Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tổng hợp những kinh nghiệm và cách bảo vệ Laptop phần 10 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.7 KB, 9 trang )

10 chiêu để tránh mất laptop và dữ liệu khi đi du lịch
Laptop dần trở thành thiết bị không thể thiếu với những người
thường xuyên di chuyển. Thế nhưng, để bảo vệ chúng và cả dữ liệu
quan trọng là điều khá đau đầu. Sau đây là 10 lưu ý để bảo vệ laptop
và tài liệu mật trong laptop.

1. Sao lưu (backup) tài liệu quan trọng trước khi đi du lịch

Khách du lịch nên thường xuyên sao lưu lại dữ liệu để giảm thiểu rủi ro
mất mát thông tin quan trọng nếu chẳng may laptop của bạn bị thất lạc.
Tốt nhất là bạn nên dùng ổ cứng di động đã mã hóa để lưu các file quan
trọng và để ở một nơi tách biệt với laptop.

2. Dùng phần mềm bảo vệ và khôi phục dữ liệu laptop

Các công cụ phục hồi dữ liệu cho laptop thực sự rất hiệu quả nếu chẳng
may laptop của bạn bị kẻ gian “vớ phải”. Nếu laptop của bạn đã cài phần
mềm Computrace® LoJack® for Laptops của hãng Absolute Software thì
nhóm bảo vệ máy tính sẽ tiếp nhận thông tin gửi từ laptop bị lấy cắp để
tìm dấu vết của kẻ gian. Phần mềm cũng có thể xóa từ xa toàn bộ thông
tin nhạy cảm của ổ cứng, để ngăn kẻ xấu truy cập vào máy tính.

3. Không nên để laptop trong túi hành lý để check

Bên cạnh những đồ trang sức, hành lý quý giá thì khách du lịch nên
“đồng hành” cùng laptop ở mọi lúc, mọi nơi để đề phòng bị mất cắp trong
khi quá cảnh.

4. Đánh dấu laptop để phân biệt với các laptop khác tại trạm kiểm
tra an ninh của hãng hàng không


Ngay khi chuyển laptop vào máy kiểm tra an ninh, bạn nên giữ ngay
laptop của mình. Do đó, để không bị nhầm với các máy tính của những
người khác, bạn nên đánh dấu sao cho dễ phân biệt. Lưu ý, nên ghi tên,
thông tin liên lạc, số điện thoại trên tờ giấy dán vào laptop.

5. Tìm nơi để laptop an toàn trong
khách sạn

Kinh nghiệm tốt nhất là trước khi nhận
phòng khách sạn, bạn nên hỏi lại lễ tân
để biết liệu để máy tính ở trong phòng
có an toàn không. Và, an toàn hơn cả là bạn nên mang theo laptop bên
mình khi phải có việc ra khỏi phòng, còn nếu không thì nên tìm một chiếc
tủ an toàn để cất laptop vào đó.

6. Không nên truy cập vào mạng Wi-Fi không an toàn

Nếu mạng không dây bạn truy cập vào mà không yêu cầu nhập password
thì bạn không nên dùng nó nữa. Bởi vì bất cứ ai cũng có thể truy cập vào
mạng thì cũng đồng nghĩa rất nhiều người có thể truy cập vào máy tính
của bạn và lấy cắp thông tin quan trọng.

7. Đừng giao dịch tài chính, ngân hàng trực tuyến khi đi du lịch

Nguyên tắc tối quan trọng nữa là bạn nên tránh giao dịch ngân hàng trực
tuyến trong khi đi du lịch, đặc biệt là tại các mạng Wi-Fi công cộng.

8. Bỏ nút “ghi nhớ” trong khi lướt web

Chọn mục “Remember me” (ghi nhớ) trên các website để lưu lại mật

khẩu, tên truy cập trong khi đi du lịch là một điều cực kỳ tối kỵ. Bạn nên
tắt chức năng ghi nhớ này vì kẻ gian có thể lấy cắp được laptop và sau đó
thì dễ dàng ăn cắp thông tin cá nhân và mật khẩu của bạn.

9. Xóa History và Cache sau khi lướt web

Trình duyệt web thường lưu lại mọi thông tin mà bạn đã truy cập trước
đó. Vì thế, trước khi thoát khỏi các trang web thì bạn nên xóa mọi dữ liệu
cá nhân, như cookies, history, Internet files.

10. Cảnh giác với keylogger

Kẻ gian thường cài đặt các phần mềm theo dõi bàn phím ở những máy
tính công cộng, thường là trong khách sạn hoặc các thư viện. Những
chương trình này sẽ ngấm ngầm ăn cắp thông tin của bạn mà bạn không
hề hay biết.

Giải pháp khi laptop không khởi động
Máy tính xách tay của bạn bỗng nhiên không thể nào khởi động được
hoặc trong lúc khởi động lại gặp sự cố và “chết đơ”. Không cần mang
đến cửa hàng sửa chữa, bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây để
khắc phục tình trạng này.

Tình huống 1: Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn
nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin ) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc
nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.

Trước tiên, bạn nên kiểm tra lại ổ cắm điện AC. Hãy kiểm tra nguồn điện,
hoặc dùng một bộ AC khác để kiểm tra thử xem có phải bộ nạp điện của
máy bị hỏng không. Nếu AC không bị hỏng thì rất có khả năng nguồn

điện trên bo mạch chủ của máy tính có vấn đề. Vì thế, bạn nên đưa ra
trung tâm sửa chữa để thay thế.

Tình huống 2: Khi cắm AC, đèn LED và đèn của pin đều sáng nhưng
máy tính vẫn không khởi động được. Ổ cứng không chút “nhúc nhích”,
quạt cũng không quay và ổ DVD không chạy được. Nếu đèn LED sáng
thì có nghĩa là laptop đã vào điện, lúc này bạn nên kiểm tra lại đã cắm
đúng nguồn điện cho ổ cắm chưa.

Tiếp tục, đèn LED sáng nhưng máy vẫn “ngủm”? Bạn thử tháo phích cắm
ra, tháo pin laptop và chờ 1-2 phút. Sau đó, cắm lại ổ cắm và thử khởi
động thêm lần nữa. Đôi khi mẹo “củ chuối” này lại hữu dụng đấy.

Cũng có thể rắc rối này liên quan đến bộ nhớ. Thử tháo ra và cắm lại
thanh RAM hoặc cắm sang khe cắm khác. Nếu bạn đang dùng hai thanh
RAM thì thử tháo từng chiếc một và restart lại máy. Có khả năng một
trong hai thanh RAM của bạn đã bị hỏng đấy, bạn nên thay cái mới.

Tuy nhiên, nếu cả hai RAM đều chạy được trên một khe cắm A, nhưng
lại không khởi động được trên khe cắm B thì chắc chắn khe cắm B bị lỗi.
Lúc này, bạn sẽ phải thay thế toàn bộ bo mạch chủ hoặc chỉ dùng 1 khe
cắm.

Tình huống 3: Khi bấm khởi động máy,
laptop phát ra một loạt tiếng kêu bíp bíp
và không khởi động được. Màn hình
không hiện. Trong tình huống này, bạn
nên kiểm tra lại RAM như trong tình
huống 2. Thử lắp một thanh RAM khác.
Hầu hết khi laptop kêu bíp bíp như thế

đều do lỗi của RAM - RAM đã bị hỏng.

Tình huống 4: Bật khởi động máy và có vẻ như laptop khởi động bình
thường (đèn LED của ổ cứng nhấp nháy) nhưng lại không xuất hiện hình
ảnh trên màn hình. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại laptop
bằng cách cắm máy với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoại chạy tốt
nhưng vẫn không hiện hình ảnh trên màn LCD của laptop thì rất có thể do
một vấn đề nào đó bên trong màn hình.

Tình huống 5: Bật khởi động máy nhưng laptop lại phát ra tiếng kêu ken
két, rít rít. Có thể ổ cứng của bạn bị lỗi gì đó. Bạn nên tháo hard drive và
khởi động lại laptop. Lúc này, nếu laptop chạy ngon lành thì đã đến lúc
bạn phải thay ổ cứng.

Nếu laptop vẫn kêu ken két và màn hình vẫn hiện lên thì bạn nên dùng
tiện ích kiểm tra ổ cứng.

Tình huống 6: Laptop đã khởi động Windows và chạy được một lúc,
nhưng sau đó bỗng nhiên “tắt rụp”. Bạn restart lại máy tính và vẫn cứ bị
như thế. Rắc rối này có thể do máy đã quá nóng. Bạn nên nghe xem quạt
gió có quay không. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi cũng do RAM bị hỏng,
tham khảo thêm Tình huống 2.

Tình huống 7: Laptop khởi động bình thường nhưng màn hình xuất hiện
nhiều vạch ngang, hay các ký tự lạ. Đây có thể là do màn hình LCD bị
hỏng hoặc cáp video, card đồ họa hay bo mạch chủ có vấn đề.

9 mẹo nhỏ cho laptop rùa
Hầu như người sử dụng laptop nào cũng đều thừa nhận, chiếc máy
khởi động ngày càng ì ạch đến khó hiểu và thường xuyên treo máy.

Mặc dù đã tải nhiều chương trình diệt virus, tình cảnh cũng không
khá lên chút nào.

Nguyên nhân không chỉ do virus, còn "hàng tá" các nguyên nhân có thể
bạn chưa biết và cách khắc phục hiệu quả.

Sau đây là một số thủ thuật để laptop của bạn chạy nhanh hơn.

1. Đơn giản nhất, chọn 1 hình nền có kích thước và dung lượng tương đối
hoặc không dùng. Ảnh lớn sẽ làm chậm quá trình khởi động máy. Tiếp
đến, dọn dẹp ngăn nắp các icon (biểu tượng chương trình) trên destop,
giấu bớt hoặc xóa những thứ mà chẳng khi nào dùng đến. Đừng quên vào
Control Panel, chọn Add hoặc Remove Programs để di dời
những chương trình không quan trọng.

2. Có 1 nguyên nhân nữa nhưng rất ít
người chú ý đó là Font chữ. Thật ra,
quá nhiều Font chữ cũng là yếu tố
khiến hoạt động của Win chậm chạp.
Nếu không phải là dân chuyên thiết kế,
bạn chỉ nên chọn những Font chuẩn
thường dùng như Unicode, Vni.

3. Dùng Quick Launch (QL) thay cho
Microsoft Office Shortcut bar (MOS)
(nằm góc phải màn hình Windows).
Trước hết, tắt MOS bằng cách nhấn chuột phải vào nút đầu tiên, chọn
Exit -> No. Kích hoạt QL lên bằng trỏ chuột trên đầu thanh Taskbar, giữ
và kéo chuột để thanh Taskbar cao thêm 1 khoảng. Phía trên là QL và ở
dưới là các ứng dụng thu nhỏ rất tiện. ứng dụng này giúp tiết kiệm thêm 2

giây nữa.

4. Nên chạy chương trình diệt virus định kỳ vào thời gian nghỉ trong ngày
(buổi trưa, chiều). Tránh để chương trình tự quét mỗi khi máy khởi động.
Nguyên nhân khiến máy lề rề từ 2- 3 giây.

5. Nhớ lấy đĩa CD ra khỏi ổ sau khi sử dụng. Khi máy khởi động sẽ tự
kích hoạt kiểm tra tổng thể những thứ có trong máy. Do vậy mất nhiều
thời gian, nhất là với đĩa trầy xước. Đồng thời nhớ chỉnh thiết bị khởi
động đầu tiên là ổ cứng để máy khỏi tốn thời gian kiểm tra đĩa CD, mạng,
USB.

6. Tắt chức năng Error Report tự thông báo lỗi cho nhà sản xuất và chẳng
mang lại ích lợi gì cho người dùng. Bấm chuột phải tại My Computer ->
Properties -> Advanced -> Error Reporting -> Disable Error Reporting,
kích bỏ hộp kiểm But notify me when critical error occur.

7. Nhấp Start -> Run trong hộp Open và gõ vào lệnh msconfig để mở cửa
sổ System Configuration Unility. Trên thẻ Startup, đánh dấu bỏ hết hoặc
từng phần chương trình không cần thiết: ICQ, Winzap, Winampa, msmgs,
Ghost thường khởi động cùng lúc với Win. Mỗi thứ chậm 1 ít, cộng lại
cũng đủ khiên bạn phát cáu.

8. Với máy liên tục chép, xóa các chương trình, thao tác sau không thể bỏ
qua. Vào Start -> All programs -> Accessories-> System Tools -> Disk
cleanup, xóa hết các file Temp Cũng trong mục System Tools, chọn

Nguồn: breakingnewsblog
Disk Defragmenter dồn đĩa để tránh việc phân mảnh quá nhiều trong ổ
cứng để truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Thời gian dồn đĩa có thể khá lâu nên

tranh thủ những giờ nghỉ ngơi để thực hiện cho hiệu quả.

9. Laptop của bạn thường la cà ở cafe Wi-Fi hay lướt net mỗi ngày cũng
nên tổng vệ sinh các file dữ liệu truy cập sau khi dùng. Nhấp chuột phải
tại thanh công cụ. Vào Explore -> Local settings -> Histrory (xóa), Temp
(xóa), Temporary Internet (xóa). Cũng tại thanh công cụ chọn Properties
-> Start Menu -> Customize -> Advanced -> Clear list -> Ok để xóa các
địa chỉ đã truy cập. Tốc độ sẽ được cải thiện rất đáng kể.

Các thao tác trên nhằm giúp cho Win nhẹ gánh và sẽ hoạt động rất nhanh.
Trường hợp bạn mua lại máy cũ thì tốt nhất là cài lại Win mới. Máy đã
qua sử dụng, Win thường mắc rất nhiều lỗi: ứng dụng, virus

16 món đồ nên có trong túi MTXT của bạn

Sau khi đã chọn được cho mình một chiếc MTXT hoàn hảo, bạn sẽ cần
tới những món đồ chơi phụ kiện sẽ theo mình hàng ngày. Dưới đây là
danh sách mười sáu thứ nên có trong túi máy của bạn. Chúng không chỉ
tăng cường thêm khả năng của máy mà còn giúp bạn luôn sẵn sàng trước
những điều bất ngờ có thể xảy đến.

Trước hết là những món quan trọng, nên được ưu tiên hàng đầu:

1. Sạc: Mặc dù các loại MTXT hiện đại đã có thời lượng pin cải tiến rất
nhiều nhưng nhìn chung chúng chỉ giúp duy trì hoạt động trung bình
trong khoảng từ 4-6 tiếng. Do đó nếu lên đường công tác dài ngày, bộ sạc
là phụ kiện không thể thiếu trong hành lý của bạn. Hầu hết các loại sạc
của MTXT đều có bộ chuyển đổi dòng và hoạt động tốt ở mọi mức điện
thế trong dải 110-230v.


2. Adapter chuyển đầu jack cắm điện: Nếu thường xuyên di chuyển
giữa các quốc gia, bạn cần lưu ý rằng mỗi khu vực trên thế giới sử dụng
loại đầu cắm ổ nguồn AC riêng nên việc chuẩn bị adapter chuyển đầu
jack là rất cần thiết.

3. Túi bảo vệ máy: Bạn hãy đảm bảo mình có một chiếc túi bảo vệ máy
khỏi những chấn động bên ngoài có thể gây xước xát hoặc trục trặc linh
kiện. Hiện tại các loại túi bó sát chống sốc cho MTXT được bán khá rộng
rãi, những mẫu gia công trong nước chỉ có giá từ 100-150 ngàn đồng.
Bạn cũng có thể mua các loại hàng hiệu vì chúng thường gọn gàng và đẹp
hơn, dĩ nhiên giá cũng sẽ đắt hơn nhiều.

4. Túi chống ẩm: Đây là phụ kiện không thể thiếu nếu bạn thường xuyên
làm việc trong môi trường ẩm hoặc bụi bặm. Những hạt nước li ti trong
không khí hoặc bụi có thể dễ dàng lọt qua các khe nhỏ trên túi xách và
gây hại cho máy (xước xát hoặc chập điện). Một chiếc túi chống ẩm sẽ
đảm bảo an toàn cho máy ngay cả khi túi ngoài bị ướt (mưa hoặc rơi
xuống nước).

5. Đĩa CD/DVD trắng: Luôn luôn chuẩn bị cho những tình huống tồi tệ
nhất bằng cách thường xuyên lưu tài liệu lên đĩa quang. Chúng sẽ “cứu”
bạn khỏi nhiều bàn thua trông thấy khi MTXT bất chợt trục trặc. Bạn có
thể dùng đĩa quang để chuyển dữ liệu lên một máy tính khác khi không
thể kết nối máy mình vào mạng mà không sợ bị lây nhiễm virus hay
trojan (nhất là đối với các máy tính công cộng).

6. Ổ USB Flash: Đây là một cách lưu trữ dữ liệu dự phòng khác. Nó đặc
biệt tiện lợi khi chia sẻ dữ liệu, tuy nhiên bạn cần chú ý quét virus trước
khi cắm vào MTXT của mình.


7. Phần mềm dự phòng: Bạn nên mang theo bộ cài các phần mềm quan
trọng mà mình thường xuyên sử dụng, nếu có thể, tốt nhất là mang cả đĩa
cài hệ điều hành đề phòng trường hợp có trục trặc xảy ra và bạn phải cài
lại toàn bộ máy (ví dụ như nhiễm virus nặng ngay tối trước hôm phải
trình chiếu trong hội thảo quan trọng).

8. Thẻ bảo hành: Nếu MTXT đang trong thời hạn bảo hành, bạn nên
mang theo mình thẻ bảo hành để đề phòng những tình huống bất ngờ có
thể xảy ra ví dụ như máy hỏng hóc trên đường công tác. Do hiện nay các
hãng lớn đều có chế độ bảo hành máy toàn cầu (kể cả Việt Nam) nên đây
là một trong những bước chuẩn bị nên làm.

9. Dây cáp điện thoại và ethernet: Dù cho bạn có tin hay không thì hiện
tại nhiều khách sạn hoặc quán cà phê internet vẫn sử dụng kết nối dây
thay vì phủ sóng wifi. Do đó 2 sợi dây này sẽ rất hữu ích trong nhiều
trường hợp. Chúng cũng không chiếm nhiều diện tích trong túi xách lắm.

Tiếp theo là những món đồ mà bạn có thể tùy chọn mang theo hoặc
không tùy theo nhu cầu hoặc diện tích trống trong hành lý:

10. Bộ thu Wifi: Nếu MTXT của bạn vì lý do nào đó không có khả năng
sử dụng Wifi, bạn nên mang theo một bộ rời. Ngay cả khi máy có wifi lắp
sẵn, một bộ thu ngoài với anten mạnh sẽ “cứu cánh” cho bạn trong những
tình huống khẩn cấp cần kết nối mà khả năng thu của máy quá yếu.

11. Thiết bị dò sóng Wifi: Đây là một món đồ chơi rẻ tiền nhưng lại rất
tiện dụng và có kích thước nhỏ gọn (thường có thể dùng làm đeo chìa
khóa). Chúng có thể phát tín hiệu báo khi bạn bước vào khu vực có phủ
sóng wifi, một số loại đời mới thậm chí còn báo cả trạng thái mạng có bị
khóa hay không, sóng mạnh yếu ra sao… .Bạn sẽ không phải lôi máy tính

ra ngoài, khởi động lên rồi chỉ để gánh thêm bực mình khi biết xung
quanh mình chẳng có tí sóng nào cả.
Lưu ý: hiện tại có nhiều trang web có thể cung cấp thông tin về những
điểm kết nối wifi miễn phí trong thành phố. Bạn nên tham khảo thêm
trước khi bước ra đường.

12. Chuột rời: Không có gì đặc biệt về phụ kiện này, một số người thích
dùng chuột truyền thống hơn là touchpad tích hợp sẵn trên máy. Nếu bạn
cũng thuộc nhóm đó thì đây sẽ là món đồ bạn muốn mang theo bên mình.

13. Tai nghe kèm microphone: Ngày nay, việc gọi điện thoại VoIP hoặc
đàm thoại qua các dịch vụ thoại trực tuyến đã quá quen thuộc với mọi
người. Mang theo một bộ tai nghe kèm mic sẽ giúp bạn tiến hành liên lạc
hoặc tham gia hội thảo trực tuyến ở mọi nơi, mọi lúc.

14. Webcam: Nếu bạn định giữ liên lạc và truyền hình ảnh mới nhất của
mình về cho người thân, bạn nên mang theo một chiếc webcam. Tuy
nhiên lưu ý rằng nhiều loại MTXT hiện đại có tích hợp sẵn webcam trên
màn hình. Ngoài ra, một số loại máy ảnh số có chế độ hoạt động như một
webcam khi được cắm vào máy tính qua giao tiếp USB.

15. Loa phụ: Bạn có yêu âm nhạc không ? Nếu câu trả lời là có thì đây là
một món đồ chơi cần thiết. Một bộ loa du lịch rời sẽ cho âm thanh tốt hơn
nhiều loa tích hợp sẵn trên MTXT.

16. Pin phụ hoặc nguồn điện phụ: Một cục pin/ ắc quy phụ sẽ tăng gấp
đôi lượng thời gian sử dụng MTXT trên đường của bạn, tuy nhiên nó chỉ
hữu ích khi bạn di chuyển ở khoảng cách gần (đến trường hoặc công tác
một ngày ở đâu đó). Nếu phải sử dụng máy trong thời gian dài, bạn nên
mang theo sạc. Một số bộ ắc quy đa năng thậm chí có thể sạc cả điện

thoại, máy ảnh số và nhiều thiết bị cầm tay khác.

Trên thực tế, bạn có thể mang theo nhiều món linh tinh khác. Mười sáu
loại được đề cập tới ở đây chỉ là những thứ thông dụng cần thiết nhất. Dĩ
nhiên sự lựa chọn còn tùy thuộc vào việc bạn đang chuẩn bị đến trường,
đi ra nước ngoài, đến văn phòng làm việc hay đi du lịch đâu đó. Dù thế
nào, bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.




×