Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phẫu thuật trị béo phì thay thế thuốc điều trị tiểu đường type II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.68 KB, 5 trang )

Phẫu thuật trị béo phì thay thế thuốc
điều trị tiểu đường type II

Theo kết quả của công trình nghiên cứu trên 2235 bệnh nhân trong khoảng thời
gian từ 1-1-2002 đến 31-12-2005 , phẫu thuật điều trị béo phì trên bệnh nhân tiểu
đường đã cắt giảm phần lớn thuốc mà các bệnh nhân này đã sử dụng.
Bác sĩ Martin A. Makary, FACS, cùng các cộng sự của mình, trên tạp chí Arch.
Surg. 2010;145:726-31, công bố kết quả như sau:
sáu tháng sau phẫu thuật béo phì, 75% bệnh nhân không còn sử dụng thuốc trị tiểu
đường. Con số này sau 1 năm và 2 năm, tương ứng, là 81 và 85%.
Hiệu quả này được quan sát thấy trên cả 6 nhóm thuốc trị tiểu đường, nhưng sự cải
thiện ngoạn mục nhất xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng metformin. Có khoảng
53% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu sử dụng metformin trước mổ, nhưng tỉ lệ
này sau mổ 1 năm chỉ còn 8%.
Các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến sự loại trừ hẳn nhu cầu sử dụng thuốc là tuổi
còn trẻ (OR-odds ratios- ở độ tuổi 18-34 là 2,93, độ tuổi 35-44: 2,2, 45-54: 1,76 so
với những bệnh nhân độ tuổi 55-64), nam giới (OR 1,27), phẫu thuật nối tắt dạ dày
theo phương pháp Roux-en-Y (OR 1,63 so với phẫu thuật thắt ngang dạ dày và các
phẫu thuật làm giảm thể tích dạ dày khác).

Phẫu thuật nối tắt dạ dày theo phương pháp Roux-en-Y

Phẫu thuật thắt ngang dạ dày
Các yếu tố khác có thể (chưa được khẳng định) là sử dụng một hay nhiều loại
thuốc trước mổ (so với bệnh nhân sử dụng ba loại thuốc trở lên, OR của bệnh nhân
sử dụng 1 và 2 loại thuốc, tương ứng, là 5,59 và 2,24) và tiểu đường có biến chứng
hay chưa (OR 1,45).
Các cuộc phâũ thuật được đánh giá là an toàn. Tỉ lệ tử vong sau mổ là 0,3%, tỉ lệ
phải nhập viện trở lại trong vòng 30 ngày sau mổ là 7,5%, trong vòng 1 năm là
21%, không khác biệt là mấy so với kết quả của những nghiên cứu tương tự trên y
văn.


Bác sĩ Makary và cộng sự đã sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện để theo dõi sự
giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc cũng như chi phí y tế của các bệnh nhân trong
những khoảng thời gian nhất định trước và sau mổ. Chi phí y tế cho mỗi bệnh
nhân trung bình mỗi năm trong 2 năm trước mổ là 6376 USD. Chi phí này tăng lên
9,7% (616 USD) trong năm đầu tiên sau mổ, nhưng giảm 34% (2179 USD) trong
năm thứ 2 và 71% (4498 USD) trong năm thứ 3. Chi phí phẫu thuật và viện phí
cho mỗi ca mổ trung bình 29959 USD.
"Chúng tôi tin rằng chi phí y tế giảm phản ảnh sự cải thiện về mặt sức khỏe và
chứng minh hiệu quả của phương pháp điều trị (phẫu thuật). Kết hợp với những
nghiên cứu khác đã được công bố độc lập, chúng tôi kết luận rằng phẫu thuật tạo
ra sự cải thiện đáng kể hơn so với các phương pháp điều trị thường quy khác ở
bệnh nhân tiểu đường type II)".
"Kết quả lâu dài cũng cho thấy tỉ lệ tử vong của nhóm phẫu thuật là 9%, thấp hơn
đáng kể so với tỉ lệ tử vong của nhóm không phẫu thuật (28%). Hơn nữa thực tế
cho thấy rằng sự giảm cân sau phẫu thuật vẫn được duy trì hàng thập niên sau mổ,
vì thế chúng tôi có thể yên tâm mà khẳng định rằng hiệu quả bảo vệ bệnh nhân
tiểu đường tránh những biến chứng có thể xảy ra sau này là một hiệu quả có tính
chất lâu dài".
Nhóm nghiên cứu kết luận: các thầy thuốc nên cân nhắc đến khả năng phẫu thuật
giảm béo phì song song với những phương pháp điều trị khác đối với bệnh nhân
tiểu đường týp II. Các nhà bảo hiểm nên trả chi phí phẫu thuật cho những bệnh
nhân có chọn lọc. Cũng cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu khác về hiệu quả
của phẫu thuật đối với bệnh nhân là các bà mẹ và tác động của chúng trên trẻ sơ
sinh.
Lê Hùng

×