Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DẤU HIỆU SINH TỒN THỨ NĂM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.65 KB, 4 trang )

DẤU HIỆU SINH TỒN THỨ NĂM

Câu hỏi: : Việc coi đau là dấu hiệu sinh tồn thứ năm trong thời gian gần đây có ý
nghĩa gì?
Trả lời:
Huyết áp, Mạch, Hô hấp và nhiệt độ đã được định nghĩa là những dấu hiệu sinh
tồn cơ bản từ hàng thế kỷ nay. Những dấu hiệu sinh tồn cơ bản là bằng chứng rất
quan trọng để Bác sỹ chẩn đoán và điều trị bệnh và nó còn cung cấp những thông
tin cơ bản cho Bác sĩ xác định người ta có bị bệnh hay không. Hiện nay đau cũng
được nhìn nhận là dấu hiệu của bệnh tật. Đau là một công cụ quan trọng để cung
cấp thông tin cho Bác sĩ đánh giá và theo dõi sức khoẻ, tình trạng bệnh tật và toàn
trạng (well-being) của bệnh nhân. Hơn thế đánh giá đau là bước khởi đầu để nhân
viên y tế nhận biết và điều trị bệnh tật có hiệu quả
Mặc dù đau là một dấu hiệu chủ quan và rất khác nhau giữa cá nhân này với cá
nhân khác và có thể thay đổi hàng ngày, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phải đánh
giá đau càng khách quan càng tốt. Đau thường được lượng giá bằng cách hỏi bệnh
nhân xem đau như thế nào và định giá mức đau bằng thang điểm. Ở người lớn
thang điểm đau đánh số từ 0 đến 10 trong đó 0 có nghĩa là không đau và 10 có
nghĩa là đau không thể chịu đựng nổi. Vì trẻ em có thể không hiểu được liên quan
về đau với thang điểm như ở người lớn nên thang điểm đau dành cho trẻ em
thường được sử dụng. Thang điểm đau cho trẻ em thường được thể hiện bằng hình
ảnh mô tả khuôn mặt. 6 trạng thái của khuôn mặt thường được chỉ ra cho trẻ em
lựa chọn trong đó đầu tiên là trạng thái trẻ em cười tươi thể hiện sự không đau và
thứ 6 là trạng thái vẻ mặt trẻ em biểu lộ sự đau đớn tột cùng. Trẻ em sẽ được hỏi
để lựa chọn vẻ mặt phù hợp với mức đau của mình
Cũng cần phải đánh giá mức độ đau ở những bệnh nhân không thể nói được như
bệnh nhân mất tri giác, bệnh nhân phải thở máy. Mức độ đau cần theo dõi chặt chẽ
qua việc theo dõi những thông số dấu hiệu sinh tồn khác ( như nhịp tim, hô hấp,
mạch, nhiệt độ) cũng như những biểu hiện về hành vi như mức độ kích thích, giãy
dụa hay mức độ nằm yên
Đau là một chỉ số tốt để Thày thuốc nắm bắt được bệnh nhân có cảm giác đau đớn


ra sao. Nó cũng là một biện pháp quan trọng giúp cho việc đánh giá hiệu quả của
biện pháp điều trị. Bời vì đau là một phần rất quan trọng trong công tác chẩn đóan
và điều trị nên việc đánh giá đau là một việc làm bắt buộc với tất cả những người
làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Những nỗ lực này chỉ là một động thái
nói lên sự hiện diện của đau đớn vì đau thường là nguồn gốc tiềm tàng thường bị
bỏ qua của nỗi khổ ải, đày đoạ của bệnh nhân (suffering). Đánh giá đau được thêm
vào như là một chỉ số sinh tồn thứ 5 có thể giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi đày ải do
đau gây nên vì đau có thể điều trị được nếu chúng ta quan tâm đến nó
(gaymedao lược dịch )
NGUYÊN BẢN:
Fifth Vital Sign
by Scott M. Fishman, MD
Question: What is meant by all of the recent news about pain as the 5th vital sign?
Answer: Blood pressure, pulse, respiration and temperature have been defined for
many centuries as the basic "vital signs" that indicate good health. These vital
signs are important clues for doctors to diagnose and treat illness and they also
provide doctors with a simple, baseline compass to determine if a patient is ill. It is
now recognized that pain is also a sign of illness. Pain can provide a useful tool for
doctors to measure and monitor a patient’s state of health, illness, and well-being.
Moreover, making sure health care providers check for pain is usually the first step
in recognition and management.
Although pain is subjective, can vary from one patient to another and from one
day to the next, health care providers attempt to measure pain as objectively as
possible. Pain is usually determined by asking the patient what their pain is like
and relating that pain level to a scale. In adult patients, this scale is often a numeric
measurement between 0 and 10, with the number 0 meaning “no pain” and a score
of 10 representing “the worst pain imaginable. “ Because children may be unable
to grasp the concept of numbers and how they relate to pain, a pediatric pain scale
is utilized for them. This scale is comprised of expressions on pictured faces. Six
faces are normally displayed in front of the child, with the first face representing a

happy expression and the 6th face describing a grimacing face suffering from
intolerable pain. Both the adult and pediatric pain scales are placed in front of each
patient and they are asked to point or state the level of pain that best describes
what their pain is like.
Patients who are unable to speak, such as an unconscious patient or someone
requiring a breathing machine (respirator), are also carefully observed for levels of
pain. These pain measurements are determined by closely monitoring the patient’s
other vital signs (heart rate, respiration, pulse, and temperature) as well as
behaviors such as their level of agitation, irritation, and restlessness.
Pain scales are useful indicators for doctors to get a sense how much pain the
patient is experiencing. They are also very important measures that can help
determine if treatments are effective or simply not working to combat pain.
Because pain is such an important part of diagnosis and treatment, the need for
doctors, nurses and other health care providers to register pain as a vital sign is
becoming a mandated part of medical care. These efforts are just one indication of
the heightened awareness of pain as a potentially overlooked source of suffering.
Adding pain as the 5th vital sign may help overcome needless suffering from pain
that is treatable, if we are just aware of it.
January, 2004

×