Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xét nghiệm Miễn Dịch bệnh lý cầu thận: một người hiểu, 2 người vui Rolling Stone ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.7 KB, 4 trang )

Xét nghiệm Miễn Dịch bệnh lý cầu
thận: một người hiểu, 2 người vui -
Rolling Stone

Hồi mới đi học Triệu Chứng cách đây không lâu, mình có cảm giác càng học càng
thấy mịt mù sao ấy. Viêm vi cầu thận và Hội chứng thận hư, sách vở lý thuyết
phân biệt rất rõ ràng, thầy cô dạy lâm sàng cũng nói đi nói lại hoài là sinh viên học
triệu chứng phải phân biệt được 2 thứ rất là cơ bản ấy. Nhưng lâm sàng đâu phải là
một cái pho tượng đẹp đẽ, mà ở đó thiên thần là thiên thần, quỷ dữ là quỷ dữ, hồ
sơ ghi hội chứng thận hư mà bệnh nhân có tiểu ra máu cũng có, mà thầy cô giảng
là viêm vi cầu thận mà bệnh nhân đạm niêu cao ngút trời cũng có luôn. Nhiều lúc
thấy nản dễ sợ. Bỏ qua một thời gian khá dài, lúc này chợt nghĩ lại mới thấy được
điều này: thực ra phân biệt này chỉ mang tính định hướng thôi, nó vẫn chưa phải là
vấn đề cuối cùng. Nên sẽ không bao giờ hoàn toàn có một sự phân biệt rõ ràng 2
thứ này trong thực tế. Vậy nó giúp định hướng cái gì? Cái quan trọng nhất, quyết
định xem ta sẽ điều trị như thế nào: Nguyên Nhân bệnh. Chẩn đoán dù có là Hội
chứng thận hư hay Viêm vi cầu thận đi nữa, cũng chỉ cho ta biết là có một vấn đề
gì đó ở cầu thận. Những xét nghiệm sau đây mới giúp chúng ta có được một chẩn
đoán cuối cùng - đúng sai thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sẽ rõ ràng chứ không
còn mơ hồ là hội chứng thận hư hay viêm vi cầu thận nữa: C3, C4, ANA, ANCA,
gryoglobulin, ASO, HIV, HBV và HCV.
Một điểm rất đáng chú ý mà bạn nên nắm là: các bệnh lý ở cầu thận hầu hết đều là
các bệnh Tự Miễn. Có nghĩa là trong máu bệnh nhân sẽ xuất hiện các kháng thể
tự thân – các kháng thể tấn công vào chính các thành phần của cơ thể, mà ở đây là
cầu thận. Mỗi bệnh tự miễn sẽ có một số loại kháng thể đặc trưng cho nó, khi
chúng ta phát hiện trong máu bệnh nhân các kháng thể này, chúng ta có quyền
nghĩ đến sự hiện diện của bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Các bệnh lý Tự
Miễn cũng là một hiện tượng viêm, điều này có nghĩa là sẽ có sự tham gia của
các bổ thể C3,C4 vào quá trình viêm. Điều này kéo theo một hệ quả cũng rất
đáng chú ý nữa: sự sụt giảm của nồng độ bổ thể trong máu do quá trình viêm làm
hao hụt.


Nắm được 2 điểm chính trên, xin bạn theo dõi tiếp phần bên dưới:
ASO: kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong phản ứng tự miễn sau nhiễm liên cầu
trùng.
Anti-GBM: kháng thể đặc hiệu trong hội chứng Good-Pasture, cũng là một bệnh
lý tự miễn.
ANCA: kháng thể đặc hiệu trong bệnh viêm nút quanh động mạch, một bệnh lý
tự miễn.
Tổng hợp từ 2 phần đã nói ở trên, ta dễ dàng hiểu được các kết quả xét nghiệm để
suy luận ra được bệnh lý nào đã gây ra tình trạng tổn thương cầu thận:
Minimal Change Disease: chưa rõ nguyên nhân, không phải là một bệnh lý tự
miễn. Do đó không tìm thấy các kháng thể đặc hiệu; C3,C4 nồng độ bình thường.
Focal Segmental Glomerulosclerosis: tương tự Minimal Change Disease.
Membranous Nephropathy: tương tự Minimal Change Disease.
Membranoproliferative Glomerulonephropathy: Bệnh lý tự miễn không rõ
nguyên nhân, tuy nhiên đôi khi có nguyên nhân là Virus viêm gan C. Do đó C3,C4
giảm; xuất hiện HCV trong máu.
Good Pasture’s syndrome: một bệnh lý tự miễn, có kháng thể đặc hiệu là anti-
GBM. Do đó xét nghiệm có anti-GBM.
Microscopic polyangititis: bệnh Viêm nút quanh động mạch, có kháng thể đặc
hiệu là ANCA. Do đó xét nghiệm có xuất hiện ANCA, giảm nồng độ C3,C4 trong
máu.
Hậu nhiễm liên cầu trùng: bệnh lý tự miễn, có kháng thể đặc hiệu là ASO. Do
đó ASO dương tính, đồng thời C3,C4 sụt giảm.
Tóm lại, đứng trước một bệnh nhân đã được chẩn đoán là có bệnh lý tại Cầu Thận
(Viêm cầu thận hay hội chứng thận hư), ta cần biết phải cho bệnh nhân làm thêm
các xét nghiệm Miễn Dịch để chẩn đoán xác định sâu hơn, từ đó đưa ra được phác
đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân.

×