Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.98 KB, 15 trang )

Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến





Thu Điếu nằm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến. Đây
là một trong những bài thơ hay nhất trong
hệ thống thơ ca tả về mùa thu và cũng là một trong ba bài
thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến tả về
làng cảnh Việt Nam.

Cũng như Thu Vịnh và Thu Ẩm, bài Thu Điếu, đem đến
cho người đọc sự cảm nhận vẻ đẹp của cảnh
thu và tâm trạng của nhà thơ.
Nếu như ở Thu Vịnh, cảnh thu đựơc đón nhận từ cao, xa
đến gần, rồi gần đến cao, xa thì ở Thu Điếu
cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao – xa rồi từ cao xa
trở lại gần. Điểm nhìn cảnh thu được nhìn
từ chiếc thuyền câu đến mặt ao rồi nhìn lên bầu trời, nhìn
tới ngõ trúc rồi nhìn ra mặt ao. Từ khung
ao hẹp tác giả miêu tả mùa thu đựơc cả không gian và
thời gian cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều
hướng thật sinh động.
(shopkienthuc.co.cc)
Bài thơ kể việc câu cá mùa thu nhưng thực ra đó lại là nói
chuyện mùa thu, miêu tả cảnh mùa thu
của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của tác giả
Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ có ao thu,
thuyền câu, có lá vàng, có tầng mây, có sóng, có cá và
người câu cá. Không gian mùa thu, vắng lặng


và chính sự vắng lặng này mới tả được khoảnh khắc lặng
lẽ của mùa thu và tả được tâm trạng, tĩnh
lặng của tác giả.
Ở hai câu đầu tác giả viết:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Hai câu thơ này không chỉ miêu tả được cả không gian
mùa thu (ao thu) mà còn miêu tả được cả
thời gian của mùa thu. Mùa thu được biểu hiện ở làn
nước trong veo, đã trong lại còn trong veo và
thêm lạnh lẽo. Ao thu lạnh lẽo càng làm tăng thêm độ
buồn của mùa thu. Đó là mùa thu của lòng của
lòng người buồn, của thi nhân buồn mà thôi. Mùa thu
thường là mùa của tâm trạng buồn, qua hai
câu thơ này càng thấy Nguyễn Khuyến đã rất tài tình khi
miêu tả khung cảnh mùa thu. Chiếc thuyền
câu vốn đã bé lại càng bé tẻo teo. Hai vầng eo càng làm
cho không gian càng thêm thu nhỏ lại.
Không nói ao rộng nhưng qua việc miêu tả ao mùa thu lại
còn lạnh lẽo làm cho không gian ở đây có
phần mông lung và như tan ra cùng sự lạnh lẽo của ao
mùa thu. Mùa thu nước ao mới trong xanh
như vậy làm cho không gian thêm nhỏ, chiếc thuyền đã bé
lại bé thêm, như thu mình thêm nhỏ lại.
Cảnh ao càng thêm vắng lặng:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.


Cảnh trên bờ ao lúc này chỉ có gió mà lại rất khẽ, làm cho
sóng chỉ hơi gợi tí ta cũng thấy được gió ở
đây rất nhẹ chỉ tạo đủ độ để sóng gợn mà thôi. Khung
cảnh mùa thu đượm buồn như im lìm, lặng lẽ,
chỉ có chiếc lá khẽ đưa mà thôi, không tạo ra âm thanh từ
khẽ miêu tả được cả âm thanh, đó là âm
thanh, đó là âm thanh, tĩnh chứ không động, tả được cái
trạng thái tĩnh lặng của mùa thu. Ngày cả từ
vèo cũng vậy đó không chỉ là bay qua của chiếc lá khi có
làn gió mà từ vèo đó còn là thể hiện tâm
trạng, thời thế của nhà thơ, một tâm sự đầy đau buồn
trước tình hình của đất nước đầy đau thương.

Đến câu thơ thứ năm và thứ sáu, từ việc miêu tả cảnh ao
thu, tác giả miêu tả rộng ra đó là cảnh trời
mùa thu. Cảnh sắc trời tác giả miêu tả rộng ra đó là cảnh
mặt trời mùa thu. Cảnh sắc trời mùa thu
được nhìn rộng ra từ mặt ao, từ khung cảnh rộng đó tác
giả nhìn xa:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Từ không gian của cảnh ao thu đó không chỉ là Ao thu
lạnh lẽo, Chiếc thuyền câu bé tẻo teo tác giả
miêu tả cảnh thu rộng và xa hơn đó là trời thu. Khung
cảnh trời thu với tầng mây lơ lửng nhuộm một
màu xanh ngắt, đám mây lơ lửng như không buồn trôi. Ở
đây từ lơ lửng đó còn là tâm trạng suy nghĩ
của tác giả về một vấn đề già đó chưa quyết định rõ ràng.

Từ trời thu tác giả nhìn xuống, nhìn xa ngõ
trúc. Không gian lại trở nên vắng lặng buồn thảm bên
cạnh đó việc khách vắng teo lại càng làm tăng
thêm không khí của mùa thu.

Cái vắng lăngj, không khí buồn của mùa thu không dừng
lại ở không gian của cái ao mà nó còn lan
tỏa khắp trời đất, mây thì lơ lửng không buồn trôi. Ngõ
xóm trước kia đông đúc người qua lại là vậy
mà giờ đây cũng vắng teo. Con đường cũng trở nên
quanh co. Tất cả mọi vật đều vắng lặng trong
khung cảnh mùa thu.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Miêu tả mọi sự vật hiện tượng của mùa thu từ đầu đến
giờ, ta mới thấy xuất hiện bóng dáng của
người câu cá. Thông qua vài nét miêu tả việc tựa gối câu
cá, thì hình ảnh ông già ngồi câu cá mới
hiện lên rõ nét. Tư thế xuất hiện của ông già câu cá cũng
như cảnh vật trở nên buồn, ông không ngồi
trong thế của người câu cá mà gò bó tựa gối. Ta thường
biết khi câu cá con người ta cảm thấy thoải
mái nhất thì ở đây ông già ngôi câu cá không được sự
thoải mái, thanh thản cúi người và tựa mặt lên
đầu gối như đang suy nghĩ một điều gì. Đó phải chăng
cũng là tác giả đang trăn trở buồn rầu về thế
sự.


Sự chờ đợi của ông già câu cá đó cũng là một sự mòn, về
sự vắng lặng, trống không, lâu mà chẳng
được gì. Một tiếng động quậy nhẹ của con cá dưới chân
bèo. Nhưng tiếng động đó cũng nhẹ, một
tiếng động lẻ loi, lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ lặng
lẽ của không gian mùa thu
Ở câu cuối sử dụng ba âm đ ( đâu, đớp, động) ta cảm
giác như động mà lại không động, chỉ đủ miêu
tả đủ sự quẫy đuôi nhẹ của con cá.

Cảnh trong Thu Điếu là một khung cảnh đẹp nhưng mà
tĩnh lặng và đượm buồn. Một sự chuyển
động đều nhẹ nhàng, rất khẽ sự im lặng này lại tạo thêm
sự tĩnh lặng của cảnh. Cái tĩnh bao trùm
được gợi lên từ cái động rất nhẹ. Thủ pháp lấy động tả
tĩnh là thủ pháp quen thuộc của thơ cổ
phương Đông.
Tất cả những vầng eo trong bài đều tạo nên sự vắng lặng
im lìm trong khung cảnh mùa thu gợi lên
cái gì thu hẹp lại, nhỏ lại, lắng vào hư không nó cũng góp
phần làm cho không khí vắng lặng được
tăng thêm.

Qua bài Thu Điếu ta như cảm nhận được ở tác giả một
tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên, một
tấm lòng yêu nước thầm kín. Bên cạnh đó còn vẽ ra một
khung cảnh mùa thu giản dị, thanh đạm,
đơn sơ của làng cảnh Việt Nam, một tâm trạng buồn khép
kín phù hợp với tâm trạng của tác giả.


×