Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chấn thương Thận - Đường niệu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 7 trang )

Chấn thương Thận - Đường niệu


A. Chấn thương thận
I. Chẩn đoán
1. Lâm sàng
- Thường do va chạm mạnh vào vùng thắt lưng gây nên
- Sau chấn thuwong đau nhiều vùng thắt lưng & hay bị shock
- Đái ra máu toàn bãi và có thể bí đái do nhiều máu cục ở BQ
- Bầm tím thắt lưng, xưng vồng vùng thắt lưng
- Chú ý tổn thương phối hợp kèm
2. XN cần làm
a, XM máu: HC, BC, Hb, HCT, TS, TC, Nhóm máu, Ure máu
b, XQ:
- Chụp bụng không chuẩn bị hoặc kèm theo chụp ngực nếu nghi ngờ
- Chụp thận UIV
c, Siêu âm hai thận
II. Điều trị
1. Theo dõi
- BN nằm nghỉ tuyệt đối. Theo dõi mạch, HA, công thức máu
- Theo dõi nước tiểu và tình trạng đái máu
- Theo dõi diễn biến ổ máu tụ và tình trạng ổ bụng
- Dùng kháng sinh, truyền dịch, máu nếu cần
- Bất động 7-10 ngày, tránh lao dộng nặng 1 tháng.
2. Can thiệp phẫu thuật
- Theo các chỉ định tùy kỹ thuật

B. Đứt niệu đạo trước
* Đứt niệu đạo trước thường xẩy ra do ngã xoạc hai chân trên một vật rắn
I. Chẩn đoán
1. Lâm sàng


- BN đau nhiều vùng tầng sinh môn
- Có máu chảy ra ở miệng sáo
- Nếu BN cố rặn tiểu, nước tiểu có thể thoát ra vào tàng sinh môn-bìu và có
thể lan rộng thành viêm tấy do nước tiểu.
- Đến muộn-vùng tầng sinh môn có máu tụ hình cánh bướm.
2. XN cần làm
- XN máu: công thức máu, TS, TC
- XQ: có thể chụp niệu đạo bằng 20-30 ml dung dịch cản quang
II. Điều trị
1. Thương tổn nhẹ (đứt niệu đạo không hoàn toàn)
- Nếu BN còn đi tiểu được, khối máu tụ không to lên-xẹp dần
- Kháng sinh 3-5 ngày và theo dõi
2. Thương tổn vừa
- Đặt nhẹ nhàng thông niệu đạo, lưu ống thông 3 tuần nếu dược
- Điều trị kháng sinh mạnh
- Điều trị nội hay ngoại trú trong 3 tuần, theo dõi sát
3. Thương tổn nặng (đứt niệu dạo toàn phần hoặc có biến chứng)
- Can thiệp phẫu thuật
- Mổ dẫn lưu bàng quang và đặt sond niệu đạo trong 3 tuần
- Nếu viêm tấy-mổ dẫn lưu mủ, nước tiểu, dẫn lưu bàng quang
- Điều trị thì hai: tạo hình niệu đạo (cắt nối tận-tận)

C. Đứt niệu đạo sau
* Đứt niệu đạo sau là biến chứng thường gặp trong vỡ xương chậu vì chấn
thương mạnh gây nên (tai nạn giao thông.)
I. Chẩn đoán
1. Lâm sàng
- Shock nếu có vỡ xương chậu kèm
- Đau nhiều tầng sinh môn hay hạ vị
- Chảy máu ở miệng sáo hay bí đái

- Khám thấy căng vùng xương mu hay khối máu tụ trên xương mu
- Có cầu bàng quang
- Thăm trực trang BN đau và thấy khối máu tụ và nước tiểu
2. xét nghiệm
a, XN máu: công thức máu, HCT, Hb, TS, TC
b, X quang
- Chụp khung chậu để phát hiện gãy xương chậu
- Chụp cản quang niệu đạo ngược dòng
II. Điều trị
1. Chống shock và mất máu
2. Can thiệp phẫu thuật
- Dẫn lưu bàng quang, có thể đặt thông niệu đạo trong 3 tuần (không quá cố
làm)
- Lấy máu tụ, xử trí xương chậu gẫy
- Đặt ống dẫn lưu khoang Retius
3. Can thiệp thì hai
- Tạo hình niệu đao sau 3 tuần lễ
- Kháng sinh
4. theo dõi và nong niệu đạo

D. Vỡ bàng quang
* có thể xảy ra khi chấn thương trực tiếp vào bụng dưới khi bàng quang căng
đầy nước tiểu, hoặc do vỡ xương chậu gây nên; có hai lọi vỡ: vỡ bàng quang
trong và ngoài phúc mạc.
I. Chẩn đoán
1. Lâm sàng
- Shock nếu có gãy xương chậu
- Đau nhiều hạ vị
- Đái máu hoặc bí đái
- Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nếu nước tiểu chảy vào phúc mạc

2. XN
a, XN máu Công thức máu
b, X quang
- Chụp khung chậu không chuẩn bị
- Chụp UIV
- Chụp bàng quang bằng bơm 300-400 ml dd cản quang
c, Siêu âm bàng quang & kiểm tra dịch trong ổ bụng
II. Điều trị
1. Chống shock và mất máu
2. Can thiệp phẫu thuật
- Khâu lại bàng quang v à đặt dẫn lưu BQ
- Kiểm tra và điều trị các tổn thương phối hợp
- Lau bụng (do nước tiểu tràn). lấy máu cục, lau khoang Retzius (vỡ BQ
ngoài phúc mạc)
- Đăt ống dẫn lưu khoang Retzius
- Gặm chồi xương chậu
- Kháng sinh

×