Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ TÀI "NHỮNG BỆNH VỀ HỆ MẠCH" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.49 KB, 20 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Máu là dung dịch hữu cơ linh động trong cơ thể chúng ta. Máu là một phần không thể
thiếu của cơ thể. ở người trưởng thành máu được tạo ra ở tủy xương và phá hủy ở lách. Máu
gồm hồng cầu, bạch cầu, huyết tương… thực hiện những chức năng vận chuyển khí, chất dinh
dưỡng cung cấp cho tất cả các tế bào trên cơ thể, bảo vệ cơ thể, điều hòa cơ thể thông qua
hormone… Tuy nhiên để máu có thể vận chuyển khắp cơ thể thì phải cần có hoạt động hệ thống
mạch máu và quả tim. Sự bất thường ở thành phần máu, quá trình tạo máu hay hệ thống tim
mạch đều dẫn đến những căn bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể quan trọng hơn là sẽ
dẫn đến tử vong. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của
y học đã giúp nhân loại tìm ra được cơ chế gây ra nhiều căn bệnh và có nhiều phương pháp chữa
trị. Nhưng bên cạnh đó khi khoa học phát triển thì môi trường thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến
chính con người .Và con người cũng trở nên thụ động hơn ít vận động hơn, chế độ ăn uống dư
thừa năng lượng. Từ đó tăng thêm nguy cơ mắc một số bệnh đặc biệt là các bệnh về tim mạch
và máu. Sau đây nhóm chúng em xin trình bày một cách khái quát nhất về các căn bệnh liên
quan đến máu và tình hình hiện nay về các căn bệnh này.
Khoa Sinh Học 1

A. NHỮNG BỆNH VỀ HỆ MẠCH
I. BỆNH CAO HUYẾT ÁP
1. Khái niệm
Hay còn gọi là bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và tăng
theo độ tuổi con người. Trong các mạch máu của cơ thể con người có một sức ép do trái tim tạo
ra gọi là Huyết áp, để đẩy máu chạy đến các bộ phận của cơ thể. Huyết áp có thể lên hoặc xuống
trong ngày tùy theo đời sống bận rộn, lo lắng, vui buồn Khi huyết áp tăng cao hơn mức cần
thiết mặc dù đang nghỉ ngơi thì cơ thể có thể bị cao huyết áp.
2. Tình hình hiện nay
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới
bị THA. Thống kê tại Hoa kỳ năm 2006 cũng cho thấy, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA,
tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị THA. Các báo cáo khoa học mới nhất cho biết tỷ
lệ mắc bệnh cao huyết áp tại các nước Tây Âu còn cao hơn cả Mỹ với 38% ở Anh, Thụy Điển


và Ý; 45% ở Tây Ban Nha và 55% tại Đức. Con số này ngày càng tăng nhanh chóng với những
biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến bệnh nhân, gia đình và xã hội. Nhưng một điều đáng lưu
tâm hơn là tỷ lệ những người bị THA còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước
đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi.
Ngay ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh
và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4%.
Một thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp
cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chỉ có một số
ít các bệnh nhân THA là có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như: đau
đầu, chóng mặt, mặt đỏ bừng, ù tai,… Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao
huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.
Khoa Sinh Học 2

GS. BS Nguyễn Lân Việt- Viện Trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết: “Tăng huyết
áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế,
thậm chí có thể tử vong.
Trong đó, các biến chứng thường gặp nhất là:
Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim, suy tim…
Các biến chứng về não: Xuất huyết não, Nhũn não, bệnh não do THA…
Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận…
Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị
Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch
ngoại vi”.
Theo báo cáo khoa học về các bệnh khác ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp của ThS.BS.
Nguyễn Văn Hoàng (BVĐK Tân Thạnh – Long An), GS.TS. Đặng Vạn Phước

(Đại học Y
Dược TP.HCM), PGS.TS. Nguyễn Đỗ Nguyên

(Đại học Y Dược TP.HCM) Tỉ lệ bệnh nhân có

tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm chiếm 1,5%. Tỉ lệ bệnh nhân hiện đang hút thuốc lá chiếm
23,4%. Tỉ lệ béo phì chiếm 13,5%. Tỉ lệ đái tháo đường 13,2%. Tỉ lệ tăng Cholesterol 50,4…
⇒ Đây thực sự là vấn đề không phải đơn giản. Chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn vào
những thực tế khách quan như: Nhận thức của nhân dân về sự thường gặp, về mức độ nguy
hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mực. Việc điều chỉnh để có một lối sống hợp lý là vấn
đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh THA nhưng việc áp dụng trong thực tế lại
không đơn giản vì những thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại từ khá lâu và nhận thức
của người dân cũng còn những hạn chế nhất định. Người bệnh THA lại hay có nhiều bệnh lý
khác đi kèm như: béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… làm cho việc khống chế số đo huyết
áp càng khó khăn hơn.
Khoa Sinh Học 3

3. Cách phòng chống bệnh cao huyết áp
Ở nước ta, trước tình hình gia tăng nhanh chóng và những biến chứng nặng nề của bệnh
Tăng huyết áp, ngày 19/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê
duyệt chương trình phòng chống THA trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006
– 2010.
Viện Tim Mạch Việt Nam đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động trong cộng đồng
như truyền thông, giáo dục sức khoẻ, khám sàng lọc THA, xây dựng các mô hình phòng chống
THA từ tuyến xã, phường tới tuyến TW. Việc cổ vũ lối sống lành mạnh và thay đổi những lối
sống có hại cho mỗi cá nhân là “vũ khí” hữu ích hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “kẻ thù
thầm lặng này”.
II. Bệnh nhồi máu cơ tim
1. Khái niệm
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến
phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa
bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim".
2. Các nguyên nhân gây bệnh
Máu đông hình thành làm tắc động mạch vành.
Khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra.

Tình trạng co thắt mạch vành.
3. Tình hình hiện nay
Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25 %
chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Trong vòng năm sau đó chết thêm 5 % – 10 % nữa.
Khoa Sinh Học 4

 Một số yếu tố ảnh hưởng:
Bệnh béo phì
Bệnh rối loạn lipid máu
Bệnh tăng huyết áp
Bệnh đái tháo đường
Gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm trước tuổi 60
Hút thuốc lá
B. BỆNH VỀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG MÁU
I. Bệnh máu khó đông - Hemophilia
1.Khái niệm
Hemophilia là một bệnh lý làm cản trở quá trình đông máu bình thường, điều này có
nghĩa là người bị bệnh Hemophilia chảy máu nhiều và lâu hơn người không bị bệnh. Đây là một
rối loạn di truyền và con cái có thể bị mắc phải từ bố mẹ. Bệnh xuất hiện tương đối hiếm, vào
khoảng 1/8.000 và thường thấy ở trẻ trai hơn là trẻ gái.
Bình thường khi bị chảy máu, do đứt tay chẳng hạn, cơ thể có một cơ chế tự nhiên để
cầm máu. Các tế bào tiểu cầu dính lại với nhau tạo thành một cục máu đông trám bít tổn thương
ở mạch máu, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình đông máu, và rồi các yếu tố đông máu (là
các protein đặc biệt) đến tham gia làm bền vững cục máu đông, sợi hóa cục máu đông và hàn
gắn lành lặn mạch máu.
Trong cơ thể có 13 yếu tố đông máu như vậy, chúng được đánh số thứ tự theo kiểu La
Mã từ I đến XIII. Thiếu hụt một trong hai yếu tố đông máu hoặc số số VIII hoặc số IX gây ra
bệnh Hemophilia. Khoảng 80% bệnh nhân bị Hemophilia do thiếu yếu tố đông máu số VIII (còn
gọi là hemophilia A), số còn lại là hemophilia B do thiếu yếu tố đông máu số IX.
Khoa Sinh Học 5


Bệnh hemophilia có các thể nhẹ, trung bình và nặng khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ
thiếu hụt các yếu tố đông máu. Trường hợp nặng khi cơ thể chỉ có thể sản xuất ra dưới 1% yếu
tố đông máu có tác động hiệu quả, mức độ bệnh trung bình khi chỉ có 2-5% yếu tố đông máu
hiệu quả và thể nhẹ khi có từ 6-50%. Người ở thể nặng luôn bị đặt trong trạng thái dễ bị xuất
huyết và xuất huyết nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp hemophilia đều được phát hiện khi
còn rất nhỏ. Một vài bệnh nhân ở thể rất nhẹ chỉ phát hiện được khi có trải qua các cuộc phẫu
thuật nhỏ (tiểu phẫu) như cắt amiđan chẳng hạn, hoặc qua thử máu trước khi tiến hành một ca
phẫu thuật lớn.
2.Nguyên nhân gây ra bệnh hemophilia
Như đã trình bày ở trên hemophilia là một bệnh lý mang tính chất di truyền do cha mẹ
truyền lại cho con cái. Bệnh lý này có liên quan đến các nhiễm sắc thể giới tính.
Hemophilia là một rối loạn di truyền có liên quan đến nhiễm sắc thể X, có nghĩa là bị truyền từ
mẹ sang cho con trai. Tỷ lệ số để một trẻ trai bị di truyền hemophilia từ mẹ là 50%. Ngoài nhóm
bệnh nhân máu khó đông do di truyền, thì cũng có 1/3 số ca bệnh là do đột biến gene, và gene
bệnh này cũng sẽ di tryền cho thế hệ sau. Và người con trai này sẽ truyền cho con gái thế hệ tiếp
theo nhưng lại hiếm khi phát bệnh. Khi ấy, người ta gọi là mẹ mang mầm bệnh. Một bé gái chỉ
có khả năng bị bệnh hemophilia trong trường hợp cha bị hemophilia còn mẹ thì mang mầm
bệnh. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nên hemophilia thường thấy ở trẻ trai mà thôi.
3. Tình hình bệnh và chữa trị
Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, hay gặp ở mũi, chân
răng, cơ, khớp…Tuy nhiên chảy máu khớp thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất vì khi tái
phát nhiều lần dễ gây viêm, biến dạng khớp. Ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 10.000 người bị
bệnh máu khó đông. Đây là con số quá nhỏ nhoi nên dường như chưa được sự quan tâm đúng
mức. Vì vậy, trong một mức độ nhất định, xã hội chưa có sự thông cảm với người bệnh.
Mặt khác những người bệnh máu khó đông ở Việt Nam không có hồ sơ lưu bệnh án (ở
nước ngoài những bệnh nhân máu khó đông có đeo một chiếc thẻ nơi cổ ghi rõ bệnh) nên có
nhiều người bị bệnh máu không đông khi nhập viện không biết cách khai báo trước với bệnh
Khoa Sinh Học 6


viện, vì vậy mà được xử lý theo cách thức dành cho người bệnh thông thường. Do đó đã có
những trường hợp tử vong đáng tiếc vì sơ suất của người bệnh, vì sự thiếu hiểu biết của người
nhà bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người dân ở vùng nông thôn.
Bệnh máu khó đông hiện nay không chữa được tận gốc, mà chỉ có thể bổ sung yếu tố
đông máu suốt đời. Do chỉ có bệnh viện tuyến trên mới chữa được, nên hầu hết các bệnh nhân ở
xa khi tới đây đều đã quá muộn, khớp sưng to, đau buốt, dẫn đến việc chữa trị lâu dài và tốn
kém.
Nếu không được điều trị, phần lớn bệnh nhân chết trước 13 tuổi. Nhưng nếu được chăm sóc,
điều trị tốt, họ có thể có tuổi thọ như người bình thường. Tuy nhiên ở Việt Nam, do hiểu biết về
bệnh còn hạn chế, hầu hết người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Vị trí chảy máu hay gặp
nhất là cơ và khớp nên rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng bị bệnh viêm cơ, viêm khớp. Nếu không
được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp,
dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Chảy máu ở những vị trí nguy hiểm như não, cổ, miệng… nếu không
được cầm máu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Một điều đáng lo ngại là chế phẩm máu điều trị cho bệnh nhân hemophilia còn rất thiếu.
“Nhiều khi, bệnh nhân được chuyển đến nhưng không có chế phẩm máu cấp cứu kịp thời đã
phải chịu biến chứng tàn tật, thậm chí tử vong”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa điều trị
hemophilia, Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương cho biết.
Ước tính, một bịch “tủa lạnh” để truyền cho bệnh nhân phải được sản xuất từ máu của 8
người cho máu. Một bệnh nhân điều trị chảy máu cơ khớp (loại chảy máu đơn giản nhất) mỗi
ngày phải truyền 2-3 bịch (tương đương với 16 - 24 người cho máu).
Bệnh nhân nặng, gặp nhiều biến chứng, trong một đợt điều trị có thể phải truyền đến hơn 200
bịch tủa, nghĩa là cần đến hơn 1.600 người cho máu. Nhu cầu về máu quá lớn và thường xuyên,
trong khi lượng máu thu gom được rất ít khiến sự sống của bệnh nhân hemophilia bị đe dọa
nghiêm trọng.
Các bác sĩ khuyến cáo nam giới nếu bị chảy máu khó cầm hoặc thường xuyên bị bầm
tím, đau khớp thì nên nghĩ tới bệnh máu khó đông. Ngoài ra, nếu đã chẩn đoán được bệnh rồi thì
Khoa Sinh Học 7

6 tháng một lần nên đến viện kiểm tra định kỳ, tránh các hoạt động mạnh gây chấn thương,

không tiêm bắp, không châm cứu, không massage, tránh thuốc gây chảy máu như aspirin, tập
thể dục cơ khớp để giảm chảy máu.
II. Bệnh ung thư máu
1. Khái niệm
Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi khác là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc
loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột
biến.
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi
trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch
cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt
khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện
tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu
máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu). Hiện nay
căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao.
2. Triệu chứng
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ
và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác.
Bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau:
• Do sức công phá trong tủy: sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp.
• Do thiếu hồng cầu: mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt.
• Do bạch cầu không bình thường: hay bị nhiễm trùng.
• Do giảm khả năng làm đông máu: chảy máu nướu răng, dễ bầm.
• Biếng ăn, sút kí.
Khoa Sinh Học 8

3. Điều trị
Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương của
người bệnh với tủy xương của một người hiến có tủy xương phù hợp (thích hợp nhất là người
có chung huyết thống với người bệnh) để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích
sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có điều trị

bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có
thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm). Hiện nay ngoài
cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc ) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng
hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra đối với dòng Lympho còn có thể
xạ
trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những bệnh nhân có quá trình điều
trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian điều
trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn
• Trị ung thư máu bằng TBG ở Việt Nam: Ngày 25/5, Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương đã tiến hành ghép tủy đồng loại (hay còn gọi tế bào gốc) cho một thiếu nữ 21
tuổi bị bện ung thư máu. Phương pháp sử dụng chính tế bào gốc có thẩm quyền miễn
dịch để tiêu diệt các tế bào ác tính bước đầu đã cho kết quả khả quan.
III. Bệnh hồng cầu hình liềm
1. Khái niệm
Thiếu máu hồng cầu hình liềm (viết tắt là bệnh SS) là một bệnh di truyền có nguyên nhân
là do bất thường ở hemoglobin, một protein vận chuyển oxy trong máu. Bệnh thiếu máu này
thường do di truyền từ cha mẹ đã có mang tế bào hồng cầu hình liềm, hoặc một hemoglobin bất
thường.
Không giống như việc mang tế bào hồng cầu hình liềm, trẻ em bị thiếu máu hồng cầu
hình liềm tạo ra 2 hemoglobin bất thường (thừa hưởng từ một hoặc cả hai cha và mẹ), dẫn đến tế
bào hồng cầu của trẻ bị chứng bệnh này dễ dàng bị huỷ hoại và có hình dạng như hình lưỡi liềm.
Khoa Sinh Học 9

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đa số ở người da đen và xuất hiện với tỉ lệ 1/400 đứa trẻ
Mỹ gốc Phi ở Mỹ mỗi năm.
2.Triệu chứng
Thiếu máu, hay các chỉ số về máu thấp, các cơn đau do tắc mạch, đây là giai đoạn
nghiêm trọng của đau ở cánh tay, chân hoặc lưng, triệu chứng ở ngực, với ho, đau ngực và sốt,
viêm ngón, hay triệu chứng chân-tay, với sự sưng một cách đau đớn của xương bàn tay hoặc bàn
chân của trẻ nhỏ, thiếu máu không tái tạo, cơ thể không tạo ra hồng cầu mới nữa gây thiếu máu

trầm trọng thường kèm theo nhiễm trùng do Parovirus B19 gây bệnh Fifth, sự cương cứng kéo
dài và đau đớn, đột quỵ, thường gây yếu đột ngột một bên
của cơ thể. Trẻ em mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm
trùng, đặc biệt là nhiễm Streptococcus pneumonia và H.influenza, các trẻ em này thường được
cho sử dụng kháng sinh phòng bệnh và các vaccin thích hợp cho trẻ dưới 5 tuổi. Hầu hết trẻ em
được chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nhờ vào các test sàng lọc cho trẻ sơ sinh
trong phòng chăm sóc trẻ lúc mới sinh. Trường hợp các trẻ không được kiểm tra bằng các test
sàng lọc thì test điện di máu có thể giúp phát hiện hemoglobin bất thường do bệnh.
3. Điều trị
Việc điều trị thường được khuyến khích bao gồm việc thường xuyên kiểm tra công thức
hồng cầu, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau khi lên cơn đau,
tiêm truyền khi bị thiếu máu bất sản nếu cần thiết, và dùng kháng sinh, oxygen và trợ hô hấp khi
có triệu chứng ở ngực. Các điều trị mới hơn đang được nghiên cứu bao gồm hydroxyurea và cấy
ghép tuỷ xương.
IV. Bệnh thiếu máu
1. Khái niệm
Thiếu máu là một tình trạng do sự bất thường của các hồng huyết cầu (red blood cell).
Khi có thiếu máu, khối lượng hồng huyết cầu lưu thông trong máu giảm sút.
Khoa Sinh Học 10

2. Nguyên nhân tạo thiếu máu rất nhiều:
Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong
những trường hợp mất máu lâu ngày như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh, ung thư ruột già
khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác dù mắt ta không nhìn thấy Do bệnh
kinh niên (như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu )
cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết
cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu chiếm 15%. Bệnh myelodysplasia chiếm 10%.
Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ) chiếm 5-10%. Các bệnh khác chiếm 5-
10% Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate
3.Tình hình bệnh và điều trị

a. Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức
Sức Khỏe Thế giới có khoảng 50% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Ở Việt Nam,
qua kết quả điều tra tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 2 tuổi là 60% (năm 1995) và 51,2% (năm
2000). Các điều tra dịch tễ học ở Việt nam từ những năm 1989 và gần đây, cuộc điều tra toàn
quốc do Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Giám sát Bệnh tật của Hoa kỳ (CDC) và UNICEF cho
thấy tỷ lệ thiếu máu phổ biến ở tất cả các vùng trong cả nước, tỷ lệ thiếu máu cao ở cả phụ nữ
không có thai (45%), phụ nữ có thai (53%) và trẻ em, đặc
biệt là trẻ em dưới 2 tuổi (60%).
b.Thiếu máu tan huyết
Là hiện tượng đời sống của hồng cầu bị giảm đi. Hồng cầu bị tiêu hủy (vỡ ra) gọi là dung
huyết, huyết tán hay tan máu. Khi bị căn bệnh này người bệnh bị thiếu hồng cầu, vàng da. Do
vậy bệnh còn gọi là vàng da huyết tán. Đây là bệnh hay gặp ở nhiều lứa tuổi trong đó tỷ lệ nữ
mắc nhiều hơn nam.
Hiện nay việc điều trị còn nhiều nan giải, chủ yếu điều trị bằng truyền máu. Nếu không
được tiếp máu kịp thời người bệnh sẽ suy kiệt và dẫn đến tử vong. Vì vậy bệnh nhân phải được
Khoa Sinh Học 11

điều trị tại các cơ sở có chuyên khoa huyết học. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có
những chỉ định điều trị cụ thể. Tuy nhiên truyền máu là điều cấp thiết mà hiện tại máu dự trữ
cũng còn khan hiếm.
V. Bệnh rối loạn Lipid máu
1. Khái niệm
Rối loạn mỡ máu là cách mà dân gian dùng để gọi bệnh Rối loạn chuyển hoá lipid máu.
Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột
đường) và Protein (chất đạm). Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride. Khi
Tăng LDL- cholesterol (mỡ xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ) sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp,
thiếu máu cơ tim, thiếu máu não …Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não
(gây đột qụy) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân chính gây bệnh
Thừa cân, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng
triglycerid trong máu. Khoảng dưới 10% các trường hợp bị rối loạn lipid máu thứ phát do các
nguyên nhân như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan,
nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm,
nhóm thuốc lợi tiểu thiazid.
3. Tình hình hiện nay
Rối loạn chuyển hóa mỡ hay máu nhiễm mỡ được nhắc đến ngày một nhiều bởi số lượng
người mắc bệnh này đang gia tăng và đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Rối loạn
chuyển hóa mỡ tức là ở những người này có lượng mỡ trong máu tăng cao trên 5,2 mmol/lít, đặc
biệt là các loại mỡ có hại cho cơ thể như cholesterol trọng lượng phân tử thấp, gây ra tình trạng
viêm và xơ vữa thành động mạch là nguyên nhân gây ra tắc và vỡ của mạch máu.
Viện Dinh dưỡng vừa công bố kết quả nghiên cứu về rối loạn mỡ máu ở người trưởng
thành độ tuổi từ 25-50 tuổi có tỷ lệ gia tăng chiếm 26%. Riêng khu vực thành phố lớn như Hà
Nội, TP.HCM tỷ lệ này lên đến hơn 40% ở lứa tuổi trên.
Khoa Sinh Học 12

Để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu, cần phải hạ cholesterol trong máu. Điều này
được thực hiện chủ yếu bởi sự thay đổi trong lối sống như thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng
hoạt động thể chất. Tuy nhiên thay đổi lối sống vẫn không đủ để giảm cholesterol trong máu mà
cần kết hợp thêm dược phẩm.
VI. Bệnh nhiễm trùng máu
1. Khái niệm
Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng huyết là tình trạng có sự hiện diện của vi
khuẩn trong dòng máu kèm theo biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng. Biến chứng thường gặp và
nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Tác nhân thường gặp thay đổi tùy theo tuổi và ô nhiễm trùng
nguyên phát. Trong đó, nhiễm trùng là phản ứng viêm của tổ chức đối với sự hiện diện của vi
sinh vật hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật vào các tổ chức bình thường vốn vô trùng.
Vãng khuẩn huyết (Bacteremia): Có sự hiện diện của vi khuẩn sống trong máu.
Nhiễm trùng huyết nặng (Severe Sepsis): Nhiễm trùng huyết kèm với rối loạn chức năng

cơ quan, giảm vận chuyển máu có thể dẫn đến hạ huyết áp, rối loạn phân bố máu, thiểu niệu
hoặc thay đổi đột ngột tình trạng ý thức nhưng không chỉ giới hạn ở các biểu hiện này.
2. Ảnh hưởng
Hạ huyết áp do nhiễm trùng huyết (Sepsis-Induced Hypotension): Hạ huyết áp do nhiễm
trùng huyết được định nghĩa huyết áp tâm thu < 90 mm Hg, hoặc huyết áp tâm thu giảm ≥ 40
mm Hg so với giá trị bình thường mà không do các tác nhân gây hạ huyết áp khác.
Sốc nhiễm trùng huyết (Septic Shock): Sốc nhiễm trùng huyết là sốc gây ra do nhiễm
trùng huyết biểu hiện bằng hạ huyết áp mặc dù được bù đầy đủ thể tích dịch, đi kèm với những
rối loạn về phân bố lưu lượng máu. Bệnh nhân được dùng các thuốc tăng co bóp tim hay vận
mạch có thể không có hạ huyết áp lúc đo.
3. Điều trị
Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch,
hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất
Khoa Sinh Học 13

nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ
ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn
đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để
làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ
mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.
Nhìn chung với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương
tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời. Hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong
đáng kể.
C. MỘT SỐ BỆNH KHÁC
TIỂU ĐƯỜNG
1. Khái niệm
Còn gọi là Đái Tháo Đường(ĐTĐ) hay Bệnh Dư Đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển
hóa cacbohydrat khi hocmone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.
Biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh
nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các

rối loạn chuyển hoá mỡ, tổn thương hàng loạt cơ quan và tổ chức, mà trước hết là các biến
chứng nặng ở mắt (gây mù), ở hệ tim mạch (gây nhồi máu cơ tim…), ở thận (dẫn tới khả năng
phải thường xuyên lọc thận) hoặc ở hệ thần kinh (với các tổn thương thần kinh ngoại vi, thần
kinh sọ não và thần kinh thực vật).
Bệnh tiểu đường có nhiều dạng khác nhau, có 2 dạng chính: Bệnh ĐTĐ loại 1(Type 1), và
loại 2(Type 2).
*Loại 1 (Type 1) hay tiểu đường phụ thuộc insulin:Các tế bào beta của tuyến tụy bị phá
hủy không có chức năng tạo hocmone insulin. Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh ĐTĐ
thuộc loại 1. Phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi
phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.Những triệu chứng điển hình của Bệnh ĐTĐ
Type 1 là : ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều ), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ
em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Khoa Sinh Học 14

*Loại 2 (Type 2) hay tiểu đường không phụ thuộc insulin: Nguyên nhân do lượng insulin
được sản sinh ra ban đầu hoàn toàn bình thường, nhưng các tế bào đã không hoặc kém
nhạy cảm với sự có mặt của insulin. Đó là hiện tượng nhờn insulin (kháng insulin). Lượng
đường trong máu do không được chuyển hóa thành năng lượng nên giữ ở mức cao, cơ thể
bệnh nhân phản ứng bằng cách tăng sản xuất insulin lên gây nên quá tải cho tuyến tụy và
lượng insulin được tiết ra dần dần giảm.
Bệnh ĐTĐ loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh ĐTĐ, thường gặp ở
lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi
thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi khi đã có
các biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu
trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khi bị nhiễm
trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng sinh dục do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam
bị liệt dương.
*Bệnh tiểu đường do thai nghén
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén. Do cơ thể thai phụ thay
đổi nhiều trong thời kỳ mang thai.

2. Tình hình bệnh và chữa trị
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát
hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy,
mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh ĐTĐ ở lứa
tuổi 30-64 là 2,7%.
Theo thống kê năm 2003, số bệnh nhân ĐTĐ tiếp tục tăng nhanh nhưng có đến 65%
trong số đó không biết mình mắc bệnh trước khi tới viện khám nên phần lớn người bệnh khi
được phát hiện thì đã có biến chứng dẫn đến nguy cơ bị mù, suy thận, hoại tử chi…. Đối tượng
mắc bệnh ĐTĐ thường ở độ tuổi từ 30-65, tuy nhiên hiện nay có những bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ
9-10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hoá về bệnh này ở nước ta.
Khoa Sinh Học 15

Theo GS.TS Thái Hồng Quang, Phó Chủ tịch Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Việt Nam
cho biết nếu đầu những năm 90 của thế kỷ trước tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ từ 1,1 đến 2,5% thì nghiên
cứu gần đây của Bệnh Viện Nội Tiết TW cho thấy tỷ lệ này đã xấp xỉ 5%. Theo Thứ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Thị Xuyên, hiện tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tại cộng đồng
là 15-20% có nghĩa là có khoảng 10 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ bổ sung vào danh
sách bệnh nhân.
Trong thực tế ở các đô thị do cuộc sống bận rộn nhiều người có thói quen sử dụng nhiều
các loại thức ăn nhanh, các thực phẩm tinh chế, ít chất xơ, ăn nhiều đồ ngọt, bữa ăn thất thường,
không ổn định về giờ giấc và khối lượng thức ăn. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tụy, dần
dần dẫn đến suy chức năng tụy gây ĐTĐ. Vì thế, có đến 80% những người mắc bệnh ĐTĐ Type
2 là những người béo.
Trước tình trạng số lượng người mắc và chết vì bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng tại Việt
Nam và nhằm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc Gia về bệnh ĐTĐ đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng Hội Y học Việt Nam đề xuất với Chính phủ, Bộ Y tế phối
hợp cùng triển khai Dự án xã hội hoá hoạt động truyền thông của chương trình mục tiêu quốc
gia phòng chống bệnh ĐTĐ giai đoạn 2009 – 2012 với thông điệp “Sống đúng để sống khoẻ dài
lâu”. Theo đó, Dự án tập trung vào các nội dung như: Tổ chức các hoạt động truyền thông,

tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về căn bệnh ĐTĐ và mức độ nguy hại của căn bệnh, góp
phần nâng cao nhận thức của mọi người, từ đó có các biện pháp phòng chống bệnh phù hợp và
hiệu quả.Thành lập các mô hình liên kết giữa cộng đồng người bệnh với đội ngũ thầy thuốc,
giúp người bệnh chia sẻ kinh nghiệm cũng như được các chuyên gia tư vấn, khám và chữa bệnh.
Xây dựng hệ thống phân phối thuốc, thực phẩm chức năng và các dịch vụ dành cho cộng đồng
người mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống phòng khám và điều trị bệnh ĐTĐ trên
toàn quốc.
Trong năm 2009, dự án được triển khai ở 5 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Cần Thơ và Hải phòng…để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về sự
nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Sau đó, dự án sẽ tiếp tục được mở rộng tại các tỉnh thành
khác trong cả nước. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thuỷ cho biết, theo thống kê của WHO,
Khoa Sinh Học 16

chi phí để điều trị cho những người bệnh ĐTĐ rất lớn. Mỗi người bệnh ĐTĐ cần chi phí y tế
gấp từ 2-3 lần người không có bệnh. Chi phí cho việc khám, điều trị và phòng chống bệnh ĐTĐ
khoảng 232-430 tỷ USD. Chính vì vây mà dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
ngày 19/12/2008 với mục đích nhằm thức tỉnh, nâng cao nhận thức, tư vấn, hỗ trợ cộng đồng
phòng và chống bệnh ĐTĐ bằng các thói quen sống tích cực… Từ đó giúp người bệnh ĐTĐ cải
thiện tình trạng bệnh và sống chung một cách tích cực với căn bệnh nguy hiểm này.
Khoa Sinh Học 17

KẾT LUẬN
Các căn bệnh về máu có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta có thể dẫn đến
tử vong. Vậy cá nhân và cộng đồng phải có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách tập thể
dục, không hút thuốc, không uống rượu bia, không tiêm chích ma túy… và phải đi xét nghiệm
máu định kì. Ngoài ra, cần tham gia vào các hoạt động hiến máu nhân đạo để giúp đỡ những
hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh bị mắc bệnh thiếu máu.
Khoa Sinh Học 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Trang
Trang
Trang
Trang
Và một số trang khác
Khoa Sinh Học 19

Mục lục
Lời mở đầu Trang 1
A. Những bệnh về hệ mạch Trang 2
I. Bệnh cao huyết áp Trang 2
II. Bệnh nhồi máu cơ tim Trang 4
B. Những bệnh về thành phần máu Trang 5
I. Bệnh máu khó đông Trang 5
II. Bệnh ung thư máu Trang 8
III. Bệnh hồng cầu hình liềm Trang 9
IV. Bệnh thiếu máu Trang 10
V. Bệnh rối loạn lipid máu Trang 12
VI. Bệnh nhiễm trùng máu Trang 13
C. Một số bệnh khác Trang 14
Bệnh tiểu đường Trang 14
Kết luận Trang 18
Tài liệu tham khảo Trang 19
Mục lục Trang 20
Khoa Sinh Học 20

×