Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn, sửa chữa những sai lầm thường mắc kỹ thuật nhảy xa “ưỡn thân” cho học sinh lớp 10 trường thpt đức hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.71 KB, 24 trang )

Sở giáo dục và đào tạo hng yên
Trờng thpt đức hợp
Sỏng kin kinh nghim:
S DNG BI TP B TR CHUYấN MễN, SA CHA
NHNG SAI LM THNG MC K THUT NHY XA N THN
CHO HC SINH LP 10 TRNG THPT C HP
Mụn: Th dc
Tờn tỏc gi: BI THANH NAM
Chc v: T trng chuyờn mụn
T: Sinh -Th - K - Giỏo dc - Quc phũng
Trng THPT c Hp
Kim ng - Hng Yờn


Tháng 4 năm 2014
***
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN 1: PHẦN NỘI DUNG 1
Tên sáng kiến: SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN, SỬA
CHỮA NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC CỦA KỸ THUẬT NHẢY XA
KIỂU “ƯỠN THÂN” NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
3
I. MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 4
1. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.
a. Cơ sở vật chất 5
b.Phương pháp giảng dạy của nhảy xa của GV nhà trường


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
a. Mục tiêu
b. Nội dung và giải pháp 7
* Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn nhảy xa
* Quá trình vận dụng 8
* Nguyên tắc lựa chọn các bài tập 9
Nghiên cứu xác định yêu cầu khi lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn 10
*Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật
* Nhóm bài tập phối hợp 11
* Nhóm bài tập bổ trợ thể lực
* Các bước tiến hành giảng dạy 12
* Những sai lầm thường mắc 14
+ Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn chạy đà
+ Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy 15
+ Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn bay trên không
+ Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn rơi xuống đất 17
* Kết quả tập luyện từ tuần 1 đến tuần 6
* Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Những kết quả đạt được
III. KẾT LUẬN
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN, SỬA CHỮA NHỮNG SAI
LẦM THƯỜNG MẮC KỸ THUẬT NHẢY XA “ƯỠN THÂN”
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
* PHẦN I: PHẦN NỘI DUNG
I - MỞ ĐẦU:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân
nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ 10 đã xác định: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức
khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ và cải thiện chất lượng
giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên …Phát triển mạnh thể thao quần
chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt
công tác giáo dục thể chất trong trường học ” GDTC là một loại hình giáo dục
nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có kế hoạch để truyền thụ những tri
thức, kỹ năng kỹ xảo… từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là
GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đặc điểm
của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với học
sinh). Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy
học động tác và giáo dục tố chất vận động của con người. Trong hệ thống giáo
dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ
dục Vì vậy việc dạy và học Thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn
sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó ta thấy rằng sức khỏe là vốn quý
của mỗi con người. Tuổi trẻ học đường lớn lên trong môi trường giáo dục tốt
được học tập và trưởng thành không thể thiếu sức khỏe. Để tuổi trẻ học đường
luôn được rèn luyện nhằm có một thể chất cường tráng, dẻo dai, tinh thần sảng
khoái, lạc quan hài hòa toàn diện đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện nay thì
công tác giáo dục học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
3
Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông có rất nhiều môn thể thao đã
được đưa vào giảng dạy như: Đá cầu, Cầu lông, Thể dục cơ bản… nhất là điền kinh.
Tập luyện điền kinh không đòi hỏi các sân bãi dụng cụ phức tạp nên đã trở thành
môn thể thao cơ bản được đưa vào giảng dạy trong nhà trường với những nội dung
như: Chạy, Nhảy cao, Nhảy xa…Từ khi chưa có hướng đổi mới phương pháp dạy
học, thì tất cả các môn học khác cũng như bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ,
giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, giáo viên thiếu nhiệt tình, chưa năng động, dụng cụ tập
luyện thiếu, học sinh vận động quá ít, chưa tích cực năng động, chơi nhiều nên chưa
đạt yêu cầu lượng vận động cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều

này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát
triển toàn diện ở các em, kết quả đạt được còn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá
kết quả học tập ở cuối học kì, cuối năm học. Và đặc biệt là qua các kì hội khỏe phù
đổng thành tích nhiều môn thể thao - điền kinh chưa cao. Vì vậy các bài tập bổ trợ
chuyên môn là yếu tố quan trọng của quá trình hình thành kỹ thuật động tác. Bài tập
bổ trợ chuyên môn nhằm tác động có hiệu quả, có chủ đích vào việc phát triển các tố
chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo cùng khả năng
phối hợp vận động) và kỹ xảo động tác của các môn thể thao . Trong kỹ thuật nhảy
xa nói chung và kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” được giảng dạy ở cả 3 năm học.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân”
là việc nắm bắt đúng kỹ thuật, để thực hiện được yêu cầu này các giáo viên đều sử
dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn để củng cố và nâng cao kỹ thuật cho học sinh.
Những bài tập bổ trợ nhảy xa kiểu “ưỡn thân” có vai trò quan trọng, tác động có
chủ đích, hiệu quả vào các giai đoạn của kỹ thuật. Qua kiểm tra đánh giá kết quả
học tập nội dung Nhảy xa Kiểu “ưỡn thân” của học sinh chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
% học sinh nắm bắt kỹ thuật còn kém, dẫn đến thành tích nhảy xa chưa cao như
mong muốn. Từ những vấn đề nêu trên, tôi thực hiện nghiên cứu: "Ứng dụng một số
bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy và lựa chọn một số bài tập khắc phục
những sai lầm thường mắc của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”cho học sinh khối
lớp 10 trường THPT Đức Hợp".
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Cơ sở thực tiễn của s¸ng kiÕn.
4
a. Vờ c s võt chõt.
Trng THPT c Hp thuục huyờn Kim ng co sõn tp rụng ap ng c
yờu cõu giang day va huõn luyờn thờ duc thờ thao. Vi ụi ngu giao viờn 64 cỏn b
giỏo viờn, trong o giao viờn day thờ duc -Quc phũng l 06 ng chớ. Là một trờng
chuẩn b ún chun quốc gia vo nm 2014. Trng luôn ng trong tp 10 ca S
giỏo dc o to Hng Yờn v phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao chất l-
ợng giáo dục, cơ sơ vật chất phục vụ giảng dạy, học tập ngày càng đợc đáp ứng đầy

đủ hơn.
c biờt trong linh vc thờ duc thờ thao - õy la mụt mt rõt quan trong cua
giao duc toan diờn. Trong nhiu nm gõn õy thanh tich thi õu cac giai thờ thao Hụi
khoe Phu ụng cõp tinh nha trng luụn t gii cao, hai ln c tng c thi ua
t gii ng i, c UBTDTT tng Bng khen v cỏc cỏc cp tng nhiu giy
khen Co c iờu o la do nha trng a õu t c s võt chõt khang trang cho
viờc giang day va huõn luyờn thờ duc thờ thao. Cu thờ: nha trng co sõn tp rụng
gianh cho giang day thờ duc bao gụm: 01 sõn bong chuyn, 01 hụ cat danh cho nhay
xa, 01 hụ cat danh cho nhay cao
b. Vờ phng phap giang day nhay xa cua giao viờn nha trng.
Vi sụ lng 06 giao viờn thờ duc-Quc phũng nng ụng, cú nhiu kinh
nghim.Qua nghiờn cu tim hiờu d gi day cua giao viờn va mụt sụ giao an giang day
thờ duc, chung tụi nhõn thõy cac giao viờn a tuõn thu theo ung chng trinh va
phng phap giang day cua S. Tuy nhiờn giao viờn con thiờn vờ giang day c bn con
it s dung cac bai tõp b tr chuyờn mụn v sa cha sai sot ky thuõt trong giang day va
huõn luyờn nhay xa, vỡ k thut nhy xa n thõn l k thut khú nờn viờc nghiờn cu
la chon ng dng mụt sụ bai tõp b tr chuyờn mụn v sa cha sai lõm thng mc
trong nhay xa n thõn m c th l ging dy k thut chy , gim nhy, trờn khụng
l ba giai on quan trng rt cn thit ờ hoan thiờn ky thuõt, nõng cao hn na thanh
tich nhay xa cho hoc sinh nha trng. Tom lai, c s võt chõt danh cho giang day giao
duc thờ chõt cua nha trng la tng ụi y . Tuy nhiờn phng phap s dung trong
giang day va huõn luyờn giao duc thờ chõt cua giao viờn cũn ớt s dng cỏc bi tp b
tr chuyờn mụn, sa cha k thut, c bit l vi nụi dung nhay xa n thõn.
5
Mục đích nghiên cứu của đề tài là Ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên
môn, sửa chữa những sai lầm thường mắc nhằm nâng cao hiệu quả học tập kỹ thuật
nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy
cho học sinh .
Nhiệm vụ của sáng kiến:
*Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng việc sử dụng các

bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy giai đoạn chạy đà và giai bay trên không
của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
*Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập bổ trợ
chuyên môn, khắc phục những sai lầm thường mắc trong học tập kỹ thuật nhảy xa
kểu ưỡn thân cho học sinh.
+ Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
- Kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
a. Mục tiêu:
Qua tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, ta thấy nhảy xa có tác dụng rất
lớn như: Tăng cường và phát triển tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ qua kỹ
thuật chạy đà, giậm nhảy, tăng cường sự khéo léo qua kỹ thuật giai đoạn trên
không. Sự phối hợp các giai đoạn kỹ thuật trong nhảy xa rất đa dạng và phức
tạp, tính chất hoạt động của môn nhảy xa nói chung là dùng sức mạnh của một
chân đưa trọng tâm cơ thể vượt qua một khoảng cách xa nhất, trong một
khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ
thuật, thể lực của người tập nhảy xa phải dựa trên cơ sở tập luyện chạy thể lực
và các môn thể thao khác. Trong nhảy xa biến đổi sinh lý trên cơ thể cũng
tương tự như môn chạy cự li ngắn. Thông qua tập luyện nhảy xa tính linh hoạt
của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động
có biểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn.
- Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người
6
tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết
học và nâng cao được thành tích vận động.
- Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải
biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện

nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say
mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát triển của cơ
thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp
lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao.
b. Nội dung và giải pháp:
* Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn nhảy xa.
a) Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.
- Ngoài những dụng cụ cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo viên cần
chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú và đa dạng mới thu hút đựơc
học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh.
VD: Khi tập luyện nhảy xa giáo viên cần chuẩn bị hố nhảy, ván giậm thì cần chuẩn
bị thêm dụng cụ của môn học lồng ghép như bóng, cầu đá, cầu lông, dây nhảy
b) Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.
- Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào
bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ
động. phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội dung,
lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ
nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích
c) Chuẩn bị tốt cho bài dạy.
7
- Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy. Bố
trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động của học
sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự.
Ví dụ: Khi học nội dung nhảy xa cần lồng ghép nội dung tự chọn như đá cầu,
cầu lông nhảy dây, học nội dung chính rồi đến học bổ trợ thể lực sau…
- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động
tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức trò
chơi thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong học tập.
d) Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
- Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện,

cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho
phù hợp với từng học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng
Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy nhảy xa giáo viên có thể kiểm tra những
nội dung như sau:
+ Kiểm tra bật xa tại chỗ
+ Kiểm tra kỉ thuật từng giai đoạn
+ Kiểm tra kỹ thuật từng kiểu nhảy.
e) Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà.
- Mỗi tuần học sinh chỉ được học 90 phút. Với thời gian đó cho dù giáo
viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng chưa thúc đẩy thành tích của học
sinh nâng lên rõ rệt nên người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện
ngoại khóa, bài tập ngoại khóa có thể sử dụng những bài tập đã học ở trường hoặc
những bài tập khác để tập luyện.
f) Tổ chức thi đấu thường xuyên, đôn đốc hs luyện tập, khích lệ, động viên.
- Đối với lứa tuổi học sinh việc thi đấu là hết sức cần thiết. Thông qua thi đấu
học sinh biết được kết quả học tập của mình để nỗ lực hơn trong học tập, tự tin
trong cuộc sống, làm quen với tính thực dụng, thực tế. Giáo viên có thể sử dụng
hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đó đánh
giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện trong và
ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu đạt thành
tích cao.
8
* Quá trình vận dụng.
Thông qua cơ sở lí luận, những điều kiện cần thiết trong giảng dạy áp dụng
vào thực tiễn để nâng cao thành tích môn nhảy xa.
a) Mục đích - yêu cầu:
- Nhằm mục đích phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, đặc biệt là phát triển
sức mạnh của chân.
- Phát hiện những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng thi đấu.
- Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe, quan

sát giáo viên làm mẫu.
b) Phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh, hình vẽ
để minh họa, mô phỏng động tác.
- Phân nhóm quay vòng, lặp lại, sử dụng trò chơi - thi đấu.
- Lồng ghép các nội dung tự chọn.
- Sử dụng cán sự lớp để đôn đốc, hướng dẫn luyện tập.
c) Chuẩn bị của giáo viên.
- Sân tập, hố nhảy đủ cát xốp, ván giậm nhảy, cờ hiệu, thước dây, cầu đá, dây nhảy,
bóng đá, bóng chuyền…
* Nguyên tắc lựa chọn các bài tập.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các
bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn,
chúng tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:
- Thứ nhất là phải dựa vào mục đích yêu cầu môn học. Thứ hai là phải dựa
vào đặc điểm kỹ thuật môn học. Cụ thể là kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, tăng cường tập
luyện các khâu khó như chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.
- Thứ ba là phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó từ đơn
giản đến phức tạp cố gắng rút ngắn thời gian lan toả để nhanh chóng hình thành kỹ
năng vận động.
- Thứ tư là khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực
của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân bãi dụng cụ
9
- Thứ năm là khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp,
phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến …
* Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn.
Để xác định những yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn khi học kỹ
thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” giai đoạn giậm nhảy và bay trên không chúng tôi tiến
hành 2 bước:
+ Bước 1: Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người học nắm

được các khâu riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.
Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng được kỹ năng kỹ xảo cho người tập.
Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới
việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như tố chất thể lực, tâm lý…
- Cần đa dạng hoá các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện tập
luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn.
Các bài tập hợp lý và vừa sức và được nâng dần độ khó, đặc biệt chú ý đến khâu
an toàn để tránh xảy ra chấn thương.
+ Bước 2: Dựa vào các yêu cầu đối với các bài tập bổ trợ chuyên môn được lựa
chọn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn của nhà xuất bản Giáo dục;
nhà xuất bản TDTT; các kết quả khảo sát công tác huấn luyện và giảng dạy ở một số
trường học.
Sau khi lựa chọn bài tập và tiến hành phỏng vấn các giáo viên và huấn luyện viên
có chuyên môn trong lĩnh vực điền kinh. Chúng tôi đưa ra một số bài tập bổ trợ
chuyên môn sau đây để đưa vào thực nghiệm.
Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật
Bài tập 1: Tổ chức cho các em học sinh chạy tự do từ 10-15m (đối với Nữ)
15-20m (đối với Nam) chạy lần lượt theo đường chạy đà qua ván giậm nhảy vào hố
cát để chọn chân giậm nhảy, các em nhớ chân giậm nhảy. GV tổ chức cho cảc lớp
tại chỗ mô phỏng động tác đưa đặt chân giậm nhảy và phối hợp giậm nhảy với tay
và chân lăng. Đi bộ phối hợp 1-2-3 bước đà giậm nhảy đá lăng và đánh tay.
Bài tập 2: Mô phỏng cách đặt chân lên vị trí giậm nhảy, phối hợp với lăng
chân và đánh tay. Lúc đặt chân vào vị trí giậm nhảy, chân lăng bắt đầu chuyển đùi
về trước - lên trên, không đưa chân quá sớm về trước. Đồng thời với việc lăng chân,
10
hai tay được nâng ra trước, lên trên, tay bên chân giậm được nâng cao hơn để giữ
thăng bằng.
Bài tập 3: Đứng chân giậm nhảy trước (cách mép hố cát 0.8m đến 1.2 m)
chân lăng đặt sau. Tạo đà và giậm nhảy vào hố cát (Chạm cát bằng cả hai chân). Khi
tạo đà và giậm nhảy cần phối hợp với đánh mạnh hai tay từ trước -ra sau- về trước.

Bài tập 4: Đứng trên cao "Cầu thăng bằng" hoặc ghế thể dục, giậm nhảy rơi
xuống làm động tác ưỡn thân (miết đùi đẩy hông và gập thân).
Bài tập 5: Vượt qua chướng ngại vật. Bài tập này được thực hiện với 3 - 5 bước
đà. Bước cuối cùng thực hiện giậm nhảy qua rào và rơi xuống cát. Trong bài tập này
vật chướng ngại (rào) buộc học sinh phải giậm và lăng chân mạnh, chân giậm sau khi
duỗi thẳng phải thu lại khi qua rào, sau đó nâng chân lăng để rơi xuống đất bằng hai
chân.
Bài tập 6: Kết hợp đà ngẵn, đà trung bình giậm nhảy với bục thể dục làm
động tác ưỡn thân, gập thân và với chân xa. mục đích của bài tập này là kết hợp
chạy đà , giậm nhảy để tạo quỹ đạo bay lớn , tạo điều kiện dễ dàng tập luyện giai
đoạn trên không, ưỡn thân và gập thân.
Bài tập 7: Chạy đà kết hợp giậm nhảy l(hai chân hoặc một chân) lên bục thực
hiện động tác ưỡn thân và tiếp đất.
Bài tập 8: Thực hiện chạy đà trung bình và đà dài làm động tác giậm nhảy "ưỡn
thân" vào trong hố cát (Giậm nhảy đúng ván)
Nhóm bài tập phối hợp
- Bài tập 1:Chạy 5-7 bước đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
- Bài tập 2: Chạy 9 - 11 bước đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật kiểu “ưỡn thân”.
- Bài tập 3: Chạy toàn đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật kiểu “ưỡn thân”.
Nhóm bài tập bổ trợ thể lực
- Bài tập 1: Chạy nâng cao đùi 18m (Nữ) 25 m (Nam)
- Bài tập 2: Xuất phát cao chạy nhanh 20m (Nữ) 30 m (Nam)
- Bài tập 3: Bật cóc 30 - 40m.
- Bài tập 4: Hai tay chống hông ở tư thế ngồi bật dạy "10 lần Nữ" (20 lần Nam)
- Bài tập 5: Bật lò cò đổi chân từ 20-30m
- Bài tập 6. Ngồi xổm, đứng lênđồng thời bật nhảy thực hiện động tác ưỡn thân
11
- Bài tập 7: Tại chỗ bật xa chú ý nâng cao đùi, với 2 chân về phía trước, khi chạm
cát 2 tay đánh ra sau.
- Bài tập 8: Chạy tăng tốc độ 50-60m.

- Bài tập 9: Chạy tốc độ cao 20-30m.
- Bài tập 10: Nằm trên đệm chắp tay sau gáy co gập bụng
* Các bước tiến hành giảng dạy:
Tuần 1: Nêu mục đích - yêu cầu- nội dung phần học nhảy xa.
- Xây dựng cho học sinh khái niệm về kiểu nhảy xa ưỡn thân với các kiểu
nhảy khác, thành tích đạt được, tác dụng và các kỉ lục. Kết quả thi đấu giải Điền
kinh và Hội khoẻ phù đổng hàng năm.
- Tìm hiểu năng lực nhảy xa tự nhiên của học sinh bằng cách cho nhảy tự do.
Thông qua đó giúp học sinh xác định được chân giậm nhảy
- Tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi phát triển thể lực chung
- Luyện tập đi bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy lăng sau, chạy tăng
tốc độ trên đoạn đường thẳng 30- 40m, bật nhảy cóc 20m, bật nhảy với vật chuẩn,
trò chơi cướp cờ, lò cò tiếp sức
Tuần 2: Xây dựng khái niệm kiểu nhảy xa ưỡn thân.
- Làm mẫu phân tích kĩ thuật, xem trang ảnh minh họa động tác, kĩ thuật.
- Tập đo đà xác định điểm giậm nhảy, chân giậm bằng cách (Chạy nhanh từ
ván giận nhảy về vạch xuất phát, đo bằng bước chân )
- Tại chỗ kết hợp đi thường, chạy 3-5 bước thực hiện mô phỏng động tác bước
bộ trên không.
- Phối hợp chạy đà 3-5 bước- giậm nhảy- bước bộ trên không (Có ván và
không có ván thể dục hỗ trợ)
Tuần 3: Hoàn chỉnh chạy đà, giậm nhảy và thực hiện ôn như nội dung tuần 2.
- Chạy tăng tốc độ 30 - 40m từ 3-5 lần trên đường thẳng
- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy- bước bộ trên không với những
dụng cụ hỗ trợ như ván tập thể dục, sào thấp, bóng treo làm chuẩn (Chú ý nhịp điệu
4 bước cuối cùng)
- Tập một số bài tập bổ trợ nhảy xa
Tuần 4: Dạy kĩ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất.
12
- Tại chỗ kết hợp với đi, chạy mô phỏng phối hợp động tác nhảy xa ưỡn thân

- Đứng trên độ cao 40-50cm mô phỏng động tác trên không và rơi xuống đất
- Phối hợp với chạy đà từ cự li ngắn đến hoàn chỉnh thực hiện động tác ưỡn
thân, có thể lúc đầu sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho động tác
Tuần 5: Củng cố và hoàn thiện kĩ thuật các giai đoạn, nâng cao thành tích.
- Tiếp tục chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất hoàn thiện kĩ thuật ở
mức độ vừa phải.
- Sửa chữa các sai sót mà học sinh mắc phải (nếu sai sót ít thì sửa cá nhân,
nếu sai nhiều thì sửa tập trung và có thể làm mẫu lại kĩ thuật, hướng dẫn lại)
- Phối hợp chạy hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao thành tích
- Giới thiệu một số điều luật thi đấu
- Tiến hành kiểm tra thử bằng hình thức thi đấu giữa cá tổ, nhóm Bồi dưỡng
trạng thái kiểm tra thi đấu.
Tuần 6: Kiểm tra và tổ chức thi đấu.
- Phổ biến mục đích, yêu cầu của kiểm tra, thi đấu
- Tiến hành tổ chức kiểm tra, thi đấu
- Tổng kết và đánh giá kết quả học tập.
Trên đây tôi chỉ giới thiệu phương pháp giảng dạy đối với nội dung của môn
nhảy xa ưỡn thân trong từng tuần. Trong tuần có từng tiết cụ thể và kết hợp học lồng
ghép với những nội dung đá cầu, chạy bền theo phân phối chương trình. Do vậy
trong từng tiết dạy giáo viên cần phải sắp xếp từng nội dung cho hợp lí theo những
nguyên tắc chung, đảm bảo lượng vận động sao cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Kết quả
Thực trạng việc tiếp thu kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” của học sinh lớp
10 Trường THPT Đức Hợp, trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã tích cực lồng ghép
những bài tập bổ trợ chuyên môn, những bài tập phối hợp, những bài tập bổ trợ thể
lực.sau khi học tập chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá kết quả học tập của 305
13
học sinh, đồng thời rút ra những sai sót kỹ thuật còn tồn tại sau khi kết thúc chương
trình học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và xử lý số liệu, kết quả đạt được như sau:
Loại Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Lớp/
Tổng số
hs
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
10A1/ 46 8 17.39 18 39.15 20 39.12 2 4.34 0 0
10A2/ 47 7 14.89 16 34.04 21 44.68 3 6.39 0 0
10A3/ 45 4 8.88 15 33.33 19 51.19 3 6.6 0 0
10A4/ 38 7 18.42 15 39.47 16 36.85 2 5.26 0 0
10A5/ 33 3 9.09 14 42.42 15 45.19 1 3.3 0 0
10A6/ 35 5 14.28 15 42.85 14 39.37 1 3.5 0 0
10A7/37 5 13.51 12 32.43 18 48.66 2 5.4 0 0

10A8/40 6 15.0 17 42.5 15 37.5 2 5.0 0
321 HS 45 14.01 122 38.00 134 41.76 20 6.23 0 0
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có thể thấy số học sinh khối 10 là năm đầu
tiên học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân. Ta thấy số học sinh thực hiện tốt kỹ
thuật nhảy xa "ưỡn thân" còn ít "45/321 học sinh đạt 14.01%" với thành tích
tự 3m90 trở lên đối với Nam và 2m80 trở lên đối với Nữ. Số học sinh thực
hiện kỹ thuật Trung bình (giai đoạn trên không "ưỡn thân") còn non chưa
hình thành kỹ thuật "ưỡn thân hình cánh cung " còn 41.76%. Đặc biệt số
học sinh chưa hình thành kĩ thuật còn 6.23%.
Qua kết quả thực nhgiệm tôi nhận thấy các em học sinh thường mắc những sai
lầm ở các giai đoạn của kỹ thuật gồm:
* Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn chạy đà:
+ Chạy đà không chính xác:
Nguyên nhân:- Nhịp điệu toàn đà không ổn định "Độ dài các bước", tăng tố độ
quá sớm hoặc quá muộn. Tư thế xuất phát không ổn định.
Biện pháp sửa: Tổ chức cho học sinh chạy đà nhiều lần, nhịp điệu tăng tốc độ và
hạ thấp trọng tâm để chuẩn gị giậm nhảy tốt, chú ý vạch báo hiệu. Tập tư thế xuất
phát cố định
14
+ Chạy đà tốc độ không cao:
Biện pháp sửa: Tổ chức cho học sinh chạy tốc độ cao ngoài đường chạy. Chạy tốc
độ cao trong đường chạy hướng vào hố nhảy.
+ Chạy đà không có tư thế chuẩn bị giậm nhảy:
Nguyên nhân: 4 bước cuối cùng không hạ thấp trọng tâm.
Biện pháp sửa: Chạy chú ý đến 4 bước cuối cùng hạ thấp trọng tâm.
* Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn giậm nhảy:
+ Giậm nhảy không hết:
Nguyên nhân: Do nhận thức sai nên giậm nhảy không duỗi hết các khớp dẫn đến
không sử dụng hết sức mạnh của các cơ chân . Cơ chân yếu, giậm nhảy chậm, Kỹ
thuật từ đà chuyển sang giậm nhảy không liên tục, bị dừng.

Kỹ thuật giậm nhảy đúng
Biện pháp sửa: Tập chạy đà giậm nhảy làm động tác bước bộ trên không, yêu cầu
thẳng chân giậm, tập các động tác tăng sức mạnh và tốc độ cơ "Bật nhảy"
+ Giậm nhảy bị lao:
Nguyên nhân: Những bước cuối cùng không hạ thấp trọng tâm, lúc giậm nhảy thân
người gập về phía trước, tốc độ giậm nhảy chậm, góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc
quá nhỏ, giậm nhảy không mạnh, không duỗi hết chân.
15
Biện pháp sửa: Tập 4 bước cuối cùng chạy thấp trọng tâm để có được tư thế
chuẩn bị giậm nhảy tốt, lúc giậm nhảy yêu cầu chân thẳng, tập phản xạ giậm nhảy.
* Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn bay trên không:
Nguyên nhân:
- Không có động tác “bước bộ” trên không sau khi giậm nhảy.
- Tư thế của hai tay không đúng.
- Đá cẳng chân về phía trước khi bay trên không.
- Không đẩy được hông và ưỡn được thân về trước.
- Không gập được thân sau khi thực hiện động tác ưỡn thân.
Để có thể lựa chọn được các bài tâp bổ trợ chuyên môn một cách phù hợp với
đặc điểm đối tượng học sinh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới
những sai lầm trên. Chúng tôi đã phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên điền kinh
trong và ngoài trường về những nguyên nhân dẫn tới các sai lầm khi thực hiện kỹ
thuật giậm nhảy và bay trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
Kỹ thuật từ đà chuyển sang giậm nhảy không liên tục, bị dừng vì chạy đà gò
bó không tăng dần tốc độ, các bước chạy không ổn định làm mất độ chính xác của
đà dẫn đến sợ bị phạm quy nên điều chỉnh bước cuối cùng.
- Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ do bước cuối cùng sai lệch lúc này do
gập nhiều ở khớp hông, mắt nhìn xuống chân hay vị trí giậm nhảy.
- Giậm nhảy không mạnh, không duỗi hết chân nguyên nhân của sai lầm là chưa
có đủ thể lực như sức nhanh, sức mạnh.
- Lúc giậm thường ở lâu trong tư thế chống do chú tâm vào động tác “ưỡn thân”.

- Không có động tác bước bộ sau khi kết thúc giậm nhảy, người tập chưa nắm
được nguyên lý kỹ thuật giai đoạn bay trên không, sau khi giậm nhảy vội đá chân
lăng ra phía sau.
- Tư thế của hai tay không đúng học sinh thường vung đồng thời hai tay ra sau.
Đá cẳng chân lăng về phía trước trong khi bay do người tập chưa nắm vững
được nguyên lý của động tác, cảm giác về không gian, thời gian mức độ dùng
sức chưa tốt.
Những sai lầm trên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn những bài tập để khắc
phục sai lầm mà các em mắc phải.
16
Biện pháp sửa: Tổ chức cho các em tập tại chỗ mô phỏng động tác miết đùi đẩy
hông. Hướng dẫn các em tích cực chủ động dùng cơ bụng, cơ chân gập theo tín hiệu
của giáo viên. Tập động tác giậm nhảy bước bộ trên không nhiều lần sau đó thực
hiện ưỡn thân.
* Những sai lầm thường mắc trong giai đoạn rơi xuống đất:
Nguyên nhân:
- Không với được cẳng chân ra phía trước
- Rơi xuống đất bị ngã ra phía sau.
Biện pháp sửa: Tập bật nhảy tại chỗ, thu và với xa chân. Khi chạm cát chú ý gấp
khớp gối để hoãn xung, tập tại chỗ đưa 2 chân về trước và chủ động lao người về
trước, chú ý gập thân để chuẩn bị tốt cho giai đoạn chạm cát.
Những sai lầm thường mắc trong từng giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa kiểu
“ưỡn thân” của học sinh lớp 10 trường THPT Đức Hợp.
Kết quả
học tập
Đánh giá kết quả
Thành
tích(m)
Chạy đà Giậm nhảy Bay trên không Rơi chạm cát
Số

người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
ngưòi
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷlệ %
Nam
(n=119)
Khởi
điểm
từ
2m50
22/119 18.48
26/11
9
21.84 46/119 36.65 9/119 7.56
Nữ
(n=202)
Khởi
điểm
từ
2m00

45/202 22.27 56/202 27.72 44/202 21.78 26/202 12.87
321 hs 67 82 90 35
17
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ mắc sai lầm trong từng giai đoạn
kỹ thuật còn sai sót nhiều như: Giai đoạn chạy đà còn 67/321 học sinh còn chạy đà
chưa đúng kỹ thuật nhịp điệu bước đà không ổn định, tăng tốc độ quá sớm hoặc tư
thế xuất phát không ổn định, bốn bước cuối cùng còn không hạ thấp trọng tâm. Giai
đoạn giậm nhảy còn "82/321 học sinh " giậm nhảy không duỗi hết các khớp dẫn đến
không sử dụng hết sức mạnh của các cơ chân. hoặc giậm nhảy bị lao (góc độ giậm
nhảy quá nhỏ). Giai đoạn bay trên không còn 90/321 học sinh không đẩy được hông,
không ưỡn được thân hặc không gập được thân sau sau giai đoạn ưỡn thân. Giai
đoạn rơi xuống đất còn 35/321 học sinh không với được cẳng chân ra phía trước
hoặc rơi xuống đất bị ngã ra sau. Điều này chứng tỏ rằng học sinh bước vào lớp 10
năm đầu tiên học tập kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân cho nên chưa có nhiều kinh nghiệm
áp dụng cũng như sự hình thành kỹ năng kỹ sảo vận động còn hạn chế.
* Kết quả luyện tập từ tuần 1 đến tuần 6.
Kết quả
học tập
Thành tích(m) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
Nam
(n=119)
Khởi điểm từ
2m50 trở lên
75/119 105/119 113/119
Nữ
(n=202)
Khởi điểm từ
2m00 trở lên
98/202 182/202 195/202
Tổng 178/321 287/321 308/321

* Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thành tích khi chưa thực hiện
các bài tập bổ trợ chuyên môn và các bài tập phối hợp thì số học sinh thực hiện
được kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân "Đối với Nam từ 2m50 trở lên, đối với Nữ từ
2m00 trở lên"còn ít 178/321 học sinh. Sau khi có sự hướng dẫn của giáo viên
và trải qua quá trình tập luyện đến tuần 6 thì số học sinh cơ bản thực hiện được
kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân tương đối hoàn chỉnh đạt 308/321 học sinh. Số học
sinh yếu "Không thực hiện được kỹ thuật ưỡn thân còn 13 học sinh: 4.04%".
Tuy các em học sinh đã cơ bản hình thành được kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân
nhưng thành tích đạt được còn thấp. Khi các em chưa học kĩ thuật nhảy xa ưỡn
thân, chúng tôi tổ chức cho các em nhảy tự do thì thành tích thấp, chủ yếu sai
sót ở các em là: - Chưa xác định được cách chạy đà, chạy đà không chính xác,
18
chạy đà tố độ không cao. Giậm nhảy không đúng vào ván giậm nhảy, giậm
nhảy không hết, giậm nhảy bị lao, những bước cuối cùng không hạ thấp trọng
tâm, tốc độ giậm nhảy chậm. Không tận dụng được quỹ đạo bay của cơ thể ở
giai đoạn trên không.
a) Từ tuần thứ 1-2: (Kết hợp giảng dạy theo hướng tích cực, phân nhóm
tập luyện, học lồng ghép).
- Học bổ trở kĩ thuật nhảy xa (Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đá lăng sau,
chạy đạp sau, chạy nhanh 20
m
tốc độ cao )
- Tập xác định đà, xác định chân giậm (Nhảy vào hố nhảy)
- Tập tại chỗ kết hợp đi thường, chạy 3-5 bước thực hiện mô phỏng động tác bước
bộ trên không
- Kết hợp chạy 3 - 5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ trên không
- Học bổ trợ thể lực, nội dung lồng ghép (Đá cầu, cầu lông )
Nhận xét:
- Sau tuần học thứ nhất kết quả đã có sự thay đổi, về thể lực của học sinh
được nâng cao, học sinh đã hình thành được kĩ thuật nhảy xa ưỡn thân, nhưng thành

tích chưa cao, thậm chí một số học sinh thành tích còn giảm vì đang trong giai đoạn
chuyển giao giữa nhảy tự do với nhảy có kĩ thuật.
- Sử dung phân nhóm tập luyện, học lồng ghép đã thu hút học sinh tập luyện,
giảm thời gian nghỉ của học sinh nên lượng vận động được tăng lên rõ rệt.
b) Từ tuần thứ 3- 4:
- Học kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy - trên không
- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy bước bộ trên không
- Học đứng trên độ cao 40 - 50cm mô phỏng động tác trên không và rơi xuống đất
- Học hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật ở mức độ thấp (kết hợp với dụng cụ hỗ trợ)
- Tập một số bài tập bổ trợ thể lực, học nội dung lồng ghép.
Nhận xét: Trong tuần học thứ 3- 4 đa số học sinh đã nắm được kĩ thuật và
hình thành dần toàn bộ kĩ thuật động tác. Một số học sinh đã hoàn thành tương đối
tốt kĩ thuật. Điều đó cho thấy rằng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực đã tác
động tích cực đến kết quả họa tập của học sinh.
c) Tuần học thứ 5 - 6.
19
- Tập hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao dần thành tích
- Sửa chữa sai sót còn mắc phải trong quá trình luyện tập
- Học một số bài tập phát triển thể lực, nội dung lồng ghép, trò chơi thể lực.
- Giới thiệu một số điều luật thi đấu môn nhảy xa
- Tổ chức kiểm tra, thi đấu giữa các tổ nhóm
Nhận xét: Sau tuần học thứ 5 - 6 đa số học sinh đã hoàn thiện được kĩ thuật
nhảy xa ưỡn thân, thành tích đã đựơc nâng lên rõ rệt, một số học sinh đã có thành
tích cao.
Đánh giá kết quả thực nghiệm. Để có thể đánh giá hiệu quả các bài tập bổ
trợ chuyên môn được lựa chọn, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm. Đối
tượng gồm 321 học sinh lớp 10 Trường THPT Đức Hợp (trong đó có 119 em nam
và 202 em nữ)
Bước vào thực nghiệm chúng tôi chia thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm
(nhóm A) và nhóm đối chứng (nhóm B). Số lượng nam và nữ của hai nhóm thực

nghiệm như nhau có trình độ thể lực, kỹ thuật, số buổi tập, thời gian tập là như
nhau. Ở nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án bình thường còn ở nhóm thực
nghiệm được thực hiện theo giáo án của chúng tôi xây dựng, mỗi tuần 2 tiết, mỗi
tiết 45 phút (theo phân phối chương trình có nhiều nội dung trong một tiết học)
và tập luyện trong vòng 6 tuần, sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra kết thúc môn
học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh thu được kết quả như ở bảng thống kê.
20
Số lượng học sinh thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn KT nhảy xa kiểu “ưỡn thân” của
2 nhóm thực nghiệm
Kết quả
học tập
Đánh giá kết quả
Thành
tích(m)
Chạy đà Giậm nhảy Bay trên không Rơi chạm cát
Nhóm
TN
Nhóm
BT
Nhóm
TN
Nhóm
BT
Nhóm
TN
Nhóm
BT
Nhóm
TN
Nhóm

BT
Nam
(n=119)
Khởi
điểm từ
2m50
49/60 37/59 47/60 33/59 37/60 23/59 56/60 50/59
Nữ
(n=202)
Khởi
điểm từ
2m00
79/101 56/101 78/101 45/101 79/101 57/101 78/101 75/101

Nhận xét: Qua kết quả ta có thể dễ dàng nhận thấy, sau 6 tuần thực
nghiệm các chỉ số đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn, các bài tập
phối hợp, các bài tập thể lực ở 2 nhóm đều có sự khác biệt nhau. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm thể hiện ở 2 chỉ số trình độ kỹ thuật của 4 giai
đoạn. VD: Ở cả 4 giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân nhóm thực nghiệm ở
Nam và Nữ đều cao hơn nhóm bình thường, điều này đã khẳng định các bài tập
21
bổ trợ chuyên môn, bài tập phối hợp và các bài tập thể lực của chúng tôi đã có
hiệu quả đối với việc nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật của nhảy xa
kiểu ưỡn thân.
Kết quả kiểm tra sau 6 tuần học:
- Loại Đạt : Trên 90%
- Loại chưa đạt: Còn 6.23%
c. Những kết quả đạt được
- Thông qua những hình thức giáo dục riêng biệt, kết hợp với đổi mới
phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cùng với với

vai trò chủ đạo của người giáo viên, hướng dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức
học sinh tập luyện, thi đấu đã đạt được những kết quả đáng kể, không những
trong nội dung nhảy xa ưỡn thân mà nó còn có tác dụng đối với tất cả các nội
dung khác đều đạt kết quả cao.
- Qua kết quả kiểm tra, kết quả thi đấu tại giải điền kinh cấp tỉnh và hội
khỏe phù đổng hàng năm của trường, tôi lựa chọn những học sinh có thành tích
tốt để bồi dưỡng, huấn luyện cho tham gia thi đấu tại giải điền kinh cấp tỉnh và
hội khỏe phù đổng cấp tỉnh và kết quả đạt được là:
+ Năm học: 2010-2011 em Vương Văn Toàn lớp 112B7 thi đấu nội dung
nhảy xa Nam đạt giải Ba toàn tỉnh "Huy chương Đồng"
+ Năm học: 2012-2013 em Đinh Văn Tuyển lớp 12D thi đấu nội dung nhảy
xa Nam đạt giải Ba toàn tỉnh "Huy chương Đồng".
+ Năm học: 2013 - 2014 em Trần Văn Quân Lớp 12A4 thi đấu nội dung
nhảy xa Nam đạt giải Ba toàn tỉnh "Huy chương Đồng".
III. KẾT LUẬN:
- Để đạt được thành tích tốt nhất về nhảy xa cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào trong giờ học
một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt về dụng cụ
học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh lập luyện, phát huy hết tính
tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì người giáo viên đóng vai trò
22
chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ tuật và tổ chức học sinh tập
luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
từ nhẹ đến nặng thì mới đem lại kết quả tốt trong giảng dạy bộ môn thể dục.
- Thông qua kinh nghiệm thực tế từ giảng trong 19 năm công tác, cùng
với việc học hỏi đồng nghiệp, bạn bè tôi đã đúc rút được kinh nghiệm về "Ứng
dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy và lựa chọn một số
bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm
nhảy, trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”cho học sinh khối lớp

10 trường THPT Đức Hợp". Từ những kết quả được trình bày trên cho phép
chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
+ Đối với học sinh tỉ lệ mắc sai lầm chủ yếu trong khi thực hiện kỹ thuật giậm
nhảy và bay trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và các nguyên nhân
chính dẫn đến sai sót, như chúng tôi đã nêu trên.
+ Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn một số bài tập có số phiếu đánh giá
mức độ ưu tiên cao đó là các bài tập:
- Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật gồm 8 bài tập.
- Nhóm bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn gồm 10 bài tập.
- Nhóm bài tập phối hợp gồm 3 bài tập.
Sau thời gian 6 tuần thực nghiệm với 21 bài tập bổ trợ chuyên môn đã đem lại
hiệu quả rõ rệt với việc nâng cao trình độ kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy và
bay trên không, chạm cát đây là các giai đoạn quan trọng để hoàn thành mục tiêu
giảng dạy môn học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh, từ đó giúp người tập nâng
cao được thành tích nhảy xa.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và khắc phục
những hạn chế trong giai đoạn giậm nhảy và bay trên không cho học sinh trường
THPT Đức Hợp, Giáo viên có thể ứng dụng các bài tập thể lực chuyên môn cũng
như các bài tập bổ trợ kỹ thuật đã được chúng tôi nghiên cứu đề xuất trong bài./.
. Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết
thực hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao, nhất góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay.
23
"Đây là Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi nghiên cứu và viết
có sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi không sao chép nội dung của người khác"
Xin trân thành cảm ơn
Đức hợp, ngày 03 tháng 4 năm 2014
Người viết
Bùi Thanh Nam

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP - KIM ĐỘNG - HƯNG YÊN
Tổng điểm: Xếp loại:
T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Ngân
24

×