Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo thực tập : Thực trạng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành thư ký, tránh tình trạng nhiều mà không chất lượng part 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 10 trang )

3.3 Tình hình d
ịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo sơ bộ, trong ba tháng đầu năm, cả nước có 274 trường hợp mắc cúm
A (H1N1) (5 trường hợp tử vong); 8,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (6
trường hợp tử vong); 1,5 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút ; 64 trường hợp
mắc bệnh thương hàn và chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm A (H5N1). Trong
tháng 3/2011, đã có 699 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện thêm, nâng tổng số
người nhiễm HIV trong cả nước tính từ ca phát hiện đầu tiên lên 235,1 nghìn người,
trong đó 94,2 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 49,8 nghìn người
đã tử vong do AIDS.
Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề gây nhiều lo lắng cho
người dân. Riêng trong tháng Ba đã xảy ra ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các
tỉnh Thanh Hóa, Kon Tum và Trà Vinh làm 295 người bị ngộ độc. Trong ba tháng
đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1401 người
bị ngộ độc, trong đó 4 trường hợp tử vong.
3.4 Hoạt động văn hóa, thể thao
Hoạt động văn hóa thông tin trên cả nước ba tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào
tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng thành công của Đại hội
Đảng các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và mừng xuân Tân Mão 2011.
Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường ở các cấp và các địa
phương. Trong tháng 02/2011, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đã tiến hành
kiểm tra 854 cơ sở kinh doanh, qua đó phát hiện 148 cơ sở vi các phạm quy định
đối với việc tổ chức và quảng cáo trong hoạt động văn hóa. Hàng chục nghìn băng
đĩa và nhiều loại văn hóa phẩm phát hành và tiêu thụ trái phép hoặc có nội dung
không lành mạnh đã bị tịch thu, số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi
phạm khoảng trên 200 triệu đồng.
Trong nh
ững tháng đầu năm 2011, hoạt động thể dục thao quần chúng v
à th
ể thao


thành tích cao diễn ra sôi nổi tại các địa phương. Trong thể thao thành tích cao,
ngành Thể dục Thể thao đã triển khai nhiều lớp tập huấn cho các đội tuyển quốc
gia để chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự SEA GAMES 26 tại Indonesia;
tham dự vòng loại Olympic London 2012 và ASIAD 17 tại Hàn Quốc. Bên cạnh
đó, nhiều giải thể thao cấp quốc gia và quốc tế được tổ chức thành công ở trong
nước như: Giải việt dã leo núi chinh phục đỉnh cao Bà Rá tại tỉnh Bình Phước;
Giải cờ vua quốc tế HDBank năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh; Siêu cúp bóng
đã quốc gia năm 2011
3.5 Tai nạn giao thông
Theo báo cáo sơ bộ, trong tháng 02/2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1218 vụ
tai nạn giao thông, làm chết 1029 người và làm bị thương 1014 người. So với cùng
kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 5,1%; số người chết giảm 5,9%; số
người bị thương giảm 3,2%. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông giảm
2,5%; số người chết giảm 1,5%; số người bị thương tăng 9,3%. Tính chung hai
tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2467 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 2074 người và làm bị thương 1942 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai
nạn giao thông giảm 2,4%; số người chết giảm 0,4%; số người bị thương giảm
2,1%. Bình quân một ngày trong hai tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 42
vụ tai nạn giao thông, làm chết 35 người và làm bị thương 33 người.
3.6 Thiệt hại do thiên tai
Thiên tai xảy ra liên tiếp trong ba tháng đầu năm đã làm trên 28 nghìn ha lúa và mạ bị
chết rét; 1,4 nghìn tấn thóc giống bị hư hỏng; 1,5 nghìn ha màu bị ngập nặng và hỏng;
hơn 68 nghìn con gia súc bị chết. Một số tỉnh có số trâu, bò bị chết nhiều là: Lạng
Sơn 10,9 nghìn con; Lào Cai 6,8 nghìn con; Sơn La 6,6 nghìn con; Hà Giang 3,6
nghìn con. T
ổng giá trị thiệt hại do thi
ên tai gây ra ư
ớc tính tr
ên 849 t
ỷ đồng.



Khái quát l
ại, kinh tế-xã hội quý I năm 2011 mặc dù đạt được một số kết quả tích
cực ở một số ngành, lĩnh vực nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian tới sẽ
gặp nhiều khó khăn, thách thức khi lạm phát đang ở mức cao. Do đó, đểgiảm lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các cấp, các ngành, các địa
phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2011 của Chính phủ, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau đây:
M
ột là, tăng cường kiểm soát chặt thị trường giá cả các mặt hàng thiết yếu
phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như: Xi măng, sắt thép, phân bón, điện,
than, sữa, thuốc chữa bệnh… Kiểm soát và ngăn cấm tình trạng xuất khẩu lậu
một số loại hàng hóa ảnh hưởng mạnh đến biến động chỉ số giá tiêu dùng như:
Xăng, dầu, thực phẩm… gây tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị
trường trong nước. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiếp tục
mở rộng đối tượng tham gia chương trình bình ổn giá tại các địa phương, đồng
thời bổ sung các mặt hàng trong danh mục bình ổn và thực hiện điều chỉnh giá bán
linh hoạt và phù hợp với diễn biến của thị trường.
Hai
là, tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm 2011, qua đó xác định
cụ thể những công trình, dự án không cấp thiết để có hướng chỉ đạo ngừng, đình
hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện trong năm nay.
Ba là,
ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp, vừa bảo đảm lợi
ích cho các đối tượng có tiền gửi, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì,
phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường quản lý ngoại hối và kiểm soát chặt chẽ
hoạt động kinh doanh vàng. Xử lý kiên quyết và nghiêm các trường hợp buôn lậu
vàng và đô la. Khẩn trương có quy định cụ thể về việc kinh doanh vàng miếng nhằm

s
ớm ổn định thị tr
ư
ờng v
àng trong nư
ớc.

B
ốn là, các ngân hàng thương mại cần ưu tiên cho vay ngoại tệ nhập khẩu các mặt
hàng thiết yếu phục vụ sản xuất mà trong nước chưa có hoặc còn thiếu; hạn chế
cho vay ngoại tệ nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ và hàng tiêu dùng trong nước đã
sản xuất được.
Năm là,
thực hiện kịp thời và đầy đủ việc trợ giá tiền điện cho các đối tượng được
hưởng. Tăng cường huy động các nguồn lực giúp đỡ người nghèo. Đẩy mạnh việc
vận động nhân dân cả nước hưởng ứng phong trào tương trợ, chia sẻ với những
hoàn cảnh khó khăn. Thực thi tốt các chính sách an sinh xã hội, gắn với thực hiện
chương trình xoá đói, giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện để hộ nghèo và gia
đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, nhất là ở các lĩnh
vực cho vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.
Chương II. Giới thiệu khái quát về nơi thực tập
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Nắm bắt được tình hình kin tế đang phát triển mạnh. Công TNHH một thành viên
thương mại sản xuất Nhất Hoàng Nam ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về trang thiết
bị lắp đặt trong xây dựng cũng như các mặt hàng tiêu dùng trong cuộc sống ngày
càng gia tăng, ngày 12 thang 6 năm 2010 công ty TNHH một thành viên thương
mại sản xuất Nhất Hoàng Nam được thành lập.
Công ty hoạt động với vốn điều lệ 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng). Tuy công ty
mới thành lập nhưng hiện nay công ty đang phát triển và dần mở rộng thị trường
với phương châm “chất lượng đặt len hàng đầu”.

II. Khái quát về nơi thực tập.
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên mại thương mại sản xuất Nhất
Hoàng Nam.
Địa chỉ trụ sở chính: 48/2 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Mã số doanh nghiệp: 0309999637
Ngày thành lập: 12/06/2010
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng)
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH HOÀN Giới tính: Nam
Sinh ngày: 22/09/1964 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt
Nam Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân
Số: 021007263
Ngày cấp: 27/09/2008 Nơi cấp: CA TP Hồ Chí Minh
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
32/6A Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chỗ ở hiện tại:
32/6A Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh
III. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
Công ty TNHH một thành viên thương mại sản xuất Nhất Hoàng Nam chuyên kinh
doanh:
 Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
 Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ ( không hoạt động tại trụ sở).Xây
dựng nhà các loại.
 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính, và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự,
đèn và bộ đèn điện, đồ gia đình khác (trừ dược phẩm).

 May trng phục (trừ trang phục từ da, long thú), (trừ tẩy, nhuộm, hồ,
in;gia công các hang đã qua sử dụng).
IV. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
1)Chức năng:
Chuyên buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, các sản phẩm từ gỗ,bán
lẻ đồ ngũ kim, điện gia dụng, may trang phục,….
2) Nhiệm vụ:
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty
Tổ chức kinh doanh, giao hàng đúng thời gian và đúng tiến độ của hợp đồng. Đảm
bảo cho các mặt hàng sản phẩm đúng chất lượng, sử dụng và quản lý tốt tiền vốn,
máy móc thiết bị đảm bản hoạt động có hiệu quả
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại Việt Nam, công ty phải tuân thủ những
qui định của pháp luật, thực hành tốt các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính
đảm bảo uy tín của công ty.
Cố gắng nghiên cứu thị trường và mở rộng them nhiều chi nhánh ở các quận các
tỉnh thành khác.
Tìm hiểu xu hướng hiện nay của khách hàng để cung cấp những loại mặt hàng mới
nhất và tốt nhất cho khách hàng.
Nộp đầy đủ các quỹ như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Nộp đúng và đầy đủ các thuế cho Nhà nước: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp,…
Tổ chức tốt công tác môi trường, giử gìn an ninh trật tự trong nội bộ và trật tự
chung của xã hội.
Bồi dưỡng nhằn nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên.
3) Cơ cấu tổ chức của công ty
 Được thành lập theo hình thức công ty TNHH một thành viên thương mại sản xuất
Nhất Hoàng Nam có tư cách pháp nhân
 Công ty có con dấu riêng và có mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp
luật Việt Nam.

 Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
V. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH một thành viên thương mai sản xuất
Nhất Hoàng Nam:






VI. Nhiệm vụ của từng phòng ban.
1) Phòng Giám Đốc
- Hoạch định chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty
- Qui định các chính sách, mục tiêu, chiến lược kinh doanh; qui mô sản xuất, thị
trường tiêu dùng cũng như kế hoạch đầu tư phát triển công ty.
- Xây dựng cơ cấu bố trí nhân sự hợp lý
- Trực tiếp chỉ đạo, định hướng hoạt động của các phòng ban,
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty
- Ký kết hợp đồng với khách hàng
2) Phong kinh doanh
- Là bộ phận rất quan trọng cho sự hoạt động và phát triển của công ty, là cầu nối
của công ty với khách hàng và đối tác.
Phòng Giám Đốc
Phòng Hành Chính
Phòng Kinh Doanh
Phòng Nhân Sự Phòng Vật Tư
- Thực hiện các hoạt đông tiếp thị bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm
năng của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,…
- Tìm kiếm khách hàng, luên hệ khách hàng, đàm phán theo dõi hoạt động kinh
doanh.
- Đưa ra những biện pháp và kế hoạch để phát triển công ty

3) Phòng hành chính
- Giám sát công tác quản lý hành chính văn phòng tại công ty
- Đảm bảo công tác lễ tân, văn phòng lưu trữ đúng nơi qui định.
- Giải quyết các vấn đề có liên quan đến thủ tục pháp lý của công ty, quản lý văn
bản, văn thư và lưu trữ hồ sơ.
4) Phòng nhân sự
- Có trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty bao gồm việc thực hiện các
hoạch định tuyển mộ, tuyển chọn cũng như việc duy trì phát triển, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực trong tổ chức.
5) Phòng vật tư
- Lập kế hoạch dự trù hàng quí, hàng năm liên hệ đặt mua những mặt hàng thiếu,
những mặt hàng mới.
- Nhập kho, sắp xếp các hàng, bảo quản đảm bảo chất lượng
- Quản lý thiết bi, theo dõi bảo trì thiết bị
PHẦN B: ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
THIẾT THỰC CHO NGÀNH THƯ KÝ, TRÁNH TÌNH TRẠNG NHIỀU MÀ
KHÔNG CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC THƯ KÝ VĂN PHÒNG
I/ Thực trạng chung nguồn nhân lực ở nước ta
Hiện nay, có rất nhiều thông tin tuyển dụng trên các website tìm việc, bạn có thể
tìm thấy những công việc phù hợp ở đó. Nhưng sự thật khi tuyển dụng các bạn sinh
viên vào làm doanh nghiệp còn phải mất 6 tháng đến 1 năm để đào tạo lại. Vì đa
phần các bạn sinh viên mới ra trường còn yếu và thiếu kỹ năng mềm, khả năng
thực hành kém, kiến thức được trang bị nhiều nhưng kkông vận dụng được.Chính
vì vậy mà 1, 2 năm gần đây doanh nghiệp nước ngoài đã phải tuyển nhân viên từ
các nước khu vực ASIAN qua như philipines, Singapore,…. Đó là một sự thật đau
lòng mà Việt Nam đang phải đối mặt. Trong khi nước ta có rất nhiều sinh viên thất
nghiệp, doanh nghiệp cũng thiếu nhân sự nhưng phải tuyển từ các nước khác sang
với mức lương phải trả cao hơn.

II/ Thực trang nguồn nhân lực ngành thư ký nhiều mà không chất lượng.
Có thể nói chưa bao giờ ngành thư ký lại trở nên “hot” như hiện tại, khi nguồn
nhân lực chất lượng dành cho nghề đặc biệt này quá ít.Trong khi đó nhu cầu của
các công ty tổ chức cho nghề thư ký ngày càng tăng.Trên thực tế sinh viên ra
trường vẫn còn lơ ngơ, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng như
chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Cụ thể là:
1) Kỹ năng giao tiếp:
Được sử dụng hàng ngày với tất cả mọi người. Giao tiếp rất quan trọng trong quá
trình hình thành phát triển của con người . Đối với ngành thư ký văn phòng việc
giao tiếp trong công việc là không thể thiếu. Tuy nhiên để giao tiếp tốt thì đòi hỏi
người thư ký cần phải có những kỹ năng.Thế nhưng theo nhận xét của các doanh
nghiệp thì hầu hết khả năng giao tiếp của sinh viên mới ra trường vẫn còn rất yếu,
khi giao tiếp chưa tự tin, một số sinh viên còn sử dụng từ địa phương. Ngoài ra biết
chưa cách trình bày vấn đề một cách logic làm hạn chế việc lắng nghe của người
nghe.
2) Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Có rất nhiều nhà doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư hoặc hợp tác đầu tư cả về tài chính lẫn công nghệ kỹ
thuật. Chính vì vậy đối với người thư ký văn phòng tiếng Anh là không thể thiếu.
Tuy nhiên sự thật cho thấy sinh viên ngành thư ký văn phòng mới ra trường tiếng
Anh còn rất yếu, hầu như sinh viên chỉ đọc hiểu hồ sơ rất ít sinh viên có khả năng
giao tiếp tiếng Anh.
3) Khả năng sử dụng máy vi tính.
Công việc của thư ký văn phòng là luôn gắn liền với máy tính như sọan thảo, chỉnh
lý văn bản và những công việc khác liên quan đến máy tính thế nhưng sinh viên
còn hạn chế trong việc đánh máy. Các bạn đánh máy còn rất chậm, ít bạn có thể
đạt yêu cầu đề ra (Đánh máy đạt tốc độ 60-70 chữ/1 phút, tốc ký đạt tộc độ 100-
120 chữ/1 phút). Và số bạn có khả năng đánh bằng 10 ngón tay rất ít. Ngoài ra còn
một số bạn sinh viên ra trường còn chưa biết cách truy cập những thông tin trên
mạng.

4) Kỹ năng soan thảo văn bản.
Thư ký văn phòng thường xuyên soạn thảo văn bản cho cơ quan doanh nghiệp
nhưng hầu như sinh viên chưa nắm vững được các kỹ năng, các yêu cầu cơ bản khi
soan thảo văn bản.
Về nội dung: Khi yêu cầu các bạn soạn thảo một văn bản các bạn lơ ngơ không
biết văn phong như thế nào, chưa biết cách trình bày một cách logic, chưa thành
thạo soạn thảo nội dung của từng loại văn bản.
Về hình thức: Khá nhiều sinh viên khi soạn thảo văn bản còn chưa đạt yêu cầu về
font chữ, trang trí, ….Thậm chí còn có nhiều bạn còn ghi sai lỗi chính tả hay còn
dùng từ địa phương khá nhiều.
5) Khả năng sử dụng thiết bị văn phòng.

×