LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi con người xuất hiện và biết từng bước hợp lại thành các tổ chức
thì vấn đề quản trị cũng bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh của
khoa học - kỹ thuật cùng vấn đề toàn cầu hóa làm cho tầm quan trọng của yếu
tố con người và vấn đề quản lý con người càng được quan tâm hơn.
Xã hội càng phức tạp, đa dạng và đông đảo bao nhiêu thì vai trò của việc quản
trị càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, một trong những vấn đề mấu chốt của
quản trị chính là quản trị con người (quản trị nhân lực). Một công ty hay một tổ
chức dù có nguồn tài chính dồi dào, tài nguyên phong phú với hệ thống máy
móc thiết bị hiên đại, kèm theo các ứng dụng khoa học công nghệ cao đi chăng
nữa, cũng sẽ là vô ích nếu thiếu đi yếu tố quản trị con người. Do đó, nhiều tổ
chức, đặc biết là những tổ chức với quy mô lớn, đã thành lập bộ phận quản trị
nhân lực riêng để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các khả năng và
tiềm năng của con người.
Quản trị nhân lực có vai trò ngày càng quan trọng trong các hoạt đông
quản trị. Mọi nhà quản lý ở các cấp khác nhau đều cần phải có khả năng nhất
định về quản trị nhân lực. Tuy nhiên, quản trị nhân lực là một lĩnh vực phức
tạp và khó khăn chứ không hề dễ như chúng ta thường nghĩ, và làm sao để thực
hiện quản trị nhân lực một cách có hiệu quả lại càng khó hơn. Bởi quản trị
nhân lực bao gồm nhiều vấn đề như tâm lý, sinh lý, xã hội, triết học, đạo đức
học và thậm chí cả dân tộc học. Quản trị nhân lực là một khoa học nhưng đồng
thời cũng là một nghệ thuật – nghệ thuật quản trị con người. Là một khoa học,
ai trong chúng ta cũng có khả năng nắm vững được. Nhưng quản trị nhân lực
cũng là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không phải ai cũng áp dụng được. Vì
vậy, để hiểu rõ hơn, người ta đã đưa ra những quan điểm và khái quát thành
1
các học thuyết về quản trị nhân lực. Đầu tiên phải kể đến các học thuyết
phương Đông được hình thành từ rất sớm là “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp
trị” của Hàn Phi Tử. Nhưng quan trọng hơn là ba học thuyết kinh điển của
phương Tây đó là thuyết X, Y và Z được nghiên cứu từ các doanh nghiệp
phương Tây và Nhật Bản. Việc nắm vững các học thuyết sẽ giúp cho các nhà
quản trị hiểu rõ hơn công việc của mình và ứng dụng nó vào trong thực tế.
Sau đây, em xin trình bày các học thuyết quản trị nhân lực và định hướng
ứng dụng trong Tập đoàn FPT Telecom.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Các khái niệm liên quan
Chương II: Các học thuyết về quản trị nhân lực
Chương III: Ứng dụng trong tập đoàn FPT Telecom
2
CHƯƠNG I:
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,
chính trị trên quy mô toàn cầu.
2. Nhân lực (nguồn nhân lực – Human Resource) được hiểu là nguồn
lực trong mỗi con người. Nó bao gồm cả thể lực và trí tuệ, thể hiện ra bên
ngoài bởi khả năng làm việc. Nó bao gồm cả sức khỏe (chiều cao, cân nặng,
độ lớn ), trình độ (kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm), tâm lý, ý thức, lòng
đam mê, sức sáng tạo mà có thể nói là không có giới hạn. Nguồn nhân lực
của một tổ chức là nguồn lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên lao động
trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối kết hợp các nguồn lực riêng của
mỗi người, sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá nhân thành
nguồn lực của tổ chức. Sức mạnh của tập thể lao động vận dụng vào việc đạt
được những mục tiêu chung của tổ chức, trên cơ sở đó đạt được những mục
tiêu riêng của mỗi thành viên.
3. Quản trị nhân lực (quản trị nguồn nhân lực – Human Resource
Management) là việc thiết kế, xây dựng hệ thống các triết lý, chính sách và
thực hiện các hoạt đông chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì
nguồn lực con người trong một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả
tổ chức và người lao động.
4. Chuyên môn hóa là sự tập trung chuyên sâu, thông thạo một ngành,
nghề nhất định, là nguyên tắc đòi hỏi việc quản trị doanh nghiệp phải có
được những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay
nghề theo đúng vị trí trong duồng máy sản xuất và quản trị của doanh nghiệp
thực hiện.
3
5. Nhà quản trị là người điều hành,quản lý,thiết lập hoạch định, cho
một công ty, doanh nghiệp ,tổ chức kinh doanh, đồng thời làm cho tổ chức
ngày càng phát triển hơn. Nói chung nhà quản trị là những người cấp cao
lãnh đạo 1 tổ chức,đơn vị kinh doanh.
6. Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua
đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự là một
quá trình mà mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm từ việc xây dựng các chính
sách đãi ngộ đến việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ trong doanh
nghiệp.
7. Làm việc thông minh (work smart) là làm việc năng suất hơn mà
không mất nhiều thời gian và công sức hơn, đòi hỏi phải có phương pháp tổ
chức lịch làm việc một cách hệ thống chi tiết rõ ràng, dễ thực hiện mà tốn ít
thời gian và công sức hơn. Làm việc thông minh vừa giúp chúng ta giải
quyết công việc hay học tập hiệu quả hơn, vừa giúp chúng ta cảm thấy nhẹ
nhàng hơn.
8. Teambuilding - xây dựng đội ngũ là một thuật ngữ chuyên dùng để
chỉ các hoạt động hỗ trợ việc hình thành một đội làm việc hiệu quả. Làm
việc theo nhóm là một nhu cầu có ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đặc
biệt ngày nay, trong các doanh nghiệp lớn (đã lớn hay đang phát triển từ nhỏ
trở nên lớn), công việc ngày càng được chia nhỏ cho từng nhóm thực hiện và
mỗi nhóm thực hiện một phần công việc, không một cá nhân hay một nhóm
nhỏ nào có thể tự thực hiện được toàn bộ một kế hoạch tổng thể.
9. Internet (thường được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là "in-tơ-nét") là
một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm
các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức
liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng
4
ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu
và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn
cầu.
5
CHƯƠNG II:
CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1. Triết lý quản trị nhân lực
Các chính sách và hoạt động chức năng về quản trị nhân lực trong mỗi tổ
chức bị ảnh hưởng và dẫn dắt bởi một triết lý quản lý riêng của mình. Chẳng
hạn như triết lý của Sony – tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới về sử dụng
nhân lực: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh
nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo
đúng yêu cầu”. Triết lý của Toyota về tư duy dài hạn: “Đưa ra các quyết
định quản lý dựa trên triết lý dài hạn dù phải hy sinh những mục tiêu tài
chính ngắn hạn”. Triết lý của Panasonic: “Đã dùng người thì không nghi
ngờ” Vậy triết lý quản trị nhân lực là gì?
Triết lý quản trị nhân lực được hiểu là những tư tưởng, quan điểm của
người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý nguồn lực con người trong tổ
chức. Nó được hình thành trên cơ sở nhân sinh quan và triết học về quản lý
được nhà quản lý đúc kết từ chính những trải nghiệm của mình. Nó là cơ sở
ban đầu, là kim chỉ nam cho việc thiết lập và thực thi mọi chính sách và hoạt
động về quản trị nhân lực trong tổ chức và doanh nghiệp. Nó có thể tác động
đến bầu không khí tập thể, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lso
động.
Triết lý quản trị nhân lực trước tiên thể hiện qua quan điểm, cách nhìn
nhận về con người. Trong lịch sử nhân loại, nếu bỏ qua thời kỳ nô lệ (coi
con người như là một loại động vật biết nói) thì về cơ bản có 3 luồng quan
điểm:
6
Quan điểm thứ nhất, coi “con người như một loại công cụ lao động” :
Đại diện cho quan điểm này là Douglas Mc Gergor. Ngoài ra còn có thể kể
đến như: Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol Tập hợp những người theo quan
điểm này, sau này người ta gọi là trường phái cổ điển. Tương ứng với quan
điểm “Coi con người như một loại công cụ lao động” trong quản trị nhân
lực hình thành thuyết X.
Quan điểm thứ hai, “Con người muốn được cư xử như những con
người”. Quan điểm này do những nhà tâm lý xã hội ở các nước tư bản công
nghiệp nhìn nhận và phát triển. Đại diện cho quan điểm này là Douglas Mc
Gergor và Elton Mayo. Ngoài ra còn có: Maslow, Likest , Argyris, Lewin,
Maier, Roger Những người theo quan điểm này thuộc trường phái tâm lý
xã hội học. Tương ứng với quan điểm này, trong quản trị nhân lực hình
thành thuyết Y.
Quan điểm thứ ba, “con người có tiềm năng phát triển và cần khai
thác”. Đại diện cho quan điểm này là William Ouichi, Druker, Chandler,
Simon, Hugo Munsterberg thuộc trường phái hiện đại. Tương ứng với
quan điểm này trong quản trị nhân lực là thuyết Z.
2. Các học thuyết về quản trị nhân lực
2.1 Thuyết X (quan điểm: Con người như một loại công cụ lao động) là
lý thuyết máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành vi con
người. Được D.M.Gergor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của
việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí
nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ.
• Cách nhìn nhận về con người
- Cho rằng con người bản chất không muốn làm việc, lười biếng, máy móc và
vô tổ chức;
- Chỉ thích vật chất, cái họ làm không quan trọng bằng cái họ kiếm được;
7
- Chỉ làm việc cầm chừng khi bị bắt phải làm việc, luôn né tránh công việc,
không thích những công việc đòi hỏi tính sáng tạo hay sáng kiến, tự quản và
tự kiểm. Khuynh hướng chịu sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ;
- Thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát thì mới làm việc tốt;
- Thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để
người khác lãnh đạo;
- Tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đén nhu cầu của tổ chức;
- Bản tính con người là chống lại sự đổi mới
• Cách thức quản lý
- Tập trung quyền lực, thống nhất trong tay quản lý (chỉ huy và điều khiển).
Người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đốc thúc
thường xuyên đối với cấp dưới và người lao động.
- Phân chia công việc thành những phần nhỏ như thao tác, động tác cử động
đơn giản, lặp đi lặp lại nhiều lần, đảm bảo dễ học theo, dễ thực hiện rồi giao
cho người lao động (chuyên môn hóa sâu)
- Việc quản lý, điều khiển doanh nghiệp, tìm ra cách thức làm việc hiệu quả là
công việc của những chuyên gia, các nhà quản lý, kỹ sư. Còn người lao động
và nhân viên chỉ làm theo những gì được đội ngũ chuyên gia, quản lý và kỹ
sư yêu cầu và chỉ bảo.
- Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục, thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm
ngặt;
- “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt, “quản lý ôn hòa” dựa vào sự
khen thưởng để tránh biểu hiện hoặc sự chông đối của nhân viên và người
lao động;
- Các nhà quản lý có cách hành xử tiêu cực và cực đoan. Khi xảy ra vần đề sẽ
quy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhân viên và người lao động hoặc quy ra cho
các nguyên nhân khách quan như lỗi hệ thống, chính sách, thiếu đào tạo
chuyên môn;
- Nhà quản lý không tin tưởng bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào các hệ thống giám sát
chặt chẽ và có tính máy móc.
• Tác động tới nhân viên và người lao động
8
- Làm cho họ trở lên thụ động, hạn chế, kìm hãm và làm mất đi tính năng
động, tư duy, sáng tạo vốn có;
- Làm cho họ sợ hãi, luôn lo lắng;
- Chấp nhận cả những công việc nặng nhọc, quá sức mà lại đơn điệu, nhàm
chán;
- Bị lạm dụng sức khỏe.
• Ứng dụng trong thực tế
- Vẫn đúng trong nhiều trường hợp, đặc biệt trong các ngành sản
xuất, dịch vụ;
- Tuy nhiên, trên thực tế dường như không có kết quả đúng
100% về Thuyết X, song thuyết này luôn là một thuyết kinh điển, không
thể bỏ qua để đào tạo, huấn luyện về quản trị nhân sự trong tất cả các
trường lớp;
- Giúp nhiều nhà quản lý nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa
hành vi cho phù hợp;
- Là tiền đề cho sự ra đời của những lý thuyết quản trị tiến bộ
hơn.
2.2. Thuyết Y (quan điểm: Con người muốn được cư xử như những con
người) cũng được D.M.Gergor đưa ra vào những năm 1960, có thể coi là sự
“sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực. Xuất phát từ việc
nhìn nhận những chỗ sai lầm trong thuyết X, thuyết Y đã đưa ra những giả
thiết tích cực hơn về bản chất con người.
• Cách nhìn nhận về con người
- Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung, đó chỉ
là một hiên tượng của con người;
- Con người muốn được nhìn nhận, muốn cảm thấy mình có ích, muốn được
khẳng định mình;
9
- Con người có những khả năng tiềm ẩn, năng động, biết tư duy sáng tạo và
làm việc tốt;
- Khi được quan tâm, động viên, khích lệ họ thường tích cực làm việc hơn,
muốn tham gia vào các công việc chung, chia sẻ trách nhiệm và có tinh thần
trách nhiệm.
• Cách thức quản lý
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá
nhân;
- Có sự phân quyền, các nhà quản trị tin tưởng vào cấp dưới và người lao
động, để cho họ một số quyền tự chủ nhất định hoặc lôi kéo họ tham gia vào
quá trình tìm ra quyết định;
- Người lao động tự chủ một phần nhất định trong thực hiên nhiệm vụ cũng
như tham gia vào quá trình tự quản tự kiểm;
- Tôn trọng và tìm kiếm sự nỗ lực và đóng góp của người lao động và nhân
viên cấp dưới;
- Quan tâm đến việc tổ chức đội ngũ nhân viên và người lao động hoạt động
theo từng tổ hoặc nhóm;
- Nhà quản lý quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ giữa các cấp. Có sự
hiểu biết thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
• Tác động tới nhân viên
- Làm cho họ cảm thấy bản thân quan trọng, có vai trò và vị trí nhất định
trong tổ chức;
- Kích thích được sự tích cực, tự giác làm việc của các nhân viên và người lao
động;
- Làm cho họ biết chủ động trong công việc và phát huy được tiềm năng của
bản thân.
• Ứng dụng trong thực tế
- Phát huy tốt nhất trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu cầu có
sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như Microsolf, Unilever, P&G,
Apple, Google đều theo thuyết này và cố gắng tạo ra những môi trường
làm việc tự do và lý tưởng nhất trong mức có thể;
10
- Tuy nhiên, cũng giống như thuyết X, thuyết Y không tuyệt đối, nó được sử
dụng kết hợp sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Gợi ý cách thức và đưa ra bài học cho các nhà quản trị;
- Đưa vào giảng dạy trong các khối kinh tế về quản trị nhân lực trong các
trường đại học, cao đẳng
2.3. Thuyết Z (quan điểm: Con nguời có tiềm năng phát triển và cần
khai thác) được tiến sĩ W.Ouichi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ XX,
xây dựng trên thực tiễn và lý luận qua việc nghiên cứu phương thức quản lý
trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973. Vì vậy thuyết Z còn được
gọi là “Quản lý kiểu Nhật”. Sau này, thuyết Z được phổ biến khắp thế giới
vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á vào thập niên 1980.
• Cách nhìn nhận về con người
- Niềm vui và sự thỏa mãn của người lao động là điều kiện tăng năng suất lao
động;
- Con người nếu được tin tưởng, được đối xử tủ tế và tế nhị thì họ sẽ nỗ lực
hết mình vì công việc;
- Con người có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường và điều kiện
làm việc biến đổi, có tính tập thể và khả năng phối hợp làm việc tốt, hiệu
quả.
• Cách thức quản lý
- Nhà quản lý cần hòa đồng, thương yêu, lo lắng và chăm sóc các nhân viên
của mình như là thành viên trong gia đình;
- Tạo điều kiện cho nhân viên và người lao động được nâng cao trình độ,
chuyên môn;
- Các nhà quản lý luôn hướng tới cách thức tuyển dụng và sử dụng suốt đời,
đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để tạo sự tin cậy, có trách nhiệm của nhân
viên với công ty;
- Làm cho công việc hấp dẫn, thu hút nhân viên;
- Phải công bằng trong phân chia mọi quyền lợi;
11
- Cần mềm dẻo, linh hoạt trong quản lý. Tiếp cận tổ chức theo hệ thống, tăng
cường các hoạt động phối hợp, kết hợp, thống nhất và gắn kết các thành
viên;
- Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm
soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động;
- Cần chú trọng đến động viên, khuyến khích, đào tạo và phát huy tiềm năng
của con người;
- Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện vai trò thống nhất tư tưởng, chỉnh
lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời báo cáo tình hình với
cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.
• Tác động tới nhân viên
- Phần lớn nhân viên và người lao động luôn tuân theo mọi sự chỉ đạo, tin
tưởng, trung thành, chủ đông phát huy mọi nỗ lực vì công ty, tổ chức, doanh
nghiệp;
- Một số khác thì còn nghi ngờ, trông chờ, ỷ lại vào người khác, không tích
cực làm việc, đôi khi làm việc một cách chống đối,và phản bội lại công ty.
• Ứng dụng trong thực tế
- Được nhiều công ty Nhật ủng hộ và ứng dụng vào thực tế. Đem lại thành
công của rất nhiều công ty Nhật và đưa nước Nhật thành cường quốc thế
giới, làm nhiều công ty Nhật trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ. Các công
ty Mỹ sau đó đã phải nhìn nhận lại vấn đề, học thuyết Z này và tìm cách ứng
dụng để cạnh tranh lại với các công ty Nhật.
- Thuyết Z cũng có những điểm yếu căn bản và nhất là tạo ra sức ỳ lớn trong
các công ty Nhật; điều mà từ đó đến nay các công ty Nhật đang ra sức
nghiên cứu và thay đổi.
- Được dùng làm tài liệu giảng dạy bộ môn quản trị nhân lực tại các trường
đại học, cao đẳng.
Nhìn chung, ta thấy 3 học thuyết X, Y, Z không hề phủ nhận nhau mà
sự ra đời của những thuyết sau là sự khắc phục những mặt còn yếu kém
của các thuyết trước. Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con
12
người nhưng lại đưa ra phương thức quản lý chặt chẽ. Thuyết Y nhìn
nhận con người hoi lạc quan nhưng cũng đưa ra cách quản lý linh động
phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự sáng tạo của
nhân viên. Thuyết Z còn có nhược điểm tạo sức ỳ trong nhân viên nhưng
đưa ra được phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho
nhiều công ty. Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ thuyết X đến Z, đó là
một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể
là quản trị nhân lực. Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới
một trình độ quản trị nhân lực ưu việt nhằm đem lại những lợi ích thiết
thực cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Qua sự phân tích các học thuyết phương tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn
về trị thức quản trịnhân sự. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay chỗ còn thiếu
sót, tuy nhiên do quản trị còn là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc
kết hợp các học thuyết trên là hoàn toành có thể và hiệu quả đến đâu là
còn tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị. Việc tìm hiểu các phong cách quản trị
cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù
hợp với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn
cầu.
13
CHƯƠNG III:
ỨNG DỤNG TRONG FPT TELECOM
I. Giới thiệu về FPT Telecom
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
(FPT Telecom) khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến.
Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực
phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology - Chế
biến Thực phẩm, sau này (năm 1990) được đổi
thành Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển
Công nghệ). Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai,sắn, cho
khối Đông Âu - Liên Xô.
Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập
trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Hiệu trưởng của trường là Tiến
sỹ Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sỹ
Trương Gia Bình.
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ
phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG)
và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua
quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.
14
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả
thuận liên minh chiến lược.
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên
từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ
phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation".
Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm
Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình.
Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty
Phần mềm FPT (FSOFT).
Trong 2 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc, sau khi hoàn tất nhiệm vụ lập kế
hoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao
và xây dựng chiến lược thương hiệu mới của Tập đoàn, tháng 2 năm 2011, Hội
đồng quản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh
làm Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam
Hơn 15 năm qua, từ một trung tâm xây dựng và phát triển mạng Trí tuệ
Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây FPT Telecom đã trở thành một trong
những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ
trực tuyến với tổng số gần 3.500 nhân viên (tính đến tháng 12/2011) và 39 chi
nhánh trên toàn quốc.
FPT Telecom có hạ tầng tại 39 tỉnh, thành trên toàn quốc.
15
- Miền Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên
Giang, An Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng), Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Tây Ninh, Bến Tre, Long An.
- Miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Vinh (Nghệ An), Buôn
Mê Thuột (Đắc Lắc), Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Bình Định,
Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Hà Tĩnh.
- Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam
Định, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa,
Hưng Yên, Nghệ An.
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom đã và đang
không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị
gia tăng trên cùng một đường truyền Internet. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hợp tác
đầu tư với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp đi
quốc tế… là những hướng đi FPT Telecom đang triển khai mạnh mẽ để đưa
các dịch vụ của mình ra khỏi biên giới Việt Nam, tiếp cận với thị trường toàn
cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng
đầu.
Địa chỉ liên lạc:
Hà Nội:
Tòa nhà FPT, lô 2 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy | Tel: (84-4) 7300 2222 | Fax:
(84-4) 7300 8889
TP HCM:
Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, F.Tân Thuận Đông, Q7 | Tel: (84-4)
7300 2222 | Fax: (84-4) 7300 8889
Đà Nẵng
16
173 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu | Tel: (84-511) 7300 2222 | Fax: (84-511)
7300 8889
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Sơ đồ tổ chức
17
2.2. Cơ cấu tổ chức
• Thành phần lãnh đạo
Hội đồng quản trị
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị: ÔNG TRƯƠNG ĐÌNH ANH
- Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị: BÀ CHU THỊ THANH HÀ
- Ủy viên Hội đồng Quản trị: ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH, LÊ
QUANG TIẾN, LÊ HUY CHÍ, NGUYỄN THÀNH NAM, BÙI
QUANG NGỌC
Ban điều hành
- Tổng Giám đốc: ÔNG NGUYỄN VĂN KHOA
- Phó tổng giám đốc: ÔNG NGUYỄN HOÀNG LINH, BÀ VŨ THỊ
MAI HƯƠNG
- Giám đốc kỹ thuật: ÔNG VŨ ANH TÚ
• FPT Telecom hiện đang hoạt động theo mô hình 6 công ty thành viên:
18
- Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FPT Telecom North, viết tắt
là FTN)
- Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Trung (FPT Telecom Middle, viết
tắt là FTM)
- Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FPT Telecom South, viết tắt
là FTS)
- Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom
International, viết tắt là FTI)
- Công ty Cổ phẩn Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online, viết tắt là FOC)
- Công ty TNHH MTV Viễn thông FPT Tân Thuận
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN BẮC (FPT TELECOM
NORTH)
FPT Telecom North thuộc FPT Telecom kinh doanh các sản phẩm ADSL,
Internet cáp quang (FTTH) và Triple Play - gói dịch vụ viễn thông 3 trong 1 (gồm:
Internet, điện thoại và truyền hình tương tác OneTV) và dịch vụ Internet tốc độ
siêu cao bằng kết nối VDSL.
FPT Telecom North có 18 văn phòng giao dịch ở 13 tỉnh, thành:
STT Chi nhánh Địa chỉ
19
1 Hà Nội 1 48 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
2 Hà Nội 2 59 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
3 Hà Nội 3
402, Xã Đàn (Đường Kim Liên Mới), Phường Nam
Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
409 Chùa Thông, Sơn Lộc, Sơn Tây.
Xóm 5, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
4 Hà Nội 4 120 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội.
5 Hà Nội 5 34 Trần Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội.
6 Hà Nội 6
2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
88 Cao Lỗ, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
7 Hải Phòng
186 Văn Cao, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng.
77-79 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng.
8 Hải Dương
22 Quang Trung, Thành Phố Hải Dương, Tỉnh Hải
Dương.
9 Nghệ An 28 Lê Lợi, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
10 Bắc Ninh
Số 205 Nguyễn Gia Thiều, TP. Bắc Ninh.
Số 225 Minh Khai, Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
11 Thái Nguyên
156 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên.
156 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên.
12 Nam Định 312 Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
20
13 Thanh Hóa 108 Cao Thắng, Thanh Hóa.
14 Quảng Ninh 85 Kênh Liêm, Hạ Long, Quảng Ninh.
15 Thái Bình 292 Trần Thái Tông, P. Tiền Phong, TP. Thái Bình.
16 Bắc Giang 14 Quang Trung, P Trần Phú, TP Bắc Giang
17 Vĩnh Phúc
120 Mê Linh, P.Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
121 An Dương Vương, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc
18 Phú Thọ
1121 Đại lộ Hùng Vương, P. Tiên Cát, TP Việt Trì, Tỉnh
Phú Thọ
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN NAM (FPT TELECOM
SOUTH)
FPT Telecom South thuộc FPT Telecom kinh doanh các sản phẩm ADSL,
Internet cáp quang (FTTH) và Triple Play - gói dịch vụ viễn thông 3 trong 1 gồm:
Internet, điện thoại và truyền hình tương tác OneTV) và dịch vụ Internet tốc độ
siêu cao bằng kết nối VDSL.
FPT Telecom South có 19 văn phòng giao dịch ở 15 tỉnh, thành:
STT Chi nhánh Địa chỉ
1 Bình Thạnh
197 đường D2 Cư Xá Văn Thánh Bắc, P. 25, Q. Bình
Thạnh, TP HCM.
21
2 Chợ Lớn 227 Hậu Giang, P. 5, Q. 6. TP HCM.
3 Tân Bình
Tầng 1 dãy A - 20 Phan Đình Giót, P. 2, Q. Tân Bình,
TP HCM.
4 Bến Thành
124 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, TP
HCM.
5 Gò Vấp 183 Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp, TP HCM.
6 Bình Duơng
217B Yersin, P. Phú Cuờng, Thị xã Thủ Dầu Một,
Bình Duơng.
7 Đồng Nai
105B Hà Huy Giáp (QL.1 cũ), P. Quyết Thắng, TP.
Biên Hòa, Đồng Nai
8 Vũng Tàu 408B Lê Hồng Phong, P. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu.
9 Cần Thơ
190E Đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
10 Kiên Giang
259 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Vĩnh Thanh, TP. Rạch
Giá, Kiên Giang.
11 An Giang
187 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên,
An Giang.
12 Bình Thuận 07 Tuyên Quang, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.
13 Lâm Đồng 38C Trần Phú, P. 4, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
14 Tiền Giang
79 Lý Thường Kiệt, F.5, Thành phố Mỹ Tho, Tiền
Giang.
15 Cà Mau 55 Trần Hưng Đạo, Khóm 4, Phường 5, TP.Cà Mau
22
16 Đồng Tháp
4 Lý Thường Kiệt, P.1, Thành phố Cao Lãnh, Đồng
Tháp
17 Vĩnh long 68/11A Phạm Thái Bường, P.4, T.P Vĩnh Long.
18 Tây Ninh
565 - 567 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 3, Thị xã
Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
19 Bến Tre
11 Hai Bà Trưng, Phường 1, TP Bến Tre, Tỉnh Bến
Tre
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN TRUNG (FPT TELECOM -
THE MIDDLE)
FPT Telecom Middle thuộc FPT Telecom kinh doanh các sản phẩm ADSL,
Internet cáp quang (FTTH) và Triple Play - gói dịch vụ viễn thông 3 trong 1 (gồm:
Internet, điện thoại và truyền hình tương tác OneTV) và dịch vụ Internet tốc độ
siêu cao bằng kết nối VDSL.
FPT Telecom Middle có 8 văn phòng giao dịch ở 8 tỉnh, thành:
STT Chi nhánh Địa chỉ
1 Đà Nẵng
173 Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP Đà
Nẵng.
2 Khánh Hòa 176 Trần Quý Cáp, P. Phương Sài, TP. Nha
23
Trang
3 Đắk Lắk
96 Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh
Đắk Lắk
4 Huế
46 Phạm Hồng Thái - Phường Vĩnh Ninh -
TP.Huế
5 Bình Định
94 Phạm Hùng, P. Lý Thường Kiệt, TP. Quy
Nhơn, Tỉnh Bình Định
6 Phú Yên
A11 Khu Đô Thị Hưng Phú, đường Trần Phú, P5,
Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
7 Gia Lai 67 Tăng Bạt Hổ, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
8 Quảng Nam
540 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Thành Phố
Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỄN THÔNG QUỐC TẾ FPT (FPT
TELECOM INTERNATIONAL)
Công ty FPT Telecom International thuộc FPT Telecom, thành lập ngày
22/5/2008. Được thừa hưởng bề dày kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng của FPT
Telecom - một trong những Nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầu Việt Nam,
FPT Telecom International đã hoạt động độc lập từ đầu năm 2008 và hiện là nhà
cung cấp được đối tác trong và ngoài nước đánh giá có chất lượng dịch vụ, phục vụ
tốt nhất lĩnh vực kênh thuê riêng và dữ liệu trực tuyến.
24
FPT Telecom International có lợi thế sở hữu 4 Trung tâm dữ liệu (Data Center)
chuẩn quốc tế Tier3 với tổng diện tích lên tới hàng nghìn m2 phục vụ cho khách
hàng thuê máy chủ, hosting ; Băng thông kết nối trong nước với các ISP khác đạt
100 Gbps; Kết nối quốc tế (cả cáp đất liền và cáp quang biển) với tổng dung lượng
kết nối lên Trên 100 Gbps với nhiều hướng kết nối đến Mỹ, châu Âu và châu Á
(Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Thailand, Cambodia,
Lào).
Phạm vi kinh doanh trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; Hàng chục đối tác quốc
tế: PCCW, T-System, NTT, Singtel, Korea Telecom, China Telecom,… FPT
Telecom Internation hội đủ điều kiện mang lại cho khách hàng tại Việt Nam cơ hội
sử dụng các gói giải pháp kết nối toàn cầu với chất lượng cao và ổn định nhất.
Các loại hình dịch vụ đang cung cấp: Kênh thuê riêng kết nối Internet (Leased
line Internet); Kênh thuê riêng Truyền số liệu Trong nước (nội hạt, nội tỉnh, liên
tỉnh); Kênh thuê riêng Truyền số liệu Quốc tế (IPLC, MPLS); Dịch vụ Quản lý
(Managed Services); Các dịch vụ tại Data Center: Thuê máy chủ, trung tâm dự
phòng, thuê chỗ đặt máy chủ, hosting…; Tên miền; Chữ ký số; Điện thoại VoIP
Doanh nghiệp, đầu số 1800/1900…
FPT Telecom International có văn phòng chính tại 2 thành phố lớn:
25