Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề tài: " Sự lựa chon nghề nghiệp của sinh viên trường kinh doanh và công nghệ trong nền kinh tế thị trường " ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.34 KB, 11 trang )





Tiểu luận tốt nghiệp
Đề tài"Sự lựa chon nghề nghiệp của sinh viên
trường Kinh Doanh Và Công Nghệ Trong nền
kinh tế thị trường".
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết,việc làm là một trong những vâns đề nóng bỏng
đối với tất cả các nước trên thế giới.Đặc biệt là những nước đang phát triển
như việt nam ta hiện nay.một nước có số dân đông,xấp xỉ 80 triệu người,đứng
thứ hai trong khu vực Đông Nam á sau Inđonesia và đứng thứ 13 trên thế
giới.trong khi đó nước ta là nước co dân số trẻ,hàng năm chúng ta co thêm
khoảng 1.4 triệu lao động, nhu cầu về việc làm ngày càng cấp bách.Nhất là
nước ta đang trong nền kinh tế thi trường định hướng XHCN,nó đã tác động
đến tất cả các mặt của đời sống,Kinh tế XH,văn hoá GD,y tế trong đó nó tác
động một phần không nhỏ đến sự lựa chon nghề nghiệp của sinh viên.Với
chúng tôi đang là sinh viên sắp sửa ra trường và sẽ trở thành một lực lượng
lao động rất quan trọng đóng góp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.Tuy nhiên do hạn chế của thế hệ trẻ bông bột,thiếu kinh nghiệm
lại đứng trước thời kỳ mở cửa,nền kinh tế đang hội nhập nên đòi hỏi phải có
một trình độ cao,giầu kinh nghiệm thì cơ hội việc làm mở rông hơn cho chúng
tôi.Mặc dù thế với tính ưu việt của mình chúng tôi cũng thấy được thực sự
phải lựa chọn cho mình mình một ngành nghề,một mục đích cụ thể để vươn
tới một cách tích cực,chủ động.Đây cũng không phải là mối quan tâm của
riêng tôi mà là đối với tất cả các bạn trẻ và toàn xã hội.Đó cũng là lý do mà


tôi chọn đề tài"Sự lựa chon nghề nghiệp của sinh viên trường Kinh Doanh
Và Công Nghệ Trong nền kinh tế thị trường".mặc dù trong quá trình hoàn
thành do hạn chế về thời gian và tư liệu nên chưa có kết quả thật tốt.Rất mong
được sự góp ý của các thầy cô.




Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

2

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

I)Tầm quan trọng của việc lựa chọn đối với bản thân sinh viên.
1.Những Thuận lợi.
Mỗi chúng ta khi bước vào ngưỡng cưả cuộc đời đều có quyền lựa chọn
cho mình một ngành học phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.Khi đã
lựa chọn cho mình một con đường theo đúng ước mơ và tâm nguyện thì có
lòng hăng say và yêu thích nghề nghiệp mình đã lựa chọn.Do đó mà trong quá
trình tham gia vào hoạt động học tập của mình thì bản thân sẽ thấy tự tin và
có một suy nghĩ tích cực trong học tập.Đó là sự hăng say,sự phấn đấu trong
mệt mỏi vào con đường mình đã chọn.Có những người yêu thích nghề mình
đã chọn cho nên suốt ngày có thể quên ăn,quên chơi và ngủ để lao vào con
đường học tập và nghiên cứu.Có thể thấy rằng với mỗi người,việc lựa chon
đúng ngành nghề phù hợp với khả năng và ngành nghề mình yêu thích có một
vai trò rất quan trọng và chiếm lĩnh tinh thần thôi thúc nghị lực trong thời

gian phấn đấu.Sự lựa chọn nghề nghiệp đó là những quyết định mà có người
phải mất một thời gian dài để suy nghĩ hay đó là những hoài bão,những ước
mơ đã ấp ủ từ lâu.Nhưng có những người việc lựa chọn nghề nghiệp chỉ trong
thời gian ngắn,chưa thực sự suy xét kỹ càng.Việc lựa chọn nghề nghiệp có
quyết định rất lớn đến quá trình học tập và công tác sau này của mỗi sinh
viên.Khi đã thực sự tâm huyết với nghề mà bản thân đã lựa chon thì quá trình
học tập sẽ phản ánh được khả năng và nghị lực vươn lên.Sau này khi đã rời
giảng đường đại học ra thực tiễn công tác,với khả năng tiếp thu của sinh viển
trong quá trình học tập và sự phấn đấu vươn lên thì hiệu quả công việc cũng
rất cao.
2.Những Khó Khăn.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có rất nhiều khó khăn cho sinh
viên mới ròi trường đại học muốn xin một công việc phù hợp với khả năng
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

3

của minh.Nhất là những sinh viên chưa thực sự cân nhắc kỹ lưỡng cho mình
một ngành nghề thích hợp.Mà chỉ là sự lựa chon hình thức hay học cho
oai,cho được học đại học;Rồi chọn những ngành đang được ưa chuộng trên
thị trường và xã hội.Nhưng họ lại thiếu đi sự ý thức được liệu nó có phù hợp
với khả năng và trình độ của bản thân mình hay không;Vì vậy mà khi tham
gia vào quá trình học tập và nghiên cứu họ gặp vô vàn khó khăn,thậm chí
không thể tiếp thu được hết những kiến thức mà môn học yêu cầu.Kết cục là
sự nản chí,sự tut lùi,và việc nghiên cứu học tập chỉ là để "cho qua",giống như
đi học,đi thi là để trả bài,không có sự cố gắng nỗ lực hầu hết họ bị mất hết đi
ý chí vượt lên.Như vậy,"Khởi đầu nan là quan trọng",mỗi học sinh,sinh viên
khi chon cho mình một ngành nghề phải hết sức cân nhắc kỹ lưỡng,để có thể
lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp nhất.Việc lựa chọn nghề nghiệp
của mỗi sinh viên,quyết định không chỉ đối với bản thân họ mà nó còn có một

tác động rất lớn đối với gia đình và xã hội.
II)Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với xã hội.
1.Sinh viên cần chọn nghề nghiệp như thế nào?
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động với các hoạt động kinh tế
văn hoá cuỗn theo dòng chảy đó là vấn đề việc làm,một vấn đề mà được rất
nhiều người đặc biệt là giới trẻ trong toàn xã hội quan tâm.Nó quyết định và
chi phối việc lựa chon nghề nghiệp của mỗi người.Với những sinh viên khi đã
lựa chọn cho mình một ngành nghề thích hợp_phù hợp với hoạt động xã
hội:Nhất là trong thời kỳ hiện nay với những thàn tựu khoa học và công
nghệ,sự bùng nổ của thông tin yêu cầu mỗi người đêt hoà mình vào xã hội và
thích hợp với cơ chế đó phải có trình độ thì mới lĩnh hội và đáp ứng được
những đòi hỏi của cơ chế của một xã hội đang vận ành theo nền kinh tế thị
trường.Lúc này đây sinh viên đã lựa chon được ngành nghề phù hợp với khả
năng và xã hội thì cơ hội việc làm luôn mở rộng cánh cửa đối với họ,tạo cơ
hội để sinh viên tham gia vào các ngành nghề đúng với khả năng của mình.Vì
vậy việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và có để các yếu tố để đáp ứng các
đòi hỏi của xã hội thì sẽ tạo ra một quá trình hoạt động rất có ích lợi,rất tích
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

4

cực của sinh viên với những cống hiến lớn lao sẽ thúc đẩy quá trình phát triển
của xã hội lên một tầm cao mới.Có những sinh viên dù năm thứ nhất nhưng
với niềm say mê trong quá trình nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực công
nghệ thông tin họ đã lập nên những Website hay những phần mềm để đáp ứng
vào một số lĩnh vực và mang lại hiệu quả cao.
2.Nghề nghiệp của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội.
Có thể thấy rằng khi lựa chọn được một hướng đi thích hợpthì không
chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân,gia đình của mội sinh viên,mà với
xã hội cũng đóng góp phần rất quan trọng,rất lớn trong quá trình hội nhập của

đất nước.Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Đất
nước đang đứng trước những thử thách mới,thời cơ mới.Vì vậy với mỗi sinh
viên hãy lựa chon cho mình một ngành nghề làm sao cho phù hợp với điều
kiện chủ quan của bản thân và khách quan của xã hội.Để cống hiến và đóng
góp cho xã hội tạo những bước chuyển biến mới cho đất nước.
Đối với xã hội,việc lựa chon nghề nghiệp của sinh viên ảnh hưởng
rất lớn,đối với quá trình phát triển hay kìm hãm của đất nước.Đất nước ta có
thể trở nên tươi đẹp và sánh vai với các cường quốc và hội nhập được với thế
giới hay không đó là phụ thuộc vào thế hệ trẻ,nhất là mỗi sinh viên khi đứng
trước ngưỡng cửa của cuộc đời.


Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

5

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHON NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
I)Thực trạng của sự lựa chọn.
1.Đối với sinh viên lựa chon nghề nghiệp theo cảm tính.
Đây là một thực trạngmà được rất nhiều sự quan tâmcủa giới trẻ và có
một tỷ lệ lớn trong sinh viên hiện nay.Với họ,khi lựa chon nghề nghiệp,họ
chưa tìm hiểu sâu về ngành mà mình sẽ lựa chọn và sẽ gắn bó với mình suốt
cuộc đời.Trong đầu họ chưa đặt ra một mục tiêu,một ước muốn,rằng họ sẽ có
thể làm gì?họ sẽ phù hợp với công việc như thế nào?và họ thích làm nghề
gì?Họ đi thi đại học là được học đại học,đến khi đỗ rồi,thì đi học và không
xác định cho mình một hướng đi.Hoà trong xu hướng chạy theo cảm tính đó
là một số sinh viên lựa chọn vào những nghề mà trường đó năm trước lấy
điểm thấp hoặc ít người thi nhất,miễn sao xẽ đỗ Đại Học là được.Đôi khi chỉ

vì nghe thấy tên trường,tên ngành hấp dẫn và có vẻ như là "mốt",thấy nhiều
người đỗ vào,mà nhiều học sinh,sinh viên đăng ký dự thi để vào học.Trong
khi đó,họ không quan tâm rằng thực chất trường đó,chuyên ngành đó,học
gì?yêu cầu khả năng như thế nào?và chuyên sâu vào lĩnh vực gì?như thế là
sau một thời gian tham gia học tập,nghiên cứu,dẫn đến tình trạng:một số sinh
viên,nhận thấy yêu cầu trình độ khả năng của ngành,của trường là quá cao so
với bản thân;hoặc có trường hợp lại cảm thẩy rằng ngành nghề mà mình đang
được học thật đơn giản và nhàm chán,cảm thấy không phù hợp với mình;cả
hai trường hợp đó đều gây nên một tâm lý chán nản,mất hứng thú và hăng say
trong việc nghiên cứu và học tập.tình trạng yêu cầu của môn học quá khó đối
với khả năng tiếp thu,và có thể là không phù hợp đối với sở trường của từng
cá nhân sinh viên,khiến cho sinh viên bị tụt lùi,không theo kịp với chương
trình,và thế là thi lại,học lại liên tiếp diễn ra từ kỳ này sang kỳ khác.Có nhiều
sinh viên rất vất vả mới lấy được tấm bằng đại học,thậm chí thời gian học của
họ tăng lên một vài năm so với thời gian của một khoá học,nhưng kiến thức
mà họ lình hội lại rất ít.Những trường hợp,sinh viên đã vào trường đại
học,hoặc khi đã chon chuyên ngànhcho mình một thời gian,bỗng thấy hình
như mĩnh đã chọn một ngành nghề nhàm chán,họ cảm thấy sự đòi hỏi chuyên
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

6

nghiệp môn học,ngành học không thoả mãn với khả năng của mình;Với
những câu"biết thế này thì mình sẽ không học"đó là những lời thốt ra từ rất
nhiều sinh viên khi đã bước vào những năm chuyên ngành của quá trình học
tập.Khi tinh thần và tâm lý không được thoải mái,với những sinh viên này
tham gia vào quá trình học nhu là dẻ trả nợ và miễn sao để lấy được tấm bằng
tốt nghiệp là xong.Nói chung những điều đấy,đều không những chẳng phát
huy được mà còn thui chột đi của họ những khả năng,sở trường,nhừng nỗ lực
bản thân.Đối với họ,tất cả chỉ là hình thức,học để đối phó,học để trả môn.Vì

vậy với việc lựa chọn kiểu cảm tính,kiểu chạy theo như thế,có ảnh hưởng rất
lớn đến sinh viên trong qúa trình học tập và đối với xã hội khi tiếp nhận lực
lượng lao động này.Bởi vì khi đã không tâm huyết,không yêu thích ngành
nghề mình đã lựa chọn thì sau khi ra trường,họ có kiến thức chuyên môn chưa
thực sự vững vàng;khi tham gia vào những công việc của mình họ sẽ cảm
thấy bỡ ngỡ và thiếu tự tin bởi giữa lý thuyết mà họ tiếp thu được so với thực
tế là một khoảng cách quá dài.
2.Đối với một số sinh viên khác.
Ngoài ra,còn một số phần tử sinh viên trong trường hợp này,vì chán
nản khi không theo kịp với chương trình,vì thiếu sự say mê trong công việc
học tập và nghiên cứu,lại bị sự tác động của môi trưỡng xã hội phức tạp,trở
thành những kẻ chơi bời,lêu lổng,dấn thân vào các tệ nạn xã hội và thậm chí
họ còn bị đuổi khỏi trường học
Một khi không cân nhắc kỹ lưỡng được việc học xong mình sẽ làm
gì và làm ở đâu,thìo khi bước vào cuộc sống nhất là trong nền kinh tế thị
trường những sinh viên này gặp vô vàn khó khăn.Ra trường cầm trên tay với
tấm bằng cao đẳng hay đại học nhưng họ lại là những nhân viên phục vụ quầy
hàng,quán cơm hay những người bán hàng với những chuyên ngành không
được đào tạo trong quá trình học tập.
Có thể nói thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
rất đa dạng.Với những ngành mới như công nghệ điện tử,quản trị thông
tin,môi trường đô thị thì là phần đông các sinh viên cố gắng để kiếm một
chân vào học những chuyên ngành này.Nhưng thực tế,ở nước mình với điều
kiện kinh tế xã hội chưa cho phép trang bị được các trang thiết bị để phục vụ
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

7

cho quá trình học tập và công tác được tốt.Vì thế mà sinh viên chúng ta học
nhưng không được đi đôi với hành,có những môn học chỉ được đọc toàn trong

sách,thậm chí những chuyên ngành mới,những môn học mới,lại chỉ có sách
nước ngoài.Nhưng nói tới những ngành trong đó dư luận của xã hội thì đó là
đỉnh cao,là những"siêu sao",mới có thể được học những chuyên ngành như
thế.chính dư luận cũng không hiểu được rằng,không thể đánh giá trình độ
chuyên môn của sinh viên chỉ dựa vào người đó học ngành này hay ngành
kia,trường này hay trường kia.Một số sinh viên cũng có những suy nghĩ thiếu
thực tế như thế,nên đã cho rằng mình phải học vào ngành nào,trường nào,mà
đang có nhiều người ngó tới,đang lấy điểm đầu vào cao thì mới thể hiện
được mình có trình độ.Ngày nay,với những tên trường,tên ngành,nghe có sức
hấp dẫn và thực tế,đã cuốn hut nhiều sinh viên tham gia vào quá trình lựa
chọn này.
Hiện nay,giường như việc học tập của học sinh,sinh viên đang bùng
lên.Sự nhận thức,hiểu biết,sự tác động của gia đình,của xã hội,khiến cho
những học sinh còn ngồi trên ghế trường phổ thông đã nghĩ đến con đường
vào được đại học là mục đích duy nhất.mặc dù không hẳn là như thế.Những
người từng trải,thường nói rằng tấm bằng đại học giống như một "tấm vé
thông hành"để có thể bước chân vào cuộc sống dễ dàng hơn.Nhưng có thể nói
rằng chúng ta đang sống trong một xã hội bằng cấp,nên khi học sinh,sinh viên
chọn cho mình một con đường học là duy nhất là điều dễ hiểu.Không phải
một cách ngẫu nhiên,mà hiện nay những học sinh sau khi tốt nghiệp phổ
thông trung học,họ bằng mọi giá,ôn luyện,ăn học chỉ mong mình đỗ vào đại
học,cao đẳng hay ĐH dân lập,miễn là được vé vào một trường học chuyên
nghiệp nào đó,mà có thể nói hai từ"Đại Học"vẫn là một ước mơ lớn nhất của
mọi học sinh.Tuy nhiên,mọi chuyện cũng không phải đơn giản,và tất cả học
sinh đều đạt được điều mà mình mong muốn,khi đối mặt với cuộc sống thực
của từng gia đình,từng hoàn cảnh.Vậy một người học sinh,sinh viên cũng cần
phải ý thức được rằng,lựa chọn như thế nào để phù hợp với điều kiện sống
của bản thân mình.Vì đối với một sinh viên xuất thân từ nông thông,điều kiện
gia đình khó khăn,lên thành phố học đại học là cả một vấn đề lớn mà không
suôn sẻ chút nào.khi đó,vấn đề kinh tế sẽ chi phối sinh viên,và không thể nói

Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

8

rằng nó không có ảnh hưởng gì đến quá trình học tập,nghiên cứu và phát huy
khả năng.Không ít những sinh viên gia đình nghèo quá,nhưng muốn thực hiện
ước mơ học đại học,nên cố gắng vừa học,vừa làm,và đã gặp không ít những
khó khăn,rủi ro trong cuộc sống.Và tất nhiên trong số họ có người thành công
có người thất bại
Qua thực tế hiện nay,co thể thấy rằng trong xã hội chúng ta chưa có
sự cân đối,cân bằng trong công tác đào tạo.Có những ngành nghề đào tạo quá
thừa thãi,còn ngược lại có những ngành mà nhu cầu xã hội đang đòi hỏi thực
sự thì không đáp ứng kịp.Thực trạng "thừa thầy,thiếu thợ",hầu như đang là
vấn đề lớn,có lẽ thế mà vài năm nay,Bộ GD_ĐT đã tìm cách hạn chế các thí
sinh thi vào đại học,và khuyến khích thí sinh thi vào các trường chuyên
nghiệp.
Vậy nên,vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và vấn đề việc làm hiện nay
đang là sự phan tâm rất lớn của toàn xã hội.Nhất là đối với chúng ta một đất
nước đang phát triểnvà đang trên con đường hội nhập.Thì đây có thể nói là
một vấn đề quan trọng nhất.Xã hội cần phải quan tâm.
II)Điều kiện lựa chọn nghê nghiệp của sinh viên.
1.Điều kiện chủ quan và khách quan.
Điều kiện chủ quan đó là: khả năng,sở thích,sở trường của bản
thân.Mỗi sinh viên cần thực tế nhận xét chính xác về khả năng của mình để có
thể lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với bản thân.Điều đó,sẽ giúp cho
sinh viên khi tham gia vào quá trình học tập,nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều thuận
lợi,và sẽ có ý trí phấn đấu vì sự lựa chọn của mình,nếu như ước mơ đó qua xa
so với thực tế khả năng của bản thân.Phải ý thức được mình đang làm cái
gì,để có thể được nhiều điều,vì nếu cố tình làm theo cảm tính mà không cân
bằng với những gì mình có thì sẽ thất bại mà ước mơ cũng tan tành.

Điều kiện khách quan,là: mỗi học sinh,sinh viên không thể bỏ qua
điều kiện,hoàn cảnh sống của gia đình,của bản thân.Cũng cần ý thức được nên
lựa chon như thế nào đó để có điều kiện để phát huy quá trình học tập,nghiên
cứu.Để có thể tránh tình trạng"cơm áo gạo tiền"chi phối khi đang cầm sách.
Nói chung,những điều đó giúp họ ý thức được nghề nghiệp mình
lựa chọn là do bản thân mình,sẽ gắn bó và hết mình cho công việc mình lựa
Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

9

chọn.Đây có thể nói là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự lựa chon nghè
nghiệp của mỗi cá nhân.
2.Định hướng của gia đình và người thân.
Với suy nghĩ nông nổi,mà ở tuổ học sinh,sinh viên không thể tránh
khỏi,sự thiếu kinh nghiêm sẽ dẫn đến những sai lẩmtong lựa chon nghề
nghiệp,nếu không có sự gắn bó định hướng của các bậc phụ huynh.Gia
đình,người thân là vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho học
sinh,sinh viên lựa chon nghề nghiệp.Gia đình và người thân phải có trách
nhiệm,có những định hướng cụ thể,và phân tích để giúp cho học sinh,sinh
viêncó những suy nghĩ đúng đắn hơn trong khi lựa chon nghề nghiệp cho bản
thân.Đây là một điều kiện rất quan trọng trong sự lựa chọn nghề nghiệp của
mỗi học sinh,sinh viên.Tuy nhiên,sự định hướng của gia đình cần phải quan
tâm khai thác đến khả năng,năng khiếu,hay nguyện vọng của con em mình.
3.Lựa chon nghề nghiệp phù hợp điều kiện phát triển của xã hội.
Lụa chọn nghề nghiệp mà bản thân nghề nghiệp đang phát triển hoặc
có xu hướng phát triển.Hoặc có thể nói là nghề nghiệp đang là nhu cầu cần
thiết cho xã hội.Với điều kiện này,nó sẽ phát huy được tính tích cực sáng tạo
và lòng hăng say nghề nghiệp của thế hệ trẻ rất năng động và thông
minh,thich tìm tòi,khám phá những vấn đề mới mẻ.Điều này tạo cho bản
thânhọc sinh,sinh viên phát huy được năng lực vốn có,phát huy được sở

trường của mình
Thiết nghĩ,nếu như mỗi sinh viên hiện nay,đều có được đầy đủ ba
điều kiện trên,trước sự lựa chon cho chính mình,thì không còn vấn đề gì phải
bàn cãi.Và có lẽ xã hội sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn.Sinh viên là tuổi
trẻ,chúng ta không nên nghĩ rằng công việc này là không tốt,công việc kia là
hèn kém,công việc nọ là danh giá,mà chúng ta nên lựa chọn cho mình một
công việc phù hợp.Bởi chúng ta có thể toả sáng trong bất kỳ một công việc
nào nếu chúng ta hoàn thành xuất sắc công việc đó của mình.Mọi ngành nghề
đều có quan hệ với nhau trong xã hội.


Vũ Thị Mai_Lớp 10.44

10


TỔNG KẾT
Như chúng ta đã biết việc lựa chọn nghề nghiệp là rất quan trọng;Làm
cái gì?Làm ở đâu?và làm như thế nào?có phù hợp với hoàn cảnh chủ quan và
khách quan hay không?Đang là câu hỏi đặt ra cho không chỉ sinh viên,phụ
huynh mà của toàn xã hội tác động đến những người lãnh đạo.Chính khâu lựa
chọn vừa góp phần tich cực vào sự thoả mãn lòng ham mứôn yêu thích của
người lao động.Đó là việc người lao động sẽ lao động hiệu quả hơn,năng
động hơn,nếu họ được làm nghề mà mình yêu thích,cái nghề mà mình tâm
huyết.Tuy nhiên dưới tác động tích cực của nền kinh tế thị trường tất cả đều
chạy theo thị hiếu và vì lợi ích kinh tế nên thiếu đi sự công bằng trong xã
hội.Sự thiếu thoả đáng giữa người có năng lực thực sự,và người không có;sự
thiếu đi những người có năng lực,cả về lý luận và về thực tiễn trong đội ngũ
công nhân viên chức.vậy một vấn đề mà có lẽ ai cũng mong muốn,đó là xã
hội có một lực lượng lao động:hết mình,tâm huyết với nghề và gắn bó với

nghề.Tất nhiên đáp lại sự hết mình và tâm huyêt của người lao động đó là sự
công bằng của xã hội,của cơ chế quản lý.




×