Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHƯƠNG I - VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ẮC QUY pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.96 KB, 17 trang )

QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 1/16
1. Quy định chung:
1.1.Mục đích, phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Mục đích: Quy trình này quy định việc vận hành, bảo dưỡng và các vấn đề
liên quan khác của hệ thống tự dùng, ắc quy & tủ nạp ắc quy loại 3CBC-4 trạm
110kV Đại Lộc.
- Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này được sử dụng cho trạm 110kV Đại Lộc.
- Đối tượng điều chỉnh: Những cán bộ, nhân viên cần phải hiểu kỹ, nắm vững
và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này:
+ Nhân viên vận hành và cán bộ kỹ thuật trạm 110kV Đại Lộc.
+ Cán bộ, nhân viên các cấp có liên quan đến công tác Điều độ, quản lý
thiết bị, quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật trạm 110kV Đại Lộc.
+ Cán bộ, nhân viên liên quan đến công tác bảo dưỡng, thí nghiệm trạm
110kV Đại Lộc.
1.2.Quy trình này do Xí Nghiệp Điện cao thế miền Trung soạn thảo, phòng Kỹ
thuật Công ty Điện lực 3 soát xét và Phó Giám đốc Kỹ thuật - Công ty Điện lực 3
phê duyệt ban hành.
1.3.Việc soạn thảo, soát xét, sửa đổi, phê duyệt, ban hành, thu hồi, hủy bỏ văn bản
này phải tuân thủ theo Thủ tục kiểm soát tài liệu văn bản ĐL3-ISO/T.01
1.4. Trách nhiệm:
- Giám đốc Xí nghiệp Điện cao thế miền Trung : Đảm bảo Quy trình này luôn
được tuân thủ.
- Cán bộ công nhân viên liên quan: Nghiêm chỉnh thực hiện Quy định trong
Quy trình này.
2. Định nghĩa, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn


2.1. Định nghĩa:
2.2. Từ viết tắt :
2.3. Tài liệu viện dẫn:
- Thủ tục kiểm soát tài liệu văn bản ĐL3-ISO/T.01
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
- Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện ban hành kèm theo
Quyết định số 199 NL/KHKT ngày 17/4/1990 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công
nghiệp).
- Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số
56/2001/QĐ-BCN ngày 26/11/2001 của Bộ Công nghiệp.
- Tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 2/16
3. Nội dung :
CHƯƠNG I
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ẮC QUY
1.1. Các thông số kỹ thuật của ắc quy :
Điều 1 : Thông số kỹ thuật của ắc quy.
- Hãng sản xuất : Tia Sáng - Hải Phòng .
- Mã hiệu ắc quy : PHONENIC TS:21200.
- Loại acquy : axit-chì.
- Điện áp định mức của 1 bình : 2V
- Điện áp thấp nhất : 1,8 V
- Điện áp nạp ở 20

0
C :
+ Bình thường : 2,18 - 2,2V.
+ Tăng cao : 2,4 – 2,5V.
- Công suất Ampe/giờ sử dụng trong 5 giờ với mức 1,8V/bình, 20
0
C: 100 Ah
- Dòng nạp tối đa cho phép : 30A.
1.2. Các yêu cầu chung về vận hành ắc quy :
Điều 2 : Việc vận hành, kiểm tra ắc quy và việc thay đổi chế độ làm việc phóng,
nạp ắc quy đều phải tiến hành theo đúng quy trình vận hành.
Điều 3 : Việc trông nom vận hành ắc quy do nhân viên vận hành trong ca đảm
nhiệm. Các nhân viên vận hành ắc quy phải được học tập kỹ lưỡng quy trình vận
hành ắc quy trước khi làm việc.
Điều 4 : Nhiệm vụ của nhân viên vận hành ắc quy là kiểm tra các thông số kỹ thuật
vận hành của ắc quy, kiểm tra tình trạng làm việc đồng thời tiến hành sửa chữa ắc
quy trong phạm vi được phân công. Nhân viên vận hành có trách nhiệm ghi chép
các thông số vận hành ắc quy, các chế độ làm việc của ắc quy vào sổ vận hành ắc
quy.
Mỗi ca một lần nhân viên vận hành phải kiểm tra hệ thống ắc quy theo nội
dung sau:
- Kiểm tra và ghi sổ các thông số: điện áp, dòng điện của lưới điện một
chiều, dòng phụ nạp ở 10 bình ắc quy.
- Kiểm tra chế độ làm việc thiết bị nạp.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC

Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 3/16
- Kiểm tra tình trạng các bình ắc quy : Các chỗ tiếp xúc không bị oxy hoá,
các tủ chứa các bình ắc quy phải sạch sẽ khô ráo. Hệ thống thông gió, sấy và chiếu
sáng của các tủ ắc quy phải làm việc tốt.
- Kiểm tra chạm đất của hệ thống một chiều bằng khóa tại tủ tự dùng một
chiều.
Trường hợp phát hiện có hư hỏng trầm trọng mà nhân viên vận hành không
xử lý được thì phải báo cáo ngay cho Đơn vị trưởng để có biện pháp sửa chữa kịp
thời và ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ vận hành ắc quy, sổ theo dõi tình
trạng làm việc ắc quy.
Điều 5: Kỹ thuật viên hoặc đơn vị trưởng (tổ trưởng) định kỳ 2 tuần một lần tiến
hành kiểm tra hệ thống điện một chiều, hệ thống ắc quy của trạm kết hợp với nhân
viên vận hành. Nội dung kiểm tra như sau:
- Đo và ghi sổ điện áp hệ thống và điện áp của từng bình ắc quy để phát hiện
các bình có điện áp giảm sút quá quy định.
- Kiểm tra điện trở cách điện của bộ ắc quy, điện trở không được nhỏ hơn
100kΩ.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị nạp, hệ thống thông gió, hệ thống
chiếu sáng phòng ắc quy; tủ nạp và tủ ắc quy.
- Kiểm tra tình trạng các thanh nối, thanh cái, cần thiết thì bôi thêm mỡ
Vadơlin trên vật dẫn.
- Kiểm tra các thiết bị và dụng cụ an toàn phục vụ cho công tác vận hành ắc
quy như:
+ Đèn xách tay kiểu phòng nổ.
+ Nhiệt kế, đồng hồ vôn.
+ Găng tay, ủng cao su, kính bảo hộ.
Ngày, tháng và kết quả kiểm tra phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi ắc quy.
1.3. Các quy định về an toàn khi vận hành ắc quy :
Điều 6 : Ắc qui phải đặt trong phòng riêng đảm bảo khô ráo, sáng sủa. Cửa sổ
phòng phải dùng kính mờ hoặc sơn màu sữa. Phòng ắc qui phải cách ly với khói,

bụi. Không được để ánh nắng chiếu vào phòng ắc qui.
Điều 7 : Phòng ắc quy phải luôn khoá, cửa sổ luôn đóng. Trong phòng ắc quy phải
có hệ thống quạt hút gió. Trước khi vào phòng ắc quy phải cho hệ thống quạt hút
gió làm việc trước từ 3 đến 5 phút.
Phòng ắc quy phải cách ly với khói, bụi. Không được để ánh nắng chiếu vào
phòng và có buồng riêng để bảo quản acid, nước nguyên chất .
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 4/16
Điều 8 : Trong phòng ắc quy tuyệt đối không được mang lửa, hút thuốc, không
được đặt các thiết bị gây tia lửa điện như : cầu dao, công tấc, cầu chì Cửa phòng
ắc quy phải đặt biển hiệu “Phòng ắc quy - Cấm lửa”.
Điều 9 : Các cấu kiện kim loại, giá đỡ, tường, trần, khung cửa sổ của phòng ắc
quy phải được sơn bằng loại sơn chịu acid. Chỗ hàn dây dẫn với các đầu cốt không
được sơn mà phải được đánh sạch và bôi mỡ Vadơlin.
Điều 10: Đèn chiếu sáng dùng trong phòng ắc quy là loại có bảo vệ chống nổ.
Trong phòng ắc quy phải có hệ thống chiếu sáng sự cố.
Điều 11: Trong phòng ắc quy cho phép để các chai lọ đựng chất điện phân, dung
dịch xút và nước cất. Nhưng phải ghi rõ nhãn tên bằng sơn chịu acid.
Các dụng cụ đo lường và dụng cụ an toàn phải để đúng nơi quy định trong tủ
riêng đặt bên ngoài phòng.
1.4. Vận hành ắc quy ở chế độ phụ nạp thường xuyên :
Điều 12: Trạm biến áp 110kV- Đại Lộc vận hành hệ thống ắc quy ở chế độ phụ nạp
thường xuyên. Hệ thống ắc quy được đấu vào thanh cái một chiều song song với
hệ thống nạp, nhờ vậy tuổi thọ và độ tin cậy của ắc quy được tăng lên và chi phí
bảo dưỡng được giảm xuống.

Để đảm bảo được chất lượng ắc quy, trước khi đưa vào phụ nạp cần phải
được phóng nạp tập dượt 4 lần. Trong quá trình vận hành ắc quy ở chế độ phụ nạp
thường xuyên, ắc quy không cần phải phóng nạp tập dượt cũng như là nạp lại.
Trường hợp sau một thời gian vận hành ắc quy ở chế độ phụ nạp thường xuyên mà
thấy ắc quy bị giảm chất lượng (dung lượng giảm, điện áp sụt nhanh khi không phụ
nạp ) thì phải thực hiện việc phóng nạp đột xuất.
Điều 13: Ở chế độ phụ nạp thường xuyên, cần duy trì điện áp trên mỗi bình ắc quy
là 2,19 ± 0,05V để bù trừ lại sự tự phóng và duy trì ắc quy ở trạng thái nạp hoàn
toàn.
Dòng phụ nạp của hệ thống ắc quy được điều chỉnh theo hướng dẫn sử dụng
của nhà chế tạo.
Điều 14: Trong trường hợp nghi ngờ ắc quy dung lượng kém thì cần phóng kiểm
tra ắc quy. Dòng phóng kiểm tra được chọn trong giới hạn ở chế độ 3 đến 10 giờ.
Để đánh giá tình trạng ắc quy được chính xác nên tiến hành ở cùng một chế độ
phóng.
1.5. Sửa chữa ắc quy :
Điều 15: Mỗi năm phải tiến hành tiểu tu hệ thống ắc quy một lần, khối lượng công
việc tiểu tu gồm:
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 5/16
- Kiểm tra tình trạng các bình ắc quy: Tình trạng bên ngoài, tình trạng các
cực xem có bị nứt vỡ hoặc bị ôxy hoá các đầu cực để có biện pháp xử lý thích
hợp.
- Kiểm tra tình trạng các tủ đựng ắc quy và cách điện giữa tủ đựng ắc quy
với đất. Vệ sinh sơn lại những chỗ bị rĩ bằng sơn chịu acid.

- Kiểm tra các đầu đấu nối, bôi mỡ vadơlin thêm lên các đầu đấu nối và các
phần dẫn điện.
- Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống thông gió phòng ắc quy, thông gió tủ ắc quy,
hệ thống chiếu sáng bình thường và chiếu sáng sự cố, hệ thống sấy ở các tủ đựng
ắc quy.
- Tu sửa những phần kiến trúc khác: Các bờ tường phòng ắc quy, các cửa
chính và cửa sổ
Điều 16: Đại tu hệ thống ắc quy.
Các hạng mục và thời gian đại tu hệ thống ắc quy căn cứ vào hướng dẫn vận
hành của nhà chế tạo, tình trạng vận hành của hệ thống ắc quy và các khiếm khuyết
phát hiện trong vận hành. Khối lượng công việc đại tu cũng giống như tiểu tu
nhưng quy mô hơn, cụ thể:
- Thay các bình ắc quy.
- Đánh sạch chỗ tiếp xúc bị ôxy hoá.
- Sơn lại toàn bộ các tủ chứa bộ ắc quy và các cấu kiện kim loại khác.
- Sửa chữa những phần kiến trúc khác: Phòng ắc quy, phòng để acid
Điều 17: Trình tự đưa các bình ắc quy hư hỏng ra sửa chữa:
- Trường hợp không có ắc quy dự phòng thì phải nối song song với bình ắc
quy hỏng một điện trở có trị số 0.25 - 1Ω (Với công suất chọn sao cho chịu được
dòng phụ tải của ắc quy). Sau khi đã tháo đưa bình ắc quy hỏng ra ngoài, dùng một
đoạn dây đồng có tiết diện chịu được dòng phụ tải để nối tắt 2 đầu vị trí ắc quy
hỏng và tháo điện trở ra.
- Trường hợp có bình ắc quy dự phòng thì chỉ cần nối song song bình dự
phòng với bình hỏng, sau đó tháo bỏ bình hỏng ra ngoài.
- Sau khi sửa chữa xong ắc quy, việc đưa ắc quy trở lại vị trí vận hành tiến
hành theo trình tự: Đấu điện trở có trị số 0.25 - 1Ω với đoạn dây đồng nối, sau đó
tháo dây đồng nối và tiến hành đấu nối bình ắc quy vừa sửa chữa. Sau khi đấu nối
xong thì tháo điện trở nối song song ra.
Mọi công việc sửa chữa ắc quy phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi ắc
quy.

Điều 18: Sửa chữa bình ắc quy bị đảo cực.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 6/16
Bình ắc quy bị đảo cực có điện thế ngược so với các bình khác. Việc sửa
chữa bình này phải tiến hành bằng nhiều chu kỳ phóng nạp. Vì vậy phải có thiết bị
nạp và điện trở phóng điện riêng cho bình này. Đầu tiên phóng ắc quy bằng dòng
điện ở chế độ phóng 10 giờ đến điện thế 1.8V. Sau đó ắc quy được nạp bằng dòng
điện nạp bình thường. Sau khi kết thúc nạp, ắc quy phóng đi 50% dung lượng định
mức bằng dòng điện ở chế độ phóng 10 giờ, sau đó lại nạp cho ắc quy. Tiến hành
như thế cho đến khi phục hồi được cực tính bình thường và dung lượng như các
bình khác.
1.6. Nghiệm thu ắc quy :
1.6.1. Nghiệm thu sau khi lắp đặt:
Điều 19: Khi nghiệm thu ắc quy sau lắp đặt cần xem xét phòng ắc quy có đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật hay không.
- Hồ sơ kỹ thuật gồm: Các tài liệu thiết kế, tài liệu kỹ thuật của Nhà máy chế
tạo ắc quy.
- Kiểm tra độ kín của các cánh cửa.
- Kiểm tra hoàn hảo của hệ thống thông gó, hệ thống sấy - chiếu sáng.
- Kiểm tra mặt ngoài và mặt trong hệ thống thông gió phải được sơn bằng
lớp sơn chịu acid.
Điều 20: Kiểm tra các tủ chứa ắc quy, các điểm đấu nối và các thanh nối. Kiểm tra
việc đấu nối các nhóm bình ắc quy với nhau phải đúng với yêu cầu thiết kế. Dây
dẫn đặt trong phòng ắc quy, phòng acid phải sơn lớp sơn chịu acid và có màu theo
quy định: Dây nối cực dương màu đỏ, các dây nối còn lại màu sáng.

Điều 21: Nghiệm thu chất lượng ắc quy cần kiểm tra:
- Dung lượng ắc quy bằng dòng điện của chế độ phóng 3.5 hoặc 10 giờ.
- Điện trở cách điện.
Điều 22: Trong thời gian phóng kiểm tra dung lượng ắc quy, mỗi giờ phải đo và
ghi:
- Điện áp trên cực của mỗi bình ắc quy và của cả hệ thống ắc quy.
- Dòng điện phóng.
Việc phóng điện kiểm tra kết thúc khi hết thời gian phóng tuỳ theo chế độ đã
chọn. Khi đang phóng mà điện áp ở bình ắc quy hạ thấp đến 1.8V thì cũng phải
ngừng phóng điện ngay dù chỉ là một bình.
1.6.2. Nghiệm thu ắc quy sau khi sửa chữa:
Điều 23: Sau khi sửa chữa tiểu tu, đại tu, khối lượng nghiệm thu bao gồm các công
việc xem xét bên ngoài, kiểm tra điện áp của bình ắc quy vừa sửa chữa. Các trị số
đo được phải đảm bảo tiêu chuẩn và không được khác so với các bình ở bên cạnh.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 7/16
Trường hợp khi tiến hành sửa chữa mà các bình ắc quy được tách ra khỏi
mạch chung thì phải tiến hành nạp riêng cho các bình ắc quy cần sửa chữa đó. Chỉ
được phép đấu nối lại các bình ắc quy khi dung lượng và điện áp của chúng bằng
các bình khác.
Điều 24: Việc nghiệm thu ắc quy sau đại tu tuân theo các yêu cầu như nghiệm thu
ắc quy sau khi lắp đặt.
Khi nghiệm thu ắc quy sau lắp đặt hoặc sửa chữa phải lập biên bản nghiệm
thu. Trong biên bản ghi lại tất cả các số liệu thí nghiệm và nhận xét. Các số liệu
này cũng phải được ghi lại trong sổ vận hành.

1.7. Xử lý ắc quy vận hành không bình thường và khi sự cố ;
Điều 25 : Đối với ắc quy vận hành không bình thường hoặc sự cố, khi phát hiện
phải tìm mọi biện pháp để giải quyết.
1. Những trường hợp sau đây phải tách ăcquy ra khỏi vận hành :
- Vỏ bình bị nứt, đồng thời mực nước trong bình thấp dưới vạch quy định.
- Các thẻ bình bị cong hay bị va chạm.
- Ăcquy nóng quá mức cho phép.
- Chất điện phân xấu.
- Các số liệu thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn vận hành.
2. Các hiện tượng không bình thường và cách xử lý :
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách xử lý
1 Ắc quy không phóng
điện
1. Các ngăn bình hết
điện.
2. Các thẻ bình bị chạm
nhau
1. Nạp điện
2. Thay mới.
2 Ắc quy bị nóng Cường độ nạp lớn Bớt cường độ nạp
3 Ắc quy không giữ điện
lâu
1. Các thẻ bình bị bám
nhiều muối.
2. Thẻ bình bị chạm
nhau.
1. Nạp xã nhiều lần hay
thay mới.
2. Thay mới
4 Điện áp không tăng Các thẻ bình bị bám

nhiều muối
Nạp xã nhiều lần hay
thay mới.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 8/16
CHƯƠNG II.
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TỦ NẠP 3CBC-4
2.1. Các đặc điểm kỹ thuật
Điều 26 : Các đặc điểm kỹ thuật của tủ nạp ắc quy:
Bộ phận chính của tủ nạp ắc quy 3CBC-4 bao gồm 01 máy biến áp kèm bộ
chỉnh lưu có điều chỉnh bằng thyristor nhằm chuyển đổi dòng xoay chiều sang
dòng 1 chiều để nạp ắc quy.
Điều 27: Các thông số kỹ thuật của tủ nạp ắc quy 3CBC-4 như sau:
- Điện áp đầu vào : 380 ± 10% VAC
- Điện áp định mức đầu ra : 220VDC.
- Dòng điện định mức đầu ra : 50A
- Độ dao động điện áp đầu ra : 0,5% điện áp chỉnh định.
- Dải chỉnh định điện áp đầu ra : 2 dải chỉnh định.
+ Dải 1 (float voltage) : 189,30 - 261VDC dùng cho chế độ nạp dòng bình
thường (bình thường).
+ Dải 2 (boost voltage) : 239 – 314 VDC dùng cho chế độ nạp dòng tăng
cao.
2.2. Vận hành tủ nạp ắc quy :
Điều 28: Các chế độ vận hành của tủ nạp 3CBC.
Bộ nạp ắc quy nối tiếp 3CBC có 2 chế độ hoạt động:

1. Chế độ nạp ắc quy với điện áp không đổi.
2. Chế độ nạp ắc quy với dòng không đổi.
Khi yêu cầu dòng điện đầy tải, thì chế độ 1 chuyển nhanh sang chế độ 2.
Chế độ 2 có thể duy trì vô hạn ngay cả trong điều kiện ngắn mạch.
Điều 29: Điều chỉnh quá trình nạp với dòng điện hạn chế:
Qui trình điều chỉnh tủ nạp 3CBC để nạp với dòng điện hạn chế được thực
hiện như sau:
1. Cắt áptômát đầu vào.
2. Cách ly hệ thống ắc quy và tải bên ngoài.
3. Xoay ngược chiều kim đồng hồ các chiết áp kế dòng điện (CURRENT),
nạp dòng tăng cao (BOOTS) và nạp dòng từ từ (FLOAT) trên cạc điều khiển đến
hết mức.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 9/16
4. Đấu nối 1 điện trở phù hợp với dòng tải định mức của tủ 3CBC qua các
cực B + và B
5. Đóng áptômát đầu vào. Lúc này ampe kế và vôn kế đều chỉ 0 (không).
6. Đợi ít nhất 5 giây để phần mềm khởi động trở lại.
7. Xoay từ từ chiết áp kế dòng điện theo chiều kim đồng hồ cho đến khi
ămpe kế chỉ dòng điện định mức qui định.
8. Cắt máy cắt mạch dòng.
9. Cách ly điện trở phụ tải.
Điều 30: Điều chỉnh điện áp nạp ắc quy.
* Điều chỉnh điện áp nạp dòng tăng cao:
1. Đóng máy cắt đầu ra.

2. Đèn báo Boost sáng lên.
3. Xoay chiết áp kế nạp dòng tăng cao (Boost) theo chiều kim đồng hồ cho
đến khi vôn kế chỉ mức điện áp Boost quy định.
* Điều chỉnh điện áp nạp dòng bình thường:
4. Chuyển khoá Boots/Auto/float sang chế độ float, đèn báo Float sáng lên.
Tủ nạp chuyển sang chế độ nạp dòng bình thường
5. Xoay chiết áp kế nạp dòng bình thường (Float) theo chiều kim đồng hồ
cho đến khi vôn kế chỉ mức điện áp Float quy định.
* Điều chỉnh báo động điện áp thấp:
1. Chuyển khoá Boots/Auto/float sang chế độ float, đèn báo Float sáng lên.
Tủ nạp chuyển sang chế độ nạp dòng bình thường
2. Điều chỉnh chiết áp kế nạp dòng bình thường (Float) trên bộ điều khiển
3CBC-4 đến mức điện áp cài đặt thấp.
3. Từ từ điều chỉnh chiết áp kế điện áp thấp (LOW VOLTS ) trên cạc điều
khiển cho tới khi báo động điện áp thấp vừa xuất hiện. Đây là điện áp cài đặt.
4. Từ từ tăng giá trị đặt điện áp thấp bằng cách điều chỉnh chiết áp kế nạp
dòng bình thường (Float) cho đến khi hết báo động điện áp thấp. Đây là điện áp cài
đặt lại.
* Điều chỉnh báo động không nạp được:
5. Điều chỉnh chiết áp kế nạp dòng bình thường (FLOAT) trên cạc điều
khiển đến giá trị điện áp báo động không nạp được.
6. Từ từ điều chỉnh chiết áp kế báo động không náp được (CHARGE FAIL)
trên cạc điều khiển cho đến khi báo động không nạp được (CHARGE FAIL) vừa
xuất hiện. Đây là điện áp cài đặt.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC

Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 10/16
7. Từ từ tăng giá trị điện áp đặt báo động không nạp được (CHARGE FAIL)
bằng cách điều chỉnh chiết áp kế nạp dòng bình thường (FLOAT) cho đến khi hết
báo động không nạp được (CHARGE FAIL). Đây là điện áp cài đặt lại.
* Điều chỉnh báo động điện áp cao:
8. Tạm thời chuyển khoá Boots/Auto/float sang chế độ Boost, đèn báo
Boost. Tủ nạp chuyển sang chế độ nạp dòng tăng cao.
9. Điều chỉnh chiết áp kế nạp dòng tăng cao (Boost) trên cạc điều khiển
3CBC-4 đến giá trị điện áp báo động điện áp cao được cài đặt.
10. Từ từ điều chỉnh chiết áp kế điện áp cao (HIGH VOLTS) trên cạc điều
khiển cho đến khi báo động điện áp cao (HIGH VOLTS) vừa xuất hiện.
11. Từ từ giảm giá trị điện áp cao bằng cách điều chỉnh chiết áp kế nạp dòng
tăng cao (BOOTS) cho đến khi hết mức báo động điện áp tăng cao. Đây là điện áp
cài đặt lại.
2.3. Các hiện tượng bất thường và cách xử lý.
Điều 31 : Các hiện tượng bất thường và cách xử lý:
1. Điện áp ắc quy thấp.
Hiện tượng Sự cố có thể xảy ra Cách khắc phục
Dòng điện đầu ra
bằng tổng dòng điện
ở các phụ tải.
Không có sự cố, ắc quy đã
phóng hết điện, bộ nạp hoạt
động tốt
Không cần khắc phục
Dòng điện đầu ra nhỏ
hơn tổng dòng điện ở
các phụ tải.
Đèn chỉ báo sự cố
sáng.

a. Mạch điện có sự cố Kiểm tra:
a. Máy cắt mạch nguồn.
b. Điện áp thứ cấp MBA
(khoảng 90% điện áp đầu ra
1 chiều)
c. Điện áp cung cấp 20V và
40V của cạc điều khiển.
d. Tìm các dây nối đứt, nhất
là dây nối với đầu cắm cạc
điều khiển
b. Cạc điều khiển không
điều chỉnh được
e. Tiến hành quy trình điều
chỉnh nêu ở phần “Vận hành
tủ nạp ắc quy điều 29, 30”
c. Cạc điều khiển bị hỏng f. Thay cạc điều khiển.
d. Cầu đo Thyristor bị hỏng g. Nếu dòng điện vẫn bằng 0
(không) ta thay cầu đo
Thyristor.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 11/16
2. Điện áp ắc quy cao:
Hiện tượng Sự cố có thể xảy ra Cách khắc phục
- Dòng điện đầu ra
vượt quá thang đo.

- Đèn chỉ báo sự cố
sáng.
Cầu đo Thyristor bị hỏng Thay cạc điều khiển.
Nếu dòng điện đầu ra
không thay đổi, ta thay cầu
đo Thyristor.
Nếu dòng điện bằng 0
(không), cạc điều chỉnh
không điều chỉnh được
hoặc hỏng. Kiểm tra ampe
kế đến cạc điều khiẻn xem
có mất tín hiệu phản hồi
dòng điện.
- Dòng điện đầu ra
bằng hoặc nhỏ hơn
mức tải định mức.
- Đèn chỉ báo sự cố
sáng.
a. Cạc điều khiển không điều
chỉnh được
Tiến hành quy trình điều
chỉnh nêu ở phần “Vận
hành tủ nạp ắc quy điều 29,
30”
b. Cạc điều khiển bị hỏng Thay cạc. Gắn môdun lập
trình điện áp phù hợp.
Tiến hành quy trình điều
chỉnh nêu ở phần “Vận
hành tủ nạp ắc quy điều 29,
30”

c. Các đầu dây bị hở mạch Nếu kiểm tra như trên
không loại bỏ được sự cố,
thì ta kiểm tra xem các dây
dẫn có liên tục không từ
đầu B16, B17 và B44 của
đầu nối cạc điều khiển.
3. Báo động mức điện phân thấp:
Hiện tượng Sự cố có thể xảy ra Cách khắc phục
- Đèn chỉ báo sự cố
sáng.
- Đèn báo không nạp
Mức điện phân của ắc quy
thấp
Kiểm tra và đổ đầy nước cất
vào bình.
Que dò mức điện phân không
đặt đúng Cell thích hợp. Cáp
nối bị cách ly.
Đặt lại que dò và kiểm tra
dây nối.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 12/16
4. Báo động sự cố chạm đất:
Hiện tượng Sự cố có thể xảy ra Cách khắc phục
Đèn chỉ báo sự cố

sáng.
Dây nối với nguồn 1 chiều
bị chạm đất. Bên trong tủ
nạp hoặc ở tải bên ngoài
hoặc ở cáp nối
Cách ly phụ tải để xem sự
cố chạm đất là bên trong hay
bên ngoài.
Không dùng mêgômét để
kiểm tra chạm đất.
Chỉ được kiểm tra bằng mắt
thường hoặc bằng ômmét.
5. Sự cố không nạp được:
Hiện tượng Sự cố có thể xảy ra Cách khắc phục
Đèn chỉ báo sự cố
sáng.
Mất nguồn xoay chiều Kiểm tra nguồn xoay chiều
cấp cho bộ nạp và máy cắt
đầu vào.
Cháy cầu chì ở đầu ra bộ
nạp.
Thay cầu chì
Cầu đo Thyristor bị hỏng Thay cầu đo Thyristor
Cạc điều chỉnh không điều
chỉnh được.
Tiến hành quy trình điều
chỉnh nêu ở phần “Vận
hành tủ nạp ắc quy điều 28,
29”
Dây nối bị đứt Kiểm tra và thay dây nối

Đèn chỉ báo sự cố
không tắt, không
định vị được sự cố.
Cạc điều khiển bị hỏng Thay cạc điều khiển.
Điều 32 : Trong một ca trực, nhân viên vận hành phải kiểm tra tình trạng làm việc
của tủ nạp ắc quy và báo ngay cho cấp chỉ huy và ghi đầy đủ thông số chi tiết vào
sổ nhật ký vận hành các hiện tượng bất thường nếu có.
Điều 33 : Việc tiến hành đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng chỉ được tiến hành bởi các
nhân viên nắm vững cấu tạo và vận hành thành thạo tủ nạp ắc quy. Đại tu tủ nạp
chỉ được tiến hành bởi các nhân viên đã được huấn luyện và thực tập qua sửa chữa
tủ nạp này. Trình tự tiến hành công tác và yêu cầu kỹ thuật của việc bảo dưỡng sửa
chữa phải theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 13/16
CHƯƠNG III
VẬN HÀNH TỦ PHÂN PHỐI XOAY CHIỀU 220/380VAC
Điều 34: Giới thiệu chung về tủ xoay chiều 220/380V
Tủ phân phối xoay chiều 220/380VAC theo thiết kế được cung cấp nguồn từ
02 MBA tự dùng TD1(15/0,4 kV-100KVA) và MBA tự dùng TD2(35/04 kV-
100KVA) thông qua 02 áptomat tổng QFC1 và QFC2. Tại đây phân phối nguồn
xoay chiều cho các phụ tải thông qua các aptomat sau :
- QF1: Bảng điện chiếu sáng trong nhà (LC).
- QF2: Bảng điện sửa chữa trong nhà.
- QF3: Bảng điện chiếu sáng ngoài trời.
- QF5: Tủ nạp 1 (VD1).

- QF6: Tủ nạp 2 (VD2).
- QF8: Tủ đấu dây ngoài trời (MK4).
- QF10: Tủ điều khiển và bảo vệ MBA ngoài trời (LCC).
- QF15: Cấp cho tủ điều khiển và bảo vệ máy biến áp (CP4).
- QF16: Tủ điều khiển và bảo vệ MBA trong nhà (RCC).
- QF17: Bơm nước hố dầu sự cố.
- QF18: Bơm nước sinh hoạt
- QF19: Nguồn thông tin VHF.
- QF20: Chiếu sáng tủ phân phối DC.
- QF21: Chiếu sáng tủ phân phối AC.
- QF23: Mạng ổ cắm trong nhà điều khiển và gian phân phối 35, 15kV.
- QF24: Chiếu sáng và sấy tủ hợp bộ gian 15 KV.
- QF25: Chiếu sáng và sấy tủ hợp bộ gian 35 KV.
Các ápomat còn lại tại tủ dự phòng.
Điều 35. Nguyên lý làm việc và cách thao tác áptômát QFC1, QFC2
1. Nguyên lý làm việc:
Áptomat QFC1 và QFC2 thao tác đóng cắt bằng điện hoặc cơ khí.
* Đóng, cắt bằng cơ khí : Thực hiện tại aptomat.
* Đóng, cắt bằng điện : Bằng cách ấn nút Đóng/ Cắt trước mặt tủ.
* Tự động thông qua PLC : Liên động giữa QFC1 và QFC2 là liên động
điện được lập trình trong PLC.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 14/16
Nguyên lý liên động : Khi QFC1 đóng thì QFC2 ở trạng thái cắt và ngược
lại QFC2 đóng thì QFC1 ở trạng thái cắt.

2. Cách thao tác đóng cắt QFC1 và QFC2 :
2.1 Đóng cắt bằng cơ khí tại ATM:
- Mở cửa tủ
- Chuyển gạc chọn Manual/ Auto trên ATM sang vị trí Manual. Núm thao
tác trên ATM bật ra.
Thao tác đóng :
- Dùng tay xoay núm thao tác ngược kim đồng hồ sao cho mũi tên trên núm
chỉ vị trí “ I “ . Lúc này ATM đã đóng thành công.
- Đóng cửa tủ.
Thao tác cắt :
- Dùng tay xoay núm thao tác cùng chiều quay kim đồng hồ sao cho mũi tên
trên núm chỉ vị trí “ O “. Lúc này ATM đã cắt thành công.
- Đóng cửa tủ.
Lưu ý : Việc cắt khẩn cấp QCF1 và QCF2 thực hiện bằng cách ấn nút màu
đỏ trên ATM.
2.2 Đóng cắt bằng điện:
a. Đóng cắt thông qua nút bấm trước mặt tủ:
- Mở cửa tủ.
- Đẩy nắp điều khiển aptomat xuống và gạt khoá lựa chọn Manual/Auto sang
vị trí Auto.
- Đóng cửa tủ.
- Chuyển khoá lựa chọn điều khiển ( SA ) Manual/Auto tại mặt trước tủ sang
vị trí Manual
* Đóng cắt QFC1:
- Ấn nút SB1 : Đóng ATM QFC1
- Ấn nút SB2 : Cắt ATM QFC1
* Đóng cắt QFC2:
- Ấn nút SB3 : Đóng ATM QFC2
- Ấn nút SB4 : Cắt ATM QFC2
b. Đóng cắt tự động thông qua PLC:

- Mở cửa tủ.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 15/16
- Đẩy nắp điều khiển aptomat xuống và gạt khoá lựa chọn Manual/Auto sang
vị trí Auto.
- Đóng cửa tủ.
- Chuyển khoá lựa chọn điều khiển ( SA ) Manual/Auto tại mặt trước tủ sang
vị trí Auto.
- Việc đóng cắt QFC1 và QFC2 được tự động lập trình trong PLC.
Điều 36. Trình tự thao tác đưa tủ phân phối AC vào vận hành.
Sau khi có điện ở MBA TD1, trình tự thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra điện áp tại đầu cực áptomat QFC1 qua Voltmet V1, giá trị điện
áp bằng nhau ở cả 3 pha và nằm trong khoảng cho phép thông qua khoá kiểm tra
VS1.
2. Kiểm tra chỉ thị nguồn ở cả 3 pha sáng lên.
3, Mở cửa tủ phía sau kiểm tra tình trạng bên trong tủ có gì bất thường
không.
4. Kiểm tra tất cả các áptomat cấp nguồn phụ tải và áptomat tổng QFC1 và
QFC2 ở vị trí cắt.
5. Đóng áptomat QFC1.
6. Kiểm tra tình trạng mang điện của tủ, nghe ngóng quan sát có hiện tượng
gì bất thường hay không.
7. Kiểm tra tại tất cả điểm đấu nối xem có hiện tượng nóng đỏ hay phóng
điện không, chú ý tủ có điện phải lưu ý những phần đang mang điện.
8. Tình trạng mang điện của tủ tốt, kiểm tra điện áp tại thanh cái thông qua

Voltmet (V3), điện áp các pha bằng nhau và trong khoảng cho phép.
9. Trình tự đóng lần lượt các áptomat cấp nguồn cho các phụ tải .
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG-ẮC QUY & TỦ NẠP 3CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐL3-P4/
QT TBA 110kV
ĐẠI LỘC
Ban hành 01- 28/07/2006 Sửa đổi ____/____/____ Trang 16/16
CHƯƠNG IV
VẬN HÀNH TỦ PHÂN PHỐI MỘT CHIỀU 220VDC
Điều 37 : Giới thiệu chung về tủ phân phối một chiều 220VDC:
Tủ phân phối nguồn một chiều được cung cấp nguồn từ các nguồn sau :
acqui, từ tủ nạp 1 hoặc tủ nạp 2 thông qua các ATM tương ứng QF1, QF3, QF2.
Tủ cung cấp nguồn DC cho các phụ tải qua các ATM sau :
- QF4 : Cấp nguồn cho tủ LCC
- QF5 : Cấp nguồn cho tủ P4
- QF6 : Cấp nguồn cho tủ MK4
- QF12 : Cấp nguồn cho tủ J01
- QF13 : Cấp nguồn cho tủ RCC
- QF14 : Cấp nguồn cho tủ H02
- QF15 : Cấp nguồn cho tủ J01
- QF17 : Cấp nguồn cho tủ H02
- QF19 : Cấp nguồn cho chiếu sáng sự cố
Trước mặt tủ các đồng hồ chỉ thị sau :
- Ampermet 1 (A1) : Đo dòng tủ nạp 1
- Ampermet 2 (A2) : Đo dòng acqui
- Ampermet 3 (A3) : Đo dòng tủ nạp 2
- Vonmet (V1) : Kiểm tra điện áp thanh cái.
Điều 38. Trình tự thao tác đưa tủ phân phối DC vào vận hành:

1. Mở cửa tủ phía sau kiểm tra bên trong tủ có hiện tượng bất thường
2. Đóng cửa tủ phía sau.
3. Kiểm tra các nguồn cung cấp cho tủ nạp thông qua các đèn chỉ thị ( nạp 1,
nạp 2 và acqui).
4. Đóng ATM QF1 cung cấp nguồn acqui cho thanh cái.
5. Kiểm tra tình trạng mang điện của tủ.
6. Đóng 1 trong 2 ATM QF2 hoặc QF3 tuỳ theo chế độ vận hành của tủ
nạp, tủ nạp nào vận hành thì đóng ATM tương ứng tủ nạp đó.
7. Kiểm tra tình trạng mang điện của tủ và tủ nạp tương ứng, kiểm tra điện
áp thanh cái và điện áp tủ nạp, quan sát có hiện tượng bất thường không.
4. Khi tủ đang mang điện tốt lần lược đóng các ATM cung cấp cho phụ tải.
Lưu ý : Để đảm bảo tính tin cậy và tăng độ bền cho thiết bị, thường xuyên
thay đổi chế độ vận hành của 2 tủ nạp.
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG TỰ DÙNG - ẮC QUY
VÀ TỦ NẠP LOẠI CBC-4
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐẠI LỘC
ĐÀ NẴNG 9/2008

×