Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thuyết trình kiểm toán tiền (môn kiểm toán )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.13 KB, 20 trang )

1
GVHD: Ths Phùng Thế Vinh
Nhóm 3 – Lớp 08CKT1
2
1. Hoàng Hà Thu
2. Phan Trần Hiển
3. Hồ Thị Ngọc Dung
4. Phạm Thị Hoàng Anh
5. Nguyễn Thị Thanh Hà
6. Phạm Thị Phương Dung
7. Trần Cao Trí
8. Đỗ Thuận Trị
9. Trần Kim Tuyến
10. Phạm Tường Vi
11. Lê Thị Tường Vi
12. Hồ Thị Anhs Tuyết
13. Lê Thị Ngọc Tuyết
3
I- Nội dung và đặc điểm của khoản
mục tiền
II- Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
III- Kiểm toán khoản mục tiền
4
1. Nội dung
- Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà
doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền
từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày
khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận giấy báo hay bảng sao kê của
ngân hàng hoặc giấy báo của kho bạc.
- Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, kim
khí quý. Số liệu được trình bày vào báo cáo tài chính là số dư của các


khoản mục tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với
số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết.
- Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng ,bạc, đá
quý, kim khí quý được gửi vào ngân hàng. Số dư khoản tiền gởi ngân
hàng trình bày trên bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều
chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.
5
2.Đặc điểm
Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên “Bảng cân đối
kế toán” và là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn.
- Khoản mục tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng
đến nhiều khoản mục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ
và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trên BCTC của công ty Hoa Sen đã được công bố các số liệu về số dư cuối kỳ
của các tài khoản như sau:
 Nợ ngắn hạn: 200 Triệu
 Tài sản lưu động gồm:
-Tiền: 40 Triệu
- Hàng tồn kho: 10 Triệu
- Chứng khoán ngắn hạn: 50 Triệu
- Khoản phải thu: 20 Triệu
6

Tỷ số thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
=
120
200
=

0.6
Tỷ số tên cho thấy trong mỗi đồng đó của doanh nghiệp có 0.6 đồng Tài sản lưu động
có thể sử dung được để thanh toán.
- Nhưng thực tế sau khi kiểm toán viên kiểm soát thì số dư thực của khoản mục tiền
chỉ có 30 Triệu
110

Tỷ số thanh toán hiện hành (thực)=
200
0.55=

Kết quả trên cho thấy, thực tế trong mỗi đồng nợ của doanh nghiệp chỉ có 0.55
đồng tài sản lưu động có thể sử dụng được để thanh toán.
Bài giải
- Số phát sinh của tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của
nhiều tài khoản khác.
- Tiền là tài sản rất “nhạy cảm” khả năng gian lận, biển thủ thường
cao hơn các tài sản khác.
7
- Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh
nghiệp nên đây là khoản mục có thể bị cố tình trình bày sai lệch. Những
rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá cao.
- Bên cạnh khả năng sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có
những trường hợp tuy số dư tiền trên báo cáo tài chính vẫn đúng nhưng sai lệch đã
diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác.
Ví dụ
Chi tiền để trả cho công ty điện lực khi nhận được giấy báo điện hàng
tháng. Nhưng kế toán hạch toán vào khoản mục mua hàng
 Không ảnh hửng đến số dư tiền nhưng lại ảnh hưởng đến số dư khoản
phải trả người bán và khoản mục mua hàng.

8
Chu trình bán hàng Tiền mặt,Tiền gởi
Và thu tiền ngân hàng

Doanh thu Phải thu của

bán hàng khách hàng Chi phí tài chính




Hàng bán bị trả lại




Chu trình tiền lương

Tiền mặt,Tiền gởi Phải trả cho Chi phí nhân công trực tiếp
Ngân hàng công nhân viên Chi phí sản xuất chung






Chi phí bán hàng
Phải trả khác Chi phí quản lí doanh nghiệp







Chu trình mua hàng và trả tiền

Hàng tồn kho,
Phải trả cho người bán Mua hàng





Tài sản cố định



kinh
doanh
chính
Mối
liên
hệ
giữa
tiền

các
chu
kỳ
9

Câu hỏi nhóm 6:
Những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy
ra và khó bị phát hiện hơn các tài khoản khác điều này đúng hay sai? Vì sao?
10
3.Mục tiêu kiểm toán
- Khi kiểm toán khoản mục tiền các mục tiêu kiểm toán cần đạt được là:
- Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất trong các mục tiêu trên là mục
tiêu hiện hữu của các khoản tiền (mục tiêu đánh giá thường ít được
đặt ra với tiền, trừ trường hợp doanh nghiệp có dùng ngoại tệ).
- Ngoài ra một số trường hợp doanh nghiệp cố tình không ghi nhận
đầy đủ các khoản tiền thu được để che giấu doanh thu khi đó sẽ chú ý
đến mục tiêu đầy đủ.
 Đánh giá
 Ghi chép chính xác
 Trình bày và công bố
 Hiện hữu
 Đầy đủ
 Quyền
 Phát sinh
Câu hỏi nhóm 2, 4, 5, 6
Tại sao mục tiêu hiện hữu của các khoản tiền được xem là
mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mục tiền?
11
Câu hỏi nhóm 7, 8
Giải thích tại sao trong quá trình kiểm toán, một số thủ tục kiểm toán
có thể được thực hiện không chỉ nhằm vào các mục tiêu kiểm toán
tiền mà còn nhằm đạt được những mục tiêu kiểm toán của các khoản
mục khác?
Câu hỏi nhóm 1
Câu 1: Nêu các trường hợp tiền không thuộc quyền sở hữu của

đơn vị được kiểm toán. Trình bày và công bố các khoản tiền đó
như thế nào?
Câu 2: Hãy nêu mối quan hệ giữa tiền mặt với các tài khoản ở các
chu kì liên quan và một số vấn đề về kiểm soát đối với tiền mặt?
12
1.Yêu cầu của kiểm soát nội bộ
Để kiểm soát sai phạm có thể xảy ra đơn vị cần thiết lập kiểm soát nội
bộ đối với tiền. Và hệ thống kiểm soát này có thể chia làm hai loại:
- Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến các khoản thu
hay chi tiền.
Ví dụ: Chu trình mua hàng, bán hàng.
-Kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu với ngân hàng.
Ví dụ:Cuối mỗi ngày phải đối chiếu sổ sách, kiểm kê quỹ tiền mặt và lập
biên bản kiểm kê quỹ và đối chiếu với ngân hàng.
13
Nhưng trong thực tế, muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền
cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng
hoặc kho bạc hoặc quỹ trong khoảng thời gian sớm nhất.
- Chi đúng: Tất cà các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được
xét duyệt và được ghi chép đúng đắn.
Ví dụ: Thủ quỹ chi tiền phải căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua hàng
hoặc phiếu đề nghị mua hàng đã được cấp trên phê duyệt.
-Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý để đảm bào chi trả các nhu cầu về
kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn.Tránh việc tồn quỹ quá
mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lợi và có thề gặp rủi ro.
-Ví dụ: Nếu vào mỗi cuối ngày quỹ tiền mặt công ty còn vượt mức
cho phép thì kế toán phải có trách nhiệm nộp vào ngân hàng số tiền
vượt mức đó theo quy định của công ty.
1.Yêu cầu của kiểm soát nội bộ (tiếp)

14
2.Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ đối với tiền bao gồm các nguyên tắc sau:
- Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính.
- Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm.
- Tập trung đầu mối thu.
- Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu.
- Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng.
- Có biện pháp khuyến khích những người nộp tiền yêu cầu cung
cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền.
- Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng,hạn chế chi
bằng tiền mặt.
- Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và
thực tế.
Câu hỏi nhóm 4:
Trong các nguyên tắc kiểm soát nội bộ, nguyên tắc nào là quan
trọng nhất? Tại sao?
$$
$
15
3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
3.1 Trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng,cung cấp dịch vụ:
Khi bán hàng và thu tiền trực tiếp, để ngăn chặn nhân viên
chiếm dụng vốn, người quản lý cần tách rời giữa chức năng bán
hàng và thu tiền.
3.2 Trường hợp thu nợ của khách hàng:
- Nếu khách hàng nộp tiền: khuyến khích họ yêu cầu được cấp
phiếu thu, hoặc biên lai.
- Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: quản lý chặt chẽ giấy giới
thiệu, và thường xuyên đối chiếu công nợ để chống thủ thuật gối

đầu.
- Nếu thu tiền qua bưu điện: cần phân nhiệm cho các nhân viên
khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ: Lập hóa đơn bán hàng-Theo
dõi công nợ-Đối chiếu giữa sổ tổng hợp và chi tiết về công nợ-Mở
thư và liệt kê các séc nhận được-Nộp các séc vào ngân hàng-Thu
tiền.
16
4.Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền:
 Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng ,
hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
 Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
 Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi.
 Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ ngân hàng.
Câu hỏi nhóm 2, 5:
Thủ tục kiểm toán nào có thể ngăn chặn hành vi gian lận
và biển thủ tiền?
17
Câu hỏi nhóm 7: Tại công ty TNHHS khi mới thành
lập có quy mô vừa và nhỏ nên phân bổ cô Xuân làm kế
toán đảm nhân việc ghi chép sổ sách nhưng vì công ty
thiếu nhân viên và thấy cô Xuân là người thật thà, cẩn
thận đồng thời nắm rõ việc ghi chép sổ sách nên ông
Sơn-Giám đốc công ty đã bổ nhiệm cho cô Xuân vừa
làm kế toán vừa giữ tiền cho công ty. Đến năm 2009,
công ty mở rộng quy mô sản xuất, cô Xuân không đủ
khả năng đảm trách hai công việc nên đã giới thiệu với
ông Sơn em gái mình là cô Hạ cũng là một người thật
thà, cẩn thận vào làm thủ quỹ. Ông Sơn tin tưởng và
nhận lời. Theo bạn cách sắp xếp nhân sự của ông Sơn
có hợp lí không?

18
Bài tập 8.12 Cho biết những thủ tục kiểm soát đối với tiền cần được áp dụng để
ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra sau đây:
a) Thủ quỹ không ghi nhận doanh thu bán hàng thu tiền mặt vào sổ và biển thủ số tiền nhận được.
a)Trả lời: Cần có một kế toán thanh toán để ghi nhận doanh thu bán hàng, thủ quỹ chỉ có
trách nhiệm giữ tiền. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ và kế toán thanh toán phải cùng nhau đối chiếu
sổ sách, kiểm kê quỹ tiền mặt và lập Biên bản kê quỹ.
b) Nhân viên bán hàng không ghi nhận tiền thu từ các khoản phải thu khách hàng vào sổ và
biển thủ số tiền nhận được.
b)Trả lời: Khuyến khích khách hàng khi trả tiền yêu cầu nhân viên bán hàng cấp phiếu thu
hoặc biên lai, cần quản lí chặt chẽ giấy giới thiệu khi thu tiền tại đơn vị khách hàng để tránh thủ
thuật gối đầu. Cần có chủ trương khích lệ khách hàng trả tiền bằng chuyển khoản.
c)Kế toán chi tiết ghi sót ở sổ chi tiết một số khoản thu được từ khách hàng.
c)Trả lời: Phân công cho một nhân viên có tính cẩn thận để ghi nhân kịp thời các nghiệp vụ thu
tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
d) Kế toán biển thủ tiền thu từ khách hàng bằng cách ghi Có tài khoản phải thu(nhằm xóa sổ)
đối ứng với ghi nợ tài khoản Chi phí.
d)Trả lời: Việc thu tiền cần giao cho một nhân viên khác, còn việc ghi chép sổ sách thì của nhân
viên kế toán, cần tách biệt hai công việc thu tiền và ghi nhận tiền thu được.
e)Chi tiền cho hóa đơn dù hàng hóa chưa nhận (theo hợp đồng công ty chỉ thanh toán tiền sau
khi nhận hàng).
e)Trả lời: Sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt
trong thanh toán.
f)Chi tiếp khách nhưng ghi Nợ tài khoản Hàng hóa.
f)Trả lời: Thường xuyên kiểm soát đối với tài sản và sổ sách.
19
Bài tập 8.13 Giả sử bạn đang kiểm toán khoản mục tiền cho báo cáo
tài chính của niên độ kết thúc ngày 31/12, hãy cho biết những mục
tiêu kiểm toán có liên quan đến các thủ tục kiểm toán sau:
a)Đếm và liệt kê các loại tiền mặt tồn quỹ vào ngày 31/12.

a)Trả lời: Hiện hữu, đầy đủ và quyền.
b) Dựa trên sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các
nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán từ ngày 25/12/20x0 đến
ngày 9/01/20x1.
b)Trả lời: Hiện hữu, đầy đủ, quyền.
c)Kiểm tra các nghiệp vụ chuyển tiền phát sinh vào tuần lễ cuối
cùng của niên độ trước và tuần lễ đầu tiên của niên độ sau.
c)Trả lời: Hiện hữu, đầy đủ.
d) Điều tra các séc có số tiền lớn hay bất thường thanh toán cho các
chi nhánh của công ty.
d)Trả lời: Hiện hữu, trình bày và công bố.
20
Họ sinh ra để in dấu
lại trên mẵt đất, in
dấu lại trong trái
tim người khác.
Con người sinh ra
không phải để tan
biến đi như một hạt
cát vô danh.

×