Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bảng tuần hoàn hóa học có 2 nguyên tố mới Đầu tháng 6 vừa qua, bảng tuần pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.82 KB, 2 trang )

Bảng tuần hoàn hóa học có 2 nguyên tố mới


Đầu tháng 6 vừa qua, bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev của chúng ta đã chính
thức có thêm 2 nguyên tố mới với số hiệu là 114 và 116. Tính đến thời điểm này,
chúng là 2 nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn và có thời gian tồn tại cực
kỳ ngắn, chưa đến một giây. Sau đó cả 2 sẽ bị phân rã thành các nguyên tử khác
nhẹ hơn. Trước đó nhiều năm, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về 2
nguyên tố này nhưng chỉ sau khi được cả 2 tổ chức liên minh quốc tế về hóa học
và vật lý học (IUPAC và IUPAP) xem xét trong suốt 3 năm trời thì chúng mới
chính thức có mặt trong bảng tuần hoàn. Việc tìm ra 2 nguyên tố mới này sẽ tạo
bước đệm cho các nhà khoa học tìm thấy các nguyên tố siêu nặng và tồn tại siêu
lâu khác trong tương lai.

Thành quả này là sự hợp tác của 2 nhóm nghiên cứu từ những năm 2004 và 2006, một
nhóm được dẫn đầu bởi giáo sư Yuri Oganessian ở Viện nghiên cứu Hạt Nhân của
Nga (JINR) và một nhóm khác do tiến sỹ Ken Moody ở Viện nghiên cứu quốc gia
Lawrence Livermore của Mỹ dẫn đắt. Họ đã cung cấp đầy đủ chứng cứ thuyết phục để
được các liên minh quốc tế công nhận 2 nguyên tố trên.

Để tạo ra 2 nguyên tố, các nhà khoa học phải dùng một máy gia tốc đặt ở JINR để ép
các hạt của những nguyên tố nhẹ hơn lại với nhau. Nguyên tố 116 được tạo thành từ
nguyên tố phóng xạ Curium có 96 proton trong nhân và nhân Canxi với 20 proton.
Nguyên tố 116 chỉ tồn tại trong khoảng vài mili-giây (1 giây = 1000 mili-giây), sau đó nó
sẽ tự tách thành hạt alpha có 2 proton và 2 neutron, và rồi tiếp tục phân rã thành
nguyên tố 114. Người ta cũng có thể chế tạo trực tiếp nguyên tố 114 bằng cách bắn
các hạt nhân Canxi vào chất Plutonium với 94 proton trong nhân.

Cũng giống như nguyên tố 116, vòng đời của nguyên tố 114 khá ngắn. Chỉ nửa giây
sau khi được tạo thành, nó sẽ phân hủy thành chất Copernicium với 112 proton và chất
này cũng mới được thêm vào bảng tuần hoàn hóa học gần đây, năm 2009. Do vòng đời


sống của 2 nguyên tố mới quá ngắn nên các nhà khoa học không có đủ thời gian cần
thiết để xác định các tính chất của chúng, bằng cách cho phản ứng với các chất khác.
Tuy nhiên các nhà lý luận hạt nhân phỏng đoán rằng 1 lớp nguyên tử siêu nặng nào đó
có thể tồn tại trong suốt hàng thập kỷ và tạo ra những thuộc tính hóa học hữu ích mới
cho con người.

Đến nay 2 nguyên tố trên vẫn chưa có tên, thay vào đó người ta gọi nó bằng 2 cái tên
tạm thời là Ununquadium và Ununhexium, tương ứng với 114 và 116. Hội đồng các nhà
khoa học cũng đang tìm bằng chứng để xác nhận các nguyên tố mang số hiệu 113, 115
và 118 nhưng các nguyên cứu gần đây vẫn chưa tạo ra được dẫn chứng thuyết phục
để được thêm các nguyên tố này vào bảng tuần hoàn.


Theo NewScientist

×