Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thời gian Quick pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.71 KB, 5 trang )

Thời gian Quick

Giai đoạn đông máu gồm 3 giai đoạn:
- thành lập phức hợp men Prothrombinaz
- thành lập thrombin
- thành lập fibrin
Trong đó giai đoạn 1: prothrombinaz thành lập theo cơ chế nội sinh và ngoại sinh.
Em sẽ trình bày cơ chế ngoại sinh:
Mô tổn thương giải phóng yếu tố III và Phospholipid mô
- tác dụng của yếu tố III+ Phospholipid mô + Ca(2+) -> hoạt hóa yếu tố VII.
- Yếu tố VII+ yếu tố III+ Ca(2+)-> hoạt hóa yếu tố X.
- thrombin hoạt hóa yếu tố V
=> Yếu tố X+ Yếu tố V+ Ca(2+)-> thrombinase ngoại sinh
giai đoạn 2:
Prothrombin->thrombin nhờ prothrombinase và Ca(2+)
Thrombin hoạt hóa yếu tố XIII
giai đoạn 3:
Fibrinogen-> Fibrin S( fibrin hòa tan) nhờ Thrimbin và Ca(2+)
Fibrin S-> Fibrin I ( fibrin không hòa tan) nhờ yếu tố XIII.
Về thời gian TQ (Temps de Quick):
- ý nghĩa:
+ khảo sát các yếu tố của đường đông máu ngoại sinh.
- Cách làm: tính thời gian đông của một mẫu huyết tương đo bằng Citrat sau khi
cho vào:
+ Thrompoplastin.
+ Calci.
- Kết quả:
bình thường: 12- 14 giây
bất thường: > chứng 2 giây( chứng tùy thuộc vào phòng thí nghiệm)
- Nguyên nhân bất thường:
+ Thiếu hụt yếu tố đông máu.


+ Kháng đông lưu hành
=> Chẩn đoán phân biệt bằng TQ hỗn hợp:
Lấy 1/2 huyết tương người bình thường+ 1/2 bệnh nhân rồi làm lại TQ.
+ thời gian rút ngắn-> thiếu hụt yếu tố đông máu.
+ thời gian không rút ngắn-> kháng đông lưu hành
Con đường đông máu có yếu tố mô hay con đường ngoại sinh (Tissue factor
pathway=extrinsic)
Vai trò chủ yếu của con đường đông máu có yếu tố mô (ngoại sinh) là hình thành
sự bùng nổ của thrombin ("thrombin burst") một quy trình trong đó thrombin,
thành phần quan trọng nhất của chuỗi đông máu trong vai trò kích hoạt hồi nghịch
(feedback activation roles), được phóng thích tức thời. FVIIa hiện diện với số
lượng cao hơn bất cứ yếu tố kích hoạt đông máu nào khác.
• Sau khi xảy ra tổn thương ở mạch máu, FVII rời khỏi hệ tuần hoàn và đến tiếp
xúc với yếu tố mô (Tissue factor =TF) hiện diện trên các tế bào kẻ vạch yếu tố mô
(Tissue Factor Baring Cells), là các nguyên bào sợi và bạch cầu, để hình thành
phức hợp (TF-FVIIa) và từ đó kích hoạt nó
• TF-FVIIa kích hoạt FIX and FX.
• Bản thân FVII cũng được kích hoạt bởi thrombin, FXIa, plasmin, FXII và FXa.
• Sự kích hoạt FXa bởi TF-FVIIa hầu như bị ức chế tức thời bởi con đường ức chế
yếu tố mô (tissue factor pathway inhibitor =TFPI).
• FXa và đồng yếu tố FVa tạo thành phức hợp prothrombinase, và kích hoạt
prothrombin thành thrombin.
• Thrombin sau đó sẽ kích hoạt các thành phần khác của chuỗi đông máu, bao gồm
FV và FVIII ( kích hoạt FXI, rồi đến lượt FXI sẽ kích hoạt FIX), rồi kích hoạt và
phóng thích FVIII khiến nó không còn kết dính với vWF (von Willebrand factor)
• FVIIIa là đồng yếu tố của FIXa, cùng hình thành chung phức hợp "tenase" sẽ
kích hoạt FX; và chu kỳ cứ thế tiếp tục. ("Tenase" là chữ kết hợp của "ten=10" và
"-ase" dùng cho enzymes).



H1- Các yếu tố góp phần trong quá trình đông máu



H2- Các giai đoạn của quá trình đông máu- Đường nội sinh, đường ngoại sinh,
đường chung và các yếu tố đông máu góp phần.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×