Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 2 trang )
Bảng tuần hoàn thêm ba nguyên tố mới
Cập nhật lúc 17:38, Thứ tư, 09/11/2011 (GMT+7)
NDĐT - Đại hội đồng Liên minh Quốc tế về Vật lý Lý thuyết và Ứng dụng
(IUPAP) vừa chính thức phê chuẩn việc đặt tên cho 3 nguyên tố mới trong
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ba nguyên tố mới, có thứ tự 110, 111
và 112 trong Bảng Tuần hoàn, được đặt tên lần lượt là Darmstadtium (Ds),
Roentgenium (Rg) và Copernicium (Cn).
Những nguyên tố này có kích thước tương đối lớn và không ổn định, chúng chỉ có
thể được tạo ra trong phòng thí nguyên, và chúng bị phân rã thành các nguyên tố khác
rất nhanh. Không có nhiều người biết về những nguyên tố này, bởi chúng không đủ ổn
định để có thể tiến hành các thí nghiệm và chúng cũng không xuất hiện ngoài tự nhiên.
Từng được gọi là Ununbium, nguyên tố Copernicium, nguyên mới thứ 112 được đặt
tên theo tên của nhà thiên văn học nổi tiếng người Phổ, ông Nicolaus Copernicus,
người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái đất xoay chung quanh mặt trời. Ông Sigurd
Hofmann, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiêm cứu Ion nặng GSI
Helmholtz (Đức) cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã tạo được nguyên tử đầu tiên
của nguyên tố này vào ngày 9-2-1996, bằng cách cho các nguyên tử kẽm bắn phá chì
trên máy gia tốc.
Nguyên tố thứ 111, được đặt tên chính thức là Roentgenium, được phát hiện vào ngày
8-12-1994. Cái tên Roentgenium được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, ông
Wilhelm Conrad Roentgen, người đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1901 vì đã tạo ra
và phát hiện được tia X.
1
Còn Darmstadtium, là nguyên tố đứng thứ 110 trong bảng tuần hoàn. Đây cũng là
một khám phá của các nhà nghiên cứu thuộc GSI. Nguyên tố này được tạo ra lần đầu
tiên vào ngày 9-11-1994 từ sự va chạm giữa một chất đồng vị nặng của chì với chất đồng
vị kẽm – 62, hoặc chất đồng vị kẽm – 64.
Ông Robert Kirby-Harris, Tổng Thư ký của IUPAP, nói: “Việc đặt tên cho ba nguyên tố
mới này đã được tham khảo và nhận được sự nhất trí của các nhà vật lý trên khắp thế
giới và chúng tôi rất vui mừng khi thấy chúng được bổ sung vào Bảng tuần hoàn các