Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.76 KB, 10 trang )

www.ketnoibanbe.org











BÍ TRUYỀN CÁC PHÉP ĐÁNH
QUYỀN ĐAO THƯƠNG
Võ sư Vạn Lại Thanh
Môn Phái VY ĐÀ (THIẾU LÂM)
Bản dịch của Tương Quân
Nhà Xuất Bản Hương Giang - Việt Nam
Sàigòn 1970
o O o


Khái lược về quyền pháp
Quyền là phương tiện tấn công có sức mạnh nhất, luyện tập
cũng dễ dàng nhất mà hiệu dụng cũng rộng rãi nhất, bất luận là
ở đẳng cấp bộ pháp nào cũng có thể dùng được.
Tùy theo đặc tính, căn bản quyền thuật được phân làm 6 loại là
Bình bộ quyền, Thuận bộ quyền, Hoán bộ quyền, Tam giác
quyền, Khổ não quyền, và Xung quyền, mà pháp diễn quyền xin
thuật như sau :
BÌNH BỘ QUYỀN


Bình bộ quyền là ở bình bộ mà xuất quyền. Xuất tả quyền gọi là
Tả Bình bộ quyền, xuất hữu quyền gọi là Hữu Bình bộ quyền.
Khi xuất tả quyền thì phóng thẳng cánh tay trái ra (hoặc về phía
trước, hoặc về một bên). Quyền xuất ra ngang với vai, đó là thế
tấn công. Cánh tay trái co lại trước bụng, nắm tay trái để ngang
trước ngực, đó là thế phòng vệ. Xuất hữu quyền thì trái lại,
nghĩa là cánh tay phải xuất quyền còn cách tay trái phòng vệ.
Hai chân đứng ngang bằng, vững chãi. Bình bộ quyền có ưu
điểm cả về công lẫn thủ, quả là loại chủ yếu trong quyền thuật.
THUẬN BỘ QUYỀN
Thuận bộ quyền là thuận bước mà xuất quyền, tức là một loại
Bình bộ quyền di động. Thuận bước mà xuất quyền nghĩa là khi
xuất hữu quyền thì chân phải đồng thời bước tới trước, hữu
quyền phóng thẳng tới trước, cánh tay trái co lại trước bụng để
phòng vệ như ở Bình bộ quyền. Còn xuất tả quyền thì làm trái
lại, nghĩa là tay phải thì chân phải, tay trái thì chân trái, như vậy
gọi là thuận bộ.
HOÁN BỘ QUYỀN
Trong hoán bộ quyền hễ xuất hữu quyền thì chân trái ở trước,
xuất tả quyền thì chân phải ở trước, còn động tác xuất quyền thì
cứ một tay xuất quyền, một tay phòng vệ thế cách cũng giống
như đã nói ở trên. Những phép trên đây, nếu chịu khó luyện tập
lâu dài, sẽ khiến sức của cánh tay ngày càng mạnh, quyền xuất
ra ngày càng nhanh, sức phòng vệ ngày càng vững, mà các bộ
phận của thân thề như ngực, bụng, vai, lưng ngày càng được nở
nang dắn chắc
TAM GIÁC QUYỀN
Tam giác quyền là căn cứ vào hình thể diễn quyền giống hình
tam giác mà đặt tên. Có hai cách nắm tay, hoặc khi nắm tay lại,
ngón tay giữa cong chặt và nhô cao, có ngón áp út kềm giúp,

hoặc là các ngón tay nắm thật chặt, từ ngón trỏ tới ngón út, các
mấu xương ngón tay tạo thành các góc để có thể đả thương,
nhất là tại các huyệt đạo của đối phương. Khi diễn tam giác
quyền, người võ sinh không cần câu nệ về bộ pháp, dù ở thế
đứng nào cũng có thể chứng tỏ hiệu lực, cũng vì thế mà các nhà
quyền thuật thích luyện loại này.
KHỔ NÃO QUYỀN
Trong Khổ não quyền, người ta dùng cườm tay làm quyền, cách
luyện tập rất khó khăn công phu, vì thế có tên là Khổ não
quyền. Phương tiện tấn công cũng như phòng vệ là ở những
mấu xương từ khuỷu tay, cườm tay tới mu bàn tay. Tập luyện
cho linh hoạt thì xuất thủ theo ý mình, lực đánh ra mạnh mà lực
phòng vệ cũng vững, ứng dụng rất rộng rãi, lại cũng giống như
Tam giác quyền, nghĩa là không câu nệ bộ pháp.
XUNG QUYỀN
Xung quyền gồm hai loại là Xung thiên quyền và Xung địa
quyền. Xung thiên quyền còn có tên là Phật đỉnh châu. Trong
Xung thiên quyền, một bắp tay dựng thẳng, quyền hướng lên
phía trên, cánh tay kia co lại trước bụng, hoặc xích qua che chở
bên sườn, phía cánh tay dựng đứng để làm nhiệm vụ phòng vệ
chỗ hở. Bộ pháp thì thường dùng bình bộ và và giác bộ chứ ít
dùng đằng bộ hay hoạt bộ. Thế quyền này nhằm đánh vào dưới
cằm đối phương, mà lại có thể chế ngự sự tấn công thình lình
của đối phương. Xung địa quyền thì quyền đánh từ trên xuống
dưới hoặc đánh vào sống đùi đối phương, hoặc đánh đối phương
khi đối phương đã ngã xuống. Bộ pháp áp dụng thì hơi giống
bình bộ, chỉ khác là ở bình bộ thì thân mình hơi thẳng lên, còn
khi xuất Xung địa quyền, thì thân người hơi thấp xuống.
Khái lược về chưởng pháp
Trong quyền thuật, đòn đánh ra mau lẹ nhất, chính xác nhất, có

sức mạnh nhất mà lại biến hóa khó lường nhất. chính là ở chỗ
xuất chưởng. Chưởng đánh ra thì bàn tay chìa thẳng, các ngón
tay khít chặt với nhau, lực tụ lại ở cườm tay, rồi tùy thời mà vận
dụng. Những thế như Trảm, Thoát, Phách, Lạc, chẳng qua chỉ do
vị trí trên dưới tả hữu mà phân biệt ra. Còn những thế như
Thân, Xúc, Thiêu, Đái, Hoán, Liêu, Đáp, cho tới Nại, Thác, Phân
cũng chỉ là nói về vận động của cườm tay trong khoảng chừng
một tấc vuông và trong nháy mắt. Cho nên chưởng pháp biến ảo
khó đoán, thần diệu khó nói thường là sau quyền pháp thì
nghiên cứu tới chưởng pháp. Chưởng pháp gồm các loại Đơn
chưởng, Song chưởng, Hoành chưởng, Thụ chưởng, Thượng chỉ
chưởng, Hạ sáp chưởng và Phụng huyệt chưởng. Xin nói đại khái
như sau :
ĐƠN CHƯỞNG
Đơn chưởng là một tay phóng ra, bàn tay không nắm lại mà các
ngón tay duỗi thẳng khít chặt vào nhau, cạnh bàn tay sẽ dùng
vào các thế Trảm, Kích, Phách. Bất luận các bộ pháp liên tiếp
nhau thế nào, bất luận đang dùng quyền pháp nào, đều có thể
ứng dụng được. Đại để là một tay đánh ra, còn tay kia có thể
vận dụng tự do, hoặc co duỗi, hoặc gạt qua lại, cần nhất ở sức
mạnh và sức nhanh, như vậy là kiêm cả công lẫn thủ. Còn như
Hoành chưởng hay Thủ chưởng, tên gọi tuy có khác, nhưng tính
chất cũng chỉ là một, chẳng qua căn cứ vào hình thức biến hóa
mà đặt các tên khác nhau, chẳng như Hoành chưởng thì để tay
nằm ngang, còn Thụ chưởng thì tay duỗi ra xỉa thẳng tới trước.
SONG CHƯỞNG
Song chưởng là tụ hết lực vào hai tay để tấn công hoặc chống
đỡ. Bộ pháp sử dụng rộng rãi, nhưng nên lấy Trường sơn bộ và
Đằng bộ làm chủ yếu. Khi tấn công thì dùng song chưởng lợi
hơn. Còn như Thượng chỉ chưởng, Hạ sáp chưởng và Phụng

huyệt chưởng, thì cũng đều dùng hai tay một lượt, tính chất
cũng tương tự với Song chưởng, sự quan hệ về bộ pháp cũng
tương đồng, sự khác nhau về tên gọi chẳng qua là căn cứ ở hình
thức mà thôi.

Khái lược về chỉ pháp
Chỉ ngón tay là bộ phận nhỏ của cơ thể, sức rất yếu, dường như
là không đáng để ý trong quyền thuật, nhưng thật ra không phải
vậy tay hay chân cũng đều là khí giới che chở thân thể, mà tay
có ngón, cũng như lưỡi dao có mũi nhọn, mũi dao không nhọn
sắc là dao bỏ đi, cho nên ngón tay mà không luyện tập thì có
khác gì mũi dao cùn, mà cả cánh tay cũng bỏ đi. Hai người tỷ
thí, thắng hay bại, sống hay chết, đâu có phải chỉ ở chân tay,
bởi vì trong quyền thuật, chúng ta há chẳng nghe tới các chỉ
pháp như Song chỉ thám tỏa, hoặc Nhị Long hý châu hay sao ?
Chỉ trong chớp mắt mà móc được mắt đối phương, móc được
hầu đối phương, hoặc móc rách mũi đối phương, đó không phải
là công lực của một hai ngón tay hay sao ? Lại chẳng nghe trong
quyền thuật có những tên như Hải để thủ bảo, Tiểu nhi bính
mệnh, Mãn môn tuyệt bộ hay sao ? Cử động mấy ngón tay mà
làm tổn thương được huyệt đạo hoặc các bộ phận yếu hại trên
thân thể đối phương, đó không phải là nhờ chỉ lực hay sao ? Cho
nên chúng ta có thể nói rằng chỉ lực tuy yếu nhưng ứng dụng rất
rộng rãi, người tập luyện quyền thuật không thể không biết tới
chỉ pháp. Chỉ pháp gồm hai loại là Quỵ chỉ và Lập chỉ.
QUỴ CHỈ
Trong Quỵ chỉ, bốn ngón tay cong lại để lợi dụng đốt xương thứ
nhì của mỗi ngón. Sức mạnh dồn cả vào các ngón tay. Phép này
luyện tập dễ mà ứng dụng cũng dễ, nhưng lại là phép trọng yếu
của chỉ pháp.

LẬP CHỈ
Lập chỉ là các ngón tay đứng thẳng, tuy nhiên thường chỉ dùng
hai ngón, hoặc ngón trỏ và ngón giữa, hoặc ngón giữa và ngón
áp út, cũng có khi dùng tới ba ngón là ngón trỏ, ngón giữa và
ngón áp út. Chỉ lực có vẻ yếu, nhưng tập luyện lâu ngày thì ứng
dựng như thần, công hiệu cũng ngang với Quỵ chỉ.
Khái lược về chửu pháp
Thuật luyện về chửu pháp (phép sử dụng khuỷu tay và bắp tay)
đã từ lâu không thấy nói tới bởi vì người ta không biết rằng ứng
dụng của khuỷu tay và bắp tay rất rộng rãi, có quan hệ tới
chưởng pháp không ít. Bị chưởng của đối phương tấn công,
không dùng chửu thì không thể chống đỡ. Dùø tấn công bằng
thế nào đi nữa, đối phương cũng dùng sức mạnh của tay để uy
hiếp ta, cho nên phải dùng nguyên tắc "chửu khắc chửu" thì mới
ngăn được cái uy, đè được cái khí của đối phương. Chúng ta có
thể đến các phép như Đinh chửu, Bang chửu, Đặng chửu, là
những phép có sức công cực lớn. Cho nên sau khi nói về chỉ
pháp, phải nói qua về chửu pháp để cùng nghiên cứu,
THỤ CHỬU
Trong phép Thụ chửu, bắp tay dựng thẳng, tay hướng lên trên,
bàn tay nắm lại theo thế bán quyền, hoặc nắm chặt hẳn lại, đưa
ra phía trước để ngăn đòn, tay kia để ở kế bên để giúp sức.

LAN CHỬU
Công dụng của phép Lan chửu là ngăn cản, một bắp tay để nằm
ngang, cao hay thấp thì lấy ngực làm chuẩn, tay kia phụ đỡ
cánh tay nằm ngang cho vững.

KHẮC CHỬU
Trong phép này cũng để một cánh tay nằm ngang nhưng tay kia

thì tùy trường hợp mà vận dụng, hoặc giúp cánh tay nằm ngang
trong nhiệm vụ ngăn cản, hoặc có thể tấn công đối phương.

ĐINH CHỬU
Trong phép này, một bắp tay phóng ngang về phía trước, cao
ngang vai, đây là đòn tấn công, còn tay kia che giữ một bên làm
nhiệm vụ phòng vệ.

BANG CHỬU
Phép này tương tự như phép Đinh chửu, khác một điều là tay kia
xuất quyền cùng một lúc để hổ trợ thế xung kích cho cánh tay
đang tấn công.

ĐẶNG CHỬU
Trong phép này, một bắp tay cũng dựng thẳng, tương tự như
phép Thụ chửu, nhưng nhằm đỡ phía dưới.
Còn về bộ pháp trong khi dùng Chửu pháp thì không nhất định,
có thể tùy thời thay đời sao cho thuận lợi, do đó không bàn tới.
Khái lược về kiên pháp
Kiên pháp (phép dùng đòn vai) là một trong các loại quyền pháp
mà nếu không phải là người nghiên cứu sâu xa về quyền thuật
thì không thể luyện được, không phải là người am tường quyền
lý thì không thể dùng được. Kiên pháp là pháp cận kích (đánh
gần). Luyện tập khó không phải ở chỗ cần nhiều công phu, mà ở
chỗ đắc thế và mau lẹ. Sử dựng khó không phải là cần nhiều sức
mạnh, màở chỗ lợi dụng được sự nhanh nhẹn. Đắc thế và nhanh
nhẹn là thế nào ? Đắc thế là thình lình tạo được thế, để khom
người, lao thẳng về phía trước, dùng vai của mình xô cực mạnh
vào ngực hoặc vai của đối phương. Nhanh nhẹn là bước tới dùng
chân chặn chân đối phương, đồng thời dùng vai đánh vào vai

hay ngực đối phương.
Kiên pháp có ba loại là Tiền kiên. Hậu kiên và Trắc kiên. Tiền
kiên là mặt trước của vai, Hậu kiên là mặt sau của vai, Trắc kiên
là phía cạnh ngoài của vai.
TIỀN KIÊN
Trong pháp Tiền kiên, dung một chân chặn giữ chân đối phương
rồi dùng vai mình đánh vào vai đối phương. Hữu kiên tiền là
dùng vai phải của mình mà đánh vào vai phải của đối phương,
trong khi hai tay buông thõng và chân phải bước tới chặn chân
đối phương. Lúc chưa xuất đòn thì hai người còn đứng xa nhau,
nhưng khi xuất đòn thì thân mình sát cận đối phương, dùng sự
nhanh nhẹn và sức mạnh mà tấn công. Nếu đánh bằng vai trái
thì hành động ngược lại, nghĩa là dùng vai trái của mình mà
đánh vào vai trái đối phương.

HẬU KIÊN
Muốn luyện pháp Hậu kiên thì phải rành phép Tiền kiên. Bộ pháp
và cách xuất đòn cũng giống như ở Tiền kiên, chỉ khác là không
để vai mình đánh thẳng vào vai đối phương mà để vai mình đi
quá vai đối phương chút ít, sau đó mới vặn người, xoay mình lại
dùng phía sau vai mình đánh vào phía sau vai đối phương cho
đối phương ngã xấp xuống. Pháp này cũng như phèp Tiền kiên,
đánh được bằng cả vai phải lẫn vai trái.
TRẮC KIÊN
Phép này dùng được thì công hiệu còn hơn cả Tiền kiên và Hậu
kiên. Trong phép này, dùng đầu vai của mình mà đánh vào ngực
hoặc bụng đối phương. Phép này là phép cận chiến, khi thân ta
sát vào người đối phương, sức ta và đối phương ngang nhau, ta
cũng như đối phương cùng không có thế thuận để ra đòn, chân
tay không thuận để vận dụng. Trường hợp này chỉ cần nhanh

nhẹn kịp thời, thế Trắc kiên sẽ có công dụng rất lớn.
Khái lược về thối pháp
HỔ KHIÊU
Đây là phép chuyển thân, dùng cả hai tay và hai chân để di
chuyển vị trí một cách mau lẹ. Dùng phép này, bắt đầu bước
một chân tới trước, chân nào cũng được, thường là chân trái ở
trước. Tiếp đó, lấy đà cúi mình tới trước hai tay chống xuống
đất, hai chân theo đà mà tung theo, ngay đó phải vận lực uốn
mình đứng vững khi hai chân chạm đất. Khi hai chân chạm đất
thì hai tay đã rời khỏi đất, và lại tiếp tục như lúc đầu di chuyển
theo hình cuốn tròn như vậy. Phép hổ khiêu có thể thay đổi chút
ít, chẳng hạn khi uốn mình thì để hai chân chấm đất, chân trước
chân sau, như vậy là sẵn ngay thế lúc đầu, khỏi phải bước thêm
một chân lên trong trường hợp hai chân cùng chạm đất. Bộ pháp
do đó cũng tương tự nhau. Người học quyền thuật không thể
không biết phép này.
Những phép trên đây chưa hẳn là phép tấn kích, mà chính là cơ
sở của phép tấn kích. Luyện tập đầy đủ những phép trên, tinh
thần của quyền thuật sẽ ngày càng hiển hiện, do đó sự vận
dụng quyền thuật sê trở nên vô cùng.

ĐƠN PHI
Đơn phi là một chân đứng còn một chân đá. Ngón chân theo
hướng chéo, nghĩa là đá chân phải thì theo hướng ở giữa phía
trước và phía phải, đá chân trái thì theo hướng ở giữa phía trước
mặt và phía trái. Phép đơn phi cũng chia làm ba loại :
Cao thích : tức đá cao nhắm đá vào đầu, cổ đối phương. Trong
phép này, chân đá thì tay vung theo cho có đà và đá được cao.
Chẳng hạn chân phải đá vùng lên thì tay trái vung theo, ngược
lại chân trái đá lên thì tay phải vung theo. Công dụng của pháp

này là ngăn chặn sự tấn công bằng khí giới của đổi phương,
hoặc tước đoạt khí giới của đối phương.
Bình thích : chân đá chỉ ngang ngực, nhằm đá vào ngực đối
phương, cũng có thể là vào mạng sườn hoặc bụng đối phương,
trong khi không kịp xuất quyền.
Đê thích : tức là đá thấp, nhằm làm bị thương đầu gối hoặc ống
quyển của đối phương. Phép này rất nên chú ý, vì ngọn đá
phóng ra phải dùng sức và cần nhanh nhẹn, lại nữa, công dụng
cũng nhiều, cách vận dụng cũng khác, có thể kể những thế sau
đây :
– Đơn phách thối : trong khi một chân đá ngang thì một tay vỗ
đùi, dùng chân mặt với tay trái, và chân trái với tay mặt, để tạo
cái thế phù trợ.
– Quyển thối : trong khi chân đá ra, bất luận là chân phải hoặc
chân trái, thì chân cong hình móc câu để tạo thế mạnh.
– Song phách thối : cũng tương tự như đơn phách thối, chỉ khác
là Đơn phách thối thì dùng một tay, còn Song phách thối thì
dùng hai tay.
– Khóa mã thối : cũng tương tự với Đơn phách thối, nhưng Đơn
phách thối thì vỗ ở ngoài chân, còn Khóa mã thối thì vỗ ở trong
chân.
SONG PHI
Song phi là đá cả hai chân, chân trước chân sau, thường là chân
trái trước chân phải sau. Đây cũng là phép chống lại sự tấn kích
bằng vũ khí của đối phương. Việc luyện tập phép này không phải
là dễ, nhưng luyện tập lâu ngày tất thấy công hiệu và còn có ích
cho phép khinh thân nữa.

TOÀN PHONG
Toàn phong gồm hai thế ngược nhau. Xoay về bên trái gọi là Tả

toàn phong, xoay về bên phải gọi là Hữu toàn phong. Trong
phép này, cả hai chân đều bay lên, nhưng chân trước chân sau.
Khi đang ở trên không thì xoay mình một vòng rồi chân mới
chạm đất. Khi chân chạm đất thì dùng tay vỗ đùi theo thể Đơn
phách hoặc Song phách. Phép toàn phong này cũng tương tự
như phép Song phi.

XUYÊN THỐI
Phép Xuyên thối là dùng một chân, hoặc chân phải hoặc chân
trái, xỉa thẳng vào chân đối phương. Đối phương không phòng bị
tất phải ngã xuống. Khi dùng phép này, thân người phải thấp
xuống, và nên dùng Đằng bộ thì đắc thế hơn. Chân xỉa ra, trước
co sau thẳng mà bật bàn chân về phía trước, vừa nhanh vừa
mạnh, lại nên dùng tay mà phù trợ để thắng dễ dàng.

BÁN TẢO
Trong pháp Bán tảo, một chân bước tới như ở thế chạy, một
chân thừa thế quét nửa vòng phía trước: Chân quét xong đứng
xuống và chân đứng vừa rồi tiếp tục quét nửa vòng, tạo thành
như hai nhát chổi chéo nhau, như hai lưỡi kéo khép lại. Khi vận
dụng chân, nên dùng tay phù trợ thì thêm công hiệu.

TOÀN TẢO
Trong phép toàn tảo, thân người thấp xuống, dồn lực vào một
đầu bàn chân, chân kia đưa dài ra quét trọn một vòng. Phép này
công hiệu hơn phép Bán tảo rất nhiều, nhưng cũng đòi hỏi nhiều
sự luyện tập.

Luận về Lục Hợp Quyền
Lục Hợp Quyền là của Vy Đà Môn thuộc Thiếu Lâm phái, nên

cũng có tên là Vy Đà quyền, nhưng sở dĩ gọi là Lục Hợp Quyền vì
có Nội tam hợp và Ngoại tam hợp.
Nội tam hợp gồm Tinh, Thần, Khí, Ngoại tam hợp gồm Thủ,
Nhãn, Thân. Nội ngoại có tương hợp thì mới có thể luyện quyền
mà chế thắng đối phương. Lại còn cần có sự hợp nhất của Ngũ
hành và Tứ tiêu mới có thể thành công. Ngũ hành gồm Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ; Tứ tiêu thì răng gọi là Cốt tiêu, lưỡi gọi là
nội tiêu, lỗ chân lông trên toàn thân gọi là Huyết tiêu, ngón chân
ngón tay gọi là Cân tiêu.
Có người nói rằng, Lục hợp là Nhãn hợp với Tâm, Tâm hợp với
Khí, Khí hợp với Thân, Thân hợp với Thủ, Thủ hợp với Cước,
Cước hợp với Khóa (cái háng). Nhưng như vậy chẳng qua cũng
chỉ là nói về ý nghĩa của Lục hợp mà thôi.
Nay có người nói tới Bát thức của vũ công, tức là nói về Nhĩ,
Mục, Thủ, Túc. Luyện vũ công là phải luyện Bát thức. Bát thức
lại phân làm Thượng tứ thức và Hạ tứ thức, tức là nói về chân và
tay. Thượng tứ thức là Lũ Đả Đằng Phong, Hạ tứ thức là Thích
Đàm Tảo Quải.
Quyền cước Bát thức cũng lại là Bát hình. Bát hình là Miêu
xuyên, Cẩu thiểm, Thố cổn, Ưng phiên, Tùng tử linh, Tế hung
xảo, Diêu tử phiên thân, và Đọa tử cước.
Bát thức của ngành võ công như Bát pháp của ngành văn.
Nhưng đến trình độ nào thì sử dụng được Bát pháp của ngành
văn, cũng như tới trình độ nào thì vận dụng được Bát thức của
ngành võ ? Ấy là phải như bậc văn thánh là Khổng Phu Tử và
bậc võ thánh là Nhạc Vũ Mục vậy.

×