Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bai giang phan ha tang 2-Unicode- Lam Van Phong pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 22 trang )

Chuyên đề:
GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRONG ĐÔ THỊ
Biên soạn: Ths. Lâm Văn Phong
Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332
Mail: ;
I. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG
KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Các công trình hạ tầng đô thị gồm:
 Công trình hạ tầng xã hội:
 Công trình y tế
 Công trình văn hóa
 Công trình giáo dục
 Công trình thể thao
 Công trình thương mại
 Công trình dịch vụ công cộng (công viên, cây xanh, mặt nước,…)
 V.v…
 Công trình hạ tầng kỹ thuật:
 Công trình giao thông
 Công trình cấp nước
 Công trình thoát nước
 Công trình cung cấp năng lượng
 Công trình thu gom và xử lý chất thải
 Công trình chiếu sáng
 Công trình thông tin liên lạc
 Hệ thống tuy nen kỹ thuật
 V.v…
Trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình giao thông có vai trò quan trọng
nhất, diện tích chiếm đất lớn nhất và qui mô to nhất.


Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thường được bố trí dọc theo tuyến của công trình giao
thông đường bộ. Chúng có thể nằm riêng biệt hoặc tập trung trong các đường hào, đường
hầm công nghệ (hệ thống tuy nen kỹ thuật).
I.1. Công trình giao thông:
1. Giao thông đường bộ: bến xe, đường ô tô, báo hiệu đường bộ; các công trình phục vụ:
trạm kiểm soát, trạm thu phí, trạm dừng chân, nhà chờ,…; các công trình đặc biệt: bãi đỗ
xe, cầu giao thông, hầm giao thông,…

Lâm Văn Phong 1 28/07/2014
2. Giao thông đường thủy: bến cảng, luồng lạch chạy tàu, báo hiệu đường thủy; các công
trình đặc biệt: âu tàu, thiết bị nâng tàu,…

Lâm Văn Phong 2 28/07/2014
3. Giao thông đường hàng không: sân bay, không lưu, báo hiệu đường hàng không,…

4. Giao thông đường sắt: nhà ga, đường sắt, báo hiệu đường sắt; các công trình đặc biệt:
cầu đường sắt, hầm đường sắt,…

Lâm Văn Phong 3 28/07/2014
5. Giao thông đường cáp treo: nhà ga, đường cáp.

Các phương tiện phục vụ giao thông cũng rất đa dạng: máy bay, tàu thuyền, xe lửa, xe đò,
xe buýt, xe điện, xe ô tô,…
I.2. Công trình cấp nước (ngoài nhà):
Lâm Văn Phong 4 28/07/2014
1. Công trình thu nước: lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mặt (hồ, sông, suối,…) hoặc từ
nguồn nước ngầm dưới đất.
2. Công trình xử lý nguồn nước thu: bể lắng (xử lý thô), bể lọc (xử lý tinh), bể chứa: trữ
nguồn nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng.
3. Trạm bơm:

 Trạm bơm cấp 1: được bố trí trong công trình thu nước, để lấy nước từ nguồn nước
tự nhiên.
 Trạm bơm cấp 2: dùng đưa nước từ bể chứa dưới đất lên các tháp nước.
4. Tháp nước: thông dụng bằng vật liệu BTCT, đôi khi có thể gặp loại bằng thép,
composite hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau.
5. Mạng lưới đường ống phân phối: gồm các loại đường ống và các thiết bị quản lý- điều
hành: đồng hồ nước, van khóa, van giảm áp, van xả khí, tháp điều áp,… Các đường ống có
tiết diện phổ biến là tròn, đường kính biến thiên khá lớn (từ vài centimét đến vài mét), vật
liệu chế tạo các đường ống cũng khá đa dạng: thép, gang, BTCT, chất dẻo, fibrô xi măng,
… hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau.
I.3. Công trình cung cấp năng lượng:
Lâm Văn Phong 5 28/07/2014
1. Công trình cung cấp điện năng: nhà máy phát điện, trạm biến áp, mạng lưới đường dây
tải điện.

 Nhà máy phát điện có loại sử dụng năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt, từ sức
nước, từ ánh sáng, từ gió,… Hiện nay nước ta sắp khởi công xây dựng nhà máy điện
hạt nhân công suất 2.000MW, dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận.
 Trạm biến áp: nâng cao điện áp để giảm tổn hao khi vận chuyển và hạ thấp điện áp
để đảm bảo an toàn khi đến nơi tiêu thụ.
 Mạng lưới đường dây tải điện: gồm hệ thống dây dẫn điện và các công trình bảo vệ
dây dẫn, các thiết bị điều hành - quản lý hệ thống điện (đồng hồ điện, cầu dao,…);
có thể đi ngầm hoặc đi nổi.
Khi đi ngầm, đường dây điện được đặt trong các hào, cống chuyên dụng hoặc trong
một bộ phận của tuy nen kỹ thuật.
Khi đi nổi, đường dây điện được đặt trên các trụ đỡ; trụ đỡ có thể bằng gỗ, bằng
BTCT, bằng thép; khi cần thiết, trụ đỡ được chống đỡ hoặc neo giằng xuống đất để đảm
bảo đủ an toàn; ngoài ra trụ đỡ còn được thiết kế hệ thống chống sét đánh thẳng.
2. Công trình cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng: nhà máy lọc dầu, nhà máy khí hóa lỏng,
mạng lưới đường ống dẫn khí đốt, dẫn dầu, các trạm cung cấp các sản phẩm của dầu (nhớt,

điêzen, dầu hỏa, xăng, …)
Lâm Văn Phong 6 28/07/2014
Ở nước ta, hiện nay mạng lưới cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng bằng đường ống chỉ
đi từ các nhà máy lọc dầu đến các nơi tiêu thụ lớn như nhà máy nhiệt điện,… còn lại hầu
hết ở hình thức phân phối lẻ thông qua các xe bồn, trạm xăng, cơ sở nạp - chiết ga,… Gần
đây, một số chung cư cao cấp, trung tâm thương mại đã được thiết kế hệ thống cấp ga
trung tâm.
I.4. Công trình thu gom và xử lý chất thải:
1. Công trình thu gom và xử lý chất thải rắn: công trình thu rác, bãi chôn lấp rác, công trình
tiêu hủy rác, công trình biến rác thành nguồn lợi khác (phân bón, khí đốt, điện năng, sản
phẩm dầu mỏ, …)
Lâm Văn Phong 7 28/07/2014
2. Công trình thu gom và xử lý chất thải lỏng: trạm bơm, mạng lưới đường ống / mương
rãnh, công trình xử lý chất thải lỏng (bể tự hoại, bể trung hòa,…)
3. Công trình thu gom và xử lý chất thải khí: trạm hút, mạng lưới đường ống, công trình xử
lý khí thải (thu bụi, trung hòa khí độc,…)
Trong đô thị, chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt hàng ngày hiện là một vấn đề nóng
hổi không chỉ ở phạm vi nước ta mà là của toàn thế giới. Rác thải ngày càng đa dạng, khối
lượng ngày càng nhiều, nếu không có biện pháp phân loại và xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển bền vững của đô thị.
Các chất thải lỏng và khí đa phần do quá trình sản xuất sinh ra, thường gặp ở các
khu công nghiệp. Ở các khu này đều có xây dựng các công trình để thu gom và xử lý
chung, ngoài ra còn có các hệ thống xử lý cục bộ của từng đơn vị sản xuất trước khi
chuyển đến khu vực xử lý chung. Một phần chất thải lỏng do sinh hoạt hàng ngày và dịch
vụ (tắm, giặt, rửa, vệ sinh cá nhân,…) sinh ra cần được xử lý (thông qua hình thức bể tự
hoại, bể thu dầu mỡ,…) trước khi thải ra hệ thống cống chung.
I.5. Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý:
Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý gồm các bộ phận: miệng thu nước, miệng
xả nước, bể trữ tạm thời nước mưa, hố ga, mạng lưới đường cống hoặc mương rãnh. Nếu
việc thoát nước không dùng hình thức tự chảy thì có thêm trạm bơm cưỡng bức để chuyển

nước thải từ nơi thấp đến nơi cao hơn.

Lâm Văn Phong 8 28/07/2014
Ở nước ta, trong các khu đô thị, hiện nay tinh thần tự giác của người dân chưa cao,
đôi khi đưa chất thải lỏng trực tiếp vào đường thoát chung mà không qua xử lý hoặc xử lý
không triệt để, thậm chí đưa cả các chất thải rắn vào (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm hệ
thống thoát nước chung bị ô nhiễm trầm trọng và dễ bị tắc nghẽn, không đảm bảo vệ sinh,
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và cả cộng đồng. Một số đô thị hiện đã áp dụng
biện pháp làm lưới chặn rác và lưỡi gà chặn mùi cho các hố ga. Tuy nhiên đây chỉ là cách
giải quyết phần ngọn, không triệt để.
Mương thoát nước thường có tiết diện chữ nhật, có thể bằng gạch xây, BT (có hoặc
không cốt thép), chất dẻo; nắp mương bằng thép (dạng tấm đục lỗ hoặc ghi thép), đa phần
bằng BTCT; tuy nhiên nắp mương bằng BTCT dễbị nứt, vỡ do tiếp xúc không đều với
miệng mương.
Cống thoát nước có tiết diện khá đa dạng, loại nhỏ phổ biến là tròn (đường kính từ
vài decimet đến cả mét), loại lớn có thể gặp dạng chữ nhật (đơn và đôi), dạng vòm (kích
thước có thể lên đến vài mét). Vật liệu chế tạo cống phần lớn là BTCT, ngày nay loại bằng
chất dẻo tiết diện tròn đường kính lớn (đến cả mét) cũng bắt đầu được sử dụng nhiều vì dễ
thi công, tuổi thọ cao.

Lâm Văn Phong 9 28/07/2014
I.6. Công trình chiếu sáng công cộng:
Hệ thống chiếu sáng công cộng tùy theo mục đích, có thể phân thành 3 nhóm:
1. Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích thắp sáng: cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các
hoạt động của đô thị vào ban đêm. Thường gồm trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, bóng đèn,
mạng lưới dây dẫn và các bộ phận điều khiển việc tắt - mở cho đèn. Hiện nay hệ thống này
thường kết hợp thêm mục đích trang trí cho đô thị vào ban ngày. Trụ đèn, cần đèn, chóa
đèn được thiết kế mang tính thẩm mỹ cao hơn. Phần dây điện được đi ngầm dưới nền và
trong lòng trụ cũng góp phần tăng tính mỹ thuật của công trình.
Lâm Văn Phong 10 28/07/2014


2. Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích trang trí: tăng cường tính thẩm mỹ cho đô thị và
các công trình kiến trúc vào ban đêm. Loại này có thể gặp dưới dạng trụ độc lập mang
nhiều bóng đèn công suất nhỏ, thân trụ có nhiều hoa văn, chóa đèn có hình dạng và màu
sắc mang tính thẩm mỹ cao. Cũng có loại dùng các đèn pha công suất lớn để chiếu sáng
cho các công trình kiến trúc như mặt tiền nhà hát, bưu điện, viện bảo tàng, tháp phát sóng,


Lâm Văn Phong 11 28/07/2014
3. Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích quảng cáo: có thể nói hoạt động quảng cáo về
đêm không thể thiếu vai trò của ánh sáng, góp phần tạo bộ mặt thứ hai cho đô thị. Loại này
hầu hết sử dụng các loại đèn néon nhiều màu sắc kết hợp với hệ thống điều khiển tắt mở
theo chương trình hết sức phong phú.
I.7. Công trình thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đang phát triển rất nhanh và rất mạnh, xét về
dạng thức truyền có thể phân thành 2 nhóm:
1. Hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến (mạng điện thoại cố định, mạng truyền dữ liệu qua
cáp, ). Các công trình thuộc nhóm này thường gồm bưu cục, mạng lưới dây dẫn tín hiệu
(cáp điện thoại, cáp quang, cáp đồng trục,…), các trạm phân nhánh,…
2. Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến (mạng điện thoại di động, mạng truyền dữ liệu qua
các đài thu phát sóng, qua vệ tinh, ). Các công trình thuộc nhóm này thường gồm trạm
phát sóng, trạm thu sóng, trạm tiếp sóng,…
Mặc dù được phân thành hai nhóm riêng nhưng thực tế chúng kết hợp với nhau chặt
chẽ, đảm bảo việc thông tin liên lạc được thông suốt và liên tục.
I.8. Công trình tuy nen kỹ thuật:
Ở những đô thị cổ, do không lường trước được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nên
hệ thống hạ tầng kỹ thuật trước đây thường manh mún, không tập trung, đôi khi còn chồng
chéo lên nhau, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành, vừa gây khó khăn cho
việc giao thông trong đô thị khi phải tiến hành công tác sửa chữa hoặc lắp đặt mới một
thành phần trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Ngày nay, ở những đô thị mới, phần lớn mạng lưới của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
(đường ống cấp nước, đường cống thoát nước, đường ống cấp ga, đường cáp điện lực,
đường cáp thông tin liên lạc, đường cáp chiếu sáng,…) được đặt trong cùng một công trình
gọi là hệ thống tuy nen kỹ thuật. Hệ thống này vừa đảm bảo tính mỹ quan cho đô thị, vừa
tiện cho công tác điều hành, quản lý, vừa không ảnh hưởng đến giao thông khi cần sửa
chữa, lắp đặt các thành phần trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
II. NHIỆM VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ
TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
II.1. Giám sát về chất lượng công trình xây dựng:
Công trình xây dựng chỉ đảm bảo chất lượng khi các yếu tố cấu thành nên nó có chất
lượng. Một trong các yếu tố đó là vật tư sử dụng cho công trình. Vật tư ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm các nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, các
thiết bị, máy móc,… Sự đa dạng của vật tư đòi hỏi người kỹ sư giám sát phải có chuyên
môn tương ứng, đồng thời cần có thêm kinh nghiệm mới có thể giám sát tốt các vật tư sử
dụng cho công trình. Các vật tư này được "nối kết" lại với nhau tạo thành công trình hoàn
chỉnh nhờ vào kỹ thuật thi công của từng công việc. Kỹ thuật thi công đúng qui định sẽ tạo
nên một công trình đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nếu quá trình thi công không có biện
pháp hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng công trình. Như vậy, việc giám
sát chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi phải:
Lâm Văn Phong 12 28/07/2014
 Giám sát về vật tư
 Giám sát về kỹ thuật thi công
 Giám sát về biện pháp thi công
II.2. Giám sát về khối lượng:
Xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị thi công đã thực hiện được; nắm rõ khối lượng
nào thay đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) so với hồ sơ thiết kế, trên cơ sở đó để nghiệm thu
khối lượng (theo hợp đồng và phát sinh).
II.3. Giám sát về tiến độ thi công:
1. Giám sát tiến độ của từng công tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vị thi công đã dự trù
trong bảng tổng tiến độ, để từ đó đề nghị hoặc yêu cầu đơn vị thi công có các biện pháp

điều chỉnh thích hợp nếu tiến độ thực tế khác nhiều với dự kiến.
2. Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác để đảm bảo tiến độ chung thi công
công trình càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng công trình).
II.4. Giám sát về an toàn lao động:
Đảm bảo cho người lao động cũng như công trình được an toàn, không để xảy ra các sự cố
đáng tiếc.
Nhiệm vụ này đòi hỏi tư vấn giám sát phải nắm rõ các qui định về bảo hộ lao động,
kỹ thuật an toàn trong thi công và có kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa không để
xảy ra sự cố cho người cũng như công trình, nhất là trong thi công phần ngầm và phần trên
cao.
II.5. Giám sát về vệ sinh - môi trường:
Đảm bảo trong quá trình thi công, thậm chí đến lúc thi công xong, không được để việc mất
vệ sinh, ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép, cả trong phạm vi công trường
cũng như khu vực xung quanh công trường. Nói chung trước khi bàn giao công trình phải
giám sát đơn vị thi công thực hiện công tác khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở những khu
vực bị ảnh hưởng do thi công công trình.
III. NỘI DUNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG ĐÔ THỊ
Nội dung chung:
 Kiểm tra năng lực đơn vị thi công: kiểm tra danh sách ban chỉ huy công trình, cán bộ
kỹ thuật, đội ngũ công nhân (cả số lượng và trình độ chuyên môn), thiết bị thi công
và thiết bị thí nghiệm, đối chiếu với hồ sơ dự thầu; nếu có sai khác phải đề nghị đơn
vị thi công giải trình. Chỉ khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư thì mới được chấp
nhận. Trước khi khởi công ĐVTC phải hoàn tất bảng thông báo về công trình theo
đúng qui định và các công trình phụ, tạm phục vụ thi công.
 Kiểm tra vật tư xây dựng ở tất cả các dạng (nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm) khi nhập về công trường và cả trong quá trình thi công (bảo quản, sử dụng).
Các vật tư dùng trong các công trình xây dựng nói chung, trong các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị nói riêng, rất đa dạng về chủng loại, qui cách và thuộc nhiều
chuyên ngành khác nhau. Có loại vật tư ở dạng nguyên liệu thô (xi măng, cát, đá, cốt

thép,…), có loại ở dạng bán thành phẩm (vữa BT thương phẩm, các chi tiết lắp ghép
Lâm Văn Phong 13 28/07/2014
chế tạo sẵn,…), có loại ở dạng thành phẩm (động cơ, các cấu kiện BTCT hoàn chỉnh
đúc sẵn,…). Có những loại vật tư chỉ cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật mà thiết
kế qui định (thông qua các chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất hoặc thí nghiệm
kiểm tra), có những loại phải xem xét đến cả mã hiệu, xuất xứ (nhà sản xuất, nơi lắp
ráp, đơn vị cung cấp,…). Cần đặc biệt lưu ý những vật tư có nhiều loại (loại 1, loại 2,
loại 3,…) và những thiết bị, máy móc dễ tân trang vì rất dễ bị qua mặt nếu không
kiểm tra kỹ cũng như ít kinh nghiệm thực tế. Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần
đề nghị ĐVTC làm thí nghiệm để kiểm tra.
Kiểm tra kỹ thuật thi công và biện pháp thi công của từng công tác. Tư vấn
giám sát cần thường xuyên theo dõi việc thực thi các công tác của đơn vị thi công.
Khi phát hiện đơn vị thi công thực hiện không đúng qui trình và kỹ thuật thì phải yêu
cầu đơn vị thi công chấn chỉnh lại ngay mới cho làm tiếp, thậm chí phải tháo dỡ ra
làm lại. Về biện pháp thi công, như đã biết, có thể có nhiều cách để thực hiện công
việc theo các yêu cầu cho trước. Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà đơn
vị thi công chủ động đề xuất biện pháp thi công và đệ trình cho kỹ sư tư vấn giám sát
xem xét, phê duyệt. Nếu cảm thấy có khả năng không đảm bảo về kỹ thuật, về an
toàn hoặc về tiến độ thì kỹ sư tư vấn giám sát cần đề nghị đơn vị thi công giải trình
(thông qua tính toán hoặc lý luận) đến khi nào chấp nhận được thì mới cho phép bắt
đầu công việc.
 Kiểm tra, thử nghiệm, vận hành các hệ thống đã lắp đặt đối với các công tác có yêu
cầu.
 Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường:
• Kiểm tra việc tổ chức học tập, phổ biến về nội qui, an toàn lao động của đơn vị
thi công. TVGS cần yêu cầu ĐVTC lập một đội chuyên trách về an toàn lao
động trên công trường, cung cấp danh sách các cán bộ, công nhân đã được học
tập về an toàn lao động.
• Kiểm tra việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho từng cá nhân (mũ, giày,
găng, quần áo, dây đeo khi làm việc trên cao,…).

• Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòng chống cháy, nổ
(nhất là ở những kho chứa chất dễ cháy, nổ), rò điện trong môi trường ẩm ướt,
trong khu vực nhiều chất dẫn điện; trượt lở mái đào; ngã đổ các dàn bao che,
sàn thao tác, ngã đổ các cấu kiện đang cố định tạm thời,…
• Kiểm tra việc điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật nằm ngầm trong phạm vi thi
công của đơn vị thi công trước khi khởi công để hạn chế tối đa các sự cố và tai
nạn có thể xảy ra.
• Kiểm tra việc lắp đặt hàng rào che chắn, các biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh
báo người đi bộ và các phương tiện giao thông.
 Kiểm tra công tác vệ sinh - môi trường:
• Kiểm tra việc thu dọn rác sinh hoạt trong công trường.
• Kiểm tra việc thu dọn, để tạm đất đào, đất đắp, xà bần,… xem có hợp lý chưa.
• Kiểm tra các biện pháp khi tháo nước trong cống, nạo vét bùn cặn,… có gây
ngập đường hoặc bốc mùi hôi thối quá mức hay không.
Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý khi giám sát đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật:
Lâm Văn Phong 14 28/07/2014
III.1. Công tác duy tu, sửa chữa công trình giao thông trong đô thị:
Ở đây chỉ xét phần đường giao thông gồm lòng đường, vỉa hè và các hạng mục khác
như dải phân cách, báo hiệu giao thông.
1. Đặc điểm chung của công trình:
- Công trình chạy dài theo tuyến.
- Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông, nhất là phần lòng đường. Thường không
thể ngăn toàn bộ lòng đường để thi công một lần vì công trình lúc nào cũng phục vụ
cho giao thông, tuy nhiên cần lưu ý là mật độ lưu thông giảm nhiều vào ban đêm.
- Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới hoặc nổi bên
trên.
- Các báo hiệu giao thông đa số nằm trên vỉa hè, có thể bị nhiều yếu tố khác cũng nằm
trên vỉa hè che khuất như cột điện, trụ đèn chiếu sáng, trụ ĐT công cộng, cây xanh,…
- Tại các giao lộ, lưu lượng xe của các tuyến đường có thể chênh nhau nhiều.
2. Một số lưu ý:

- Duyệt thời điểm thi công thích hợp (lúc ít xe cộ hoặc người đi lại). Nếu làm ban đêm
phải nhắc nhở và kiểm tra thêm việc trang bị các đèn báo, thiết bị phản quang, …
- Kiểm tra các mốc cao tọa độ làm chuẩn, nhắc nhở ĐVTC bảo quản cẩn thận các mốc
này.
- Giám sát việc kiểm tra cao độ mặt trên các hố ga, nếu không bằng với cao độ mặt
đường thiết kế phải báo Chủ đầu tư đề nghị cơ quan chức năng đến điều chỉnh (khi
việc này không thuộc hạng mục của công trình).
- Giám sát cẩn thận chổ tiếp giáp giữa 2 đợt thi công hoặc giữa phần cũ và mới của
công trình.
- Kiểm tra độ dốc mặt đường, mặt vỉa hè (ngang và dọc), không cho phép đọng nước.
- Kiểm tra tiếp giáp giữa mép đường và bó vỉa, không cho phép đọng nước.
- Lưu ý thực hiện công tác lấy mẫu của kết cấu đường để kiểm tra độ dày và thí
nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu theo qui định.
- Khi tiến hành lắp đặt các báo hiệu giao thông cần xem thực tế hiện trường có gì che
khuất hay không. Tại các giao lộ, đèn báo hiệu giao thông cần thiết lập thời gian chờ
(đèn đỏ) hợp lý tùy theo lưu lượng xe của tuyến đường.
III.2. Công tác thi công đường ống cấp nước trong đô thị:
1. Đặc điểm chung của đường ống cấp nước:
- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, thuộc loại có áp.
- Thường nằm ngầm dưới vỉa hè, có khi dưới lòng đường.
- Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng
giao cắt với công trình.
- Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến giao thông, nhất là khi nằm dưới lòng đường.
- Chất lượng nước yêu cầu khá cao (phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất và dịch
vụ,…).
- Đường ống đặt trong nền đất, nhất là nền yếu hoặc nền đắp, sẽ có chuyển vị lún ít
nhiều, có thể gây hư hỏng đường ống, nhất là các mối nối. Khi nước bị rò rỉ sẽ làm hư
hỏng nền xung quanh, gây hiện tượng nước ngầm giả tạo, chưa kể nước bẩn bên
ngoài xâm nhập vào gây ô nhiễm nguồn nước cấp.
Lâm Văn Phong 15 28/07/2014

2. Một số lưu ý:
- Nếu công trình nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên
giám sát thật cẩn thật kỹ thuật thi công mối nối ống, độ sâu đặt ống, vật liệu lấp ống
và độ chặt của nền sau khi lấp ống.
- Khi thi công lắp các đoạn ống phải kiểm tra độ sạch bên trong lòng ống; khi tạm
ngưng thi công phải đề nghị ĐVTC bịt kín đầu ống, không để bùn đất, rác cũng như
nước bẩn chảy vào bên trong.
- Nhắc nhở và kiểm tra công tác thu dọn đất đào, không để vương vãi gây cản trở giao
thông và có thể gây tai nạn cho xe cộ.
- Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm
mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết).
- Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian
sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là
chỗ các mối nối. Nên báo với TVTK để có các biện pháp xử lý thích hợp.
III.3. Công tác thi công công trình thoát nước mưa và nước thải đã
xử lý:
1. Đặc điểm chung của công trình:
- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, không áp hoặc thấp áp (dạng mương
và cống), thoát nước theo trọng lực (chảy từ nơi cao về nơi thấp), đôi khi có thoát
nước cưỡng bức (bơm). Chiều dài thoát nước lớn nên độ dốc dọc thường rất nhỏ, chỉ
một sơ suất nhỏ trong công tác trắc đạc cũng có thể gây nên độ dốc ngược cho tuyến
cống.
- Thường nằm ở vỉa hè (ngầm hoặc hở), có khi dưới lòng đường.
- Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm có khả năng giao cắt
với công trình.
- Kích thước tiết diện thoát (mương, cống) khá lớn, nhiều chỗ lại nằm sâu dưới mặt đất
(các giá trị này thường lớn hơn nhiều so với đường ống cấp), nên khi thi công sẽ ảnh
hưởng nhiều đến giao thông, dễ gặp sự cố sạt lỡ hố đào.
- Tương tự đường ống cấp, đường cống thoát rất dễ bi hư hỏng chỗ mối nối (giữa các
ống với nhau và chỗ ống đấu vào hố ga) khi công trình bị biến dạng hoặc chuyển dịch

do lún, do đất nền cố kết. Khi công trình bị rò rỉ sẽ làm hư hỏng nền xung quanh, gây
hiện tượng nước ngầm giả tạo.
- Có nhiều đoạn chôn khá sâu trong nền so với các công trình ngầm khác.
- Việc sửa chữa đường cống thoát nước, khác hẳn với đường ống cấp nước, là không
thể "khóa" lượng nước thải chảy trong cống, mà phải sử dụng bơm công suất lớn để
thoát nước tạm thời sang tuyến khác.
- Mặc dù nước thoát theo qui định là tương đối sạch (nước phải được xử lý sơ bộ),
nhưng do ý thức của dân ta hiện nay còn thấp nên thực tế nước thải rất dơ bẩn, hôi
thối.
2. Một số lưu ý:
- Kiểm tra các mốc cao tọa độ làm chuẩn, nhắc nhở ĐVTC bảo quản cẩn thận các mốc
này. Thường xuyên giám sát việc kiểm tra cao độ đặt cống cũng như việc đầm chặt
nền nơi đặt các gối cống.
Lâm Văn Phong 16 28/07/2014
- Nếu công trình nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên
cần kiểm tra độ sâu đặt cống tối thiểu, giám sát thật cẩn thật việc thi công các mối
nối, vật liệu lấp cống và độ chặt của nền sau khi lấp cống.
- Nhắc nhở và kiểm tra công tác thu dọn đất đào, không để vương vãi gây cản trở giao
thông và có thể gây tai nạn cho xe cộ.
- Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm
mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết).
- Khi đào sâu phải kiểm tra công tác chống đỡ vách hố đào, xử lý thoát nước ngầm,
nước mưa vào hố đào.
- Khi cần làm khô để sửa chữa các đoạn cống phải yêu cầu ĐVTC có biện pháp thoát
nước tạm sang tuyến khác sao cho ít gây cản trở giao thông cũng như ô nhiễm môi
trường. Không cho phép bơm xả tràn trên mặt đường.
- Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian
sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là
chỗ các mối nối. Nên báo với TVTK để có các biện pháp xử lý thích hợp.
- Đối với các hố ga bằng gạch xây, cần kiểm tra kỹ công tác trộn vữa và trát thành hố

ga, nếu trong thiết kế mác vữa thấp hơn M100, không có đánh màu xi măng (qua bay
hồ dầu) thì cần đề nghị ĐVTK điều chỉnh lại để đảm bảo tuổi thọ của hố ga.
III.4. Công tác thi công công trình truyền tải điện:
1. Đặc điểm chung của công trình:
- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, rất dễ gây tai nạn nguy hiểm khi xảy
ra sự cố, nhất là khi công trình ở dạng nổi (hiệu ứng đô mi nô).
- Có thể nằm ngầm dưới vỉa hè, có khi dưới lòng đường. Thông thường ở các đô thị cũ
tuyến đường dây truyền tải nằm trên các trụ đỡ (có hoặc không có neo giằng). Dạng
mất ổn định của trụ điện có thể xảy ra theo hai phương (ngang và dọc tuyến).
- Phần dây điện (và cáp đỡ) nằm giữa hai trụ có chiều dài biến đổi nhiều theo nhiệt độ
môi trường, có thể gây chùng dây xuống thấp hoặc kéo căng làm đứt dây, ngã trụ.
- Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng
giao cắt với công trình, nhất là khi được thiết kế chôn ngầm. Khi chôn ngầm, tuyến
ống chôn cáp thường có tiết diện không lớn và đặt nông.
- Khi thi công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giao thông.
2. Một số lưu ý:
- Nếu công trình dạng ngầm nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương
tiện giao thông nên cần kiểm tra độ sâu tối thiểu khi đặt ống chứa cáp, giám sát việc
thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống và độ chặt của nền sau khi lấp ống.
- Nhắc nhở và kiểm tra công tác thu dọn đất đào, không để vương vãi gây cản
trở giao thông và có thể gây tai nạn cho xe cộ.
- Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và
thẩm mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết).
- Kiểm tra độ chắc chắn của trụ khi chôn vào đất nền, nhất là kiểm tra các
thanh kẹp ở chân trụ. Khi cần thiết phải báo ĐVTK và Chủ ĐT làm thêm thanh chống
hoặc neo giằng.
- Kiểm tra công tác an toàn lao động khi cẩu lắp trụ, khi kéo dây trên đường,
khi căng dây trên trụ,…
Lâm Văn Phong 17 28/07/2014
- Kiểm tra độ căng cho phép của dây tùy thuộc nhịp của trụ, loại dây, nhiệt độ

môi trường tại thời điểm căng dây.
- Đối với các tuyến cáp quan trọng đi ngầm phải yêu cầu ĐVTC làm các ký
kiệu trên lòng, lề đường tại vị trí tuyến cáp.
III.4. Công tác thi công công trình thu gom và xử lý rác:
1. Đặc điểm chung của công trình:
- Tại điểm thu gom phát sinh mùi hôi thối thường xuyên, kéo theo ruồi nhặng mất vệ
sinh.
- Thiết bị hoặc công trình thu gom không kín sẽ làm rỉ nước rác, ngoài mùi hôi thối còn
gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
2. Một số lưu ý:
- Kiểm tra cẩn thận độ kín yêu cầu, không cho phép để rò rỉ chất lỏng ra bên ngoài
công trình.
- Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ của các cấu kiện BTCT; chất lượng ngăn nước
và độ bền của các loại màng trải bên dưới, phủ bên trên công trình.
III.5. Công tác thi công công trình chiếu sáng thắp sáng:
1. Đặc điểm chung của công trình:
- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, có thể ở trên vỉa hè hoặc ở trên dải
phân cách của đường.
- Phần thi công hệ thống cung cấp điện tương tự như hệ thống điện hạ thế, hệ thống
này thường đi ngầm dưới vỉa hè, dải phân cách.
- Phần nổi (trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, chụp đèn, bóng đèn,…) thường đòi hỏi cao về
mỹ quan.
2. Một số lưu ý:
- Kiểm tra các trụ đèn theo tuyến phải nằm trên đường thẳng.
- Kiểm tra đô thẳng đứng của từng trụ đèn.
- Kiểm tra độ đồng đều về độ cao của các bóng đèn ở các trụ khác nhau.
- Kiểm tra độ rọi của đèn sau khi lắp đặt.
III.6. Công tác thi công tuyến dây của công trình thông tin liên lạc
hữu tuyến:
1. Đặc điểm chung của công trình:

- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, có thể ở dạng nổi dọc theo các vỉa hè
hoặc chôn ngầm dưới lòng đường, lề đường.
- Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện hữu khác nằm ngầm bên dưới có khả năng
giao cắt với công trình, nhất là khi được thiết kế chôn ngầm.
- Khi thi công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giao thông.
Lâm Văn Phong 18 28/07/2014
2. Một số lưu ý:
- Nếu công trình nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông nên
giám sát thật cẩn thật độ sâu đặt ống chứa cáp, thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống
và độ chặt của nền sau khi lấp ống.
- Nhắc nhở và kiểm tra công tác thu dọn đất đào, không để vương vãi gây cản trở giao
thông và có thể gây tai nạn cho xe cộ.
- Giám sát công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm
mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết).
- Đối với các tuyến cáp quan trọng đi ngầm phải yêu cầu ĐVTC làm các ký kiệu trên
lòng, lề đường tại vị trí tuyến cáp.
III.7. Công tác thi công công trình tuy nen kỹ thuật:
1. Đặc điểm chung của công trình:
Tương tự các phần mạng lưới kỹ thuật đặt ngầm, lưu ý thêm là kích thước mặt cắt thường
khá lớn.
2. Một số lưu ý:
Tương tự các phần mạng lưới kỹ thuật đặt ngầm.
IV. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Tương tự như các công trình khác, các tiêu chuẩn áp dụng trong thi công công trình hạ tầng
kỹ thuật có thể phân thành các nhóm:
- Nhóm các tiêu chuẩn cơ bản:
- Các tiêu chuẩn về tải trọng và tác động, về khí hậu, về môi trường, về quản lý, …
- Nhóm các tiêu chuẩn cơ sở:
- Các tiêu chuẩn về khảo sát, về VLXD và cấu kiện xây dựng,…

- Nhóm các tiêu chuẩn chuyên ngành:
Tiêu chuẩn về công trình giao thông đường bộ (đường đô thị, đường ô tô, đường cao tốc,
cầu, hầm ô tô, hè phố, quãng trường, báo hiệu đường bộ,…):
20TCN 104_1983: TK Đường đô thị và quãng trường
TCVN 5729_1997: Đường ô tô cao tốc-Yêu cầu thiết kế
TCVN 4054_1998: Đường ô tô-Yêu cầu thiết kế
TCVN 5428_1988: Hầm đường sắt và hầm đường ô tô - TC thi công và nghiệm thu.
TC số 166-QĐ ngày 22/1/1975: Qui trình thi công và nghiệm thu cầu cống.
22TCN 237_2001: Điều lệ báo hiệu đường bộ
22TCN 272_2001: Tiêu chuẩn TK Cầu
22TCN 273_2001: Tiêu chuẩn TK Đường ô tô
22TCN 274_2001: Tiêu chuẩn TK Mặt đường mềm
TCXDVN 265_2002: Đường và hè phố đảm bảo cho người tàn tật
TCVN 4527_1988: TK Hầm ô tô
22TCN 02_1971: Qui trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành GTVT.
22TCN 06_1977: Qui trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu (QTKTTC&NT) mặt đường đá dăm
nước.
22TCN 11_1977: QTKTTC&NT mặt đường sỏi ong
Lâm Văn Phong 19 28/07/2014
22TCN 07_1977: QTKTTC&NT mặt đường cấp phối
22TCN 09_1977: QTKTTC&NT mặt đường nhựa dùng nhựa dưới hình thức nhựa nóng
22TCN 10_1977: QTKTTC&NT mặt đường nhựa dùng nhựa dưới hình thức nhũ tương
22TCN 13_1979: Qui trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát
22TCN 16_1979: Qui trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3m
22TCN 21_1984: Qui trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô
22TCN 65_1984: Qui trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát
22TCN 81_1984: Qui trình sử dụng đất gia cố bằng chất kết dính vô cơ trong xây dựng đường
22TCN 170_1987: Qui trình thử nghiệm cầu
22TCN 22_1990: QTKTTC&NT mặt đường bê tông nhựa
Tiêu chuẩn về công trình giao thông đường thủy (bến cảng, báo hiệu đường thủy,…):

22TCN 207_1992: Công trình bến cảng biển - TCTK
22TCN 219_1994: Công trình bến cảng sông - TCTK
22TCN 269_2000: Qui tắc báo hiệu đường thủy nội địa
22TCN 69_1987: Qui trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp thông thường
trong xây dựng cảng biển và cảng sông.
Tiêu chuẩn về cấp nước đô thị:
20TCN 33_1985: Cấp nước mạng ngoài và công trình - TCTK
Tiêu chuẩn về thoát nước đô thị:
20TCN 51_1984: Thoát nước mạng ngoài và công trình - TCTK
Tiêu chuẩn về chiếu sáng công cộng:
TCXDVN 333_2005: Chiếu sáng công cộng
Tiêu chuẩn về công trình chôn lấp chất thải rắn, chất thải nguy hiểm:
TCXDVN 261_2001:Bãi chôn lấp chất thải rắn - TCTK
TCXDVN 320_2004:Bãi chôn lấp chất thải nguy hiểm - TCTK
v.v…
Các tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành trước năm 1999 được tập hợp phần lớn trong 12 tập "Tuyển tập
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam" - NXB Xây dựng - 1997. Các năm sau này xuất bản thêm các tập nhỏ hơn
(không ghi số tập).
Các tiêu chuẩn do Bộ Giao thông ban hành được tập hợp trong 15 tập "Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao
thông" - NXB Giao thông vận tải - từ năm 1996 đến nay.
V. NGHIỆM THU CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
V.1. Các căn cứ để nghiệm thu:
1. Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế thông qua hồ sơ thiết kế (cần lưu ý các ý kiến của cơ
quan thẩm định).
2. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành của Nhà nước (hoặc của các nước khác
nếu được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng).
3. Các yêu cầu kỹ thuật, qui trình thi công của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị.
V.2. Trình tự và nội dung nghiệm thu:
1. Nghiệm thu vật tư, thiết bị đưa vào công trường.

2. Nghiệm thu công tác xây lắp:
Lâm Văn Phong 20 28/07/2014
- Khi thực hiện xong một công việc hoặc một công đoạn, trước khi báo TVGS nghiệm thu ,
ĐVTC phải tiến hành nghiệm thu nội bộ công việc hoặc công đoạn đó.
- Những công trình có phần ngầm phải tiến hành nghiệm thu phần ngầm trước khi lấp đất.
Cần lưu ý là hầu hết công trình hạ tầng kỹ thuật đều có phần ngầm.
- Những công trình đòi hỏi phải đo kiểm, thử tải,… phải đề nghị ĐVTC tiến hành các bước
này trước khi nghiệm thu công trình:
+ Đường ống cấp nước: thử độ kín.
+ Đường ống thoát nước: thử độ kín và độ dốc dọc.
+ Hệ thống đường dây tải điện: thử độ cách điện, độ dẫn điện, điện trở nối đất.
+ Hệ thống điện chiếu sáng: đo độ rọi của đèn (nếu thắp sáng là chính), độ cách điện của
trụ và điện trở nối đất.
v.v…
- Khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp và nghiệm thu đưa vào sử dụng TVGS phải
tập hợp toàn bộ các chứng chỉ vật tư, cấu kiện đúc sẵn, các kết quả thí nghiệm, kiểm định,

- Nghiệm thu hồ sơ hoàn công do ĐVTC lập (trước khi đưa công trình vào sử dụng).
V.3. Các biên bản nghiệm thu:
Căn cứ theo các mẫu biên bản trong phần Phụ lục của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các
mẫu riêng tùy thuộc từng chuyên ngành (nếu có).
- PL4A: Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.
- PL4B: Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị.
- PL5A: Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công
xây dựng.
- PL5B: Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải.
- PL5C: Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải.
- PL6: Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải.
VI. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT PHÁT
SINH TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ

THUẬT ĐÔ THỊ
Một số sự cố và vấn đề kỹ thuật phát sinh thường gặp, cùng các biện pháp phòng ngừa,
khắc phục:
1. Đối với các công trình có đào nền: sạt lở mái hố đào gây tai nạn cho người lao động bên
dưới hố và các phương tiện giao thông trên hố => Thường xuyên theo dõi vách hố đào (cần
quan sát có nước ngầm chảy vào hố không), khi không an tâm phải yêu cầu ĐVTC chống
đỡ vách hố đào, không cho chứa lâu dài vật tư và đất đào gần mép hố đào.
2. Đối với các công trình phải bơm hút nước ngầm (làm khô hố đào hoặc hạ mực nước
ngầm,…): đôi khi gặp hiện tượng cát chảy làm rỗng nền hoặc sụp nền xung quanh => sử
dụng phương pháp lọc ngược hoặc thi công dưới nước.
3. Đối với các công trình thi công trên độ cao cục bộ so với xung quanh: khi trời có giông,
sét có thể gây hư hỏng công trình và thương vong cho người đang thi công => trong những
điều kiện dễ phát sinh sét cần yêu cầu ĐVTC tạm ngưng thi công.
Lâm Văn Phong 21 28/07/2014
4. Đối với các công trình đường ô tô và thoát nước trên nền đất yếu: thường gặp hiện tượng
lún cố kết làm sai lệch cao độ mặt đường, cao độ cống; giá trị sai lệch lớn dần theo thời
gian => cần tiến hành quan trắc lún trong suốt thời gian thi công cho đến khi bàn giao công
trình.
5. Phát hiện có công trình ngầm khác (ngoài các công trình đã tiến hành điều tra trước khi
thi công) gây cản trở thi công: đề nghị ĐVTC tạm ngưng thi công và báo cáo ngay (bằng
văn bản) cho ĐVTK, chủ đầu tư cũng như các cơ quan hữu quan khác cùng phối hợp xử lý.
Trường hợp đã gây hư hỏng công trình ngầm này phải lập tức báo ngay (bằng điện thoại
hoặc gặp trực tiếp) cho cơ quan hữu quan, trong thời gian chờ đợi cần tích cực tìm biện
pháp khắc phục tạm thời để giảm nhẹ thiệt hại (trừ các công trình đòi hỏi chuyên môn đặc
biệt hoặc an toàn cao).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Bồi dưỡng kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình xây dựng - ĐH Bách Khoa TPHCM -
2005 - Bộ XD
2. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Giám sát thi công xây dựng công trình - ĐH Mở Bán công TPHCM - 2005 -
Bộ XD

3. Điều kiện hợp đồng FIDIC (I & II) - NXBXD - 2001 - Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn - Hiệp hội TVXD
VN biên dịch.
4. Sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng - NXBXD - 1999 - Âu Chấn Tu,…
5. Kỹ sư tư vấn - NXBXD - 1995 - C.Maxwell Stanley
6. Sổ tay công trình sư thi công- NXBXD - 2004 - Giang Chính Vinh
7. Cẩm nang xây dựng - NXBGTVT - 1998 - Nguyễn Viết Trung
8. Hỏi đáp về chất lượng thi công công trình xây dựng - NXBXD - 2003 - Vương Tống Xương
9. Bảo hộ lao động trong ngành xây dựng - NXBXD - 2005 - Bộ XD
10. Hướng dẫn an toàn lao động cho công nhân xây dựng - NXBKHKT - 1999 - Nguyễn Bá Dũng.
11. Kỹ thuật an toàn và môi trường - NXBKH&KT - 2005 - Đinh Đắc Hiến,…
12. Sổ tay tư vấn giám sát chất lượng xây dựng công trình giao thông - Viện Khoa học - Công nghệ GTVT -
2000 - Bộ GTVT
13. File Bài giảng Giám sát thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị - ĐHBK - tháng 9/2005 - ThS.
Phạm Sanh
14. Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện - NXBGD - 2004 - Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề
15. Giáo trình an toàn điện - NXBGD - 2004 - Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề
16. Thiết kế và xây dựng mặt đường sân bay - NXBXD - 2005 - Nguyễn Quang Chiêu
17. Thi công hầm và công trình ngầm- NXBXD - 2004 - Nguyễn Xuân Trọng
18. Thi công móng trụ, mố cầu - NXBXD - 2005 - Nguyễn Trâm,…
19. Kỹ thuật thi công công trình cảng - đường thủy - NXBXD - 2003 - Hồ Ngọc Luyện,…
20. Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình giao thông đường bộ - NXBGTVT - 2000 -
Bộ GTVT
21. Sách tra cứu Xây dựng và khai thác đường ô tô (tập I) - NXBKH&KT - 1983 - Trần Đình Bửu,…
22. Sổ tay xây dựng cầu và cống - NXBGTVT - 1987 - Nguyễn Viết Trung,…
23. Kỹ thuật khai thác nước ngầm - NXBXD - 2005 - Phạm Ngọc Hải, Phạm Việt Hà
24. Công trình cấp thoát nước -NXBĐHQGTPHCM - 2005 - Trương Chí Hiền, Lê Đình Hồng
25. Cấp thoát nước - NXBKH&KT - 2004 - Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ,…
26. Thoát nước đô thị - một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam - NXBXD - 2002 - Trần Văn Mô
Lâm Văn Phong 22 28/07/2014

×