Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 63 trang )

Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 : MỞĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn. Thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Ngày nay, cây vải
được trồng ở nhiều nước trên thế giới.
Vải là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Thịt quả chứa rất
nhiều vitamin B, C, E và các chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người.
Quả vải được ăn tươi, sấy khô hoặc làm đồ hộp, nước giải khát. Vỏ quả, thân
cây và rễ có nhiều tanan có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Hoa
vải còn là nguồn mật có chất lượng cao. Ngoài ra gỗ vải là loại gỗ quý, không
mối mọt, bền nên có thể dùng để xây nhà, đóng đồ. Tán cây vải cao lớn, sum
suê, rễ bám chắc có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, chống xói mòn,giữ cho đất luôn tươi xốp,...mang nhiều ý nghĩa
về mặt môi trường.
Cây vải có tính thích ứng mạnh, dễ trồng, chịu được đất chua, đất dốc nên
phát triển tốt trên các vùng đồi hoang hoá. Ở Việt Nam vải thường được trồng
phổ biến ở vùng núi phía Bắc và miền trung du. Chủ trương của Đảng và
chính phủ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nhằm
xoáđói giảm nghèo. Vì vậy trong những năm gần đây diện tích trồng vải trên
đất đồi tăng lên nhanh chóng, đời sống của bà con nông dân không ngừng
được cải thiện, kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời giúp ổn định được trật
tự an ninh xã hội.
Diện tích trồng vải tăng nhanh đồng nghĩa với việc mật độ và chủng quần
sâu hại gia tăng. Có rất nhiều loại côn trùng hại cho vải như bọ xít hại nhãn
vải, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu xanh bướm vàng xám, rệp muội, rệp sáp,...Để
phòng trừ sâu hại nông dân đã dựa chủ yếu vào thuốc hoá học mà không biết
đến tác hại của nó gây ra như : làm phá vỡ mối cân bằng sinh thái tiêu diệt các
loài kẻ thù tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường, làm tăng tính kháng thuốc của
những loài sâu hại. Việc sử dụng thuốc hoá học bừa bãi đãđể lại lượng tồn
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh


học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
dưhoá chất trong nông sản, thực phẩm làm ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ
cộng đồng.
Đểổn định và phát triển nông nghiệp một cách bền vững nói chung cũng như
cây vải Thiều nói riêng cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về sâu hại và
thiên địch của chúng để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch hại cũng như
bảo vệ khai thác hợp lý những loài côn trùng cóích, hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật độc hại cho con người và môi trường sống.
Được phép của khoa Công nghệ sinh học − Viện Đại học Mở Hà Nội, dưới
sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Thành − Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm
hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata
Fabr. tại Sóc Sơn Hà Nội và các vùng phụ cận năm 2005

2006.
1.2. MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI.
• Xác định được thành phần côn trùng có lợi và có hại theo mùa vụ
và theo vùng địa lý.
• Vẽđược đồ thị quy luật biến động số lượng của bọ rùa 18 chấm
Harmonia sedecimnotata Fabr.
• Nắm được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của bọ rùa
18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr.
• Vai trò của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. trong
việc tiêu diệt côn trùng hại.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
A.Điều tra nghiên cứu tại thực địa.
1. Xác định sựđa dạng về thành phần loài côn trùng hại và thiên địch của
chúng.

2. Xác định quy luật phát sinh cũng như sự phân bố loài theo cây hoặc
nhóm cây trồng theo mùa vụ hoặc vùng lãnh thổđịa lý.
B. Nghiên cứu trong phòng.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của bọ rùa
18 chấm.
2. Nghiên cứu khả năng tiêu diệt rệp của bọ rùa 18 chấm Harmonia
sedecimnotata nhằm đề xuất hướng bảo vệ, sử dụng một cách có hiệu quả.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 : TỔNGQUAN
2.1.TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUVỀCÔNTRÙNGHẠIVÀTHIÊNĐỊCHCỦA
CHÚNG.
Cây vải là cây á nhiệt đới, nóng quá thì không ra hoa chỉ ra lá, rét quá thì
chết. Vải được trồng ở những nơi cóđộẩm cao thường trồng ở vùng đồi núi,
do đó thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển. Ở các vùng địa lí khác nhau,
những giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau có nhiều loại côn trùng
khác nhau tấn công gây hại làm tổn thất về chất lượng và năng suất của sản
phẩm.
2.1.1. Những nghiên cứu về côn trùng vải thiều của các tác giả nước ngoài
ỞẤn Độ, L.B Singh đã tìm ra 11 loài ong, ruồi , ong bắp cày và những loài
côn trùng khác thấy ở hoa vải. Ong mật, phần lớn làApiscerana indica, A.
dorsata vàA. florea, 78% thụ phấn vải và chúng làm việc cả ngày vàđêm.
(. )
Năm 1932, Liên Xôđã nhập nội một loài bọ rùa từ Ai Cập có sức tiêu thụ
rất mạnh các loài rệp Pseudococcus gabani, Pseudococcus cirti và rệp
Pulvinaria phá hoại trên cây ăn quả và cây chè, kết quả làđã diệt được phần

lớn các loài rệp này.
Ở Ba Lan đã thả 1500 ong mắt đỏ cho 1 cây ăn quả lâu năm cho mỗi đợt để
diệt trứng của các loài sâu hại quả, kết quả thu được rất khả quan.
(HồKhắc Tín(1982). Giáo trình côn trùng nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp).
Năm 1941 ở Trung Quốc bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma pappillosa và
một loài côn trùng nhãn làCornegenapsylla sinica gây ra đã làm cho lá cây vải
bị nhỏ , quăn, hoa phát triển kém và bị biến dạng. Tỷ lệ cây nhãn vải ra chồi
bất thường từ 20 –100%. Càng ở cây trưởng thành thì tỷ lệ càng cao. Loại
bệnh này thường khiến cho năng suất giảm trung bình khoảng 10 – 20% thậm
chíở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thì sự thất thu là 50%.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Năm 1993 D.F Waterhouse đã công bố 4 loài sâu hại chính và quan trọng
ở phía nam Châu Á làAceria litchi (Keifer), Cnopomorpha sinensis, Cossus
sp., Tessaratoma papillosa Drury. (The Maior Arthropod Pest and Weed of
Agriculture in Southeast Asia: Distribution Impotance and Origin. Canberra,
Australia – 1993.)
Năm 1997 nhóm tác giả LiLi_ Ying Wang Ren và D.F Water house đã
xác định được 10 loài sâu hại phổ biến và quan trọng trên cây nhãn và vải ở
phía nam Trung Quốc. (The distribution and impotance of arthropod pest and
weed of Agriculture and Forestry plantationsin Southern China. Canberra
1997)
Năm 1998 Rajpal Singh và cộng tác viên phát hiện ra 16 loài sâu hại phổ
biến tại một số huyện của Trung Quốc. (K.Flower visitor of litchi and their
role in pollinnation and fruit production. Pest Management and Economic
Zoology, 1998. Vol. 6, No. 1, pp. 1 – 5.7 ref.).
Năm 1998, Liu Xi Die và cộng tác viên đã tiến hành nhân nuôi ong
Anastatus Japonicus Ashmaed để trừ bọ xít nhãn vải, hiệu lực phòng trừđạt

94%. (Experiment of control of litchi stink bug by using Anastatus japonius
Ashmead. South China Fruit, 1998)
Năm 1998 Randahawa H.S và Gill R.S đã nghiên cứu về loài sâu đục hạt
vải Blastobasis sp. (Lepidoptera Blastobasidae).
Năm 1998 Liu Yu Fang và cộng sự nghiên cứu và so sánh mức độ ký sinh
của 2 loài ong Anastatus sp. vàOoencyrtus sp. trên 2 vườn vải, 1 có sử dụng
thuốc trừ sâu hoá học, 1 vườn áp dụng biện pháp điều khiển dịch hại tổng hợp
IPM , kết quả tỷ lệ ký sinh của của vườn sử dụng thuốc hoá học chỉ thấy ong
Anastatus sp. xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, không thấy ong ký sinh Ooencyrtus
sp.trong khi vườn áp dụng IPM, tỷ lệ ký sinh của ong Anastatus sp. là 17,7 – 18,4%,
ong Ooencyrtus sp. là 23,5 – 30,4%.
Năm 1998, Luo Qi Hao và cộng sựđi sâu nghiên cứu loài bướm đêm chích
hút quả vải Comocritis albicapilla Morinti, đây là một trong các loài sâu hại
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
quan trọng. (Study on Comocritis albicapilla of litchi tree. Journal of South
China Agricaltural University, 1998)
Năm 1999, Tan Shi Dong và cộng tác viên đãđiều tra phát hiện được 83
loài sâu hại trên cây vải thuộc 76 giống, 30 họ, 7bộ, trong đó có 14 loài quan
trọng nhất. (Study on the structure and dynamic of pest community in lychee
orchard. Actaphytoppylacica Sinica, 1999)
Năm 1999, Yang Chi Kun và cộng sựđã nghiên cứu về loài ruồi hại vải
thuộc giống Oligotrophiniở Quảng Đông, Trung Quốc. (A new genus ang
species of gall midge (Dipera Cecidomyiidao) infesting litchi from China.
Entomotaxonomia, 1999)
2.1.2.Những nghiên cứu về côn trùng vải thiều của các tác giả trong nước.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của côn
trùng.Trên cơ sởđó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học Việt Nam đi
sâu nghiên cứu về hệ côn trùng phong phú vàđa dạng đó.

Năm 1967–1968, Viện BVTV đãđiều tra thu thập được 18 loài sâu hại
nhãn vải là: bọ dừa nâu, bọ dừa nâu nhỏ, sâu tiện vỏ, xén tóc mai rùa, rệp sáp
cạnh, rệp sáp đỏ, rệp sáp nâu mềm, bọ xít vằn, sâu cuốn lá, rệp sáp Ai Cập,
rệp sáp lớn giả cam , rệp sáp hình bán cầu , ve sầu bướm , bọđa lớn hai chấm
và bọ xít nhãn. (Kết quảđiều tra côn trùng 1967–1968. NXB nông thôn.)
Năm 1982, sau một quá trình nghiên cứu có hệ thống, Hoàng Đức Nhuận
đã phát hiện được ở Việt Nam trên 220 loài thuộc 65 giống, 15 tộc và 6 phân
họ. (Bọ rùa – Coccinellidae ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà
Nội - 1982)
Năm 1990, theo tác giả Vũ Công Hậu thì sâu hại vải thì có rất nhiều loài
khác nhau, trong đó có các loài gây hại chủ yếu như: bọ xít nhãn vải
(Tessaratoma papillosa), bọ xít dài hôi (Leptocorisa acuta), sâu đục vỏ
(Indarbela sp), sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis), sâu đo xanh hai sừng
(Thalassodes guadraria), rệp sáp (Ceroplastes rubens),...(Trồng cây ăn quảở
Việt Nam – NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1990).
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Bọ xít Tessaratoma papillosa là loài nghiêm trọng với các vườn vải và
nhãn, chúng chích hút mầm non, quả non gây hiện tượng rụng quả, nếu chích
hút quả già thi gây kém chất lượng. Năm 1995, Vũ Quang Côn và cộng sự
nghiên cứu một sốđặc điểm phát sinh , phát triển của bọ xít nhãn vải
Tessaratoma papillosa Drury (Hemiptera : Pentatomidae ), đi sâu nghiên cứu
sự phát triển của cá thể, của các cơ quan sinh sản, sự phát sinh lứa và biến
động số lượng loài. Kết quả cho thấy thời gian cùng tồn tại gối lứa của bọ xít
trưởng thành thế hệ cũ và mới kéo dài khoảng 30 ngày, trong đó bọ xít trưởng
thành của thế hệ mới chiếm tới 61,4% còn bọ xít trưởng thành thế hệ cũ chỉ
38,6% Bằng thực nghiệm cho thấy mỗi con cái thế hệ mới ghép đôi giao phôí
với con đực thế hệ cũđẻđược 2 – 3 ổ trứng. Hiện tượng tiêu sinh trứng của
trưởng thành cái xảy ra khi cách ly chúng với cây nhãn vải. Mật độ bọ xít cao

nhất vào trung tuần tháng 4 (48 – 56 con/cây). (Một sốđặc điểm phát sinh,
phát triển của bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury (Hemiptera :
Pentatomidae). Những công trình nghiên cứu cơ bản , 1995 ) [225–231].
Năm 1995, Trần Huy Thọ và cộng sựđã phát hiện dược 19 loài sâu hại và
4 loài nhện hại tại Hà Nội, Hải Hưng, Hà Nam, Yên Bái. Những loài sâu hại
chính đó là: bọ xít hại nhãn vải , rệp sáp , ve sầu bướm , sâu tiện vỏ , sâu đục
cành, sâu đục thân, nhện lông nhung và ruồi đục quả. (Một số kết quả nghiên
cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quảở miền Bắc nước ta. Tuyển tập
công trình nghiên cứu. Viện BVTV 1990 – 1995).
Năm 1998 – 2000, Nguyễn Xuân Hồng đã xác định được 15 loài sâu hại
vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang), và Chương Mỹ (Hà Tây). Trong đó có 14 loài
thuộc 5 bộ của côn trùng và 1 loài nhện hại, phổ biến là nhện lông nhung, bọ
xít hại nhãn vải, rệp muội, sâu đục quả và ngài chích hút. Ngoài ra còn ghi
nhận được một sốđối tượng khác là dơi và chuột.
Năm 2001, chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận được 17 loài sâu
hại tại Bắc Giang chủ yếu là ve sầu nhảy, bọ xít nhãn vải và nhện lông nhung.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Năm 2003, đã có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng trên cây nhãn
vải.
Phạm Văn Lầm và Nguyễn Thành Vĩnh dẫn liệu bước đầu vềđặc điểm
sinh học cơ bản của ong đen Ooencyrtus phongi Trjap ký sinh trứng bọ xít
nhãn vải cho thấy: ở nhiệt độ 28,4 – 31,1°C vàđộẩm 74,2 – 79,6%,
Ooencyrtus phongi ký sinh trứng bọ xít nhãn vải lhoàn thành vòng đời trong
thời gian trung bình từ 12,8 – 13,5 ngày. Tuổi thọ của ong trưởng thành kéo
dài 2,3 – 2,6 ngày (không được ăn thêm lá hoặc chỉ uống nước lã) đến
6,9 – 11,3 ngày (được ăn thêm nước đường hoặc dung dịch mật ong 50%).
Một con ong trưởng thành cái ký sinh trung bình được 12,2 trứng bọ xít
T.papillosa và sản sinh trung bình 136 ong trưởng thành cho đơì sau. (Dẫn

liệu bước đầu vềđặc điểm sinh học cơ bản của ong đen Ooencyrtus
phongiTrjap, Myart. et Kost (Hymenoptera, Encyrtidae) ký sinh trứng
bọ xít nhãn vải _ Tạp chí BVTV số 3/2003).
Cũng trong năm 2003, Phạm Đình Sắc nghiên cứu cấu trúc loài nhện bắt
mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên cây vải vùng Sóc
Sơn Hà Nội đã xác định được 33 loài nhện bắt mồi thuộc 10 họ, trong đó họ
nhện nhảy Salticidae có số loài cao nhất (9 loài), tiếp đến là họ bụng tròn
chăng lưới Araneidae (7 loai), họ nhện hàm dài Tetragnathidae (6 loài), họ
nhện càng cua Thomicidae (3 loài), các họ còn lại 1 – 2 loài. Những loài bắt
gặp nhiều và chiếm ưu thế trên vườn vải tại Sóc Sơn là nhện nhảy sọc
đỏEpocilla canlcarata, nhện nhảy vằn xanh Phintella sp., nhện càng cua lớn
Heteropoda sp..Số loài nhện đã xác định dược trên cây vải tại Sóc Sơn Hà Nội
phong phú hơn số loài nhện trên cây vải tại vùng Mê Linh Vĩnh Phúc. (Cấu
trúc loài nhện bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên
cây vải vùng Sóc Sơn Hà Nội. Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV -
Viện Bảo vệ thực vật - NXB Nông nghiệp)[125_129].
Năm 2003, Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh và Trần Huy Thọđãđiều tra thu
thập được 51 loài sâu và nhện hại trong đó có 46 loài tập trung ở 6 bộ côn
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
trùng và 5 loài ở lớp nhện. Bộ cánh vẩy Lepidoptera có nhiều nhất là 8 loài
chiếm 35,3%, bộ cánh đều Homoptera có 15 loài chiếm 29,4%, bộ cánh cứng
Coleoptera 8 loài chiếm 15,7%, cánh nửa Hemiptera 3 loài chiếm 5,8%, hai
cánh Diptera, cánh tơ Thysanoptera chiếm 1,9%. Lớp nhện có 5 loài chiếm
10%. Trong số 51 loài gây hại đã phát hiện có 11 loài sâu hại rất phổ biến
trong đó có 9 loài làđối tượng tập trung gây hại từ thời kỳ ra hoa cho tới lúc
thu hoạch bao gồm : bọ xít vải , rệp muội , rệp sáp , sâu đục cuống quả, ruồi
hại quả, nhện lông nhung, nhện chổi rồng, bướm chích quả,ve sầu bướm hai
chấm trắng.

Các kết quả khảo sát nhện trên cây vải tại Mê Linh - Vĩnh Phúc và Sóc
Sơn- Hà Nội cho thấy số loài và mật độ nhện ở mức cao trong quần xã các
loài cóích. Năm 2003, Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn đã nghiên cứu thành
phần, số lượng và sự trúđông của nhện Araneae trên cây vải vùng Mê
Linh – Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy nhện ẩn nấp ở bên trong giữa tấm các
tông và vỏ thân hoặc cành cây. Trong tổng số 30 tấm các tông được đặt
cốđịnh trên cây vải thu được 179 cá thể nhện của 19loài thuộc 9 họ. Loài nhện
thu được nhiều nhất là nhện nhảy vằn lưng Bianor hotingchiehi, sau đó là loài
nhện nhảy sọc đỏEpocilla calcarata. Số lượng nhện trúẩn qua đông đạt cao
nhất trong thời gian từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, đây cũng là thời kỳ
rụng lá của vườn cây ăn quả.
(Thành phần, số lượng và sự trúđông của nhện Araneae trên cây vải tại
vùng Mê Linh- Vĩnh Phúc. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học
sự sống-báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2, nghiên cứu cơ bản
trong sinh học, nông nghiệp, y học - Huế 25 - 26/7/2003) [713 – 716].
Theo Bùi Lan Anh và Ngô Xuân Bình, đã nghiên cứu điều tra một số sâu
bệnh hại nhãn vải tại Thái Nguyên năm 2002 – 2003. Kết quả cho thấy sâu
hại nhãn vải có 19 loài, trong đó hại lá 12 loài, hại thân cành 1 loài và 6 loài
hại hoa và quả. Trong số những loài sâu hại đáng chúý là sâu đục gân lá tỷ lệ
hại trung bình 5 - 10% , nơi bị hại nhiều nhất có khi lên tới 19 - 26%. Sâu
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
đục quả tỷ lệ hại trung bình 0,5%, nơi bị hại nặng tỷ lệ hại trên 10%. Các loài
bọ xít, sâu ăn lá, sâu đục thân cành cây gây hại có tính chất cục bộ. (Một số
kết quảđiều tra sâu bệnh hại nhãn vải tại Thái Nguyên năm 2002 – 2003. Tạp
chí Bảo vệ thực vật số 6/2003).
TS.Nguyễn Xuân Thành - Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đãđóng
góp cho nghành nghiên cứu côn trùng học nói chung và côn trùng trên cây vải
nói riêng nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Năm 1998 – 1999, Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu ở nông trường Bình
Khê , xã Tràng Lương , huyện Đông Triều, Quảng Ninh và nông trường Hà
Trung, Thanh Hoá. Số lượng loài thu được là 77 loài sâu hại và 1 loài nhện
hại, trong đó : Bộ cánh phấn có 39 loài, bộ cánh đều 13 loài, bộ hai cánh có 1
loài, bộ cánh nửa 4 loài, bộ cánh cứng 19 loài. Côn trùng cóích gồm 14 loài
côn trùng ăn thịt (thuộc 6 bộ và 8 họ ) và 13 loài côn trùng ký sinh (11 loài
thuộc bộ cánh màng , 2 loài thuộc bộ hai cánh). Nhện hại mới phân loại được
một loài làEriophies litchi Keifer thuộc họ Eriophydae, số lượng loài nhện ăn
thịt thu được là 10 loài. Ông đã nghiên cứu sinh học sinh thái về loài sâu cuốn
láđầu đen và sâu cuốn láđầu nâu, nhóm sâu nhớt, nhóm sâu đo xanh, sâu đo
hình que đầu hai sừng, sâu đo nâu xám , nhóm bướm chích quả , sâu đục
cuống quả , sâu đục gân lá, bọ cánh cứng , bọ cánh gân nâu, bọ hung , bọ xít
nhãn vải , bọ mắt vàng , nhện lông nhung, câu cấu, bọ dừa, ong ký sinh trứng
bọ xít nhãn vải và ong ký sinh sâu non bộ cánh vẩy. (Côn trùng và VSV trên
cây vải thiều tại Quảng Ninh và Thanh Hoá - Biện pháp lợi dụng vàđiều khiển
chúng. Kỷ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi
phía Bắc lần thứ 7).
Năm 2000, Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái của hai loài bọ mắt vàng Chrysopasp. vàAnkylopteryxsp.
(Chrysopidae) trên cây vải thiều Đông Triều, Quảng Ninh. Kết quả cho thấy
hai loài bọ mắt vàng đều thuộc phân họ Chrysopinae Esben-Petesen 1918, họ
Chrysopidae, bộ Neuroptera. Cả hai loài tồn tại và phát triển quanh năm trên
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
cây vải, mật độ cao nhất vào tháng cuối xuân , đầu hè, khi mật độ thức ăn và
các yếu tố sinh thái khác thuận lợi cho chúng. Mật độ cao nhất vào cuối tháng
4 đầu tháng 5, cuối tháng 5và từ 15 đến 20 tháng 6. Đây là 2 loài côn trùng ăn
thịt sau hại quan trọng trong việc điều hoà mật độ chủng quần sâu hại vải, góp
phần đáng kể hạn chế tác hại của sâu gây ra. (Một sốđặc điểm hình thái, sinh

học, sinh thái của hai loài bọ mắt vàng Chrysopasp. vàAnkylopteryx sp.
(Chrysopidae) trên cây vải thiều tại Đông Triều Quảng Ninh_ Tạp chí Sinh
học số 3/2000) [44_47].
Năm 2002, Nguyễn Xuân Thành bước đầu nghiên cứu về thành phần các
loài côn trùng và nhện trên vải tại Hà Nội và vùng phụ cận. Qua điều tra cho
thấy thành phần côn trùng và nhện tương đối phong phú. Tổng số loài hiện đã
thu được 109 loài, trong đó côn trùng và nhện thu được là 54 loài. Những loài
nguy hiểm nhất có 12 loài. Côn trùng cóích (Ky sinh và bắt mồi) thu được là
21 loài, cóý nghĩa nhất là bọ mắt vàng, bọ rùa 18 chấm, ong ký sinh kén
trắng. Nhện bắt mồi thu được 34 loài. Từ kết quả thu được nhận thấy sự tương
quan giữa các loài có hại và có lợi gần như nhau và cho gợi cho chúng ta cóý
thức hơn trong việc sử dụng các biện pháp phòng trừ các loài sâu hại sao cho
vừa đạt hiệu quả phòng trừ tốt mà vẫn bảo vệđược môi trường sinh thái, bảo
vệđược sức khoẻ cộng đồng. ( Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần
các loài côn trùng và nhện trên vải tại Hà Nội và vùng Phụ cận_ Kỷ yếu hội
thảo quốc gia về khoa học và công nghệ bảo vệ thực vật_NXB Nông nghiệp
2002 ) [274_278].
Với chủ trương của Đảng xoáđói giảm nghèo, phát triển và mở rộng kinh
tế trang trại ổn định trật tự an ninh xã hội vì thế mà diện tích trồng vải ngày
càng tăng dẫn đến mật độ côn trùng hại nhãn vải cũng gia tăng. Mục đích
nghiên cứu phòng trừ thành phần côn trùng hại vải, năm 2003, Nguyễn Xuân
Thành đã nghiên cứu thành phần côn trùng hại nhãn vải và thành phần thiên
địch của chúng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả sau nhiều năm nghiên cứu cho
thấy thành phần côn trùng hại và thiên địch của chúng trên nhãn vải rất phong
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
phú vàđa dạng. Tổng số loài gây hại hiện đã biết là 99 loài trong đó có 98 loài
côn trùng và 1 loài nhện. Các loài này thuộc 5 bộ sau: Coleoptera,
Lepidoptera, Hemiptera, Homoptera và bộ nhện nhỏ Acarina. Bộ cánh cứng

có 30 loài thuộc 9 họ , chiếm tới 33,33% trong tổng số loài bắt gặp. Bộ
Lepidoptera có 42 loài chiếm 42,42% tổng số loài bắt được. Bộ cánh đều
Homoptera có 6 họ , 11 loài chiếm 11,11%. Bộ cánh nửa Hemiptera có số
lượng ít nhất chỉ có 6 loài trong 4 họ , chiếm tỷ lệ thấp , chỉ có 6,66%. Bộ
nhện nhỏ Acarina thuộc lớp nhện chỉ mới thu được 1 loài, chiếm số lượng
họít nhất trong các loài gây hại . Bọ xít nhãn vải Tessarotoma papillosa Drury
và nhện lông nhung Eriophies litchi Keifer là những đối tượng gây hại nguy
hiểm nhất. Các loài thiên địch của các loài sâu hại vải thuộc lớp côn trùng thu
được 29 loài thuộc 6 bộ Neuroptera, Diptera, Coleoptera, Mantodae,
Hemiptera và Hymenoptera. Bộ nhện lớn bắt mồi trong lớp nhện Arachnida
có 33 loài thuộc 10 họ: Salticidae, Arancidae, Tetragnathidae, Tromicidae,
Oxypidae, Clubionidae, Lycosidae, Heteropodidae, Linyphiidae, Theridiidae.
(Thành phần côn trùng hại nhãn vải và thiên địch của chúng ở miền Bắc
Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia bảo vệ thực vật –Phục vụ chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung_
NXB Nông nghiệp 2003) [53_56].
Trong năm 2003, Nguyễn Xuân Thành và Phạm Quỳnh Mai dã nghiên
cứu ong ký sinh trứng bọ xít nhãn vải vàảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
đến chúng. Kết quả nghiên cứu sau nhiều năm cho thấy có hai loài ong ký
sinh trứng bọ xít nhãn Tessaratoma papillosa Drury, đó là ong đen nhảy
Ooencyrtus fongi Tryapizin thuộc họ Encyrtidae và ong xanh Anastatus aff
Japonicus thuộc họ Eupelmidae. Cả hai loài ong này song song tồn tại trong
suốt thời gian Bọ xít đẻ trứng. Ong Ooencyrtus fongi xuất hiện sớm hơn và có
tỷ lệ cao hơn nhiều so với ong xanh Anastatusaff. Ong xanh Anastatus aff
không những có khả năng tiêu diệt trứng bọ xít nhãn mà còn có thể tiêu diệt
trứng bọ xít xanh vòi dài hại cây có múi Rhynchocoris humeralis Thunberg.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến thời gian xuất hiện và tỷ lệ ký

sinh của cả hai loài ong này đó là thời tiết cuối đông đầu xuân và việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy cả hai loài ong này có vai trò quan trọng trong
việc điều hoà mật độ chủng quần trứng bọ xít nhãn vải. (Viện Sinh thái vầ Tài
nguyên Sinh vật , Trung tâm KHTN&CNQG. Ong ký sinh trứng bọ xít nhãn
vải và các yếu tốảnh hưởng đến chúng.Những vấn đề nghiên cứu trong khoa
học sự sống - NXB khoa học và kỹ thuật Huế 25-26/7/2003)[742_745].
Năm 2004, Nguyễn Xuân Thành cho biết trên cây nhãn vải đã thu được 17
loài bướm thuộc phân họ Ophiderinae, họ bướm đêm Noctuidae , bộ cánh
phấn Lepidoptera. Dựa vào cấu trúc của vòi châm , vòi hoá sừng hoặc không
ta có thể chia ra làm hai nhóm: Nhóm đầu vòi hút hoá sừng có khả năng
xuyên thủng vỏ quảđể hút dịch. Nhóm thứ hai gồm những loài có vòi không
kitin hoá. Chúng chuyên hút dịch ở các quả bị thương do loài khác hoặc do
thiên tai gây ra. Nhóm thứ hai đại diện là hai loài chuyên sinh sản, phát triển
và phá hoại trên cây nhãn vải. Sâu xanh bướm vàng xám Oxyodes
scrobiculata Fabr. làđối tượng sâu hại nguy hiểm cho các vùng trồng vải
thiều. Chúng gây hại cho vải nhất là lộc non làm ảnh hưởng đến năng xuất và
chất lượng vải. Thiên địch của sâu xanh bướm vàng xám gồm các loài thuộc
bọ xít cổ ngỗng Raduviidae (Sycanus bifidus, S. croceovitatus vàS. faleni). Họ
bọ xít 5 cạnh Pentatomidae(C. furcellata) và ong ký sinh kén trắng chùm
Cotestia sp. Tỷ lệ ký sinh của hai loài ong này trung bình là 32%, vì vậy nó có
vai trò quan trọng đáng kể trong việc điều chỉnh mật độ chủng quần của loài
này. (Những đặc điểm quan trọng của loài bướm đêm hại cây ăn quả thuộc
phân họ Ophiderinae, Noctuidae, Lepidoptera trên miền Bắc Việt Nam_
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống Thái Nguyên
23/9/2004 - NXB Khoa học kỹ thuật )[630_632].
Năm 2005, Nguyễn Xuân Thành và Hồ Thị Thu Giang đã thu thập và
phân loại được 6 loài sâu cuốn lá vải thuộc họ Tortricidae bao gồm: 1.
Adoxophyes fasciata Wals, 2. Adoxophyes syrtosema Meyris, 3.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học

Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Archipseucroca Diakonoff, 4. Argyroplose apropola Meyrick, 5.
Homonacoffearia Meyrick, 6. Olethreutes leucaspis Meyrick. Trong
đóArchipeucroca Diakonoff vàOlethreutes leucaspis Meyrick là hai loài có
mật độ lớn nhất, xuất hiện gần như quanh năm, phá hoại nặng lá non, ảnh
hưởng đến sự quang hợp của cây. Qua nghiên cứu cho thấy Archips eucroca
có trứng màu vàng nhạt được đẻ thành từng ổ, xếp trên lá, tỷ lệ trứng nở trên
80%, thời gian phát triển trên 7 ngày, tỷ lệ sống của ấu trùng trên 70%, thời
gian phát triển trung bình 19 ngày. Thời gian của nhộng kéo dài trung bình
6,5 ngày, tỷ lệ vũ hoá 67%. Bướm sống trung bình từ 3-7 ngày . Sau khi vũ
hoá 1-2 ngày bứơm bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng đẻ cao nhất được 359
quả, thấp nhất 52 quả, trung bình 146 quả . Trong 4 ngày đầu trứng được đẻ
nhiều, cao nhất vào ngày thứ 2. Trong mùa xuân mật độ sâu cao nhất vào cuối
tháng 3 đến đầu tháng 4. (Thành phần sâu cuốn lá vải (Tortricidae,
Lepidoptera) ở miền Bắc Việt Nam vàđặc điểm sinh học sinh thái của Archip
eucroca Diakonoff. Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc lần
thứ 5 Hà Nội, 11_12/4/2005. NXB Nông nghiệp 2005 )[219_224].
Cũng trong năm 2005, Nguyễn Xuân Thành và Kiều Thu Thuỷ nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít bắt mồi Sycanus bifidus Fabr.
(Reduviidae- Hemiptera) ở một số vùng trồng điều của miền Trung (Bình
Định, Quảng Ngãi) và trung du, miền núi của miền Bắc nơi trồng vải thiều.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bọ xít bắt mồi Sycanus bifidus tiêu diệt các loài
sâu thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera nhưấu trùng sâu xanh nhả tơ quấn tổ hại
điều, ấu trùng sâu xanh bướm vàng xám Oxyodes scrobiculata...Khả năng tiêu
thụ mồi của loài bướm này khá lớn 24-25 ấu trùng Oxyodes scrobiculata.
Nhiệt độ vàẩm độảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của loài bọ xít bắt mồi
Sycanus bifidus. Điều kiện thời tiết tốt nhất cho bọ xít bắt mồi này phát triển
là : nhiệt độ 25-30°C vàẩm độ 70-80%. Khả năng tiêu diệt côn trùng của bọ
xít bắt mồi Sycanus bifitusđã mở ra hướng phát triển mới của nền nông nghiệp
Việt Nam, nếu chúng ta biết khai thác và bảo vệ loài côn trùng thiên địch nói

Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
chung và loài bọ xít bắt mồi nói riêng sẽ mang lại rất nhiều lơi ích cho con
người như bảo vệ cây trồng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệđược sự cân
bằng sinh thái một cách bền vững...(Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít
bắt mồi Sycanus bifitus Fabr.(Reduviidae-Hemiptera).Những vấn đề nghiên
cứu cơ bản trong khoa học sự sống/ Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc
2005. NXB khoa học và kỹ thuật)[1067 – 1070].
2.2. TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUVỀPHÒNGTRỪ.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của cây
vải. Hiện nay, ở nhiều địa phương, cây vải đang được phát triển theo lối hàng
hoá cả về diện tích vàđầu tư chăm sóc. Qua các nghiên cứu mức độ gây hại
của các loài côn trùng là rất lớn, vì vậy công tác bảo vệ và năng cao chất
lượng nông sản là rất cần thiết. Ngày nay, để phòng trừ sâu bệnh có rất nhiều
biện pháp như: biện pháp canh tác, biện pháp hoá học, biện pháp sinh học...
Việc lựa chọn phương pháp phòng trừ cho từng vùng địa phương là rất khác
nhau, tuỳ vào điều kiện kinh tế và trình độ hiểu biết của mỗi vùng.
2.2.1.Vai trò vàý nghĩa của từng biện pháp Bảo vệ thực vật.
2.2.1.1. Biện pháp canh tác.
Là biện pháp thủ công, nóđãđược lưu truyền từ rất lâu như xới, xáo, làm
cỏ, và chăm sóc thường xuyên sẽ hạn chếđược 1 phần dịch hại. Biện pháp
canh tác chỉ là biện pháp trước mắt tạm thời và mang tính chất tình thế trong
cả vụ.
2.2.1.2.Biện pháp hoá học.
Thuốc trừ sâu hoá học là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp được dùng để phòng trừ các loài sâu hại, dịch hại, bệnh hại, cỏ dại,
nhện ,chuột và những sinh vật hại khác gây ra đối với cây trồng và nông sản.
Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật hại với một lượng rất nhỏ là có
thểgây độc với sinh vật hại đó , nó làm phá huỷ chức năng cơ bản của sinh vật

hại và làm cho sinh vật hại chết.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các thuốc trừ sâu hoá học tổng hợp hữu
cơđã lần lượt được đưa ra thị trường mở ra kỷ nguyên của thuốc trừ dịch hại
tổng hợp theo lối sản xuất công nghiệp. Đầu tiên là các hợp chất Chlo hữu cơ
như DDT, 666, Aldrin,...đãđược ứng dụng trong nông nghiệp. Trong những
năm 60_70 của thế kỷ XX là sự ra đời của các hợp chất lân hữu cơ như:
Malathion. Wofatox, Etyl parathion...Ngoài ra còn có các loại thuốc hoá học
chứa dẫn xuất các axít Cacbanic, Thiocacbanic, Dithiocacbanic thuộc phân
nhóm Cacbanat và nhóm thuốc chứa Pirethroid.
Ưu điểm của loại thuốc này là có hiệu quả nhanh, kịp thời vì thuốc hoá học có
hiệu quả nhanh về thời gian, làm cho năng suất cây trồng ổn định. Thuốc hoá
học có hiệu quả trong phạm vi rộng, hiệu quả với nhiều loại dịch hại trên cây
trồng và có thểáp dụng ở khắp mọi nơi.
Nhược điểm của thuốc trừ sâu hoá học:
+ Gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sản
xuất, đến vật nuôi và cây trồng.
+ Sử dụng nhiều lần với nồng độ cao sẽ làm cho sâu hại quen dần với
thuốc hoá học và từđó tạo ra tính kháng thuốc của sâu có thể duy trì cho thế
hệ sau mặc dù chúng không tiếp xúc với thuốc, làm giảm sút rõ rệt về tính đa
dạng của quần thể sinh vật cóích, làm xuất hiện các loại dịch hại mới và
chúng phá hoại mạnh hơn gây hại dữ dội hơn.
+ Nếu sử dụng thuốc trừ sâu với nồng độ thấp thi sẽ kích thích cá thể dịch
hại sóng sót khi đã tái phát chúng có khả năng phục hồi và khả năng phát triển
mạnh hơn trước rất nhiều và chúng có khả năng thay đổi đặc tính của loài.
2.2.1.3. Biện pháp sinh học.
Là biện pháp lợi dụng những kẻ thù tự nhiên ngoài đồng ruộng như các
loại côn trùng , nhện và vi sinh vật cóích để phòng trừ các loại dịch hại theo

hướng bảo vệ môi trường, làm sao ổn định cân bằng sinh thái.
Trong nhiều năm qua việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học đãđể gây ra
nhiều hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái. Thêm vào đó là
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
nền kinh tế các nước phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được cải
thiện và biện pháp sinh học ngày càng được hoàn thiện và phát triển trên cơ
sở phát triển của các ngành Công nghệ sinh học trong đó Công nghệ sinh học
trong Bảo vệ thực vật càng được chúýđể nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
phục vụ trở lại cho con người. Ngày nay biện pháp sinh học được sử dụng
như một biện pháp quan trọng của phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. IPM là
chiến lược bảo vệ thực vật mới trên cơ sởáp dụng tổng hợp các biện pháp
phòng trừ dịch hại một cách đồng bộ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học
cóđộc tố cao đồng thời sử dụng các biện pháp sinh học một cách có hiệu quả
trên cơ sởđiều tra để nắm bắt được quy luật phát sinh và gây bệnh của dịch
hại cây trồng.
Để phòng trừ dịch bệnh và sâu hại một cách có hiệu quả người ta đãáp dụng
một số biện pháp triển vọng như:
+ Hạn chế sử dụng hoặc sử dụng một cách có chọn lọc các loại thuốc hoá
học cóđộ phân huỷ nhanh vàít cóđộc hại để phòng trừ.
+ Dùng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus,
nấm,...như thuốc trừ sâu Bt được sản xuất từ chủng vi khuẩn Bt (Baccillus
thuringensis), thuốc trừ sâu vi nấm Bb được sản xuất từ chủng nấm Bb
(Beauveria bassiana)...
+ Sử dụng và bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại.
Ưu điểm của biện pháp sinh học là hạn chế sựô nhiễm môi trường , không
làm mất đi nguồn tài nguyên sinh vật cóích tạo sự cân bằng sinh thái, làm
giảm mức kháng thuốc của sâu hại, đảm bảo chất lượng nông sản, đất trồng
và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Nhược điểm của biện pháp này là tác dụng chậm, việc sản xuất các chế
phẩm sinh học còn làm ở quy mô nhỏ, còn ở mức phòng thí nghiệm , giá
thành cao, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bà con và việc
sửdụng các loại thuốc hoá học còn tuỳ tiện và lạm dụng do nhận thức của dân
còn thấp vì chỉ thấy lợi trước mắt là thuốc hoá học tác dụng nhanh mà không
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
thấy được nóđãđể lại một dư lượng chất độc lớn trong nông sản thực phẩm
gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Do đó cần khuyến cáo cho mọi người
dân hiểu được điều này.
2.2.2. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ các loài sâu hại trên cây
vải thiều của các tác giả trong và ngoài nước.
Theo Hồ Khắc Tín, năm 1979, thì bọ xít nhãn vải không những bị hai loài
ong Anastatus sp. vàOoencytus sp. Ký sinh trên trứng mà còn bị loài nấm tím
hồng xám Penicillium lilacimum ký sinh gây bệnh trên trưởng thành làm chết
6,9-12,9%. (Côn trùng nông nghiệp .NXB Nông nghiệp Hà Nội)
Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu và Trương Văn Hàm, trong năm 1995,
cũng đãđiều tra và phát hiện tại Hà Nội, Hải Hưng, Nam Hà, Yên Bái được 19
loài côn trùng hại và 4 loài nhện hại như: bọ xít nhãn vải; rệp gây hại vào thời
kỳ cây ra hoa; sâu tiện vỏ làm cho cây bị khô héo và chết rất nhanh ; sâu đục
cành phá hoại cành quả; sâu đục thân làm cho cây phát triển còi cọc có thể
làm chết cây; ruồi đục quả làm quả bị thối nhũn và chảy nước; rệp sáp vải làm
lá bị còi cọc nhỏ lại dẫn đến cây bị rụng lá; rệp sáp đỏ hại trên mầm non ,
cuống hoa, mặt trên quả làm cho quả bị chậm phát triển, teo dần, và dễ rụng;
rệp sáp đen mềm hại búp, cành, quả non, cuống lá, cuống hoa quả gây nên sự
biến dạng cho lá, mầm hoa; nhện vải (Eriophyes litchi) tấn công lá non, quả,
mầm, cuống hoa, chồi nụ hoa làm lá uốn cong, khô và rụng, cây bị còi cọc
không phát triển; ve sầu bướm gây hại vào thời kỳ ra hoa, chúng chích hút
làm rụng hoa và không có khả năng kết quả hoặc làm rụng quả. (Một số kết

quảđiều tra nghiên cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quảở miền Bắc
nước ta)[64 – 66].
Năm 1998, Nguyễn Xuân Hồng đã xác định được 15 loài sâu hại vải,
trong đó có 14 loài thuộc 5 bộ của lớp côn trùng và một loài nhện, ngoái ra
còn có một sốđối tượng hại như dơi, chuột ,chim..Xác định dược 17 loại bện
hại vải, trong đó bệnh chết héo cây và bệnh lông nhung ở cành lộc non, chùm
hoa, cành quả non, là những loại bệnh nặng và cần quan tâm để phòng bệnh
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
kịp thời , hiệu quả. (Kết quảđiều tra bước đầu thành phần sâu bệnh hại vải ở
Lục Ngạn, Bắc Giang và Chương Mỹ, Hà Tây).[103 – 105].
Theo Nguyễn Xuân Thành, năm 1999, thuốc trừ sâu vi sinh Bt có hiệu quả
phun trừ tốt đối với sâu thuộc bộ cánh vảy (Sâu nhớt, sâu đo, sâu cuốn lá,…).
Tuy so với thuốc hoá học có hiệu quả thấp hơn đôi chút nhưng nó rất tốt cho
môi trường và sức khoẻ con người, bảo vệđược các loài côn trùng cóích và tái
tạo lại sự cân bằng sinh thái trên sinh quần.(Thử nghiệm một số chế phẩm
thiên nông trên cây vải thiều. Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ và môi
trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang tháng 11/1999 ).
Việc nghiên cứu sử dụng các nguồn vi sinh vật cóích là một vấn đề quan
trọng và cần thiết trong chiến lược phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng hiện
nay. Năm 2000, Hoàng Thị Việt, Nguyễn Văn Cảm, Trần Quang Tấn và ctv
đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm NPV (Nuclear polyhedrosis virus) và khả
năng sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây trồng. NPV cóảnh hưởng tới sự
phát triển của sâu ở cả giai đoạn sâu non, nhộng và bướm. Hạn chếđược khả
năng vũ hoá vàđẻ trứng của bướm. Chế phẩm NPVcó khả năng bảo quản
được 12 tháng trong điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm. Đây là biện
pháp cần thiết trong hệ thống phòng trừ tổng hợp cây trồng đặc biệt đối với
những vùng sâu đang chống thuốc hoá học. (Một số kết quả nghiên cứu về
NPV(Nuclear Polyhedrosis Virus) và khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu

hại cây trồng)[113 – 130].
Qua thời gian điều tra các tháng trong năm 1999-2000, Dương Tiến Viện
đã thu thập thành phần sâu hại vải ở Mê Linh- Vĩnh Phúc và xác định được 19
loài côn trùng và 2 loài nhện hại, trong đó có 6 loài sâu và nhện gây hại phổ
biến và cóý nghĩa về mặt kinh tế. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ nông
dân vẫn còn dùng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc hạn chế và cấm
sử dụng như Monitor và Bi58. Dưong Tiến Viện đã thí nghiệm với 3 loại
thuốc Dipterex 90WP, Ofatox 400EC, Supracid 40EC đều có hiệu lực trừ bọ
xít hại vải cao. (Kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại vải và biện pháp
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
phòng trừ tại Mê Linh -Vĩnh Phúc.Một số loài sâu bệnh gây hại cây trồng
đáng chúý trong những năm gần đây) [54_57].
Từ kết quảđiều tra nghiên cứu cho thấy mức độ gây hại của các loài côn
trùng là rất lớn cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để mang lại hiệu quả
kinh tế. Phòng trừ sâu hại phải được thực hiện theo một quy trình tổng hợp để
bảo vệ cây trồng, bảo vệ mối cân bằng sinh học và bảo vệ môi trường sống.
Năm 2003, theo Trần Thế Tục thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp,
vừa sử dụng biện pháp hoá học, vừa sử dụng biện pháp canh tác, cơ giới, vật
lý, sinh học thì mới có hiệu quả. Muốn áp dụng biện pháp hoá học có hiệu quả
thì phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật vàđúng thời
điểm. Lịch dùng thuốc trong năm được tác giảđưa ra là tháng 2 – 3 trừ nhện,
tháng 3-4 trừ bọ xít , tháng 5-7 trừ sâu đục thân. Đối với bọ xít nhãn vải phải
kết hợp cả biện pháp cơ giới , hoá học, sinh học. Tháng 1 – 2 bọ xít trúđông
nên rung cây, rung cành làm cho bọ xít rơi xuống bắt diệt . Tháng 4 – 5 trởđi
hoa vải nơ xong phun thuốc Sherpa nồng độ 0,1 - 0,2% có thể tiêu diệt được
bọ xít trưởng thành và bọ xít non. (100 câu hỏi về cây vải. NXB Nông nghiệp
2003)
Theo Đường Hồng Dật, năm 2003, thì nên kiểm tra bắt giết bọ xít từ

tháng 1 – 2. Theo tác giả thì thời gian này bọ xít ít hoạt động, lợi dụng tính
giả chết của bọ xít , trải nilon trên mặt đất ở gốc cây rồi rung cây cho bọ xít
rơi xuống để bắt. Phun thuốc phòng trừ bọ xít non vào đầu tháng 4, bọ xít
trưởng thành vào tháng 8 – 9. Dùng Basudin pha với nồng độ 0,2% để phun
phòng trừ, thuốc có thể làm cho trứng ung không nởđược, nên phun trước khi
thu hoạch quả từ 15 – 20 ngày.(Hỏi đáp về nhãn, vải. NXB Nông nghiệp).
Nhóm tác giả Trung Quốc đã sử dụng loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus
hoặc các loài ong cánh nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít vải do đó làm giảm
được số lượng sâu non bọ xít xuống thấp. Những loài ong này được nuôi
trong phòng, khi có những ổ trứng bọ xít xuất hiện trên cây thì mới mang ong
thả trên cây. Thông thường mỗi cây thả 600 – 800 con ong cái, chia làm 3 đợt
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
mỗi đợt cách nhau 6 – 10 ngày, lượng ong các đợt tỷ lệ 2:1:1.(Chu
Nghiêu(1960). Côn trùng học đại cương. Diệp Chấn Khánh dịch. NXB Giáo
dục cao đẳng Thượng Hải.).
Sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu hại đang được các nhà
khoa học nghiên cứu trong khoảng vài chục năm gần đây. Qua những kết
quảđiều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài vềđặc
điểm hình thái, sinh học, sinh thái, đưa các loài thiên địch (ký sinh, ăn thịt hay
gây bệnh ) vào các quần thể sâu hại làm giảm số lượng của những loài sâu hại
đến mức không còn gây hại hoặc thiệt hại do nó gây ra không cóý nghĩa về
mặt kinh tế. Hiện nay có hai nhóm được dùng phổ biến là nhóm côn trùng ký
sinh và nhóm bắt mồi ăn thịt.
+ Nhóm côn trùng ký sinh sâu hại phổ biến thuộc bộ cánh màng và bộ hai
cánh như ruồi ký sinh, ong mắt đỏ...Nhóm côn trùng này sống ký sinh trong
trong ký chủ, pha trưởng thành sống tự do, chúng sử dụng hết hoàn toàn các
mô của vật chủ sau khi chúng hoàn toàn phát dục.
+ Nhóm bắt mồi ăn thịt sâu hại: Đây là quy luật của tự nhiên côn trùng

cóích ăn thịt côn trùng gây hại. Điều này có tầm quan trọng trong việc kìm
chế sự sinh sản phát triển của sâu hại.
Theo những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành cho thấy cần
nghiên cứu: Mối tương quan giữa các loài côn trùng “ký chủ<—>ký sinh”,
“vật mồi<—> vật bắt mồi”. Thành phần loài và sự phân bố của chúng dưới
tác dộng của các yếu tố sinh thái đến vùng địa lý , những đặc điểm sinh học
sinh thái của những loài sâu hại và thiên địch chính. Từ những kết quả nghiên
cứu mới có những kháng cáo thích đáng và hữu ích giúp cho nghành nông
nghiệp phát triển bền vững.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: ĐỊAĐIỂM,
VẬTLIỆUVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
3.1. ĐỊAĐIỂM, THỜIGIANVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU.
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu .
+ Địa diểm thu mẫu bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata tại xã Hiền
Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Địa điểm điều tra thành phần sâu hại: các vườn trồng vải của xã Hiền
Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và các vùng lân cận.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu.
Từ 20/10/2005 đến ngày 30/4/2006.
3.2. ĐỐITƯỢNGVÀVẬTLIỆUNGHIÊNCỨU.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
+ Điều tra các loài côn trùng hại và bọ rùa 18 chấm Harmonia
sedecimnotata.
3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu.

+ Panh (cứng và mềm), kéo, dao, bút, máy tính, cặp, sổđiều tra, sổ nhật kí
nuôi sâu, vợt côn trùng, lọ nuôi sâu các loại có kích cỡ từ 0,2 – 10 lít phù hợp
cho bướm giao phối được để xác định thành phần loài côn trùng trên vải, ống
tuyb, kính lúp, bút lông, mật ong 10%, bông thấm nước cồn 70°, hộp và
lọđựng mẫu.
+ Lọ nhựa nuôi bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có kích
thước từ 0,2 – 10 lít tuỳ theo tuổi của bọ rùa.
3.3. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU.
3.3.1. Điều tra thành phần các loài côn trùng trên cây vải.
a. Điều tra định kỳ.
+ Điều tra 7 ngày 1 lần, mỗi lần có phiếu điều tra ghi thành phần các loài
sâu hại và côn trùng trên cây vải.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
+ Ghi chép số liệu về hiện tượng thời tiết ( nhiệt độ, độẩm, nắng, mưa,...)
vào phiếu điều tra, nhật kýđiều tra.
+ Chọn địa điểm điều tra: chọn ngẫu nhiên 20 cây theo 5 điểm chéo góc,
mỗi điểm điều tra 4 cây theo 4 hướng ( Đông, Tây, Nam, Bắc). Điều tra thu
mẫu từ trên cây xuống bằng tay hoặc bằng vợt côn trùng nhằm xác định thành
phần, sự phân bố và quy luật biến động.
+ Thu các loài côn trùng (thiên địch và sâu hại ) có mặt trên cây vải, đưa
về nuôi lấy trưởng thành để xác định tên khoa học của loài. Đối với các loài
đã biết ngâm trong cồn 70° hoặc phơi khôđể giữ mẫu.
b. Điều tra bổ xung.
Điều tra ngoài khu vực điều tra định kỳ nhằm thu thập bổ xung thành phần
loài và sự phân bố theo vùng địa lý hoặc sinh cảnh.
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài bọ rùa
18 chấm Harmonia sedecimnotata.
Thu mẫu bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata trưởng thành ở các

vườn vải Sóc Sơn, Hà Nội về nuôi trong lồng để chúng giao phối với nhau
(bên trong lồng có trồng cây vải). Hoặc nuôi trong các lọ lớn hàng ngày phải
thay lá vải. Thức ăn của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata là rệp và
trứng ngày gạo.
Hàng ngày theo dõi, quan sát thấy chúng giao phối với nhau tach riêng ra
cho vào một lọ riêng có ghi ký hiệu và thứ tự trên lọ nuôi. Theo dõi khả năng
đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng đo kích thước của mỗi tuổi và trưởng thành của
bọ rùa và thời gian sống của bọ rùa trưởng thành.
+ Pha trứng:
Theo dõi thời gian phát triển của trứng và tỷ lệ nở của trứng.
+ Pha ấu trùng:
Theo dõi số tuổi của ấu trùng (mỗi lần lột xác là một tuổi), thời gian phát
triển từng tuổi của ấu trùng, tỷ lệ sống sót của từng tuổi.
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học
Phạm Thu Hương Khoá luận tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu mô tả hình thái từng pha phát triển của bọ rùa
18 chấm Harmonia sedecimnotata ( mô tả hình dáng, màu sắc, đo kích thước,
đặc điểm của trứng, ấu trùng và trưởng thành). Theo dõi khả năng tiêu thụ
mồi trong từng ngày của mỗi con , mỗi pha phát triển bằng cách cho số lượng
các con rệp vào trong lọ nuôi, sau một ngày đếm số rệp còn lại.
3.3.3. Phương pháp tính toán.
3.3.3.1. Các công thức tính toán về sinh học.
Tổng số con thu được
Tính mật độ (con/ cây) = ----------------------------
Tổng số cây điều tra
Tổng số lần bắt gặp
Tần xuất bắt gặp (%) = --------------------------- x 100
Tổng số lần điều tra
- Từ 0  5 % rất ít phổ biến; Từ 6  25% ít phổ biến;

- Từ 26  50% phổ biến; Từ> 50% rất phổ biến
* Tính toán các chỉ số sinh học
+ Kích thước từng pha phát triển (mm):
i
X
X
N
Σ
=
Trong đó: -
X
= Kích thước trung bình
- X
i
= giá trị kích thước của cá thể thứ i.
- N = tổng số cá thể thí nghiệm.
Tổng số lcá thể cái (đực)
Tỷ lệ cái (đực) (%) = ---------------------------------- x 100
Tổng số cá thể theo dõi
Tổng số trứng nở
Lớp 02- 01 Khoa Công nghệ sinh
học

×