Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.21 KB, 5 trang )
Thuốc trị chứng trào ngược dạ
dày - thực quản
Hình ảnh dạ dày thực quản.
Bình thường khi nuốt, thức ăn theo thực quản đi xuống dạ dày và sau
khi dạ dày hoàn thành nhiệm vụ của mình thì thức ăn tiếp tục đi xuống ruột
non và các phần tiếp theo của hệ tiêu hóa. Trong bệnh trào ngược thực quản
dạ dày, thức ăn cùng với các chất dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên
thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân (ợ nóng, khó nuốt,
nôn ra máu, đi ngoài phân đen, ho kéo dài, nói khàn vào buổi sáng). Nếu để
lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng: viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực
quản
Mục đích của điều trị là làm giảm sự trào ngược, hạn chế các biến chứng,
làm các chất trào ngược lên nhanh chóng ra khỏi thực quản, và bảo vệ niêm mạc
thực quản.
Để thực hiện mục đích này cần phối hợp dùng thuốc với các biện pháp
khác.
- Đối với trào ngược không có biến chứng, thường chỉ cần giảm cân, nằm
ngủ có gối đầu cao hơn giường khoảng 15cm và tránh các yếu tố làm tăng áp lực
trong dạ dày.
Bệnh nhân nên bỏ thuốc lá (thuốc lá được coi là làm giảm trương lực cơ
vòng thực quản), tránh ăn các chất béo, cà phê, sôcôla, tránh uống rượu, nước
cam, tránh dùng một số thuốc (thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế calci và các
thuốc giãn cơ trơn khác).
Nên tránh uống nhiều nước cùng với bữa ăn. Nếu không đỡ, có thể dùng
thêm thuốc ức chế H2 như cimetidin, ranitidin, famotidin