Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và những vấn đề đặt ra ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549 KB, 14 trang )



  


Tiểu luận

Quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu và những vấn đề đặt
ra


























1



PHẦN MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc
gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thực tế đã
chứng minh “ngoại thương” là con đường tốt để đưa đất nước hoà nhập với
xu thế phát triển chung của thế giới.
Thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ… hiện đại và
tiên tiến để phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại cùng với thực tế
hiện nay, để đạt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề chính và
lớn nhất của chúng ta hiện nay là cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc… còn yếu
kém, lạc hậu. Chính vì vậy chúng ta phải nhập khẩu để thay thế và áp dụng
khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất để đưa nền kinh tế Việt
Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Do nhận thấy tầm quan trọng của thực hiện hợp đồng nhập khẩu nên em
chọn đề tài “Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và những vấn đề
đặt ra”.





PHẦN NỘI DUNG



2

*Khái niệm và vai trò của hợp đồng nhập khẩu
- Khái niệm hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các bên đương sự có quốc
tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu bên
mua một lượng tài sản được gọi là hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
và trả tiền.
- Vai trò nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động cơ bản của nghiệp vụ ngoại thương, nó có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia đồng thời gắn bó giữa
nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới. Trước hết nhập khẩu làm tăng
khả năng tiêu dùng của một quốc gia nhập khẩu không những bổ sung hàng
hoá không sản xuất được trong nước hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng mà nhập khẩu còn thay thế thiết bị lạc hậu. Nhập khẩu là chiếc
cầu nối gắn liền giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thị trường thế
giới. Đặc biệt nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu
được thể hiện ở khía cạnh:
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng bước.
+ Bổ sung kịp thời nhưng mất cân đối của nền kinh tế.
+ Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân
* Quy trình kí kết

Trong quá trình kinh doanh chúng ta phải tiến hành thương lượng để có
được những thoả hiệp mà hai bên chấp nhận. Giao dịch đàm phán là bước
Giao dịch
đàm phán

Kí kết hợp
đồng
Thực hiện
hợp đồng
Khiếu nại &
giải quyết
khi
ế
u n

i



3

đầu tiên để xác lập hợp đồng kinh tế, trong quá trình các bên sẽ thống nhất
với nhau các điều khoản của hợp đồng.
Thực hiện hợp đồng là thực hiện trách nhiệm của mỗi bên trong hợp
đồng trong trường hợp kiểm tra hàng nhập khẩu thấy có tổn thất hoặc có sự
vi phạm nào đó thì phải lập hồ sơ khiếu nại ngay.
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
1. Mở thư tín dụng (L/C)- letter of credit
Thư tín dụng là văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng nước ngươỉ
mua đối với nước người bán để thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy định trong
điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán. Cụ thể là những nội dung cơ
bản của hợp đồng như: tên hàng, số lượng, giá cả và tổng giá trị hợp đồng
qui cách, bao bì, thời hạn giao hàng, nơi giao hàng và nơi hàng đến, người
trả tiền…Nhưng vì L/C lại là do ngân hàng mở để cam kết trả tiền theo yêu
cầu của người mua cho nên sau khi mở thư tín dụng mở tại 1 ngân hàng nhất

định vào một thời gian nhất định.
Ngân hàng mở L/C không cần biết đến hợp đồng mua bán mà chỉ căn cứ
vào nội dung của thư tín dụng để trả tiền cho người bán, ngân hàng không
cần biết đến nội dung mở L/C có đúng hạn hợp đồng mua bán hay không.
Khi trả tiền, ngân hàng căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình.
Nội dung thư tín phải phù hợp với hợp đồng, lấy hợp đồng làm căn cứ
đưa ra yêu cầu về nội dung L/C và thời gian mở L/C. Khi đối tác yêu cầu
sửa nội dung L/C, nếu thấy hợp lý, đúng với hợp đồng, ta phải đến ngân
hàng làm thủ tục sửa đổi hoặc bổ sung, như kéo dài thời gian bốc xếp, vận
chuyển, thay đổi cảng bốc, kỳ hạn hiệu lực của L/C. Ngân hàng mở L/C
được người mua phải trả 1 khoản thủ tục từ 0,125%- 0,5% số tiền của L/C.


4

Nếu người mua mở L/C thì người mua phảI trả 1 khoản thủ tực phí cho
ngân hàng mở L/C và thường phảI kí quỹ từ 20-25% số tiền L/C tại ngân
hàng mở L/C.
Chính vì yếu tố này mà một số doanh nghiệp Việt Nam bị vướng mắc do
thiếu hụt kinh nghiệm dẫn đến việc hàng đã xuất khẩu nhưng thiếu sự bảo
lãnh của ngân hàng nên vấp phảI tình trạng thanh toán ít một hoặc kéo dàI
ngày khách mua hàng hoặc ngược lại, do thiếu hụt yếu tố chắc chắn, phía
Việt Nam mở L/C nhưng không mua được hàng. Cuối cùng là chi phí mở
L/C tốn kém tới vài nghìn USD. Trước đây, những năm 80 vừa qua, đồng
tiền Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao, khi nhập khẩu 1.100 đVN=1 USD. Khi
hàng về 1.500 đVN=1USD làm cho doanh nghiệp Việt Nam thua lỗ.
2. Đưa tàu đi nhận hàng
Bên nước nhập khảu phải chịu mọi chi phí thuy tầu đến nhận hàng đúng
cảng qui định, đúng thời gian và phải kịp thời thông báo cho nguời bán tên
tầu, thời gian tàu đến và địa điểm bốc dỡ hàng và bên nước nhập khẩu thực

sự chịu rủi ro, tổn thất khi hàng đã chuyển qua lan can tàu ở cảng bốc hàng.
Vì vậy việc ký kết hợp đồng đư tàu đi nhận hàng theo kiều kiện FOB thì
hai bên cần phải qui điinh cẩn thận thời gian bốc xếp, cảng bốc xếp. Nếu bên
nào vi phạm thì bị xử lý theo qui định của hợp đồng.
3. Mua bảo hiểm
Ngân hàng bảo hiểm ra đời do sự tồn tại khách quan của các loại rủi ro
và tai nạn ngẫu nhiên. Thực chất bảo hiểm là phân chia tổn thất của một hay
của một số người cho tất cả mọi người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.
Khi tham gia 1 nghiệp vụ bảo hiểm nếu đối tượng bảo hiểm của một
người được bảo hiểm nào đó bị tổn thất do rủi ro được bảo hiểm thì bảo
hiểm đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm.


5

Sau khi xếp hàng ở cảng qui định, người bán kịp thời thông báo cho
người mua về việc giao hàng, để người mua kí hợp đồng bảo hiểm hàng hoá.
Nếu người bán không thông báo cho người mua, khi xẩy ra rủi ro, mất mát
hàng trên đường vận chuyển, thì bên bán phải chịu.
4. Kiểm tra chứng từ và trả tiền.
Việc kiểm tra chứng từ là vô cùng quan trọng bởi nó là bằng chứng
quyết định việc nhập khẩu. Trước khi nhạn hàng thì phải kiểm tra chứng từ
nếu chứng từ đúng với hợp đồng thì trả tiền và nhận chứng từ. Còn nếu phát
hiện ra chứng từ có sai sót không khớp với hợp đồng thì yêu cầu bên bán
phải sửa chữa.
Trong hiện tại và tương lai buôn bán quốc tế có nhiều phương thức thanh
toán hiện đại. Sau khi nhận hàng người nhận nhận được giấy xác nhận đã
giao hàng thì trong vòng ít nhất 20 ngày trước khi giao hàng sẽ mở 1 tín
dụng(L/C) 20% tín dụng phải có sẵn khi người bán nộp hối phiếu rút tiền
kèm theo hoá đơn, 80% có sẵn khi hối phiếu người bán kèm theo chứng từ

vận chuyển. Việc trả được coi là hoàn thành khi số tiền trong hợp đồng được
trả vào tài khoản ngân hàng người bán.
Thời gian trả tiền
+Ngày tháng dương lịch(30/9/1990)
+Khoảng thời gian: trong vòng 30 ngày kể từ ngày kí hoá đơn
Nếu trong thời gian qui định không thanh toán tiền thì bên mua phải chịu
trách nhiệm qui định trong hợp đồng.
5. Khai báo hải quan, nhận hàng, kiểm tra số lượng và chất lượng
Người nhập khẩu phải làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, trong số điều
kiện thường ngày người mua có thể đảm nhiệm việc thông quan hàng xuất
khẩu tại nước người bán. Người mua phải chịu rủi ro về việc cấm nhập khẩu,


6

và phải đảm bảo rằng việc thông quan do bên không cư trú làm tại nước sở
tại phải được các nhà chức trách nước sở tại chấp nhận.
Giao nhận hàng nhập khẩu phải đạt yêu cầu sau:
+ Tổ chức dỡ hàng nhanh chóng để giải phóng tàu nhanh, tránh bị phạt
xếp dỡ chậm.
+ Nhận hàng và kết toán hàng với tàu đầy đủ và chính xác
+ Phát hiện kịp thời những tổn thất của hàng hoá và lập đầy đủ các giấy
tờ hợp lệ để khiếu nại đòi bồi thường những bên liên quan.
+ Báo và giao hàng cho các đơn vị trong nước nhanh gọn và đầy đủ
Điều quan trọng và phát hiện kịp thời tổn thất hàng hoá.
Khâu cuôí cùng cũng rất quan trọng là phải kiểm tra chất lượng và số
lượng hàng hoá có đảm bảo yêu cầu đã qui định trong hợp đồng. Nếu hàng
hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng và số lượng thì ta mới nhập, còn nếu không
từ chối nhận lô hàng và thông báo ngay cho người xuất khẩu.
II. THỰC TRẠNG

1. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khảu của công ty vật tư và dịch
vụ kỹ thuật Hà Nội
Bảng 1: tỷ trọng các loại hợp đồng theo kim ngạch nhập khẩu(đơn
vị:USD)

Loại hợp đồng 1996 2000
Hợp đồng nhập khẩu máy móc,
thiết bị
Tỷ trọng(%)
Hợp đồng nhập khẩu nguyên vật
liệu
14.677.58
2
72.09
4.646.910

22.8
14.785.12
5
69.0
4.735.000

22.14


7

T



tr

ng(%)

Hợp đồng nhập khẩu hàng tiêu
dùng
Tỷ trọng(%)
1.036.610

5.09
1.865.819

8.72

Tổng kim ngạch
20.361.10
2
21.285.94
4
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng đúng như tên gọi của công ty với
nhất nhiều chức năng. Nên tổng kim ngạch nhập khẩu(>70%). Ngoài ra việc
nhập khẩu nguyên vật liệu cũng chiếm 1 phần không nhỏ trong tổng kim
ngạch nhập khẩu(>20%).
Năm 1996 công ty chỉ kí được 125 hợp đồng, thì năm 2000 ký được 165
hợp đồng với lợi nhuận thu được từ hợp đồng ngày càng tăng. Để có kết quả
ngày càng khả quan là do công ty có uy tín lâu năm nên việc nhập khẩu có
phần dễ dàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng không vì thế
mà công ty lơi lỏng trong việc cải tiến và ngày một hoàn thiện hơn nữa quá
trình nghiên cứu. Mặt khác việc nhập khẩu máy móc thiết bị công ty có
nhiều ưu điểm mà các công ty khác khó có được. Công ty mối quan hệ lâu

năm với công ty nước ngoài, có kinh nghiệm trong khi đàm phán ký kết hợp
đồng với nước ngoài và đặc biệt có được sự tin tưởng của bạn hàng trong
nước góp phần làm tăng hoạt động nhập khẩu và làm tăng tốc độ tiêu thụ
hàng nhập khẩu của công ty.
Trong những năm qua công ty đã không ngừng hoàn thiện mình nhưng
trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn không tránh khỏi vi phạm
hợp đồng do nhiều đối tác gây ra.
2. Nhận xét và đánh giá về việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu


8

* Ưu điểm:
Là một công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đã lâu, tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm. Mặc dù bước vào thị trường với gia tài không lớn, nguồn
vốn viện trợ nhà nước bị cặt giảm cùng với sự thay đổi cơ chế thị trường
nhưng với nỗ lực của cán bộ công ty đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.
+ Công ty chuyển hướng kinh doanh theo cơ chế mới từng bước củng cố
và phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, thực hiện nhập khẩu là chủ
yếu
+ Cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo công ty, hệ thống
tổ chức , quản lý thích hợp và có hiệu quả, đảm bảo duy trì tốt kỹ thuật,
thông tin nhanh nhậy, chính xác.
+ áp dụng linh hoạt đòn bẩy kinh tế.
* Nhược điểm
Công ty không phải chỉ cạnh tranh với đối thủ trong nước mà còn nước
ngoài
+ Nguyên nhân chủ quan: Do việc đánh giá thị trường chưa chính xác
trong kinh doanh đã xuất hiện việc tồn đọng hàng hoá, gây ảnh hưởng xấu
tới kết quả kinh doanh. Việc thu hồi tiền hàng vẫn chưa được thực hiện dứt

điểm.
+ Nguyên nhân khách quan: Do tình hình tài chính, việc vay vốn huy
động vẫn còn khó khăn.
III. GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
1. Một số vấn đề hoàn thiện thực hiện hợp đồng nhập khẩu
+ Nghiên cứu thị trương: để biết được các vấn đề như đặc điểm hàng
hóa, nhu cầu thị trường từ đó xác đinh khả năng cạnh tranh của ta, biết được
dung lượng thị trường để có phương thức và biện pháp tiêu thụ hàng hóa.


9

Sau khi nghiên cứu, phát triển cần đánh giá đặc điểm và biện pháp kinh
doanh.
Để khắc phục hạn chế về mặt tổ chức cần xây dựng 1 bộ phận chuyên
trách có trình độ tổ chức lớp học cho nhân viên nâng cao trình độ.
+ Về cơ sở vật chất: cần trang bị đủ để cập nhật thông tin, hiện nay trong
cơ chế thị trường với xu thế toàn cầu hoá thì doanh nghiệp có nhiều khả
năng hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế nhưng đồng thời có càng
nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy đòi hỏi nắm bắt thông tin chính xác, nhanh
chóng.
+ Giao dịch đàm phán: là bước đi đầu tiên để xác lập hợp đồng, để đi tới
quyết định kinh doanh, kết quả đàm phán, ảnh hưởng tới lợi ích của các bên.
Khâu lựa chọn cán bộ giao dịch đàm phán cũgn là 1 yếu tố quan trọng, trong
công tác cần xắp xếp mỗi ngày 1 phần công việc có khả năng thành công.
Trước khi giao dich đàm phán phải biết người có đủ tư cách pháp nhân để kí
hợp đồng.
+ Hợp đồng nhập khẩu: Khi kí kết phải xem xét chặt chẽ chính xác, có
điều khoản rõ ràng, kí kết tiến hành kịp thời, khi kí kết quyền lợi, nghĩa vụ
các bên được xác lập hợp pháp. Công ty phải thực hiện yêu cầu ghi trong

hợp đồng. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là quyết định sự thành bại của
hoạt động kinh doanh nhập khẩu
+ Phương thức thanh toán
Trong công ty thánh toán, công ty cần tổ chức theo dõi chặt chẽ lịch
thanh toán, thời hạn nộp thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tránh
để phạt do chậm thanh toán dẫn đến phát sinh thêm chi phí, làm giảm lãi
suất của công ty.


10
Trong ngoại thương việc lựa chọn các phương thức thanh toán khác
nhau. Một số phương thức thanh toán hiện nay đang mở rộng là SWIFT hệ
thống chuyển dịch ngân hàng quốc tế.
Hiện nay có khoảng 230 nước tham gia buôn bán quốc tế. Nhưng 23
quốc gia đã chiếm 80% trong tổng lưọng hàng hoá mua bán. Trong đó có 5
nước chiếm >40% lượng hàng hoá thế giới. Thanh toán tiền hàng giữa 2
nước còn có hình thức mua kĩ thuật.VD:
Nước A mua của nước B: 5500 USD
Nước B mua của nước A: 5000 USD
Ngân hàng trung ương nước A thanh toán cho nước B : 500 USD
=> nếu 2 bên xảy ra tranh chấp thì cách tốt nhát là giải quyết trong sự
thân thiện “ Bên mua và bên bán sản phẩm bặng sự cố gắng riêng để giải
quyết với tinh thần hữu nghị và sự thương thảo trực tiếp, chính thức”,về
những mâu thuẫn tranh chấp phát sinh. Còn nếu không thì phảI nhờ tới sự
hoà giải của bên thứ 3 hoặc cao hơn nữa là trọng tài.
2. Những ý kiến đề xuất.
- Trong hoạt động kinh doanh cảu công ty rất cần vốn lưu động để thực
hiện mua bán để đặt cọc dự thầu, ký quĩ mở L/C đề nghị công ty điều hoà
vốn lưu động và chủ động huy động vốn từ cán bộ nhân viên.
- Phải thăm dò giá cả và chất lượng cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng

không nên cả tin có thể có những khách hàng bán hàng hạ giá hy vọng bán
được nhiều hàng thu được lãi suất thấp nhưng bán được nhiều hàng thì lợi
nhuận tuyệt đối cao.
- Khi nhập khẩu nên hạn chế tình trạng tay ba, tốt nhất là mua bán thẳng
với chủ hàng.


11
- Thận trọng với tàu biển của người bán có thể người mua không thua
thiệt lớn nếu hợp đồng chặt chẽ và cũng có thể gặp nhiều phiền phức về thời
gian và chất lượng.
- Nên tìm tổ chức tư vấn trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam để xây dựng mức độ tin cậy.
- Bên mua phải mở tín dụng thư L/C cũng phải yêu cầu bên bán ký quỹ
tại ngân hàng nước họ xác nhận thanh toán.
- Bảo đảm yêu cầu ngoại ngữ đặc biệt Tiếng Anh kinh tế đảm bảo chính
xác, ngôn ngữ trong hợp đồng sẽ hạn chế sự tranh chấp.








KẾT LUẬN
Kinh doanh trong cơ chế thị trường là vô cùng phức tạp và đa dạng xong qua
tìm hiểu, nghiên cứu chúng ta thấy kinh doanh nhập khẩu còn đa dạng và
phức tạp hơn nhiều vì hoạt động này nó mang đạm tính quốc tế và bao gồm
nhiều công đoạn, thủ tục đòi hỏi người làm công tác nhập khẩu phải có

nhiều kinh nghiệm thì mới đạt hiệu quả cao.


12
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng làm thế
nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là vấn đề mà công ty đang
quan tâm , nghiên cứu để đưa ra định hướng chiến lược phát triển. Trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay để có một nền kinh
tế phát triển toàn diện và vững chắc thì con đường nhanh nhất để đạt được
mục tiêu là phải tiến hành đổi mới công nghệ. Do đó việc nhập khẩu là quan
trọng cần thiết. Mục tiêu năng động sáng tạo, nắm bắt được nhu cầu trong và
ngoài nước, chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng quan
hệ nhiều nước trên thế giới, xây dựng uy tín của mình trên thương trường.


13
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của thực hiện hợp đồng nhập khẩu, và lí do em chọn đề tài
PHẦN NỘI DUNG
* Khái niệm, vai trò của hợp đồng
I. Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1. Mở thư tín dụng(L/C)
2. Đưa tàu đi nhận hàng
3. Mua bảo hiểm
4. Kiểm tra chứng từ và trả tiền
5. Khai báo hải quan, nhận hàng, kiểm tra chất lượng, số lượng
II. Thực trạng (công ty vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội)

1. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu (gắn với 1 công ty)
2. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
III. Giải pháp hoàn thiện thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.Một số vấn đề hoàn thiện thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2. Những kiến nghị đề xuất
KẾT LUẬN

×