Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.69 KB, 5 trang )
CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM
DÒ CẬN LÂM SÀNG
I. SINH HOÁ
1. Thay đổi một số chất. Các bệnh về cơ sở có teo cơ thường có hiện tượng tăng
creatin niệu (bình thường 100 mg/ 24 giờ) và giảm creatinin niệu (bình thường 15
-25 mg/kg/24 giờ).
Myoglobin niệu (+) trong một số bệnh cơ và chấn thương giập nát nhiều cơ.
2. Các men trong máu: như andolaza, transaminaza, photpho hexoiso,eraza
acticodehydraza, creatinkinaza… thường tăng trong các bệnh cơ có teo cơ, ngược
lại không tăng khi teo cơ do tổn thương thần kinh.
II. SINH THIẾT.
Để chẩn đoán một số bệnh cơ, người ta tiến hành sinh thiết để nhân định về giải
phẫu bệnh học. Có thể dùng kim chọc qua da vào cơ, nhưng mở lớp cơ cắt một
mẩu cơ thì chính xác hơn.
Những thay đổi về Giải phẫu bệnh học giúp cho chẩn đoán rất tốt và đặc hiệu, thí
dụ bệnh nhược cơ, thấy thâm nhập nhiều lâm ba cầu, tạo thành từng đám giữa các
thớ cơ, bệnh viêm cơ thấy tổ chức viêm…
III. THĂM DÒ VỀ ĐIỆN.
Những thăm dò về điện trong bệnh cơ có một giá trị chẩn đoán tốt, ta chia ra làm
hai loại thăm dò:
1. Thăm dò phản ứng điện. Bằng cách dùng các dòng điện xoay chiều, kích thích
trực tiếp lên cơ hoặc kích thích trên các dây thần kinh chi phối cơ, sau đó ghi lại
những phản ứng kích thích, tính cửờng độ cơ sở (rhéobase) và thời trị (chronaxie).
Nói chung các phản ứng điện thay đổi nhiều trong teo cơ do tổn thương thần kinh
vận động (phản ứng chậm). Riêng trong bệnh nhược cơ, khi kích thích nhiều lần
thì cơ trả lời chậm dần, biên độ thấp dần rồi ngưng hẳn không trả lời.
2. Điện cơ đồ: giống như nguyên tắc của điện tâm đồ, khi cơ hoạt động do hiện
tượng khử cực và tái cực, sẽ sinh ra một thay đổi về diện, bằng cách chọc kim trực
tiếp vào cơ, ta có thể ghi lại những thay đổi điện đó sau khi đã phóng đại lên nhiều
lần và chuyển thành những tín hiệu bằng quang học và âm thanh, ta được những