Câu 1 :Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lao động
Yếu tố của quá trình sản xuất:
Nhà máy
Máy móc, thiết bị công cụ
Đối tượng lao động
Nguyên vật liệu
Yếu tố liên quan tới quá trình lao động:
Các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ hạt bụi
Các yếu tố hóa học: Chất độc, loại hơi, loại khí, bụi độc hại, chất phóng xạ…
Các yếu tố sinh vật và vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng
và côn trùng…
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động , không tiện nghi do không gian chỗ làm việc ,
nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
Nguyên nhân gây tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do tác động đột ngột từ bên
ngoài làm chết người hay gây tổn thương hoặc phá hủy chức năng hoạt động
bình thường của 1 bộ phận nào đó của cơ thể
Khi bị nhiễm độc đột ngột gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người tức khắc
hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể gọi là tai nạn lao động.
Do chưa thực hiện qui tắc an toàn chưa triệt để
Do tiếp xúc quá lâu với các chất độc hại
Thiếu trang thiết bị phòng hộ lao động
Do sơ suất trong khi làm việc
Do người lao động thiếu kĩ năng phòng hộ lao động, coi thường tính mạng
Do tổ chức lao động khiến người lao động làm việc căng thẳng trong thời gian dài,
liên tục thông ca
Do sắp xếp vật liệu bừa bãi , không khoa học
Câu 2 Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động:
Yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất
Các yếu tố vật lý và hóa học:
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như nhiệt độ , độ ẩm cao hoặc
thấp, thoáng khí kém , cường độ bức xạ nhiệt mạnh.
Bức xạ điện từ, bức xạ cao tầng và siêu cao tần trong khoảng song vô tuyến , tia hồng
ngoại tử ngoại , các chất phóng xạ và tia phóng xạ.
Tiếng ồn và rung động
Áp suất cao (thợ lặn), áp suất thấp (lái máy bay , leo núi)
Bụi và các chất độc hại trong sản xuất
Yếu tố liên quan đến tổ chức lao động:
Thời gian làm việc liên tục và quá lâu , làm thông ca…
Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân
Chế độ làm việc , nghỉ ngơi bố trí không hợp lý
Sự hoạt động khẩn trương , căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như thần
kinh, thị giác và thính giác
Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng hình dáng và kích thước
Yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn
Thiếu hay thừa ánh sáng hay sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý
Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, lạnh về mùa đông và nóng về mùa hè
Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn mất trật tự, ngăn nắp
Thiếu thiết bị thông gió , chống bụi, chống nóng chống ồn , chống khí độc
Thiếu trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có những sử dụng bảo quản không tốt
Việc thực hiện qui tắc vệ sinh an toàn và lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh
Ngoài ra , còn chia yếu tố liên quan tới tác hại nghề nghiệp làm 4 loại:
- loại tương đối rộng chất độc gây nhiễm độc nghề nghiệp: chì benzene, thủy
ngân , bụi silicon, nhiệt độ cao
- loại tương đối nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng chưa phổ biến: thủy ngân hữu
cơ, asen hưu cơ, phóng xạ và tia phóng xạ
- loại ảnh hưởng nhưng tính chất tác hại không rõ lắm: ánh sáng mạnh, tia tử
ngoại, tiếng ồn, độ rung…
- tính chất đặc biệt và mới : áp suất cao , thấp; sóng cao tần, siêu cao tần; gia
tốc, chất đốt sản phẩm dầu mỏ
Câu 3 Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm
các yếu tố nhiệt độ, không khí , độ ẩm tương đối của không khí , vận tốc chuyển động
của không khí và bức xạ nhiệt. điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính
chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.
Về mặt vệ sinh vi khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân làm
việc lâu trong điều kiện :
- Vi khí hậu lạnh mất thân nhiệt giảm nhịp thở, nhịp tim, tiêu thụ oxy tăng , co
cơ nổi da gà, co thắt mạch máu gây tê cóng chân tay , vận động khó khăn ,
giảm sức đề kháng.
- Vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp , viêm đường hô hấp trên,
viêm phổi và làm cho bệnh nặng thêm
- Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây khô
niêm mạc nứt nẻ da
- Vi khí hậu nóng gây biến đổi sinh lý và sự chuyển hóa nước bị ảnh hưởng,
nguy cơ mắc các bệnh tăng gấp đôi , chênh lệch nhiệt độ với nhiệt độ bên
ngoài , say nóng, co giật, chóng mặt buồn nôn, đau đầu đau thăt lưng, mất
nước ảnh hưởng tới thận, dịch vị loãng làm mất ngon, mất cảm giác thèm ăn,
giảm sự phản xạ chú ý gây tai nạn …
- vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi , gây rối loạn cân bằng
nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm , nó còn tạo ra điều kiện cho VSV phát
triển gây các bệnh ngoài da
- Bức xạ nhiệt ( tia tử ngoại, laze ) làm giảm thị lực, bỏng da , ung thư da , bỏng
võng mạc
Cách phòng chống Vi khí hậu xấu:
Làm việc theo hệ thống tiêu chuẩn
Tổ chức lao động hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể
Qui hoạch nhà xưởng thiết bị
Qui trình công nghệ và phòng hộ cá nhân
Chú ý tới chế độ ăn và uống
Giữ ấm và làm mát cho cơ thể
Câu 4 bệnh nghề nghiệp và cách phòng tránh :
Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động được
gọi là bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe 1 cách dần dần và lâu dài
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan
tới nghề nghiệp
Do tác hại thường xuyên và điều kiện không tốt.
Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng
Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được
Có 21 nhóm bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở việt nam
Nhóm I các bệnh bụi phổi và phế quản
Bụi phổi—silic
Bụi phổi amiang/atbet
Bụi phổi bong
Viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
Nhiễm độc chì và hợp chất chì
Nhiễm độc benzene và hợp chất benzene
Nhiễm độc thủy ngân, mangan, TNT
Nhiễm độc asen và hợp chất asen
Nhiễm độc nicotin
Nhiễm độc hóa chất trừ sâu
Nhóm III bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
Bệnh do quang tuyến X và tia phóng xạ
Bệnh điếc do tiếng ồn
Bệnh rung chuyển
Bệnh giảm áp
Nhóm IV bệnh da nghề nghiệp
Bệnh sạm da
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da , chàm
Nhóm V bệnh nhiễm khuẩn
Lao
Viêm gan virus
Leptospira
1 số bệnh hay gặp như bụi phổi silic
Do hít phải bụi có hàm lượng SiO2 tự do cao
Khiến khó thở, xơ phổi, khí thũng
Ho ra máu , khạc đờm đen , đau ngực, suy hô hấp nhiễm khuẩn phổi
Các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp
Biện pháp kỹ thuật công nghệ:
Cải tiến kĩ thuật đổi mới công nghệ: cơ giới hóa , tự động hóa, dùng những chất
không độc hại thay cho những chất độc hại hoặc ít độc hại thay cho những hợp chất
có độc tính cao .
Biện pháp kĩ thuật vệ sinh :
Cải tiến hệ thống thông gió , hệ thống chiếu sáng ở nơi sản xuất cũng là những biện
pháp góp phần cải thiện điều kiện lao động
Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Là 1 biện pháp bổ trợ nhưng trong trường hợp khi mà biện pháp cải tiến quá trình
công nghệ , biện pháp kĩ thuật vệ sinh chưa được thực hiện thì nó đóng vai trò chủ
yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất phòng ngừa bệnh nghề
nghiệp
Biện pháp tổ chức lao động có khoa học
Thực hiện phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân , tìm ra
biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc , tiêu hao năng lượng ít hơn , làm
cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản
xuất , vừa có năng suất lao động cao hơn lại vừa an toàn hơn.
Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe:
Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân , khám tuyển để không chọn 1 số người
mắc bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức khỏe sẽ làm cho
bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới mắc các bệnh nghề nghiệp
Khám định kì để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp có hướng giải quyết kịp thời
Giám định lại khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hồi khả năng lao động
cho 1 số công nhân mắc tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống,
đảm bảo cho chất lượng CN làm việc với các chất độc hại
Quản lý bảo vệ được sức khỏe lao động kéo dài tuổi nghề tuổi đời người lao động
Câu 5 biện pháp an toàn khi sử dụng điện :
Thực hiện tốt việc cách điện cho các dụng cụ điện, dây dẫn điện
Kiểm tra cách điện của đồ điện (sử dụng bút thử điện)
Lắp lại các ổ điện và để dây trên cao khỏi tầm tay của trẻ em
Thực hiện nối đất các thiết bị điện, đồ điện
Không vi phạm qui tắc an toàn đối với điện cao áp và trạm biến áp
Mưa to không đứng dưới gốc cây hay khu đất trống, mà tìm nơi chốn an toàn như nhà
ở có cột thu lôi
Sử dụng aptomat để tự động ngắt điện khi có sự cố điện xảy ra
Nếu thấy ngoài đường có cột điện gãy hay dây điện đứt xuống lòng đường thì phải
báo ngay cho cơ quan hay trạm quản lý điện gần nhất
Trước khi sửa chữa phải ngắt nguồn điện để không bị giật
Sử dụng các thiết bị cách điện khi sửa chữa như găng tay , đệm lót, bệ cách điện, thiết
bị nối đất tạm thời bảng báo hiệu
Thường xuyên kiểm tra cách điện các thiết bị điện cũng như hệ thống điện
Tổ chức vận hành các thiết bị điện theo qui tắc an toàn
Cấp cứu người bị điện giật
Tai nạn do điện được chia làm 2 nhóm :
Chấn thương do điện và điện giật
Nguyên nhân chết do điện là do hiện tượng kích thích chứ không do chấn thương
Khi có tai nạn điện việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng , kịp thời , đúng phương pháp
là yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân
Cấp cứu trong khoảng 0-60s sau khi bị giật có khả năng cứu sống 90%
Từ 1 phút đến 6 phút sau thì khả năng là 10%, và sau 10 phút thì tỉ lệ <1%
Các bước sơ cứu gồm 2 bước cơ bản’
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế
Nạn nhân chạm vào điện hạ áp
Cần cắt nguồn điện , tách nạn nhân ra khỏi dây điện hoặc cắt dứt dây diện bằng kìm
điện hay rìu cán gỗ
Nạn nhân chạm vào hay bị phóng điện từ thiết điện cao áp cần phải dùng gậy hay sào
tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện, báo cho người quản lý cắt nguồn điện trên dây
Hô hấp nạn nhân ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi bộ phận mang điện
Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí , cởi các phần quần áo bó thân , lau sạch máu, nước và
chất bẩn và tiến hành hô hấp
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Có thể tiến hành đồng thời cả hô hấp và xoa bóp tim nếu có 2 người
Thao tác phải làm liên tục đến khi nạn nhân xuất hiện sống trở lại , tiếp tục thao tác sơ
cứu và chuyển đến bệnh viện.
Câu 6 Tiếng ồn, tác hại của tiếng ồn. Biện pháp hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị , không phù hợp với mong muốn của người
nghe
Tiếng ồn là dạng âm thanh gây ô nhiễm đặc trưng của đô thị hóa công nghiệp và giao
thông vận tải , tiếng ồn càng tăng khi mặt độ giao thông càng lớn, mật độ tập trung
người và thiết bị càng lớn
Thính giác con người có đặc tính cảm thụ cường độ âm thanh
Tác hại của tiếng ồn
Việc đánh giá tác hại của tiếng ồn cho con người rất khó khăn vì phản ứng của con
người đối với tiếng ồn rất khác nhau tùy theo trạng thái thể lực, theo trạng thái thể lực
, tinh thần và thời điểm tác động
Bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc
sống
Che lấp âm thanh cần nghe làm suy giảm phản xạ tự nhiên của người với âm thanh.
Gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh và gián tiếp gây ra bệnh tim mạch
Tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí bệnh điếc
Tiến triển bệnh với giai đoạn đầu làm giảm sức nghe, không nghe thấy tiếng động nhỏ
Giai đoạn tiếp theo là tai bị nghễnh ngãng
Cuối cùng là bị tai trong bị tổn thương dây thần kinh thính giác bị teo lại người bệnh
không nghe được tiếng nói chuyện
Làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc
Thường xuyên quấy rầy giấc ngủ
Bị đánh thức bằng tiếng ồn gây tâm lý khó chịu , nếu thiếu ngủ gây tác động nặng nề
tâm sinh lý.
Tác dụng nhiễu đối với thông tin quan trọng đối với doanh nghiệp , công tác quản lý
và giáo dục,…
Các bước giảm ô nhiễm tiếng ồn
Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn , kiểm soát trên đường lan truyền hay dùng
thiết bị bảo vệ cá nhân
Giảm tiếng ồn tại nguồn:
Chọn vị trí đặt máy thích hợp
Bố trí nơi làm việc xa nguồn ồn
Thay thế chi tiết thiết bị mới có hoạt động êm hơn
Sử dụng bộ đàn hồi chống rung chuyển
Cải thiện chế độ chảy của dòng khí gây ồn
Làm ống giảm âm thanh cho các thiết bị máy móc gây ồn
Lắp ống giảm thanh cho máy móc động cơ
Bao bọc nguồn âm bằng vỏ cách âm
Lắp đặt các thiết bị tiêu âm
Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền
Trong xưởng sử dụng các tấm vật liệu hút âm hấp thu âm lan truyền
Treo rèm ngăn để hấp thu và ngăn tiếng ồn
Vì âm lan truyền trong không khí nên sóng âm giảm dần
Đường cao tốc có các dải phân cách là tường xây hoặc dải cây xanh có nhiều tán thấp
hơn 3 mét
Khu công nghiệp trồng dải phân cách xanh , cây cối bao xung quanh và ngăn cách
với khu dân cư
Sử dụng thiết bị cá nhân các thiết bị bảo vệ tai đặc biệt hữu hiệu , nút bịt tai hay
chụp bịt tai chống ồn tuy nhiên gây tâm lý cảm giác vướng víu cho người sử dụng
Câu 7
Nguyên tắc sử dụng các thiết bị phóng xạ
Thời gian giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
Khoảng cách tăng khoảng cách với nguồn phóng xạ
Che chắn sử dụng vật liệu hấp thu , ngăn cách phóng xạ giảm cường độ bức xạ
Phòng tránh:
Thực hiện đầy đủ qui tắc vệ sinh an toàn lao động
Mặc đầy đủ trang thiết bị bảo hộ phòng chống phóng xạ
Kiểm tra chất lượng thiết bị có chứa phóng xạ
Trang bị mới cần có thẩm định cấp phép của ngành chức năng
Kiểm định định kì chất lượng thiết bị
ứng dụng trong y tế, công nghiệp khai thác chế biến titan
cần sử dụng liều kế cá nhân
sử dụng chì để ngăn cản tia phóng xạ
đeo găng mặt nạ tay khẩu trang
cách xa nguồn phóng xạ khi có rò rỉ phóng xạ
hạn chế thời gian tiếp xúc càng ngắn càng tốt
trú ẩn vào những tòa nhà bê tong
không ăn uống các đồ nhiễm phóng xạ