Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.15 KB, 5 trang )

Hội chứng trào ngược dạ dày
thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản và thuốc chữa
Bình thường thì khi ta nuốt, thức ăn theo thực quản đi xuống dạ dày và sau khi dạ
dày hoàn thành nhiệm vụ của mình thì thức ăn tiếp tục đi xuống ruột non và các
phần tiếp theo của hệ tiêu hóa. Trong bệnh trào ngược thực quản dạ dày, thức ăn
cùng với các chất dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các
triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng.
Nguyên nhân
Hai nhóm nguyên nhân chính của bệnh là: Nguyên nhân tại dạ dày (hẹp môn vị,
tăng tiết acid, khi áp lực ở dạ dày tăng lên ) và nguyên nhân do cơ vòng thực
quản bị yếu. Ngoài ra, bất thường của cơ hoành như trong thoát vị lỗ cơ hoành
cũng gây trào ngược thực quản dạ dày.

Biến chứng
Thực tế trong cuộc sống, không mấy ai mà không bị một vài lần trào ngược dạ dày
thực quản, ví dụ sau một bữa ăn quá no lại đi nằm ngay. Nếu hiện tượng đó chỉ là
một đôi lần hoặc trong một giai đoạn nhất định (như khi có thai), thì thường không
coi là bệnh và không gây ra biến chứng gì cũng như không cần điều trị gì. Tuy
nhiên ở một số người, số lần trào ngược nhiều, số lượng trào ngược lớn nên gây
khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng, đòi hỏi phải điều trị. Các biến chứng của
trào ngược là:
- Viêm thực quản: do thực quản bị tổn thương bởi dịch dạ dày trào lên. Viêm có
thể từ mức độ nhẹ đến nặng và có nguy cơ ung thư.
- Loét thực quản: Phát hiện nhờ nội soi và thường tổn thương khó lành.
- Hẹp thực quản: xảy ra khi có xơ hóa do viêm lâu ngày làm hẹp lòng thực quản.
Hẹp thực quản xảy ra ở vào khoảng 10% các trường hợp viêm thực quản trào
ngược.
- Loạn sản Barrett: Là một dạng tổn thương tế bào học của biểu mô thực quản gây
nên bởi viêm thực quản do trào ngược. Khoảng 3 - 5% loạn sản Barrett chuyển


thành ung thư thực quản.

Triệu chứng
- Triệu chứng chính là cảm giác nóng sau xương ức (ợ nóng), thường xảy ra từng
lúc do các chất trong dạ dày có chứa acid trào lên thực quản gây viêm thực quản.
Một số người có cảm giác đau sau xương ức, dễ nhầm với đau ngực do bệnh mạch
vành.
- Khó nuốt, thường xuất hiện sau nhiều năm bị ợ nóng, do thực quản bị hẹp sau
nhiều năm bị trào ngược. Tuy nhiên cũng có 1/3 số bệnh nhân không bị ợ nóng mà
đến khám ở giai đoạn hẹp thực quản với triệu chứng khó nuốt. Cần chú ý triệu
chứng khó nuốt nếu tiến triển nhanh và kèm theo sút cân thì có thể là dấu hiệu của
ung thư thực quản.
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen do chảy máu ổ loét thực quản là những triệu
chứng hiếm gặp.
- Một số bệnh nhân bị trào ngược nhiều, dịch dạ dày lên tận thanh quản và miệng
có thể gây triệu chứng nói khàn buổi sáng (do viêm thanh quản), ho kéo dài (do hít
dịch dạ dày vào phổi). Nhiều lần hít dịch dạ dày vào phổi có thể gây xơ phổi hoặc
hen phế quản.

Điều trị
- Mục đích của điều trị là làm giảm sự trào ngược, hạn chế các biến chứng của trào
ngược, làm các chất trào ngược lên nhanh chóng ra khỏi thực quản và bảo vệ niêm
mạc thực quản. Để thực hiện mục đích này cần phối hợp dùng thuốc với các biện
pháp khác.
- Đối với trào ngược không có biến chứng, thường chỉ cần giảm cân, nằm ngủ có
gối đầu cao hơn giường khoảng 15 cm và tránh các yếu tố làm tăng áp lực trong dạ
dày. Bệnh nhân nên bỏ thuốc lá (thuốc lá được coi là làm giảm trương lực cơ vòng
thực quản), tránh ăn các chất béo, cà phê, chocolate, tránh uống rượu, nước cam,
tránh dùng một số thuốc (thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế canxi và các thuốc
giãn có trơn khác). Nên tránh uống nhiều nước cùng với bữa ăn. Nếu không đỡ, có

thể dùng thêm thuốc ức chế H2 như cimetidine, ranitidin, famotidine
- Trong những trường hợp nặng, ngoài việc tuân thủ triệt để các biện pháp nêu
trên, dùng thuốc kháng H2 liều cao hơn. Nếu bệnh chưa đỡ, dùng thêm
metoclopramid 10mg, uống 30 phút trước khi ăn và trước khi đi ngủ, để tăng
trương lực cơ vòng thực quản, đẩy thức ăn nhanh chóng từ dạ dày xuống ruột. Các
thuốc ức chế bơm proton như omeprazole là thuốc rất có hiệu quả trong việc làm
lành vết loét thực quản do trào ngược. Trong điều trị viêm thực quản do trào
ngược, thường đòi hỏi phải điều trị lâu (từ 3 đến 6 tháng) để phòng tái phát.
Những bệnh nhân có viêm thực quản Barrett nên điều trị tích cực hơn.
- Bệnh nhân bị biến chứng chít hẹp thực quản có thể dùng thuốc giãn cơ và điều trị
trào ngược tích cực. Có thể phối hợp với nong cơ vòng thực quản có bóng qua nội
soi, là phương pháp tốt giúp cho bệnh nhân ăn được dễ dàng hơn.
- Biến chứng chảy máu do loét thực quản ít khi nặng, thường không cần phải can
thiệp phẫu thuật.
- Bệnh nhân có loạn sản ruột khi sinh thiết thực quản cần phải theo dõi bằng nội
soi định kỳ mỗi 1 đến 2 năm có sinh thiết để phát hiện ung thư sớm.
- Điều trị phẫu thuật dành cho những trường hợp kháng trị và có biến chứng mặc
dù đã điều trị tích cực trong một thời gian dài. Nguyên tắc của phẫu thuật là nhằm
"gia cố" cơ vòng thực quản bằng cách lấy đáy dạ dày bao quanh cơ vòng thực
quản. Ngày nay phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi.

×