Báo cáo thực tập
"Giới Thiệu Hệ Điều Hành Window
Server 2003"
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu 4
Chương I. Giới Thiệu Hệ Điều Hành Window Server 2003 5
Giới thiệu về Hệ Điều Hành Window Server 2003 5
1.1 Phiên bản Web (Web Edition) 5
1.3 Phiên bản Doanh nghiệp (Enterprise Edition) 8
1.4 Phiên bản Trung tâm Dữ liệu (Datacenter Edition) 9
Chương II – Các dịch vụ mạng Window Server 2003 10
I. Dịch vụ Active Directory 10
1 . Active Directory là gì? 10
2. Chức năng của AD : 16
3 . Diectory Services 16
4 . Kiến trúc của Active Diectory 18
II. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol ) 20
1 . GIỚI THIỆU DỊCH VỤ DHCP 20
2 . HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO THỨC DHCP 21
3. Quá trình Cài đặt: 22
4. Nguyên lý làm việc của DHCP 25
5. Cơ chế tự động refresh lại lease time 27
6.Ủy quyền authorize một DHCP service 28
7.Cấu hình một DHCP server 31
8. Cấu hình một scope với các option 36
. Client Reservations 37
IV. Dịch vụ FTP Server 56
1.Giao thức FTP 56
2. Cài đặt dịch vụ FTP 60
3. Cấu hình dịch vụ FTP 61
4. Tạo mới FTP site 63
5. Tạo Virtual Directory 64
2
6. Tạo nhiều FTP Site 66
V. Dịch vụ Web Server 68
1. Nguyên tắc hoạt động của Web Server 68
2. Cơ chế nhận kết nối 69
3. Web Client 69
4. Cài đặt và cấu hình IIS 6.0 70
VI. Dịch vụ Mail Server 80
1. Giới thiệu về hệ thống mail 80
2. Giới thiệu các chương trình Mail Server 82
3.Các tính năng cơ bản của MDaemon 83
3.1.Hướng dẫn cài đặt và cấu hình cho hệ thống MDaemon 83
4. Một số điều chú ý cơ bản khi có lỗi khi cài 86
3.2 Hướng dẫn cài đặt mail server Mdaemon 86
VII. Dịch vụ Proxy 94
1.Giới thiệu về dịch vụ Proxy 94
ISA Server là gì? 96
3.Các Vấn đề Cần Lưu ý Khi Triễn Khai Cài đặt Isa Server 2006 98
3
Lời nói đầu
Trong thời đại hiện nay Công Nghệ Thông Tin ngày càng phát triển và đóng một vai
trò quan trọng không thể thiếu với mỗi chúng ta.Cần thiết hơn cả là đối với một công
ty,mọt nhà máy xí nghiệp, một doanh nghiệp ,trường học….vv.
Việc làm thế nào để cho công ty mình ngày càng phát thiển, các tài nguyên trong công
ty được bảo mât một cách an toàn là mối lo ngại với không ít các doanh nghiệp.Nhận
thấy đièu đó là quan trọng chính vì thế Microsoft đã nhanh chóng cho áp dụng CNTT
vào các doanh nghiệp bằng giải pháp quản trị máy chủ và diều này đã nhanh chóng
được các doanh nghiệp trong và ngoài nứoc ứng dụng thành công và nhiệt tình hưởng
ứng.
Việc sử dụng hệ thống máy chủ để quản trị trong doanh nghiệp ngày càng đựoc các
doanh nghiệp trong nứoc áp dụng nhằm có một hệ thống hoạt động tốt,an toàn ,có độ
bảo mật cao,chi phí hợp lý và thuận tiẹn trong việc trao đổi thông tin giữa các chi
nhánh…
Từ những yêu cầu thực tế như vậy em xin xây dựng các dịch vụ mạng trong một doanh
nghiệp vừa và nhỏ sử dung Window Server 2003 trên phần mềm máy ảo VMWare và
từ đó có thể áp dụng vào triển khai trên thực tế.
4
Chương I. Giới Thiệu Hệ Điều Hành Window Server 2003
Giới thiệu về Hệ Điều Hành Window Server 2003
Windows Server 2003 là sản phẩm của hệ điều hành Windows Server và được
cải tiến rất nhiều so với các phiên bản trước đó: bảo mật tốt hơn, độ tin cậy cao hơn và
dễ dàng quản trị. Phần sau đây sẽ trình bày tổng quan về họ sản phẩm Windows Server
2003, tập trung vào các điểm giống và khác nhau giữa 4 phiên bản: Web Edition,
Standard Edition, Enterprise Edition và Datacenter Edition
1. Các phiên bản của họ Windows Server 2003
Các phiên bản khác nhau của Windows Server 2003 được thiết kế để hỗ trợ các
nền tảng thiết bị phần cứng và vai trò máy chủ khác nhau. Bên cạnh 4 phiên bản cơ
bản của Windows Server 2003 - Web, Standard (Tiêu chuẩn), Enterprise (Doanh
nghiệp) và Datacenter (Trung tâm dữ liệu) – hệ điều hành này còn có thêm các phiên
bản hỗ trợ phần cứng 64 bit và các hệ thống nhúng. Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết
hơn về các phiên bản này.
1.1 Phiên bản Web (Web Edition)
Để tăng tính cạnh tranh của Windows Server 2003 so với các máy chủ Web
khác, Microsoft đã cho ra một phiên bản đặc biệt của Windows Server 2003, được
thiết kế
chuyên dụng cho chức năng của một máy chủ Web. Phiên bản Web là một phần của hệ
điều hành chuẩn cho phép người quản trị có thể triển khai các Web site, các ứng dụng
Web và các dịch vụ Web mà không tốn nhiều chi phí và công sức quản trị. Hệ điều
hành này hỗ trợ tối đa 2GB bộ nhớ RAM và 2 bộ vi xử lí – chỉ bằng một nửa so với
khả năng hỗ trợ của bản Standard Edition.
Phiên bản Web không có nhiều tính năng như các phiên bản Windows Server 2003
khác, tuy nhiên nó vẫn tích hợp một số thành phần có thể không cần thiết cho một
Web Server điển hình, đó là:
Một máy chủ chạy phiên bản Web có thể là thành viên của một miền sử dụng
Active Directory nhưng nó không thể trở thành một máy chủ quản trị miền
5
- Mô hình Client Access License - CAL (giấy phép truy nhập từ máy trạm) chuẩn
không được áp dụng cho các máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition. Hệ điều hành
này hỗ trợ một số lượng không giới hạn các kết nối Web, nhưng nó lại giới hạn tối đa
10 kết nối Server Message Block (SMB) đồng thời. Điều này có nghĩa là không thể có
nhiểu hơn 10 người dùng mạng nội bộ có thể truy nhập các tài nguyên file và máy in
tại một thời điểm bất kì
- Các tính năng Tường lửa Bảo vệ Kết nối Internet (Internet Connection Firewall -ICF)
và Chia sẻ Kết nối Internet (Internet Connection Sharing - ICS) sẽ không có trong
phiên bản Web, điều này sẽ không cho phép máy chủ thực hiện chức năng của một
cổng kết nối Internet.
- Một máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition không thể thực hiện chức năng của
một máy chủ DHCP, máy chủ fax, máy chủ Microsoft SQL hay một Máy chủ Dịch vụ
Dầu cuối mặc dù chức năng Remote Desktop (Truy nhập toàn màn hình từ xa) dành
cho quản trị vẫn được hỗ trợ.
- Phiên bản Web sẽ không cho phép chạy các ứng dụng không phải dịch vụ Web
Tuy nhiên, phiên bản Web lại bao gồm đầy đủ các thành phần chuẩn mà một máy chủ
Web cần, bao gồm Microsoft Internet Information Services (IIS) 6, Network Load
Balancing (NLB), và Microsoft ASP.NET.
Do vậy, hiển nhiên là phiên bản Web không phải là một nền tảng thích hợp cho các
máy chủ mạng thông thường. Nó cho phép các cơ quan hay tổ chức triển khai các máy
chủ Web chuyên dụng, không hỗ trợ các thành phần khác mà máy chủ web này không
cần thiết sử dụng trong vai trò của nó.
1.2 Phiên bản Tiêu chuẩn (Standard Edition)
Phiên bản Standard sử dụng cho nền tảng máy chủ đa chức năng trong đó có thể
cung cấp các dịch vụ thư mục (Directory), file, in ấn, ứng dụng, multimedia và dịch vụ
Internet cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Sau đây là một vài trong rất nhiều tính
năng có trong phiên bản này của hệ điều hành :
Directory services (Dịch vụ Thư mục): Phiên bản Standard có khả năng hỗ trợ đầy
đủ đối với Active Directory cho phép các máy chủ có thể đóng vai trò là máy chủ
thành viên hoặc các máy chủ quản trị miền. Người quản trị mạng có thể sử dụng các
6
công cụ kèm theo hệ điều hành để triển khai và quản trị các đối tượng Active
Directory, các chính sách nhóm (GP – Group Policy) và các dịch vụ khác dựa trên nền
Active Directory.
Dịch vụ Internet: Phiên bản Standard bao gồm IIS 6.0 cung cấp các dịch vụ Web và
FTP cũng như các thành phần khác sử dụng trong quá trình triển khai máy chủ Web
như dịch vụ Cân bằng Tải (NLB – Network Load Balancing). Chức năng NLB cho
phép nhiều máy chủ Web có thể cùng duy trì (host) một Web site đơn, chia sẻ các yêu
cầu kết nối của client trong tối đa 32 máy chủ đồng thời cung cấp khả năng chống lỗi
cho hệ thống.
Các dịch vụ cơ sở hạ tầng: Phiên bản Standard bao gồm các dịch vụ Microsoft
DHCP Server, Domain Name System (DNS) Server, và Windows Internet Name
Service (WINS) Server, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho mạng nội bộ và các máy
khách trên Internet.
Định tuyến TCP/IP (TCP/IP Routing): Một máy chủ chạy phiên bản Standard có thể
thực thi như một router với rất nhiều cấu hình bao gồm định tuyến LAN và WAN,
định tuyến truy nhập Internet và định tuyến truy nhập từ xa. Để thực hiện các chức
năng này, dịch vụ Định tuyến và Truy nhập Từ xa (Routing and Remote Access
Service - RRAS) có hỗ trợ cho các tính năng Chuyển đổi Địa chỉ Mạng (Network
Address Translation – NAT), Dịch vụ Xác thực Internet (Internet Authentication
Service – IAS), các giao thức định tuyến như Giao thức Thông tin Định tuyến
(Routing Information Protocol – RIP) và Uư tiên Đường Ngắn nhất (Open Shortest
Path First – OSPF).
Dịch vụ File và In ấn: Người dùng trong mạng có thể truy nhập các ổ đĩa, thư mục và
máy in chia sẻ trên một máy chủ chạy phiên bản Standard của hệ điều hành . Mỗi máy
khách (client) khi muốn truy nhập đến các tài nguyên đã chia sẻ trên máy chủ sẽ phải
có một Giấy phép Truy nhập (Client Access License - CAL). Phiên bản Standard
thông thường được bán thành một gói gồm 5, 10 Giấy phép Truy nhập (CAL) hoặc
nhiều hơn, và khi muốn thêm nhiều người dùng truy nhập, bạn sẽ phải mua bổ sung
các Giấy phép Truy nhập (CAL) này.
Máy chủ Terminal (đầu cuối): Một máy chủ chạy Phiên bản Standard có thể thực
hiện chức năng một Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối, cho phép các máy tính và các thiết bị
7
khác có thể truy nhập màn hình Windows và các ứng dụng đang chạy trên máy chủ
này. Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối bản chất là một kĩ thuật điều khiển từ xa cho phép các
máy khách (client) truy nhập đến một phiên làm việc Windows trên máy chủ. Mọi ứng
dụng được thực thi trên máy chủ và chỉ bàn phím, màn hình và các thông tin hiển thị
được truyền qua mạng. Các máy khách của Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối được yêu cầu
Giấy phép Truy nhập khác so với
Giấy phép Truy nhập chuẩn CAL mặc dù Phiên bản Standard đã cung cấp sẵn một
Giấy phép Truy nhập cho 2 người dùng sử dụng dịch vụ Remote Desktop for
Administration (Dịch vụ truy nhập toàn màn hình từ xa dành cho các tác vụ quản trị),
một công cụ quản trị từ xa dựa trên dịch vụ Terminal
Các dịch vụ bảo mật: Phiên bản Standard còn có rất nhiều các tính năng bảo mật mà
một người quản trị có thể triển khai nếu cần, bao gồm khả năng Mã hóa Hệ thống File
(EFS) – bảo vệ các file trên các ổ cứng máy chủ bằng cách lưu trữ chúng trong một
định dạng đã được mã hóa, tính năng bảo mật IP (IP Security - IPsec) mở rộng, - sử
dụng chữ kí số để mã hóa dữ liệu trước khi truyền đi trên mạng, tính năng tường lửa
ICF – qui định các luật đối với các luồng dữ liệu đi từ Internet vào trong mạng và tính
năng sử dụng Public Key Infrastructure (PKI) – cung cấp khả năng bảo mật dựa trên
mã hóa bằng khóa công khai và các chứng nhận số hóa.
1.3 Phiên bản Doanh nghiệp (Enterprise Edition)
Phiên bản Enterprise được thiết kế họat động trên các máy chủ cấu hình mạnh
của các tổ chức doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Phiên bản này khác phiên bản Standard
chủ yếu ở mức độ hỗ trợ phần cứng. ví dụ: Bản Enterprise hỗ trợ tối đa 8 bộ vi xử lí so
với 4 bộ của bản Standard và tối đa 32GB bộ nhớ RAM so với khả năng của bản
Standard chỉ là 4GB.
Phiên bản Enterprise còn bổ sung thêm một số tính năng quan trọng mà không có
trong bản Standard, bao gồm các thành phần sau:
Microsoft Metadirectory Services - MMS (Dịch vụ Siêu Thư mục Microsoft):
Metadirectory bản chất là thư mục của các thư mục – một phương tiện tích hợp nhiều
nguồn thông tin vào một thư mục đơn, thống nhất. MMS cho phép chúng ta có thể kết
hợp các thông tin trong Active Directory với các dịch vụ thư mục khác, để tạo ra một
cách nhìn tổng thể tất cả các thông tin về một tài nguyên nào đó. Phiên bản Enterprise
8
chỉ cung cấp hỗ trợ cho MMS mà không phải là phần mềm MMS thực sự, phần mềm
này bạn phải lấy từ Microsoft Consulting Service (Dịch vụ tư vấn Microsoft - MCS)
hoặc thông qua một thỏa thuận với đối tác MMS.
Server Clustering (Chuỗi Máy chủ): Chuỗi máy chủ là một nhóm các máy chủ
nhưng lại đóng vai trò như một máy chủ đơn cung cấp khả năng sẵn sàng cao cho một
nhóm các ứng dụng. Tính sẵn sàng trong trường hợp này có nghĩa là các chu trình hoạt
động của ứng dụng đó được phân bố đều trong các máy chủ trong chuỗi, giảm tải trên
mỗi máy chủ và cung cấp khả năng chịu lỗi nếu bất kì máy chủ nào bị sự cố. Các máy
chủ trong chuỗi, được gọi là các nút, đều có khả năng truy nhập đến một nguồn dữ liệu
chung, thông thường là một mạng lưu trữ lớn (Storage Area Network - SAN), cho
phép các nút luôn được duy trì cùng một nguồn thông tin dữ liệu cơ sở. Phiên bản
Enterprise hỗ trợ máy chủ cluster có tối đa 8 nút
Bộ nhớ RAM Cắm nóng (Hot Add Memory): Phiên bản Enterprise bao gồm phần
mềm hỗ trợ một đặc tính của phần cứng gọi là Bộ nhớ Cắm nóng, cho phép người
quản trị mạng có thể thêm hoặc thay thế bộ nhớ RAM trong máy chủ mà không cần tắt
máy hoặc khởi động lại. Để sử dụng tính năng này, máy tính phải có phần cứng hỗ trợ
tương ứng.
Quản trị Tài nguyên Hệ thống của Windows (Windows System Resource
Manager - WSRM): Tính năng này cho phép người quản trị mạng có thể phân bố tài
nguyên hệ thống cho các ứng dụng hoặc chu trình dựa trên nhu cầu của các người
dùng, đồng thời duy trì các bản báo cáo về tài nguyên do các ứng dụng hay chu trình
trong hệ thống sử dụng. Điều này cho phép các tổ chức doanh nghiệp có thể thiết lập
giới hạn sử dụng tài nguyên cho một ứng dụng xác định hoặc tính chi phí cho khách
hàng dựa trên các tài nguyên họ sử dụng.
1.4 Phiên bản Trung tâm Dữ liệu (Datacenter Edition)
Phiên bản Datacenterđược thiết kế cho các máy chủ ứng dụng cao cấp, lưu
lượng truy nhập lớn, yêu cầu sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống. Phiên bản này
cũng gần giống Phiên bản Enterprise khi so sánh các tính năng, tuy nhiên nó hỗ trợ tốt
hơn cho việc mở rộng phần cứng, có thể hỗ trợ tối đa 64GB bộ nhớ và 32 bộ vi xử lí.
Phiên bản này không tích hợp một số tính năng có trong bản Enterprise
9
Chương II – Các dịch vụ mạng Window Server 2003
I. Dịch vụ Active Directory
1 . Active Directory là gì?
Trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu xem Active Directory là gì. Active Directory là
một dịch vụ thư mục (directory service) đã được đăng ký bản quyền bởi Microsoft, nó
là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Windows. Giống như các dịch vụ thư mục
khác, chẳng hạn như Novell Directory Services (NDS), Active Directory là một hệ
thống chuẩn và tập trung, dùng để tự động hóa việc quản lý mạng dữ liệu người dùng,
bảo mật và các nguồn tài nguyên được phân phối, cho phép tương tác với các thư mục
khác. Thêm vào đó, Active Directory được thiết kế đặc biệt cho các môi trường kết nối
mạng được phân bổ theo một kiểu nào đó.
Active Directory có thể được coi là một điểm phát triển mới so với Windows 2000
Server và được nâng cao và hoàn thiện tốt hơn trong Windows Server 2003, trở thành
một phần quan trọng của hệ điều hành. Windows Server 2003 Active Directory cung
cấp một tham chiếu, được gọi là directory service, đến tất cả các đối tượng trong một
mạng, gồm có user, groups, computer, printer, policy và permission.
Với người dùng hoặc quản trị viên, Active Directory cung cấp một khung nhìn mang
tính cấu trúc để từ đó dễ dàng truy cập và quản lý tất cả các tài nguyên trong mạng.
1.1.Tại sao cần thực thi Active Directory?
Có một số lý do để lý giải cho câu hỏi trên. Microsoft Active Directory được
xem như là một bước tiến triển đáng kể so với Windows NT Server 4.0 domain hay
thậm chí các mạng máy chủ standalone. Active Directory có một cơ chế quản trị tập
trung trên toàn bộ mạng. Nó cũng cung cấp khả năng dự phòng và tự động chuyển đổi
dự phòng khi hai hoặc nhiều domain controller được triển khai trong một domain.
Active Directory sẽ tự động quản lý sự truyền thông giữa các domain controller để bảo
đảm mạng được duy trì. Người dùng có thể truy cập vào tất cả tài nguyên trên mạng
thông qua cơ chế đăng nhập một lần. Tất cả các tài nguyên trong mạng được bảo vệ
bởi một cơ chế bảo mật khá mạnh, cơ chế bảo mật này có thể kiểm tra nhận dạng
người dùng và quyền hạn của mỗi truy cập đối với tài nguyên.
10
Active Directory cho phép tăng cấp, hạ cấp các domain controller và các máy
chủ thành viên một cách dễ dàng. Các hệ thống có thể được quản lý và được bảo vệ
thông qua các chính sách nhóm Group Policies. Đây là một mô hình tổ chức có thứ
bậc linh hoạt, cho phép quản lý dễ dàng và ủy nhiệm trách nhiệm quản trị. Mặc dù vậy
quan trọng nhất vẫn là Active Directory có khả năng quản lý hàng triệu đối tượng bên
trong một miền.
1.2.Những đơn vị cơ bản của Active Directory
Các mạng Active Directory được tổ chức bằng cách sử dụng 4 kiểu đơn vị hay
cấu trúc mục. Bốn đơn vị này được chia thành forest, domain, organizational unit và
site.
Hình 1
- Forests: Nhóm các đối tượng, các thuộc tính và cú pháp thuộc tính trong Active
Directory.
- Domain: Nhóm các máy tính chia sẻ một tập chính sách chung, tên và một cơ sở dữ
liệu của các thành viên của chúng.
- Organizational unit (OU): Nhóm các mục trong miền nào đó. Chúng tạo nên một
kiến trúc thứ bậc cho miền và tạo cấu trúc công ty của Active Directory theo các điều
kiện tổ chức và địa lý.
11
- Sites: Nhóm vật lý những thành phần độc lập của miền và cấu trúc OU. Các Site
phân biệt giữa các location được kết nối bởi các kết nối tốc độ cao và các kết nối tốc
độ thấp, và được định nghĩa bởi một hoặc nhiều IP subnet.
Các Forest không bị hạn chế theo địa lý hoặc topo mạng. Một forest có thể gồm
nhiều miền, mỗi miền lại chia sẻ một lược đồ chung. Các thành viên miền của cùng
một forest thậm chí không cần có kết nối LAN hoặc WAN giữa chúng. Mỗi một mạng
riêng cũng có thể là một gia đình của nhiều forest độc lập. Nói chung, một forest nên
được sử dụng cho mỗi một thực thể. Mặc dù vậy, vẫn cần đến các forest bổ sung cho
việc thực hiện test và nghiên cứu các mục đích bên ngoài forest tham gia sản xuất.
Các miền Domain phục vụ như các mục trong chính sách bảo mật và các nhiệm
vụ quản trị. Tất cả các đối tượng bên trong một miền đều là chủ đề cho Group Policies
miền rộng. Tương tự như vậy, bất cứ quản trị viên miền nào cũng có thể quản lý tất cả
các đối tượng bên trong một miền. Thêm vào đó, mỗi miền cũng đều có cơ sở dữ liệu
các tài khoản duy nhất của nó. Chính vì vậy tính xác thực là một trong những vấn đề
cơ bản của miền. Khi một tài khoản người dùng hoàn toàn xác thực đối với một miền
nào đó thì tài khoản người dùng này có thể truy cập vào các tài nguyên bên trong
miền.
Active Directory yêu cầu một hoặc nhiều domain để hoạt động. Như đề cập từ
trước, một miền Active Directory là một bộ các máy tính chia sẻ chung một tập các
chính sách, tên và cơ sở dữ liệu các thành viên của chúng. Một miền phải có một hoặc
nhiều máy domain controller (DC) và lưu cơ sở dữ liệu, duy trì các chính sách và cung
cấp sự thẩm định cho các đăng nhập vào miền.
Trước kia trong Windows NT, bộ điều khiển miền chính - primary domain
controller (PDC) và bộ điều khiển miền backup - backup domain controller (BDC) là
các role có thể được gán cho một máy chủ trong một mạng các máy tính sử dụng hệ
điều hành Windows. Windows đã sử dụng ý tưởng miền để quản lý sự truy cập đối với
các tài nguyên mạng (ứng dụng, máy in và,…) cho một nhóm người dùng. Người dùng
chỉ cần đăng nhập vào miền là có thể truy cập vào các tài nguyên, những tài nguyên
này có thể nằm trên một số các máy chủ khác nhau trong mạng.
Máy chủ được biết đến như PDC, quản lý cơ sở dữ liệu người dùng Master cho
miền. Một hoặc một số máy chủ khác được thiết kế như BDC. PDC gửi một cách định
12
kỳ các bản copy cơ sở dữ liệu đến các BDC. Một BDC có thể có thể đóng vai trò như
một PDC nếu máy chủ PDC bị lỗi và cũng có thể trợ giúp cân bằng luồng công việc
nếu quá bận.
Với Windows 2000 Server, khi domain controller vẫn được duy trì, các role
máy chủ PDC và BDC cơ bản được thay thế bởi Active Directory. Người dùng cũng
không tạo các miền phân biệt để phân chia các đặc quyền quản trị. Bên trong Active
Directory, người dùng hoàn toàn có thể ủy nhiệm các đặc quyền quản trị dựa trên các
OU. Các miền không bị hạn chế bởi một số lượng 40.000 người dùng. Các miền
Active Directory có thể quản lý hàng triệu các đối tượng. Vì không còn tồn tại PDC và
BDC nên Active Directory sử dụng bản sao multi-master replication và tất cả các
domain controller đều ngang hàng nhau.
Organizational units tỏ ra linh hoạt hơn và cho phép quản lý dễ dàng hơn so với
các miền. OU cho phép bạn có được khả năng linh hoạt gần như vô hạn, bạn có thể
chuyển, xóa và tạo các OU mới nếu cần. Mặc dù các miền cũng có tính chất mềm dẻo.
Chúng có thể bị xòa tạo mới, tuy nhiên quá trình này dễ dẫn đến phá vỡ môi trường so
với các OU và cũng nên tránh nếu có thể.
Theo định nghĩa, sites là chứa các IP subnet có các liên kết truyền thông tin cậy
và nhanh giữa các host. Bằng cách sử dụng site, bạn có thể kiểm soát và giảm số lượng
lưu lượng truyền tải trên các liên kết WAN chậm.
1.3.Infrastructure Master và Global Catalog
Một thành phần chính khác bên trong Active Directory là Infrastructure Master.
Infrastructure Master (IM) là một domain-wide FSMO (Flexible Single Master of
Operations) có vai trò đáp trả trong quá trình tự động để sửa lỗi (phantom) bên trong
cơ sở dữ liệu Active Directory.
Phantom được tạo ra trên các DC, nó yêu cầu một sự tham chiếu chéo cơ sở dữ
liệu giữa một đối tượng bên trong cơ sở dữ liệu riêng và một đối tượng từ miền bên
trong forest. Ví dụ có thể bắt gặp khi bạn bổ sung thêm một người dùng nào đó từ một
miền vào một nhóm bên trong miền khác có cùng forest. Phantom sẽ bị mất hiệu lực
khi chúng không chứa dữ liệu mới cập nhật, điều này xuất hiện vì những thay đổi được
thực hiện cho đối tượng bên ngoài mà Phantom thể hiện, ví dụ như khi đối tượng mục
tiêu được đặt lại tên, chuyển đi đâu đó giữa các miền, hay vị xóa. Infrastructure Master
13
có khả năng định vị và khắc phục một số phantom. Bất cứ thay đổi nào xảy ra do quá
trình sửa lỗi đều được tạo bản sao đến tất cả các DC còn lại bên trong miền.
Infrastructure Master đôi khi bị lẫn lộn với Global Catalog (GC), đây là thành
phần duy trì một copy chỉ cho phép đọc đối với các domain nằm trong một forest,
được sử dụng cho lưu trữ nhóm phổ dụng và quá trình đăng nhập,… Do GC lưu bản
copy không hoàn chỉnh của tất cả các đối tượng bên trong forest nên chúng có thể tạo
các tham chiếu chéo giữa miền không có nhu cầu phantom.
1.4.Active Directory và LDAP
LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) là một phần của Active
Directory, nó là một giao thức phần mềm cho phép định vị các tổ chức, cá nhân hoặc
các tài nguyên khác như file và thiết bị trong mạng, dù mạng của bạn là mạng Internet
công cộng hay mạng nội bộ trong công ty.
Trong một mạng, một thư mục sẽ cho bạn biết được nơi cất trữ dữ liệu gì đó.
Trong các mạng TCP/IP (gồm có cả Internet), domain name system (DNS) là một hệ
thống thư mục được sử dụng gắn liền tên miền với một địa chỉ mạng cụ thể (vị trí duy
nhất trong mạng). Mặc dù vậy, bạn có thể không biết tên miền nhưng LDAP cho phép
bạn tìm kiếm những cụ thể mà không cần biết chúng được định vị ở đâu.
Thư mục LDAP được tổ chức theo một kiến trúc cây đơn giản gồm có các mức dưới
đây:
- Thư mục gốc có các nhánh con
- Country, mỗi Country lại có các nhánh con
- Organizations, mỗi Organization lại có các nhánh con
- Organizational units (các đơn vị, phòng ban,…), OU có các nhánh
- Individuals (cá thể, gồm có người, file và tài nguyên chia sẻ, chẳng hạn như
printer)
Một thư mục LDAP có thể được phân phối giữa nhiều máy chủ. Mỗi máy chủ
có thể có một phiên bản sao của thư mục tổng thể và được đồng bộ theo chu kỳ.
14
Các quản trị viên cần phải hiểu LDAP khi tìm kiếm các thông tin trong Active
Directory, cần tạo các truy vấn LDAP hữu dụng khi tìm kiếm các thông tin được lưu
trong cơ sở dữ liệu Active Directory.
1.5.Sự quản lý Group Policy và Active Directory
Khi nói đến Active Directory chắc chắn chúng ta phải đề cập đến Group Policy.
Các quản trị viên có thể sử dụng Group Policy trong Active Directory để định nghĩa
các thiết lập người dùng và máy tính trong toàn mạng. Thiết lập này được cấu hình và
được lưu trong Group Policy Objects (GPOs), các thành phần này sau đó sẽ được kết
hợp với các đối tượng Active Directory, gồm có các domain và site. Đây chính là cơ
chế chủ yếu cho việc áp dụng các thay đổi cho máy tính và người dùng trong môi
trường Windows.
Thông qua quản lý Group Policy, các quản trị viên có thể cấu hình toàn cục các
thiết lập desktop trên các máy tính người dùng, hạn chế hoặc cho phép truy cập đối với
các file hoặc thư mục nào đó bên trong mạng.
Thêm vào đó chúng ta cũng cầm phải hiểu GPO được sử dụng như thế nào.
Group Policy Object được áp dụng theo thứ tự sau: Các chính sách máy nội bộ được
sử dụng trước, sau đó là các chính sách site, chính sách miền, chính sách được sử dụng
cho các OU riêng. Ở một thời điểm nào đó, một đối tượng người dùng hoặc máy tính
chỉ có thể thuộc về một site hoặc một miền, vì vậy chúng sẽ chỉ nhận các GPO liên kết
với site hoặc miền đó.
Các GPO được phân chia thành hai phần riêng biệt: Group Policy Template
(GPT) và Group Policy Container (GPC). Group Policy Template có trách nhiệm lưu
các thiết lập được tạo bên trong GPO. Nó lưu các thiết lập trong một cấu trúc thư mục
và các file lớn. Để áp dụng các thiết lập này thành công đối với tất cả các đối tượng
người dùng và máy tính, GPT phải được tạo bản sao cho tất cả các DC bên trong miền.
Group Policy Container là một phần của GPO và được lưu trong Active Directory trên
các DC trong miền. GPC có trách nhiệm giữ tham chiếu cho Client Side Extensions
(CSEs), đường dẫn đến GPT, đường dẫn đến các gói cài đặt và những khía cạnh tham
chiếu khác của GPO. GPC không chứa nhiều thông tin có liên quan đến GPO tương
ứng với nó, tuy nhiên nó là một thành phần cần thiết của Group Policy. Khi các chính
sách cài đặt phần mềm được cấu hình, GPC sẽ giúp giữ các liên kết bên trong GPO.
15
Bên cạnh đó nó cũng giữ các liên kết quan hệ khác và các đường dẫn được lưu trong
các thuộc tính đối tượng. Biết được cấu trúc của GPC và cách truy cập các thông tin ẩn
được lưu trong các thuộc tính sẽ rất cần thiết khi bạn cần kiểm tra một vấn đề nào đó
có liên quan đến GP.
Với Windows Server 2003, Microsoft đã phát hành một giải pháp quản lý
Group Policy đó là Group Policy Management Console (GPMC). GPMC cung cấp cho
các quản trị viên một giao diện quản lý giúp đơn giản các nhiệm vụ có liên quan đến
GPO.
2. Chức năng của AD :
- Lưu giữ một danh sách tập trung tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và
các tài khoản máy tính.
- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication server) hoặc Server
quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máy điều
khiển vùng).
- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong
mạng có thể do rà nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng.
- Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ quyền
(rights) khác nhau như : toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền backup dữ liệu
hay shutdown Server từ xa
- Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay
các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các
quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ.
3 . Diectory Services
3.1. Giới thiệu Directory Services
Directory Services (dịch vụ danh bạ) là hệ thống thông tin chứa trong
NTDS.DIT và các chương trình quản lý, khai thác tập tin này. Dịch vụ danh bạ là một
dịch vụ cơ sở làm nền tảng để hình thành một hệ thống AD. Một hệ thống với những
tính năng vượt trội của Microsoft.
3.2 Các thành phần trong Directory Services :
16
Đầu tiên, bạn phải biết được những thành phần cấu tạo nên dịch vụ danh bạ ?
Bạn có thể so sánh dịch vụ danh bạ với một quyển sổ lưu số điện thoại. Cả hai đều
chứa danh sách của nhiều đối tượng khác nhau cũng như các thông tin và thuộc tính
liên quan đến các đối tượng đó.
3.2.1 Object (đối tượng) :
Trong hệ thống cơ sở dữ liệu, đối tượng bao gồm các máy in, người dùng mạng,
các server, các máy trạm, các thư mục dùng chung, dịch vụ mạng, … Đối tượng chính
là thành tố căn bản nhất của dịch vụ danh bạ.
3.2.2 Attribute (thuộc tính) :
Một thuộc tính mô tả đối tượng. Ví dụ, mật khẩu và tên là thuộc tính của đối
tượng người dùng mạng. Các đối tượng khác nhau có danh sách thuộc tính khác nhau,
tuy nhiên các đối tượng khác nhau cũng có thể có một số thuộc tính giống nhau, lấy ví
dụ như một máy in và một máy trạm, cả hai đều có một thuộc tính là địa chỉ IP.
3.2.3 Schema (cấu trúc tổ chức) :
Một schema định nghĩa danh sách các thuộc tính dùng để mô tả một loại đối
tượng nào đó. Ví dụ, cho rằng tất cả các đối tượng máy in đều được định nghĩa bằng
các thuộc tính tên, loại PDL và tốc độ. Danh sách các đối tượng này hình thành nên
schema cho lớp đối tượng “máy in”. Schema có đặc tính là tùy biến được, nghĩa là các
thuộc tính dùng để định nghĩa một lớp đối tượng có thể sửa đổi được. Nói tóm lại
Schema có thể xem là một danh bạ của cái danh bạ AD.
3.2.4 Container (vật chứa) :
Vật chứa tương tự với khái niệm thư mục trong Windows. Một thư mục có thể
chứa các tập tin và các thư mục khác. Trong AD, một vật chứa có thể chứa các đối
tượng và các vật chứa khác. Vật chứa cũng có các thuộc tính như đối tượng mặc dù vật
chứa không thể hiện một thực thể thật sự nào đó như đối tượng. Có 3 loại vật chứa :
- Domain : khái niệm này được trình bày chi tiết ở phần sau.
- Site : một site là một vị trí. Site được dùng để phân biệt giữa các vị trí cục bộ và các
vị trí xa xôi. Ví dụ, công ty XYZ có tổng hành dinh đặt ở San Fransisco, một chi
nhánh đặt tại Denver và một văn phòng đại diện đặt ở Portland kết nối về tổng hành
dinh bằng Dialup Networking. Như vậy hệ thống mạng này có 3 site.
17
- OU (Organizational Unit) : là một loại vật chứa mà bạn có thể đưa vào đó người
dùng, nhóm, máy tính và những OU khác. Một OU không thể chứa các đối tượng nằm
trong domain khác. Nhờ việc một OU có thể chứa các OU khác, bạn có thể xây dựng
một mô hình thứ bậc của các vật chứa để mô hình hóa cấu trúc của một tổ chức bên
trong một domain. Bạn nên sử dụng OU để giảm thiểu số lượng domain cần phải thiết
lập trên hệ thống.
3.2.5 Global Catalog :
Dịch vụ Global Catalog dùng để xác định vị trí của một đối tượng mà người
dùng được cấp quyền truy cập. Việc tìm kiếm được thực hiện xa hơn những gì đã có
trong Windows NT mà không chỉ có thể định vị được đối tượng mà có thể bằng cả
những thuộc tính của đối tượng.
Giả sử bạn phải in một tài liệu dày 50 trang thành 1000 bản, chắc chắn bạn sẽ
không dùng một máy in HP Laserjet 4L. Bạn sẽ phải tìm một máy in chuyên dụng, in
với tốc độ 100ppm và có khả năng đóng tài liệu thành quyển. Nhờ Global Catalog, bạn
tìm kiếm trên mạng một máy in với các thuộc tính như vậy và tìm thấy được một máy
Xerox Docutech 6135. Bạn có thể cài đăt driver cho máy in đó và gửi print job đến
máy in. Nhưng nếu bạn ở Portland và máy in ở Settle thì sao? Global Catalog sẽ cung
cấo thông tin này và bạn có thể gửi email cho chủ nhân của máy in, nhờ họ in dùm.
Một ví dụ khác, giả sử bạn nhận được một thư thoại từ một người tên Betty Doe
ở bộ phận kế toán. Đoạn thư thoại của cô ta bị cắt xén và bạn không thể biết được số
điện thoại của cô ta. Bạn có thể dùng Global Catalog để tìm thông tin về cô ta nhờ tên,
và nhờ đó bạn có được số điện thoại của cô ta.
Khi một đối tượng được tạo mới trong Global Catalog, đối tượng được gán một
con số phân biệt gọi là GUID (Global Unique Identifier). GUID được cung cấp cố
định cho dù bạn có di chuyển đối tượng đến khu vực khác.
4 . Kiến trúc của Active Diectory
4.1 . Objects :
Trước khi tìm hiểu khái niệm Object, chúng ta phải tìm hiểu trước hai khái
niệm Object classes và Attributes.
18
- Object classes là một bản thiết kế mẫu hay một khuôn mẫu cho đối tượng mà
bạn có thể tạo ra trong Active Directory. Có 3 loại Object classes thông dụng là : User,
Computer, Printer.
- Attributes là tập các giá trị phù hợp và được kết hợp với một đối tượng cụ thể.
Như vậy, Object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các giá trị được gán
cho các thuộc tính của Object classses.
4.2 Organizational Units :
Organizational Units hay OU là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống Active
Directory, nó được xem là một vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp
các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị của bạn. OU cũng được thiết
lập dựa trên subnet IP và được định nghĩa là “một hoặc nhiều subnet kết nối tốt với
nhau”. Việc sử dụng OU có hai công dụng chính như sau :
- Trao quyền kiểm soát một tập hợp các tài khoản người dùng, máy tính hay các
thiết bị mạng cho một nhóm người hay một phụ tá quản trị viên nào đó (sub-
administrator), từ đó giảm bớt công tác quản trị cho người quản trị toàn bộ hệ thống.
- Kiểm soát và khóa bớt một số chức năng trên các máy trạm của người dùng
trong OU thông qua việc sử dụng các đối tượng chính sách nhóm (Group Policy).
4.3 Domain :
Domain là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó
là phương tiện để qui định một tập hợp những người dùng, máy tính, tài nguyên chia
sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc quản lý các truy cập vào
các Server dễ dàng hơn.
Domain đáp ứng ba chức năng chính sau :
- Đóng vai trò như một khu vực quản trị (administrator boundary) các đối
tượng, là một tập hợp các đĩnh nghĩa quản trị cho các đối tượng chia sẻ như : có chung
một cơ sở dữ liệu thư mục, các chính sách bảo mật, các quan hệ uỷ quyền với các
domain khác.
- Giúp chúng ta quản lý bảo mật các tài nguyên chia sẻ.
19
- Cung cấp các server dự phòng làm chức năng điều khiển vùng (domain
controller), đồng thời đảm bảo các thông tin trên các server này đựơc đồng bộ nhau.
4.4 Domain Tree :
Domain Tree là cấu trúc bao gồm nhiều domain được sắp xếp có cấp bậc theo
cấu trúc hình cây. Domain tạo ra đầu tiên đựơc gọi là domain root và nằm ở gốc của
cây thư mục. Tất cả các domain tạo ra sau sẽ nằm bên dưới domain root và được gọi là
domain con (child domain). Tên của các con phải khác biệt nhau.
Khi một domain root và ít nhất một domain con được tạo ra thì hình thành một
cây domain. Khái niệm này bạn sẽ thường nghe thấy khi làm việc với một dịch vụ thư
mục. Bạn có thể thấy cấu trúc sẽ có hình dáng của một cây khi có nhiều nhánh xuất
hiện.
4.5 Forest :
Forest (rừng) được xây dựng trên một hoặc nhiều Domain Tree, nói cách khác
Forest là tập hợp các Domain Tree có thếit lập quan hệ và ủy quyền cho nhau. Ví dụ
giả sử một công ty nào đó, chẳng hạn như Microsoft, thu mua một công ty khác.
Thông thường, mỗi công ty đều có một hệ thống Domain Tree riêng để tiện quản lý,
các cây này sẽ được hợp nhất với nhau bằng một khái niệm là rừng.
II. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol )
1 . GIỚI THIỆU DỊCH VỤ DHCP.
Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IP
hợp lệ, phân biệt. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP được chính
xác, tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force) đã phát triển ra giao thức DHCP
(Dynamic Host Configuration Protocol).
Giao thức này được mô tả trong các RFC 1533, 1534, 1541 và 1542. Bạn có thể
tìm thấy các RFC này tại địa chỉ Để có thể làm một
DHCP Server, máy tính Windows Server 2003 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã cài dịch vụ DHCP.
- Mỗi interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh.
- Đã chuẩn bị sẵn danh sách các địa chỉ IP định cấp phát cho các máy client.
20
Dịch vụ DHCP này cho phép chúng ta cấp động các thông số cấu hình mạng cho các
máy trạm (client). Các hệ điều hành của Microsoft và các hệ điều hành khác như Unix
hoặc Macintosh đều hỗ trợ cơ chế nhận các thông số động, có nghĩa là trên các hệ điều
hành này phải có một DHCP Client.
Cơ chế sử dụng các thông số mạng được cấp phát động có ưu điểm hơn so với cơ chế
khai báo tĩnh các thông số mạng như:
- Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống
mạng.
- Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật
(Public IP).
- Phù hợp cho các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng.
- Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm Hotspot như:
nhà ga, sân bay, trường học…
2 . HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO THỨC DHCP.
Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Theo đó, quá trình tương tác
giữa DHCP client và server diễn ra theo các bước sau:
- Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu
một server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client.
- Các máy Server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng cung
cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị cho thuê một
địa chỉ IP trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ
của Server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề nghị cho những Client khác
trong suốt quá trình thương thuyết.
- Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi
broadcast lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép
các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp phát
cho Client khác.
- Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là
một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho sử dụng đó
21
sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài ra Server còn gửi kèm theo những thông tin cấu
hình bổ sung như địa chỉ của gateway mặc định, địa chỉ DNS Server, …
3. Quá trình Cài đặt:
3.1. Cài đặt DHCP Server
Control Panel > Add/Remove Programs > Add/Remove Windows
Hình 2
22
Hình 3
Trong khung Components > Networking Services > Details > chọn Dynamic
Host Configuration Protocol (DHCP)
Hình 4
Nhấp Ok và nhấp > Next
Quá trình cài đặt bắt và yêu cầu đưa đĩa nguồn vào để tiếp tục cài đặt
23
Nhấp Finish để kết thúc quá trình cài đặt DHCP Server
3.2. Cài đặt DHCP client
Để Client chạy hệ điều hành Win2k trở lên lấy được IP address tự động ta :
Mở Properties của Network connection
Hình 5
Chọn Properties của Internet Protocol (TCP/IP) > trong hộp thoại của Internet
Protocol (TCP/IP), trên General tab, click chọn Obtain an IP address automatically.
Nếu muốn cấp một địa chỉ DNS server bằng DHCP thì click chọn Obtain DNS server
address automatically.
24
Hình 6
Nhấp OK để kết thúc quá trình cài đặt DHCP server
4. Nguyên lý làm việc của DHCP
4 bước để cấp thông tin của gói IP address cho DHCP client
+ IP lease request
+ IP lease offer
+ IP lease selection
+ IP lease acknowledgement
4.1. IP Lease Request
Đầu tiên, Client sẽ broadcast một message tên là DHCPDISCOVER, vì client lúc
này chưa có địa chỉ IP cho nên nó sẽ dùng một địa chỉ source(nguồn) là 0.0.0.0 và
cũng vì client không biết địa chỉ của DHCP server nên nó sẽ gửi đến một địa chỉ
broadcast là 255.255.255.255. Lúc này gói tin DHCPDISCOVER này sẽ broadcast lên
toàn mạng.
Gói tin này cũng chứa một địa chỉ MAC (Media Access Control) (là địa chỉ mà
mỗi một network adapter (card mạng) sẽ được nhà sản xuất cấp cho và là mã số để
phân biệt các card mạng với nhau để biết card mạng của mình có MAC address là gì,
vào run > đánh command > ipconfig /all > sẽ hiện ra một đoạn text gồm các
thông tin khác nhau về IP, DNS, default gateway
25