Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.94 KB, 5 trang )
PHÂN BIỆT “ĐAU NHƯ DAO ĐÂM”
VÀ “ĐAU NHƯ DAO CẮT”
Theo từ điển tiếng việt động từ “đâm” và “cắt” lần lượt có tất cả các nghĩa sau:
Đâm
1. làm cho bị thủng, bị tổn thương bằng vật có mũi nhọn
Vd: bị kim đâm vào ngón tay, dùng dao đâm
2. di chuyển thẳng đến làm cho chạm mạnh vào
Vd: xe đâm vào cột điện, tàu đâm vào vách đá, máy bay đâm đầu xuống biển
Cắt
1. làm cho đứt bằng vật sắc
Vd: cắt cỏ, cắt tóc, cắt móng tay, ruột đau như cắt
2. làm đứt đoạn, không để cho được liên tục, tiếp tục
Vd: cắt đứt quan hệ, cắt ngang câu nói, cắt nguồn viện trợ
Về phương diện hình ảnh trong y học ta có thể thấy:
Động từ đâm tạo ra một vết thương sâu, xuyên thủng từ ngoài vào trong qua nhiều
cơ quan (hay nhiều lớp của một cơ quan, vd: dao đâm thủng dạ dày => mũi dao
xuyên qua các lớp của thành bụng trước và các lớp của dạ dày)
Động từ cắt tạo ra một vết thương rộng, theo phương ngang, ít sâu hơn, tổn thương
không xuyên qua nhiều cơ quan nhưng làm đứt lìa, chia cắt các bộ phân của cơ thể
(vd: dao cắt đứt thành bụng => dao cắt đứt các lớp của da bụng nhưng có thể
không tác động trực tiếp đến các cơ quan bên trong)
Từ các nghĩa trên ta có thể rút ra :
- Đau như dao đâm: là cảm giác đau như dao (vật nhọn) va chạm, xuyên thủng
qua một phần, cơ quan hay bộ phận nào đó của cơ thể.
- Đau như dao cắt: là cảm giác đau như dao (vật sắc) làm đứt một phần, cơ quan
hay bộ phân nào đó của cơ thể.
Cơ chế dẫn truyền cảm giác đau