiện,
nhưng ở đây, đối tượng của bài chiếu là các b
ậc hiền
tài, hơn nữa đây là cầu, tức là vua Quang Trung c
ầu,
chứ không phải là lệnh.

Kết cấu của “ Chiếu cầu hiền”

Chiếu cầu hiền là m
ột tác phẩm chính luận có kết cấu
chặt chẽ, lập luận chắc chắn, lí lẽ sắc bén. Bài chiếu
chia làm 3 phần:


- Phần 1: (đoạn 1 sgk ): cơ sở lí luận của “chiếu cầu
hiền” ( mượn lời Khổng Tử, viện ý trời làm cơ sở cho
việc cầu hiền)

- Phần 2 (đoạn 2a và 2b ): tình hình thực tiễn v
à khao
khát cầu hiền của nhà vua.

- Phần 3: ( đoạn 3 ): Hướng sử dụng người hiền tài
và lời kêu gọi người tài trong thiên hạ ra giúp dân
giúp nước.

II.Phân tích

1.Cơ sở lí luận của “Chiếu cầu hiền”

Đoạn mở đầu tạo ra một tiền đề vững chắc, thuyết
phục để cầu hiền.

- Mượn ý của Khổng Tử trong sách luận ngữ: Lấy
đức mà cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ
đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ về chầu.

Tác giả vừa tôn vinh bậc thánh hiền của đạo Nho (
như sao sáng), vừa khẳng định với hiền sĩ khắp nơi
rằng triều đại mới là một triều đại dùng đức để cai trị
đất nước.


- Mượn ý trời, xem việc người hiền tài về chầu thiền

tử là lẽ đương nhiên, hợp quy luật. Nếu người hiền
tài tự giấu mình là trái ý trời. ( Nếu như che mất ánh
sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng
thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy).

Ngô Thì Nhậm thật cao tay, ông mượn lời thánh hiền
và ý trời để tạo ra một cơ sở lí luận chắc chắn cho
việc cầu hiền cảu triều đình. Vừa tôn vinh người hiền
tài lại vừa tôn vinh hoàng đế ( ví vua Quang Trung
với ngôi Bắc Thần, gọi ông là thiên tử) đã tạo ra một
sự tin cậy cho những người hiền chưa hiểu rõ thời
cuộc.

2.Tình hình thực tiễn và khao khát cầu hiền của
vua Quang Trung

- Khi thời thế suy vi, nhiều biến cố, tất yếu kẻ sĩ trong
thiên hạ phải tìm chỗ ẩn mình.

+ Tác giả dùng nhiều hình ảnh gợi cảm để chỉ tình
trạng thất thế loạn lạc của kẻ sĩ (ẩn trong ngòi khe,
kiêng dè không dám lên tiếng, gõ mõ canh cửa, ra
biển vào sông, chết đuối trên cạn,…)nhấn mạnh lối
sống uổng phí tài năng, không xứng danh là người
hiền tài.( biện pháp kích tướng)

+ Thái độ khẩn khoản của nhà vua ( nay trẫm đang
lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,…), hàng lo
ạt câu hỏi
( hay trẫm ít đức…?Hay đang thời đổ nát…?) có tác

dụng kêu gọi sự hợp tác của các hiền tài.

- Thời bình, nước đã có vua, non sông đã có chủ,
thay mặt vua, tác giả đưa ra một số công việc bề
bộn: công việc vừa mới mở ra, kỉ cương nơi triều
chính, công việc ngoài biên cương, dân còn nhọc
nhằn, đức hoá của nhà vua chưa kịp nhuần thấm,
một cái cột không thể đỡ nổi một cái nhà,…kể muôn
sự khó khăn nhằm tac động vào trách nhiệm của
hiền sĩ với non sông đất nước. Những người có tâm
đức sẽ không thờ ơ trước tình cảnh này. Kết đoạn,
tác giả cũng đưa ra một loạt câu hỏi: huống nay trên
dãi đất văn hiến rộng lớn này, há trong đó không có
lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính
quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

=>

+ Cả hai đoạn đều có chung một cấu trúc: kể, liệt kê
thực trạng để tìm cách khơi gợi, kích động những
người hiền tài có lòng t
ự trọng, có trách nhiệm. Từ đó
kết đoạn là những câu hỏi tu từ xoáy sâu, nhấn
mạnh, khích lệ họ đừng chần chừ, ngần ngại nữa,
nhanh đưa sức ra giúp dân trị nước.

+ Giọng điệu linh hoạt, khi mạnh mẽ ( gợi cái tầm
thường trong cuộc sống ẩn dật), khi thì lắng lại,
khiêm nhường, thành tâm; khi thì khích lệ, cổ vũ
người hiền ra giúp chính quyền buổi đầu…


3. Hướng sử dụng người hiền tài và lời kêu gọi
ngư
ời t
ài trong thiên h
ạ ra giúp dân, giúp n
ư
ớc.


- Để đánh tan những phân vân của nhiều hền tài còn
nhiều e ngại do chưa hiểu triều đại mới, n
hà vua đưa
ra hướng sử dụng người hiền tài thật rõ ràng, rộng
mở và độ lượng. Đưa ra nhiều biện pháp cụ thể.

- Đối với người có tài năng học thuật, mưu hay hơn
đời, lời nói noà dùng được thì c
ất nhắc, không kể thứ
bậc, không dùng thì gác lại, không bắt tội.

- Đối với người có nghề hay nghiệp giỏi, cho phép
quan văn, quan võ tiến cử, tuỳ tài sử dụng.

- Đối với những người tài năng còn bị che kín thì
dâng sớ tự tiến cử…

Người hiền theo quan niệm của Quang Trung thật
toàn diện, không chỉ hướng tới những ngư
ời giỏi chữ

nghĩa mà còn hướng tới những người có tay nghề
giỏi. Ông còn khuyến khích người tài tự tiến cử.

-Quan điểm về người hiền tài của nhà vua thât tiến
bộ, hiện đại, hợp lòng dân, tạo con đường rộng mở
cho người tài ra phò vua trị nước.

- Những lời kêu gọi cuối tác phẩm như một lời hiệu
triệu mạnh mẽ, khơi dậy, làm nức lòng kẻ hiền tài
bốn bể. Cái lí của triều đình đưa ra là không còn gì
thuận lợi hơn nữa ( trời trong sáng, đất thanh bình)
cho người tài đức xuất hiện.Thời cơ đã đến cho
những ai muốn làm nên nghiệp lớn ( gặp hội gió mây
)

III.Tổng kết

Bài chiếu không chỉ cho chúng ta thấy tư tưởng tiến
bộ của vua Quang Trung trong việc sử dụng người
hiền tài mà còn cho thấy cái tài trong nghệ thuật viết
chiếu của Ngô Thì Nhậm. Lời lẽ trong bài vừa có cái
trang trọng, cao sang, trí tuệ của kẻ bề trên, lại vừa
có cái thành tâm, khiêm nhường, của người có đức
đang cầu hiền tài. Bài chiếu là một văn bản chính
luận đặc sắc của nần văn học trung đại Việt Nam.



×