Đề Tài: Các Ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam:
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân
hàng Phát triển Việt Nam
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
NỘI DUNG: CÁC NGÂN HÀNG ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM 3
1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 3
1.1. Giới thiệu chung 3
1.2. Mục tiêu hoạt động 3
1.3. Chức năng và nhiệm vụ 3
1.4. Nguồn vốn hoạt động 4
1.5. Đối tượng phục vụ 5
1.6. Kết quả đạt được 7
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam 9
2.1. Giới thiệu chung 9
2.2. Mục tiêu hoạt động 9
2.3. Chức năng và nhiệm vụ 9
2.4. Nguồn vốn hoạt động 10
2.5. Đối tượng phục vụ 11
2.6. Kết quả đạt được 12
3. So sánh các Ngân hàng thương mại với các Ngân hàng đặc biệt 13
3.1. Giống nhau 13
3.2. Khác nhau 13
LỜI KẾT 15
LỜI CẢM ƠN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
2
NỘI DUNG
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập ngành Ngân hàng là ngành phát triển nhanh để đáp ứng
nhu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế. Cụm từ Ngân hàng
hiện nay đang được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống và đó cũng là một chủ đề hiện
đang được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Vậy, Ngân hàng là
gì?
Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền
gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu,
hối phiếu, v.v và một số hoạt động khác. Một số Ngân hàng còn có chức năng phát
hành tiền.
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, mục
tiêu hàng đầu luôn là lợi nhuận. Bởi là một hoạt động kiếm lời, nên NHTM có những
quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình, dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều
được NHTM cho vay, đặc biệt là những người nghèo, những người không đủ điều kiện
tín dụng đảm bảo hay những doanh nghiệp còn thiếu vốn kinh doanh. Không thể phủ
nhận vai trò quan trọng của các NHTM trong tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhưng bên
cạnh đó, có những Ngân hàng hoạt động không vì lợi ích kinh doanh, mà mục tiêu của
nó lại gắn chặt với chính sách xóa đói giảm nghèo của quốc gia, giúp những người
nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập
thấp hơn”, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ đầu tư và tái sản xuất.
Chính vì những mục tiêu hoạt động rất đặc biệt và những đóng góp to lớn, ý
nghĩa của các Ngân hàng như thế vào nền kinh tế, em đã quyết định chọn đề tài “ Các
Ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng
Phát triển Việt Nam” làm đề tài để tìm hiểu. Do thời gian tìm hiểu và lượng kiến thức
tích lũy còn giới hạn nên chắc chắn bài tiểu luận của em sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn
4
thiện hơn.
CÁC NGÂN HÀNG ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) được thành lập theo
Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại
Ngân hàng, cung cấp tài chính cho người nghèo và doanh nghiệp nhỏ. Đây là sự nỗ lực
rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng nhằm thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói
giảm nghèo".
1.2. Mục tiêu hoạt động
Hoạt động của NHCSXHVN không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXHVN có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người
nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo,
hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các
cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ
Là một loại hình Ngân hàng, NHCSXHVN cũng có các hoạt động chính như
các Ngân hàng Thương mại khác, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng
lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong
cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm
Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.
5
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn
trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức
chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài
nước.
- NHCSXHVN có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên Ngân
hàng trong nước.
- NHCSXHVN được thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân
quỹ như:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền
mặt.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo
việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói
giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân
trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
1.4. Nguồn vốn hoạt động
NHCSXHVN có thể huy động vốn dưới các hình thức như sau:
- Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt.
- Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tiết kiệm của người nghèo; vốn ODA được Chính phủ giao.
6
- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật.
- Vốn vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước.
- Vốn vay các Tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn
vốn khác.
Vốn hoạt động của NHCSXH được sử dụng để cho vay người nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Khi sử dụng vốn, quỹ để xây dựng, mua sắm tài sản cố định,
NHCSXH được sử dụng không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có và phải chấp hành
đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc xây dựng, mua
sắm tài sản cố định và các tài sản khác NHCSXHVN thực hiện theo định mức do Nhà
nước quy định cho các cơ quan hành chính sự nghiệp và theo kế hoạch được hội đồng
quản trị thông qua.
Hàng năm, NHCSXHVN có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để
thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách theo kế hoạch do Chính
phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải bảo
đảm nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi
hoặc huy động với lãi suất thấp.
1.5. Đối tượng phục vụ
Đối tượng cho vay Lãi suất
1. Hộ nghèo:
- Cho vay hộ nghèo 7,8%/năm
- Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ ngày 27/12/2008
0%/năm
2. Học sinh, sinh viên:
- Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 6%/năm
7
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm:
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật 3,9%/năm
- Cho vay thương binh, người tàn tật 6%/năm
- Cho vay các đối tượng khác 7,8%/năm
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
- Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân tộc thiểu
số thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày
27/12/2008
3,9%/năm
- Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008
7,8%/năm
- Cho vay xuất khẩu lao động 7,8%/năm
5. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ:
- Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 10,8%/năm
- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 10,8%/năm
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 0%/năm
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư
(7,8%/năm hoặc
0%/năm)
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động sau
cai nghiện ma túy
7,8%/năm
- Cho vay phát triển lâm nghiệp 7,8%/năm
- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 10,8%/năm
- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3%/năm
- Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế
(7,8%/năm hoặc
6%/năm)
1.6. Kết quả đạt được
Từ khi thành lập, NHCSXHVN chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được
Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy
thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm
vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động
Ngân hàng phục vụ người nghèo.
8
Hoạt động của NHCSXHVN đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ
trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXHVN từ Trung ương
đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho
vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả
nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng Ngân hàng trong
công cuộc "xóa đói giảm nghèo".
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho hơn 10 triệu lượt hộ
nghèo; số khách hàng còn dư nợ với NHCSXHVN là gần 8 triệu khách hàng, tăng gần
6 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo; dư nợ
bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên gần 10 triệu
đồng/hộ vào tháng 9 năm 2010.
Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp gần 2 triệu hộ, đặc biệt tại vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn - những nơi khó tiếp cận với tín dụng thương mại, thoát khỏi
ngưỡng nghèo, thu hút được gần 2,1 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được
hơn 2,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 2 triệu học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 74 nghìn căn nhà cho hộ
gia đình vượt lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, trên 174 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và
các hộ chính sách chưa có nhà ở; hơn 80 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách
được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao
(theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,28% vào cuối tháng 9 năm 2010.
Hiện nay, NHCSXHVN đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và
phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giói như: UNICEF, OPEC,
IFAD, WB, UNILEVER, CWDP, thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Kết quả về xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 13% vào cuối năm 2010,
NHCSXHVN phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng bước xã hội
hóa hoạt động của NHCSXHVN, góp phân thực hiện thành công chương trình mục
tiêu quốc gia về "xóa đói, giảm nghèo" và tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2010, quyết
9
tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu
nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
10
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPTVN) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ
trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 19/05/2006 để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước. Là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ
là 5 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
2.2. Mục tiêu hoạt động
Cùng với NHCSXHVN, NHPTVN có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói
giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao
thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.
2.3. Chức năng và nhiệm vụ
NHPTVN đảm nhiệm những nhiệm vụ và chức năng như sau:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính
phủ.
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư phát triển,
hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy
thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và
11
ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPTVN với các tổ chức ủy thác.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPTVN theo quy định của
pháp luật.
2.4. Nguồn vốn hoạt động
Nguồn vốn hoạt động của NHPTVN bao gồm:
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước:
+ Vốn điều lệ của NHPTVN.
+ Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng năm.
+ Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động:
+ Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.
+ Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế,
tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ
chức trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá nhân trong
và ngoài nước.
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
12
So với các NHTM khác, NHPTVN có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở
hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của Ngân hàng
không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự
trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng
thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín
dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ,
chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
2.5. Đối tượng phục vụ
Đối tượng được NHPTVN bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ
doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. NHPTVN
bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực
hiện dự án sản xuất kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây
dựng; Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải, kho bãi.
Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn phải đảm bảo các điều kiện sau: Thuộc đối
tượng được bảo lãnh vay vốn; Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn
vay, dự án đầu tư được NHPTVN thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại
Quy chế này; Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư đồng thời tại thời
điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp vay vốn của NHPTVN với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các
NHTM khác. Bởi Ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là
lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng
1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài
sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc
khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều
13
kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Lãnh đạo của NHPTVN cho biết, điều
kiện cho vay của Ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khác như không
phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị
khoản vay. Trong tương lai, Ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp
xuống còn 15% giá trị khoản vay.
2.6. Kết quả đạt được
NHPTVN với tổng tài sản gần 105.000 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu gần
6.300 tỷ đồng, được tổ chức hoạt động với mạng lưới Chi nhánh và Sở Giao dịch rộng
khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung tài trợ cho các dự án phát triển và các
doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp trọng điểm,
nông nghiệp nông thôn và vùng miền khó khăn theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước. Các hoạt động chính là: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo
lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ sau đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu
và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
NHPTVN đang tiếp tục triển khai toàn diện các mặt hoạt động với mục tiêu
chiến lược là trở thành một Ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ trong lĩnh vực đầu
tư phát triển và xuất khẩu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế bền vững; với bộ máy tinh gọn và năng lực quản lý tiên tiến trên
nền tảng công nghệ hiện đại, tài chính minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về an
toàn vốn và tín dụng. Phương châm chiến lược trong hoạt động của NHPTVN trong
giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 là: An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc
tế - Phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2006-2010, NHPTVN dự kiến cung ứng vốn
đầu tư cho nền kinh tế trên 170.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2006-2010.
14
3. So sánh Ngân hàng Thương mại với các Ngân hàng đặc biệt
3.1. Giống nhau
Tuy hoạt động vì mục tiêu khác nhau nhưng cả NHTM và Ngân hàng đặc biệt
đều là các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng – các chức năng chính của
Ngân hàng như: huy động vốn, cho vay, đầu tư tài chính, thanh toán, cung cấp các dịch
vụ tài chính góp phần tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.
3.2. Khác nhau
Cùng thực hiện những chức năng chính của một Ngân hàng nói chung, nhưng
thực chất, giữa các Ngân hàng thương mại và các Ngân hàng đặc biệt lại khác nhau
hoàn toàn về hoạt động, đối tượng phục vụ, chức năng và nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
Nội dung NHĐB NHTM
Hoạt động
- Không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Áp dụng các chính sách ưu đãi của
chính phủ đến các hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác để họ có cơ hội
tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức
của nhà nước, đóng góp vào quá trình
xóa đói giảm nghèo.
- Hoạt động kinh doanh
tiền tệ, thực hiện mục
tiêu lợi nhuận để nền
kinh tế tăng trưởng.
Chức năng,
nhiệm vụ
- Huy động vốn trong và ngoài nước
có trả lãi, tổ chứ huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo. Ngân
hàng phát triển còn là tổ chức tài chính
thuộc sở hữu 100% của Chính phủ. Vì
mục tiêu phi lợi nhuận nên được
hưởng một số ưu đãi đặc biệt như
không phải dự trữ bắt buộc, không
- NHTM đã huy động
nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi của các tổ chức kinh
tế, cơ quan, đoàn thể,
tiền tiết kiệm của dân cư,
…và sử dụng cho vay
nguồn vốn này để đáp
ứng nhu cầu vốn của nền
15
phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được
Chính phủ bảo đảm khả năng thanh
toán, được miễn nộp thuế và các khoản
nộp ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật, Chính phủ.
- Không có chức năng tạo tiền
kinh tế.
- Quá trình tạo ra tiền
của Ngân hàng thương
mại được thực hiện nhờ
vào hoạt động tín dụng
và nhờ vào việc các
Ngân hàng thương mại
hoạt động trong cùng
một hệ thống.
Đối tượng
phục vụ
Các hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh,
các dối tượng chính sách khác theo
quy định pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân.
Để tăng trưởng kinh tế thì không thể không kể đến vai trò vô cùng to lớn của các
NHTM. Nhưng để ổn định nền kinh tế thì cũng không thể phủ nhận vai trò của hai
Ngân hàng đặc biệt. Bởi lẽ khi nền kinh tế vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ những
người dân nghèo sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác, nền kinh tế khó có
thể phát triển với tốc đọ cao và ổn định. Tuy khác nhau về hoạt động, mục tiêu, nhưng
cả hai loại hình Ngân hàng đều có những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế quốc gia.
16
LỜI KẾT
Nghèo đói là tất yếu trong sự phát triển của mọi quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng
nghèo đói và chậm phát triển ở mỗi quốc gia là khác nhau: có quốc gia chỉ có tình trạng
nghèo tương đối so với mức sống bình quân của toàn xã hội, có quốc gia thì có tình
trạng nghèo đói thực sự, thiếu ăn và các điều kiện sinh hoạt cần thiết, chưa kể đến các
cơ sở hạ tầng tối thiểu cần cho cuộc sống như: điện, đường, trường, trạm, Tình trạng
nghèo đói ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chung của nền kinh tế, phân tán các
nguồn lực quốc gia, tăng gánh nặng trợ cấp ngân sách quốc gia.
Trong những năm gần đây, thành tựu mà Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân
hàng phát triển đạt được là không hề nhỏ, tuy nhiên cả hai Ngân hàng đang gặp không
ít khó khăn do hoạt động đặc biệt của mình, tuy nhiên vì những mục tiêu cao cả như đã
trình bày, hai Ngân hàng này luôn được sự giúp đỡ của Chính phủ, Nhà nước. Hơn nữa
các Ngân hàng đặc biệt vẫn luôn triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội. Các Ngân hàng cũng không ngừng tiếp tục phát huy những thành tựu đã và
đang đạt được, song song với việc khắc phục một số tồn tại, vướng mắc, quyết tâm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để thật sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu trên
mặt trận xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
17
LỜI CẢM ƠN
Những tìm hiểu của em trên đây cũng chỉ phản ánh được phần nào về các
Ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài tiểu luận sẽ cung cấp một phần
thông tin quan trọng đối với các bạn sinh viên cũng như những ai có nhu cầu tìm hiểu
về các Ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam.
Do hạn chế về nhiều mặt nên bài làm còn có những sai sót. Em rất mong
nhận được những góp ý chân thành từ cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian hướng dẫn
em làm bài tiểu luận và cũng xin cảm ơn các bạn đã quan tâm, tham khảo bài tiểu luận
này.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong bài được tham khảo tại:
•
•
19